nghiên cứu tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã tân ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

55 525 0
nghiên cứu tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã tân ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thết của đề tài. Lương thực là một trong những nhu cầu tối cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại, quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia. Chúng ta nói đến sản xuất lương thực là nói tới sản xuất nông nghiệp và người nông dân. Muốn đảm bảo được vấn đề về lương thực, thực phẩm thì trước hết phải quan tâm chăm lo cho người nông dân có cuộc sống ổn định vì họ chính là người trực tiếp làm ra sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập để phát triển là vấn đề tất yếu đối với mỗi quốc gia. Tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) nước ta có rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra như: Phải cắt bỏ trợ cấp cho nhiều mặt hàng trong nước, đặc biệt là hàng nông sản có sức cạnh tranh kém sẽ đứng trước nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều mặt hàng ngoại nhập tràn vào thị trường trong nước. Trong khi đó, giá vật tư nông nghiệp không ổn định và liên tục tăng cao, góp phần tăng thêm chi phí trong sản xuất của người nông dân. Sản phẩm làm ra bán với giá rẻ hoặc bị tư thương ép giá, làm cho người dân điêu đứng, thu nhập và mức sống đã thấp nay còn thấp hơn. Để giảm bớt gánh nặng đó và cũng đáp ứng được sự mong mỏi chờ đợi của người dân, tạo điều kiện cho họ giảm một khoản chi phí và có thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, do đó chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của chính phủ là rất cần thiết. Sự ra đời của chính sách thực sự là tin vui cho bà nông dân cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng. Tuy nhiên, khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí để hỗ trợ nông dân thì ngân sách nhà nước phải bù đắp khoản kinh phí này. Trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, thì khoản thu nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc vận hành, sửa chữa, xây dựng mới các công trình thủy lợi, cũng như trả lương cho đội ngũ cán bộ, nhân viên thủy nông. Theo lý thuyết, sau khi miễn thủy lợi phí, nguồn ngân sách nhà nước sẽ cân đối cho các hoạt động nêu trên. Quảng Bình là một tỉnh nghèo, lại thường xuyên chịu sự tác động của lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các công trình cũng như sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình với phần đa nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp lúa nước rất cần hệ thống tưới tiêu. Sau khi chính sách xóa thủy lợi phí được đưa vào cuộc sống bà con qua 3 năm thực hiện hệ thống tưới tiêu trên địa 1 bàn có những thay đổi nào? Các hoạt động sản xuất trên đồng ruộng diễn ra như thế nào sau khi xóa thủy lợi phí? Căn cứ tình hình thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu hoạt động cung ứng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tìm hiểu những thay đổi về chất lượng dịch vụ trước và sau khi xóa bỏ phí thủy lợi. Đánh giá tác động của chất lượng dịch vụ thủy lợi đến sản xuất nông nghiệp. 2 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp được hiểu là những hoạt động tạo điều kiện và cung cấp (đáp ứng) những yếu tố cần thiết hoặc cần cho một quá trình sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó trong nông nghiệp (ví dụ như cung cấp giống cây trồng vật nuôi; cung cấp phân bón thuốc bảo vệ thực vật thuốc thú y…) mà người sản xuất không có sẵn không thể làm được hoặc nếu tự làm cũng không có hiệu quả. Cho nên phải tiếp nhận các điều kiện bên ngoài bằng cách thức khác nhau như mua bán, trao đổi thuê mướn hoặc nhờ. [1] 2.1.1.2. Đặc điểm về dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - Dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy hoạt động dịch vụ mang tính thời vụ rõ nét. Có ý nghĩa là việc cung ứng, sử dụng dịch vụ đầu vào sản xuất chỉ xuất hiện tại thời điểm hiện tại trong năm đặc biệt rõ nhất thể hiện trong ngành trồng trọt. - Dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính chất cạnh tranh cao. Trong thị trường dịch vụ nông thôn, các thành phần kinh tế khác nhau tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo, do đó cạnh tranh dành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt. Các đơn vị dịch vụ này muốn mở rộng dịch vụ có hiệu quả không còn cánh nào khác là phải tìm cách cạnh tranh thắng lợi, phù hợp với thế mạnh của mình như nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, cung cấp kịp thời thuận tiện hoạc có cách tiếp thị phù hợp. - Dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm vi rộng lớn. Một số dịch vụ như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng giống muốn thục hiện tốt phải tiến hành đồng bộ trên phạm vi sản xuất rộng. do đó đòi hỏi tính hợp tác trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ, để dể dàng thực hiện cung ứng và giảm chi phí sản xuất của người sản xuất. Muốn làm được điều đó phải phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.dịch vụ để huy động sự tham gia của các xã viên vào quá trình cung cấp dịch vụ. 3 - Một số dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp rất khó định lượng. Sản xuất nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như thời tiết khí hậu, dịch bệnh, thị trường nên nhu cầu về đầu vào luông biến động do vậy việc cung ứng dịch vụ đầu vào này rất khó dự đoán trước về số lượng.[2] 2.1.1.3. khái niệm thuỷ lợi và thủy lợi phí Thuỷ lợi là sự tổng hợp các biện pháp khai thác sử dụng nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống những thiệt hại do nước gây ra đối với nền kinh tế quốc dân và với dân sinh đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường.[3] Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Hệ thống thuỷ lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi từ đầu mối tới mặt ruộng, nó có mối liên hệ mật thiết liên hoàn, tương hỗ, phụ thuộc nhau để phục vụ công tác tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và các ngành tham gia lợi dụng tổng hợp nguồn nước của các hệ thống công trình thuỷ lợi, nó bao gồm: Công trình đầu mối, mạng lưới kênh mương, mạng lưới kênh chứa, máy bơm, trạm bơm. Các công trình này thường nằm ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên, chịu sự phá hoại của sinh vật và sự tác động của con người. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi “Thủy lợi phí" là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy trì, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi. [4] Mọi cá nhân và tổ chức được hưởng lợi về tưới nước và tiêu nước hay các dịch vụ khác từ các công trình thuỷ nông do nhà nước quản lý đều phải trả tiền thuỷ lợi phí cho các dịch vụ thuỷ nông. Để đảm bảo và duy trì và khai thác tốt các công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng, hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước. Thuỷ lợi phí bao gồm các khoản thu có liên quan đến cung ứng dịch vụ thuỷ lợi như: Tưới tiêu nước cho lúa, mạ, màu, cây công nghiệp, sử dụng mặt nước làm phương tiện giao thông và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các khoản khấu hao, chi phí sửa chữa thường xuyên các máy móc, thiết bị nhà xưởng, kho tàng, các phương tiện khác dùng vào việc duy trì, khai thác, quản lý các công trình thuỷ lợi, chi về điện, xăng dầu, chi lương cho cán bộ nhân viên và chi phí 4 quản lý của các dịch vụ thuỷ lợi. Đối với người dân thuỷ lợi phí là một phần chi phí sản xuất được tính ngay từ đầu hay chính là phần chi phí đầu vào của một quá trình sản xuất. Theo nghị định 112/HĐBT ngày 25/8/1984 thì mức thu thuỷ lợi phí cao hay thấp là tuỳ thuộc vào điều kiện từng vùng, từng địa phương. [5] Đối với công ty, HTX dịch vụ thuỷ lợi thì thuỷ lợi phí chính là giá sản phẩm mà công ty làm dịch vụ cho người dân. Nó được dùng để nộp cho nhà nước và trang trải cho các khoản chi trong công ty. 2.1.2. Vai trò của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp Nước ta là một nước nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp liên quan tới cây trồng, vật nuôi nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Câu thành ngữ “ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” đã được nhân dân ta đúc kết từ ngàn đời nay, trong đó yếu tố về nước đóng vai trò quan trọng nhất có khả năng làm thay đổi kết quả trong sản xuất. Thuỷ lợi có nhiệm vụ điều hoà tưới nước cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Củng cố và bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn sản xuất cho người và của cải xã hội, chinh phục tự nhiên nhằm sử dụng triệt để các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cải tạo đất, hạn trừ úng, từ đó mới có điều kiện mở rộng diện tích đất canh tác, thâm canh tăng vụ. Nâng cao hệ số sử dụng đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt năng suất sản lượng cao. Do đó ở đâu có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo ở đó đời sống nhân dân được ổn định, nông thôn phát triển. Các chính sách đổi mới nông nghiệp có cơ sở để hoàn thiện và phát huy sức mạnh, những vùng nông thôn có mục tiêu xoá đói giảm nghèo thường là những vùng còn nhiều khó khăn do chưa có hệ thống thuỷ lợi phát triển. Ngoài việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi còn phục vụ các ngành khác như: Giao thông đường thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, dịch vụ du lịch, cung cấp nước cho các ngành công nghiệp.Vì vậy trong quá trình thực hiện nhằm đưa nông nghiệp phát triển lên một bước thì việc đẩy mạnh các biện pháp phát triển thuỷ lợi là hết sức cần thiết. 2.1.3. Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuỷ lợi phí Mô hình trợ giá đầu vào cho nông dân Đất nước hội nhập với nền kinh tế chung toàn thế giới, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế cũng phải chuyển mình theo. Nhưng đối với nông dân đây là việc làm hết sức khó khăn, không thể nói là làm được ngay. Hội nhập kéo theo đó là 5 không có bất cứ một hình thức trợ cấp trợ giá nào cho riêng các sản phẩm trong nước. Do đó miễn thuỷ lợi phí được coi là một hình thức trợ giá đầu vào cho nông dân vừa thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta mà không vi phạm hiệp ước về thương mại giữa các nước. Tác động của chính sách trợ giá đầu vào: P 1 , S 1 là giá và cung nông sản trước trợ giá P 2 , S 2 là giá và cung nông sản sau trợ giá - Giá giảm: ∆P = P 1 – P 2 - Sản lượng tăng: ∆Q = Q 2 – Q 1 Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất. Sản phẩm tăng lên từ Q 1 lên Q 2 . Lợi ích người sản xuất tăng từ a lên a + b + c b là phần thặng dư tăng thêm do tiết kiệm được chi phí ở mức sản lượng cũ (khoản chi của Chính phủ) c là phần thặng dư tăng thêm do tăng sản lượng d là phần chi phí tăng thêm để sản xuất ra lượng sản phẩm từ Q 1 lên Q 2 * Xét về mặt an sinh hội: Thặng dư người sản xuất tăng thêm là b + c; Chính phủ phải chi cho trợ giá là b + c + e => An sinh hội bị giảm một lượng là e. * Xét về mặt dịch chuyển tài nguyên: Do trợ giá đầu vào cho sản xuất nên nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c + d + e; Tiết kiệm được ngoại tệ là phần c + d => Tài nguyên được sử dụng thêm là e P 1 P Q Q 1 Q 2 S 1 c s s s s P 2 a b S 2 d e 6 Vậy trợ giá đầu vào cho sản xuất Nông nghiệp mãi mãi là không tốt, chúng ta chỉ trợ giá cho một số mặt hàng thiết yếu không nên trợ giá cho tất cả các mặt hàng.[6] 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1.Tình hình sử dụng dịch vụ thủy lợi Hiện trạng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp). Các hệ thống thuỷ lợi năm 2000 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa. Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính toán năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m 3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 sử dụng 46,9 tỷ m 3 chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m 3 Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34,5 triệu tấn, đưa bình quân lương thực đầu người 330 kg năm 1990 lên 444 kg năm 2000. Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm [7] 2.2.2. Thực trạng phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam  Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ sau cách mạng tháng Tám – 1945 nhà nước đã có nhiều chuyển biến về chế độ chính trị, cũng như về kinh tế, nền kinh tế ngày càng được phát triển đặc biệt là kinh tế nông nghiệp – nền kinh tế chủ yếu của nước ta. Bởi thế công tác thuỷ lợi và thuỷ lợi phí luôn có sự thay đổi, cho đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư như sau: về việc “Ấn hành kế hoạch thực hành các công tác thuỷ nông và thể lệ bảo vệ công trình thuỷ nông nhằm huy động người dân, bằng cách giúp đổi công và của vào việc xây dựng, tu bổ và khai thác công trình thuỷ nông”. Nghị định 66/CP ra đời ngày 5/6/1962. Nghị định này quy định mức thu thuỷ lợi phí từ 80 – 140kg thóc/ha được tưới nước đủ cả vụ. Đối tượng trả thuỷ 7 lợi phí là HTX nông nghiệp, nhà nước thu và quản lý số thóc qua ngành lương thực và ngành tài chính.” Nghị định 141/CP ngày 26/9/1963 Chính phủ ban hành nghị định này kèm theo điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông. Bước đầu thực hiện việc phân công, phân cấp, phát huy vai trò của người dân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và trả thuỷ lợi phí. Đối với các hệ thống thuỷ nông loại nhỏ và tiểu thuỷ nông có liên quan đến nhiều hợp tác xã trở lên, các chi phí về quản lý tu bổ, khai thác đều do HTX và nông dân có ruộng đất hưởng mức cùng nhau thoả thuận đóng góp. Nghị định số 112/HĐBT ngày 25/8/1984: Về thu thuỷ lợi phí thực hiện trong phạm vi cả nước, thay cho nghị định số 66/CP. Đây là nghị định đầu tiên được áp dụng chung trong cả nước kể từ khi đất nước thống nhất. Mục đích của nghị định nhằm đảm bảo: Duy trì và khai thác tốt công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước. Nghị định quy định thuỷ lợi phí thu bằng thóc và được quy đổi thành tiền theo giá thóc do nhà nước quy định. Mức thu theo tỷ lệ phần trăm năng suất lúa bình quân trên đơn vị diện tích hec-ta được tưới theo mùa vụ, loại công trình (từ 4% - 8%). Nghị định 143/2003 NĐ-CP: “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi”. Trong đó quy định việc giao công trình thuỷ lợi cho tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân quản lý. Đặc biệt Nghị định quy định mức thu thuỷ lợi phí đối với tất cả các hộ sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi, nhằm giảm bớt mức thu đối với đối tượng sử dụng nước tưới cây lương thực và đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi. Khung mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau: a) Thủy lợi phí được thu bằng đồng Việt Nam. Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thủy lợi phí. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - hội khó khăn thì giảm từ 50% đến 70% mức thủy lợi phí. b) Khung mức thủy lợi phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước trồng lúa, rau, màu, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày Khung mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa. 8 Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 50% đến 70% mức trên. Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu thì thu bằng 40% đến 60% mức trên. Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới tiêu thì thu bằng 70% mức tưới tiêu bằng trọng lực ở vùng không chịu ảnh hưởng thủy triều. Đối với diện tích trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí tối thiểu thu bằng 30% đến 50% mức thu tưới lúa. c) Khung mức thủy lợi phí áp dụng đối với việc sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm. d) Khung mức tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực. e) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại điểm a, b, c và các tiết 3, 4 của Biểu mức thu tiền nước tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này. f) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân sách nhà nước và thu thuỷ lợi phí theo thoả thuận được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này. Nghị định số 154/2007 NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định một số điều: - Miễn thuỷ lợi phí đối với: Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng Địa bàn có điều kiện kinh tế - hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm 9 nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất. Mức miễn thu thuỷ lợi phí được xác định theo khung mức thuỷ lợi phí quy định tại điểm b, c và các mục 3, 4 và 5 của điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP. - Không miễn thuỷ lợi phí đối với: Diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân; Các doanh nghiệp hoạt động cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tiêu nước cho sản xuất công nghiệp, nước cấp cho các nhà máy nước sạch, thuỷ điện, kinh doanh du lịch, vận tải qua cống, âu thuyền và các hoạt động khác được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi. Các tổ chức, cá nhân nộp thuỷ lợi phí cho tổ chức hợp tác dùng nước theo thoả thuận để phục vụ cho hoạt động của các tổ hợp tác dùng nước từ vị trí cống đầu kênh của hợp tác dùng nước đến mặt ruộng. [8] Bộ máy quản lý và tổ chức sử dụng hệ thống thuỷ lợi Tổ chức bộ máy quản lý Đối với các công trình công cộng, hiện nay vấn đề quản lý sẽ là yếu tố quyết định đến việc phát huy công suất tăng tuổi thọ công trình từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng công trình. Công trình thuỷ lợi có đặc điểm riêng là nằm trên diện tích lớn, đi qua nhiều địa phương, nhiều vùng dân cư và có nhiều người cùng sử dụng. Việc sử dụng của hộ này gây ảnh hưởng tới sử dụng của hộ khác ví dụ: Các hộ ở đầu nguồn tuyến kênh nếu lấy quá nhiều nước với thời gian dài cho ruộng nhà mình sẽ làm cho các hộ ở phía cuối kênh thiếu nước hoặc chậm thời vụ. Do vậy công tác quản lý mang tính cộng đồng nhiều hơn là cá nhân các hộ dùng nước. Công tác tổ chức bộ máy quản lý cần đảm bảo công trình có chủ thể quản lý, phục vụ đúng đối tượng, tiết kiệm và công bằng trong cộng đồng những người dùng nước. Đây sẽ là yếu tố cơ bản để đảm bảo giữ vững công trình thuỷ lợi, phát huy tối đa công suất phục vụ hiệu quả cho sản xuất. Để quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi có các tổ chức sau: Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi: Tính đến ngày 31/12/2006, toàn quốc có 110 doanh nghiệp làm nhiệm vụ quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. Về hình thức tổ chức của các doanh nghiệp, hiện nay có các loại hình sau: - Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (96 DN); 10 [...]... địa bàn Tân Ninh - Mức thu và phân và phân bổ kinh phí từ dịch vụ thủy lợi trước đây - Nhu cầu về cung cấp dịch vụ thủy lợi và khả năng cung ứng dịch vụ thủy lợi trên địa Tân Ninh -Chi phí cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lợi trước và sau xóa thủy lợi phí -Tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp -Trách nhiệm quyền lợi của các bên liên quan trong sử dụng dịch vụ thủy lợi. .. 4.4 Đặc điểm kinh tế hội nhóm hộ điều tra cho hoạt động sử dụng dịch vụ thủy lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp 4.4.1 Tình hình nhân khẩu, lao động Để biết rõ tình hình hoạt động sản xuất của nông hộ, tác động của xóa thủy lợi phí đến xản xuất nông nghiệp Tôi đã tiến hành điều tra hộ trên địa bàn Tân Ninh với tổng số hộ 30 hộ trong đó 6 hộ khá, 6 hộ nghèo và 18 hộ trung bình Sau đây số liệu... điểm sản xuất nông nghiệp và sử dụng dịch vụ thủy lợi của hộ Dịch vụ thủy lợi thực sự có hiệu quả khi được cung cấp trên diện rộng hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng nước của hợp tác Đối với sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nước thì việc chủ động nguồn nước tưới tiêu là rất cần thiết Do đó, hầu hết sác hộ sản xuất nông nghiệp lúa nước sử dụng nước từ dịch vụ nước của hợp tác Trên địa. .. các loại hộ 4.6 Tác động của xóa thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp 4.6.1 Tác động của xóa thủy lợi phí đến các giai đoạn cây trồng Như chúng ta đã biết nước rất cần thiết cho sự sống của cây trồng trong quá trình sinh trưởng của cây trồng nước đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt nó 32 ảnh hưởng đến chất lượng của cây trồng Với nền nông nghiệp của Tân Ninh chủ yếu là canh tác lúa nước thì... nghĩa với sau khi xóa thủy lợi phí hộ 28 khá được hưởng lợi nhiều nhất là hộ khá tiếp đến là hộ trung bình cuối cùng là hộ nghèo 4.5 Chi phí cho công tác thủy nông trước và sau xóa bỏ thủy lợi phí 4.5.1 Chi phí thủy lợinông dân Tân Ninh phải chi trả trước và sau khi có chính sách xóa thủy lợi phí Hợp tác là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm ký hợp đồng sử dụng nước thay mặt cho nông dân Trước... giàu, nhóm có nhiều ruộng nhất 4.5.2 Chi phí cho hoạt động tưới tiêu nước của các hộ sản xuất những vùng khác nhau trên cùng một địa bàn Sau khi xóa thủy lợi phí các hộ sản xuất nông nghiệp được không phải trả tiền thủy lợi phí cho tất cả các loại ruộng, nhưng chi phí cho việc cung cấp nước sau khi xóa thủy lợi phí có nhưng thay đổi so với trước Xóa thủy lợi phí có mang lai sự công bằng cho hộ có các... nông dân cùng làm” để đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa nguồn lực sẵn có.[19] 11 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Dịch vụ thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp - Các hộ sử dụng dịch vụ thủy lợi - Cơ quan cung cấp, điề hành dịch vụ thủy lợi trên địa bàn Tân Ninh 3.2 Nội dung nghiên cứu - Tình hình cơ bản của Tân Ninh - Hệ thống thủy lợi trên. .. được đưa vào sử dụng trên địa bàn Tân Ninh Tính đến nay trên toàn có 13198 m kênh mương được bê tông hóa, có trên 90% đất nông nghiệp chủ động được tưới tiêu, hầu như có tới 100 % diện tích đất sản xuất lúa chủ động được nước 4.2 Sự phân bổ mạng lưới dịch vụ thủy lợi 4.2.1 Tình hình tổ chức và vận hành hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình Quảng Bình, có 25 hồ chứa nước... trực tiếp đến thiết kế các công trình thủy lợi Tân Ninh nằm phía tây nam huyện Quảng Ninh cách thị trấn Quán Hàu 15 km về phía nam, trung tâm cách đường quốc lộ 1 A 6 km Vị trí địa lý cụ thể của Tân Ninh được xác định cụ thể như sau: -Phía Nam giáp với Vạn Ninh, -Phía Đông Nam giáp Hồng Thủy của huyện Lệ Thủy -Phía Đông giáp Gia Ninh -Phía Bác giáp Duy Ninh -Phía Tây giáp Hiền... khác 2 kênh cấp 1 của hợp tác Nguyệt Áng nối đầu kênh chính chạy trên địa bàn Tân Ninh, trong khi đó 3 hợp tác còn lại chỉ có 1 kênh cấp 1 nối với kênh chính ở ngã ba ( các kênh cấp 1 này cùng nối với kênh chính tại một điểm) Nước tưới cho các hợp tác khác trên địa bàn Tân Ninh đi qua địa bàn hợp tác Nguyệt Áng Do đó hợp tác Nguyệt Áng có thể sử dụng nước các hợp tác khác nên mở . xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu hoạt động cung ứng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh,. địa bà xã Tân Ninh. -Chi phí cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lợi trước và sau xóa thủy lợi phí. -Tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp. -Trách nhiệm quyền lợi của các. hoạt động sản xuất trên đồng ruộng diễn ra như thế nào sau khi xóa thủy lợi phí? Căn cứ tình hình thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu tác động của xóa thủy lợi phí đến sản

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1.Tính cấp thết của đề tài.

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

      • 2.1. Cơ sở lý luận

        • 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

        • 2.1.3. Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuỷ lợi phí

        • 2.2. Cơ sở thực tiễn

          • 2.2.1.Tình hình sử dụng dịch vụ thủy lợi

          • 2.2.2. Thực trạng phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam

          • PHẦN 3

          • ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

            • 3.2. Nội dung nghiên cứu

            • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

              • 3.3.1. Chọn điểm, chọn mẫu

              • Chọn điểm:

              • 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

              • PHẦN 4

              • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                • 4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu.

                  • 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.

                  • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

                  • 4.2. Sự phân bổ mạng lưới dịch vụ thủy lợi

                    • 4.2.1. Cách thức quản lý và điều tiết nước tại địa phương.

                    • 4.2.2. Hình thức cung cấp dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh trước và sau xóa thủy lợi phí.

                    • 4.3. Cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh

                      • 4.3.1.Quy mô cung cấp dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh

                      • 4.3.2. Tình hình sử dụng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh trước và sau xóa thủy lợi phí

                      • 4.4. Đặc điểm kinh tế xã hội nhóm hộ điều tra cho hoạt động sử dụng dịch vụ thủy lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan