tìm hiểu cải tiến nuôi trồng thủy sản vùng ao vây lưới ở khu vực sam chuồn – phú vang – thừa thiên huế

49 696 2
tìm hiểu cải tiến nuôi trồng thủy sản vùng ao vây lưới ở khu vực sam chuồn – phú vang – thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục Lục DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT 3 1.1 Tính c p thi t c a t i.ấ ế ủ để à 4 1.2 M c tiêu nghiên c u.ụ ứ 5 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6 2.1 Nuôi tr ng th y s n Vi t Nam v Th a Thiên Hu .ồ ủ ả ệ à ừ ế 6 2.1.1 Nuôi trồng thủy sản Việt Nam 6 2.1.2 Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên Huế 7 2.1.3 Nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang Cầu Hai 11 2.2 Nuôi tr ng th y s n.ồ ủ ả 12 2.2.1 Nuôi tôm bằng ao đất: 12 2.2.2 Nuôi tôm chắn sáo: 13 2.2.3 Nuôi cá: 14 2.2.4 Trồng rong câu và các loại rong biển: 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 16 3.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 16 3.3. N i dung nghiên c uộ ứ 16 3.4 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 17 3.4.1 Điểm nghiên cứu 17 3.4.2. Chọn mẫu 17 3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin 17 3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1 c i m vùng nghiên c uĐặ để ứ 19 4.1.1 Thông tin về cộng đồng tại vùng nghiên cứu 19 4.1.2 Đặc điểm hộ NTTS ao vây vùng nghiên cứu 21 4.2 Quá trình hình th nh v chuy n i nuôi tr ng th y s n xen ghépà à ể đổ ủ ả trong ao vây 24 4.3 Các cải tiến kỷ thuật đã thực hiện 27 4.3 K t qu NTTS ao vây khu v c Sam Chu nế ả ự 30 4.4 Thay i thu nh p v chi tiêu c a hđổ ậ à ủ 34 4.4.1 Thay đổi về thu nhập 34 4.4.2 Thay đổi cấu trúc chi tiêu 38 4.5.3 Nhận thức của người dân về kết quả cải tiến môi trường tài nguyên 41 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1 K t lu n.ế ậ 47 5.2 Ki n ngh .ế ị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: diện tích và sản lượng NTTS Việt Nam 8 Bảng 2: Sản lượng và diện tích NTTS TT Huế 12 Bảng 3: Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 20 Bảng 4: Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ khảo sát 23 Bảng 5: Những thay đổi trong hình thức nuôi xen ghép 27 Bảng 6: Các cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã áp dụng. 28 Bảng 7: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Mỹ và Phú An 32 Bảng 8: Sự thay đổi trong hiệu quả NTTS xen ghép 34 Bảng 9: Thay đổi thu nhập và nguồn thu của hộ 35 Bảng 10: Tình hình tín dụng của hộ 39 Bảng 11: Cấu trúc chi tiêu của hộ 40 Bảng 12: Nhận thức về suy giảm tài nguyên - môi trường của nhóm hộ khảo sát 44 2 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT NTTS: nuôi trồng thủy sản KTTS: khai thác thủy sản Định Cư 1: Thôn Định Cư xã Phú An Định Cư 2: Thôn Định Cư xã Phú Mỹ UBND: Ủy ban nhân dân SL: sản lượng DT: diện tích TT: Thứ tự ĐVT: Đơn vị tính SH: Sinh hoạt Tr: Triệu 3 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của để tài. Khu vực đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vangvùng quan trọng trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích đầm ước khoảng 2365 ha. Sam - Chuồn, một phần cấu thành hệ thống đầm phá Tam 34,6% diện tích đầm phá của huyện và liên quan chặt chẽ đến các xã Phú An (613,59ha), Phú Mỹ (178,06ha), Phú Xuân (1256,09ha) và thị trấn Thuận An (1058,64ha) [8]. Vùng này là bãi giống, bãi đẻ thuận lợi của rất nhiều loài thủy sản nước mặn và nước lợ. Từ những đặc điểm thuận lợi trên Sam - Chuồn trong khoảng thời gian gần đây đã trở thành trọng điểm về khai thác và phát triển NTTS. Việc tiến hành các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại hệ thống đầm phá phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội là điều hiển nhiên. Nhưng sự khai thác tài nguyên quá mức hoặc khai thác không theo một kế hoạch quản lý phù hợp gây ra những vấn đề về môi trường, trong đó có sự xuống cấp của hệ sinh thái ven bờ và các tác động tiêu cực khác đến tài nguyên môi trường. Đây là khu vực có mật độ ao vây lướiao đất phát triển dày đặc cản trở sự thông thoáng môi trường nước, luồng di chuyển của thủy sản, ô nhiễm môi trường, suy giảm thảm rong cỏ thủy sinh và nguồn lợi thủy sản, Các hoạt động nuôi tôm sú phát triển quá nhanh nên đã vượt ra ngoài khả năng quản lý và giám sát của cơ quan chức năng. Hậu quả là việc tôm chết hàng loạt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh lan tràn, dẫn đến thua lỗ ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi tôm. Gần đây để khắc phục hậu quả của việc nuôi chuyên canh tôm sú, cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động nuôi trồng nhiều nhà khoa học đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới như những mô hình nuôi mới như mô hình nuôi xen ghép, mô hình nuôi luân canh. Trong đó mô hình nuôi xen ghép là mô hình nuôi phù hợp cho những vùng nuôi với mức độ đầu tư không cao, số lượng ao ít, có thể giúp người dân tận dụng được nguồn thức ăn trong ao nuôi, loại bỏ các chất ô nhiễm. [2] 4 Sự khai thác đầm phá để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng phải có sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường và quyền lợi của người dân. Đây là vấn đề then chốt để đảm bảo sự phát triển trên đầm phá một cách bền vững. Đó không những là mong muốn của người dân nuôi trồng thủy sản mà còn là sự quan tâm của xã hội. Việc hỗ trợ từ các tổ chức và sự kết hợp của cộng đồng xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản cải tiến đã từng bước thay đổi hoạt động sản xuất nhằm tiến tới sự ổn định. Từ thực tế đó, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “tìm hiểu cải tiến nuôi trồng thủy sản vùng ao vây lưới khu vực Sam Chuồn Phú Vang Thừa Thiên Huế”. Nhằm tìm hiểu sâu hơn các cải tiến trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, các khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện, là cơ sở để góp phần nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện môi trường. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. - Tìm hiều phát triển nuôi trồng thủy sản xen ghép trong khu vực ao vây lưới như là một phương thức cải tiến kỷ thuật. - Xác định các cải tiến kỷ thuật nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng - Đánh giá kết quả nuôi xen ghép ao vây lưới khu vực Sam Chuồn. 5 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Nuôi trồng thủy sản Việt Nam và Thừa Thiên Huế. 2.1.1 Nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên theo kiểu “hái, lượm”, tự cấp tự túc với trình độ hết sức lạc hậu. Hoạt động nghề cá được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Từ đó, nghề cá - ngành Thuỷ sản - đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Trong những năm 1980 thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn. Năm 1981, với sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế gắn sản xuất với thị trường, được gọi là cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”. Ngành thuỷ sản đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả cơ chế này mà tiêu biểu là thành công của mô hình Seaprdex lúc đó. Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 28 năm qua. Nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn theo từng năm suốt từ 1981 tới nay, từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986, đến nay đã đạt hơn 1 triệu ha. Điều căn bản là khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi, nhất là sản lượng nuôi đưa vào xuất 6 khẩu đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt. Thời kỳ này thuỷ sản đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá đã được khẳng định từ giữa những năm 80 và gặt hái thành quả. Từ năm 1990 trở lại đây với tôm nuôi cho xuất khẩu là mũi đột phá quan trọng. Năm 1991, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 520.000 ha, sản lượng đạt 335.910 tấn, đến năm 1996 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 585.000 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 411.000 tấn, năm 2000, diện tích nuôi là 641,9.000 ha, sản lượng đạt 589,6 tấn, năm 2003 sản lượng nuôi trồng đã đạt hơn 1 triệu tấn. Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như cho xoá đói giảm nghèo. [3] Bảng 1: diện tích và sản lượng NTTS Việt Nam Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Diện tích (ngàn ha) 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 976,5 1018,8 1052,6 Sản lượng (ngàn tấn) 589,6 709,9 844,8 1003,1 1202,5 1478,0 1693,9 2123,3 2465,6 Nguồn: tổng cục thống kê, 2009 2.1.2 Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên Huế. Nuôi trồng thủy sản bằng nghề nuôi cá nước ngọt, đã phát triển từ trước năm 1975. Trại cá Cư Chánh ra đời dưới thời Pháp thuộc, từ những năm 40 của thế kỷ XX, là cơ sở sinh sản nhân tạo các loại cá nước ngọt đầu tiên cung cấp giống cho địa bàn tỉnh, hiện đã được nâng cấp thành Trung tâm 7 giống thủy sản nước ngọt cấp quốc gia từ năm 2006. Cho đến nay có một loạt các cơ sở lớn nhỏ khác nhau tham gia hoạt động sinh sản, ương nuôi và cung cấp giống các loại thủy sản nước ngọt các loại. Gần dây, nghề nuôi bán cá cảnh mước ngọt cũng trở thành một nghề thương mai của một số hộ gia đình thành phố Huế và các vùng lân cận. Thị trường cho nghề cá cảnh không chỉ trong tỉnh mà còn phát triển sang các tỉnh bạn. Nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn bắt đầu phát triển từ những năm 1975 trở lại đây tại hệ thống đầm phá. Hệ Đầm phá Tam Giang Cầu Hai thông với biển qua hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền, tương tác giữa nguonf nước ngọt từ các sông Hương, sông Ô Lâu, sông Đại Giang với nước biển theo chế độ thủy triều tạo ra nền đọ mặn có biên độ biến động khá ổn định, là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ năm 1977 1978 rong câu bắt đầu được trồng thí ngiệm trên diện tích 6ha tại xã Phú Tân (nay là thị trấn Thuận An), huyện Phú Vang, mở ra nghề mới, nghề nuôi trồng thủy sản tại đầm phá. Năm 1980 diện tích trồng rong câu tăng lên 50 hecta. Năm 1986, nhờ có sự tài trợ của UNDP thông qua dự án VIE 86/010 diện tích trồng rau câu tăng vọt đạt 300 hecta tại 2 điểm: vùng Sam Chuồn huyện Phú Vang và xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc. Năm 1989 đạt 400 hecta. Từ đầu những anwm 1993 diện tích chững lại và có xu hướng phát triển không ỏn định, thoái troài. Trong thập niên gần đây do nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh, mang lại giá trị cao hơn nên các diện tích trồng rong câu dần chuyển sang nuôi tôm, bắt đầu từ năm 1997 đã khong còn diện tích trồng rong câu chuyên canh. Tuy vậy, àng năm vẫn thu hoạch một sản lượng nhất định rong câu trong tự nhiên. Cho đến nay, ngoài việc trồng rong câu nhiều đối tượng nuôi trồng được đưa vào vùng đầm phá ven biển như: cua, tôm rảo, tôm sú, cá dìa, cá kình, cá mú, cá ro phi đơn tính, ốc hương tuy nhiên chỉ có đối tượng tôm sú thật đáng kể. Việc nuôi tôm đầu tiên được ghi nhận từ năm 1981, ban đầu bằng một đề tài nuôi tôm rảo với nguồn giống tự nhiên tại vùng Tân Canh, cũng của xã Phú Tân. Năm 1984, một đề tài nuôi tôm sú với hình thức chắn sáo tại khu 8 vực Cồn Tè, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên Huế sau đó dược thành lập với niệm vụ sinh sản nhân tạo giống tôm sú và nuôi tôm thịt thử nghiệm. Năm 1989, nuôi thử nghiệm giống tôm sú sản xuất lần đầu tiên tại tỉnh nhà trại giống Thuận An đồng thời so sánh với gióng tôm bạc. Kết quả, nuôi tôm sú khả quan hơn và bắt đầu phát triển đại trà việc đào ao nuôi tôm sú từ đó. [4] Từ 1989 - 1994, khi công ty nuôi tôm thành phố Huế liên doanh với Úc (gọi tắt là LOBANA) tiến hành “nuôi thâm canh tôm sú” tại Tân Mỹ (Thuận An) và con giống xuất hiện trên thị trường thì phong trào nuôi tôm sú bắt đầu lan ra rất nhanh trên khắp các địa phương có diện tích mặt nước đầm phá. Lúc đầu các ao và hệ thống ao nuôi thâm canh tôm sú chỉ tiến hành phần đất nông nghiệp nhiễm mặn, năng suất thấp (gọi là ao cao triều). Về sau nhu cầu có diện tích mặt nước để nuôi tôm sú quá bức bách, người dân đã tự động vượt đất be bờ các vực nước bên bờ đầm phá để làm ao nuôi (gọi là ao thấp triều). Trước lợi ích vượt trội của nuôi tôm so với khai thác tự nhiên, nhiều hộ ngư dân làm nghề nò sáo đã tìm cách khoanh kín diện tích nò sáo của mình bằng lưới PE (4 - 6mm), biến trộ nò sáo thành ao nuôi tôm (gọi là ao vây lưới hay ao nuôi chắn sáo). Gần đây, một số doanh nhân và những người giàu có đã đưa “mô hình uôi tôm trên cát” học tập được các tỉnh miền nam trung bộ về triển khai các dãi cát duyên hải (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc) thuộc tỉnh TTH. Ngoài ra một số ngư dân sống ven cửa sông, cửa biển đã làm lồng nuôi một số loài cá tự nhiên khi bắt gặp con giống trong ngư cụ khai thác tự nhiên (cá Mú, cá Hồng, cá Dìa, ) làm xuất hiện thêm hình thức “nuôi cá lồng” trên đầm phá. [6] Năm 2000, là một năm trúng lớn của nghề nuôi tôm đầm phá Thừa Thiên Huế do điều kiện thiên nhiên thuận lợi (không hiểu có do trận lũ lớn năm 1999 cuốn đi nhiều chất tù đọng và mở rộng các cửa biển làm thông thoáng dòng chảy, trao đổi nước), hơn nữa giá cả tôm sú cao đột biến do các quốc gia nuôi tôm khác mất mùa (bình quân các loại tăng từ 30 đến 50 ngàn đồng/kg) Do thấy sự lợi nhuận quá lớn nên phong trào nuôi rầm rọ từ cuối năm 2000 đến năm 2001, diện tích ao hồ được ghi nhận tăng từ 1.850 ha/vụ 9 năm 2000 đã tăng đén 2.787 ha/vụ năm 2001. Việc phát triển quá nhanh như vậy đã dẫn đến những tác động xấu về môi trường, dịch bệnh và về mặt kỹ thuật, giống, vốn cung ứng có nhiều vấn đề không đồng bộ. Từ năm 2004, sau trận dịch bệnh tôm sú lớn, nghề nuôi tôm ngày càng một khó khăn hơn. Gàn đây, người dân và các công ty nuôi trồng thủy những vùng biệt lập (được phép nuôi tôm chân trắng) đã chuyển đối tượng sang nuôi tôm chân trắng, thu được những kết quả nhất định. Song song với phát triển nuôi tôm, từ năm 1982 1983 tại vùng đầm Sam Chuồn bắt đầu xuất hiện việc nuôi giữ cua chưa đạt kính cỡ thương phẩm, nhằm làm tăng giá trị của đối tượng khai thác tự nhiên. Năm 1990, Trung tâm nuôi tom Phú Xuân mới bắt đầu nuôi cua tương đối bài bản. Trong những năm này, vùng đầm Sam Chuồn, Thừa Thiên Huế trở thành điểm trung chuyển cua lớn đi từ Nam bộ ra phí Bắc, bán qua biên giới Trung Quốc. Càng về sau, phương tiện chuyên chở bằng máy băng đã thuận lợi, việc trung chuyển cua không còn nữa. Hiện nay, cua cũng là đối tượng nuôi đầy tiềm năng, nhưng đa phần chỉ tận dụng ao hồ sau vụ nuôi tôm. Tuy nhiên, một hai năm gần đây với việc dịch bẹnh tôm bất thường, thì nghề nuôi nuôi cua trong hệ thống vây chắn sáo là cứu cánh cho sinh kế của nhiều hộ ngư dân vùng đầm phá. Về nhuyễn thể, từ năm 1990 bắt đầu có một vài hộ ngư dân biết cắm cọc để thu giống vẹm xanh, hàu để nuôi tự nhiên Sau năm 2000 nghề nuôi nhuyễn thể phát triển mạnh vùng dầm Lăng Cô và sau đó một phần đầm Cầu Hai [5] Từ 2002 đến nay dịch bệnh xảy ra liên tục và thêm nhiều yếu tố bất lợi khác đã làm cho nghề nuôi trồng thủy sản gặp nhiều thất bại nặng nề, nhiều hộ gia đình từ giàu có trở thành con nợ của ngân hàng. Một diện tích đáng kể bị bỏ hoang, một số khác được chuyển sang nuôi xen ghép. [6] Sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản của Thừa Thiên Huế được thể hiện rõ trong bảng sau: 10 [...]... Cầu Hai, có nhiều hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản và đó là ngành nghề chính của họ - Hai thôn nghiên cứu có diện tích ao vây lưới lớn nhất khu vực - Phương thức nuôi trồng thủy sản của hai thôn này là nuôi xen ghép trong ao vây lưới 3.4.2 Chọn mẫu Chọn hộ: Chọn các hộ có tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, đang nuôi trồng thủy sản xen ghép và nuôi trồng thủy sản là sinh kế chính của họ Dung... ha ao nuôi cao triều (chiếm 30% tổng diện tích ao nuôi nước lợ), 2.150 ha ao nuôi thấp triều (chiếm 70 % tổng diện tích ao nuôi nước lợ) [7] 2.2 Nuôi trồng thủy sản 2.2.1 Nuôi tôm bằng ao đất: Nuôi tôm bằng ao đất có bốn phương thức nuôi chính: quảng canh cải tiến, bán thâm canh thấp triều, bán thâm canh cao triều và nuôi công nghiệp - Phương thức nuôi quảng canh cải tiến: Đây là một phương thức nuôi. .. đây Nghề nuôi trồng thủy sản đã có nhiều thành tựu, đóng góp vào việc tăng thu nhập cho người dân Có thể chia hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực đầm phá thành 2 loại hình: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nuôi trồng thủy sản nước lợ Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: Kết quả điều tra cho thấy 20 xã, thị trấn có các hộ gia đình tham gia hoạt động nuôi thuỷ sản nước ngọt, với diện tích ao nuôi xấp xỉ 150... cải tiến kỷ thuật đã thực hiện Quá trình nuôi trồng thủy sản khu vực đầm Sam Chuồn đã có nhiều thay đổi, những thay đổi đó có thể là tiêu cực cũng có thể là tích cực Những thay đổi mang tính chất khu vực và đột phá được xem là những cải tiến để hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng được đảm bảo sự ổn định, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực Các cải tiến trong nuôi trồng thủy. .. còn hiệu quả cao do đó thu hút ít lao động tham gia, chủ yếu một số hộ do không có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và một số hộ làm thêm mang tính chất tiểu nghệ cả hai thôn, diện tích ao vây lưới lớn nhất khu vực Sam Chuồn, các hoạt động sản xuất dựa vào ao vây lưới là sinh kế chính đây Theo điều tra, mỗi hộ ngư dân đây đều có ít nhất một ao vây lưới, nhiều hộ hai hoặc ba ao do mua lại... thôn Định Cư xã Phú An và thôn Định Cư xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Địa điểm nghiên cứu thuộc khu vực đầm Sam Chuồn, là những thôn có diện tích nuôi trồng thủy sản xen ghép lớn nhất khu vực và phần lớn người dân sống nhờ vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản Đề tài lựa chọn 2 xã trên để tiến hành nghiên cứu vì: - Đây là hai xã tiếp giáp với vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai, có nhiều... khá ít Mùa sản xuất thủy sản cũng được chia thành 2 mùa, bao gồm mùa mưa bão và mùa khô Vào mùa khô các hộ có ao vây tiến hành nuôi trồng thủy sản, bắt đầu từ tháng 1 âm lịch đến tháng 7 âm lịch Đến mùa mưa bão các hộ này chuyển sang làm khai thác thủy sản, hệ thống ao vây lưới được tháo dỡ một phần tạo thành các trộ sáo Nuôi trồng thủy sản là nguồn thu chủ yếu trong mùa khô, khai thác thủy sản là nguồn... Năm 2005 có những mô hình nuôi xen ghép như tôm kình, tôm cua, tôm cua dìa, tôm cua kình, tôm cua kình dìa, các mô hình này cho thấy nuôi thủy sản xen ghép nhiều loại với nhau có giá trị thu được 26 cao hơn Đến năm 2006, lúc này hệ thống các ao vây ví được quy hoạch lại, người dân mới xem nuôi trồng thủy sản xen ghép với vai trò của các thành phần trong ao được quan tâm hơn Mật độ... một trong những nét đặc biệt của nuôi trồng thủy sản bằng ao vây lưới 4.2 Quá trình hình thành và chuyển đổi nuôi trồng thủy sản xen ghép trong ao vây Người dân sinh sống khu vực Sam Chuồn có từ lâu đời, sinh kế của họ chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lợi từ đầm phá Ban đầu các hoạt động sinh kế của họ chủ yếu là khai thác thủy sản tự nhiên bao gồm các nghề di động (lưới, dũi, nơm, câu ) và các nghề... 2010 Những cải tiến chủ yếu trong quá trình nuôi trồng thủy sản xen ghép dạng ao vây lưới khu vực bắt đầu từ năm 2006 khi thực hiện “mô hình sáo khoanh thân thiện với môi trường” Trước đây mật độ vây ví quá dày, các 27 đường thủy đạo rất hẹp nên các rác thải không trôi đi được, gây ứ động làm ô nhiễm môi trường khu vực nuôi Mô hình này đã tiến hành quy hoạch, mở rộng đường giao thông thủy tạo sự . động sản xuất nhằm tiến tới sự ổn định. Từ thực tế đó, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài tìm hiểu cải tiến nuôi trồng thủy sản vùng ao vây lưới ở khu vực Sam Chuồn – Phú Vang – Thừa Thiên Huế dụng - Đánh giá kết quả nuôi xen ghép ao vây lưới khu vực Sam Chuồn. 5 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và Thừa Thiên – Huế. 2.1.1 Nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Dẫu ra. CỨU 6 2.1 Nuôi tr ng th y s n Vi t Nam v Th a Thiên – Hu .ồ ủ ả ở ệ à ừ ế 6 2.1.1 Nuôi trồng thủy sản Việt Nam 6 2.1.2 Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên – Huế 7 2.1.3 Nuôi trồng thủy sản trên phá

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

    • 1.1 Tính cấp thiết của để tài.

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

    • PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và Thừa Thiên – Huế.

        • 2.1.1 Nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

        • 2.1.2 Nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên – Huế.

        • 2.1.3 Nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang – Cầu Hai.

        • 2.2 Nuôi trồng thủy sản.

          • 2.2.1 Nuôi tôm bằng ao đất:

          • 2.2.2 Nuôi tôm chắn sáo:

          • 2.2.3 Nuôi cá:

          • 2.2.4 Trồng rong câu và các loại rong biển:

          • PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

            • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

            • 3.3. Nội dung nghiên cứu

            • 3.4 Phương pháp nghiên cứu

              • 3.4.1 Điểm nghiên cứu

              • 3.4.2. Chọn mẫu

              • 3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin

              • 3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu.

              • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                • 4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu

                  • 4.1.1 Thông tin về cộng đồng tại vùng nghiên cứu

                  • 4.1.2 Đặc điểm hộ NTTS ao vây vùng nghiên cứu

                  • 4.2 Quá trình hình thành và chuyển đổi nuôi trồng thủy sản xen ghép trong ao vây.

                    • 4.3 Các cải tiến kỷ thuật đã thực hiện

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan