Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

17 456 0
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (Thời lượng: 1 ngày) I. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 1. Các chỉ tiêu định lượng Theo văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc xây dựng Phương án, Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng tín dụng gồm: - Nợ quá hạn. - Nợ bị chiếm dụng. - Nợ không đủ điều kiện đổi sổ vay vốn. - Lãi tồn đọng (lãi phát sinh của nợ quá hạn + lãi tồn của nợ trong hạn). - Phân loại chất lượng tổ (đánh giá chất lượng tổ theo Ban quản lý tổ, kết quả thu lãi, thu tiết kiệm và đôn đốc thu hồi nợ hàng tháng và kết quả xếp loại theo chất lượng đánh giá). 2. Các chỉ tiêu định tính Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng của một đơn vị được qui định trong Văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 , một số chỉ tiêu định tính sau đây cũng rất quan trọng: - Triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng. - Tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng. - Công tác lập kế hoạch tín dụng (tháng/quí/năm): cụ thể/chi tiết không? - Hoạt động kiểm tra, đối chiếu: + Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, đôn đốc PGD thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã được duyệt; thường xuyên rà soát phân tích, phân loại, phân nhóm nợ tìm nguyên nhân đề ra phương án xử lý ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. + Giám đốc PGD tự tổ chức kiểm tra kiểm soát tại PGD theo hướng dẫn của NHCSXH. - Tổ chức Tổ giao dịch lưu động và Điểm giao dịch tại xã; - Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT). - Công tác phối hợp với các Hội Đoàn thể và Tổ TK&VV. - Chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT. - Về thu tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV (phạm vi triển khai huy động tiết kiệm). 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Chất lượng tín dụng - Thực trạng người vay vốn NHCSXH: Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay - vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của người vay là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích 1 và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ gốc của các đơn vị. - Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lượng hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV: + Các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. + Trước khi thực hiện chuyển tải cho vay các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổ chức Hội, đoàn thể phải tuyên truyền cho các hộ vay hiểu kênh tín dụng gì, mục đích vay để làm gì? mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay của từng chương trình là bao nhiêu? Việc tuyên truyền này phải công khai tại cuộc họp Tổ TK&VV (có sự chứng kiến của tổ viên, tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn/ấp và tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác). - Hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp. - Công tác chỉ đạo, giám sát của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp (đặc biệt là UBND xã). - Hoạt động tác nghiệp của NHCSXH, công tác tham mưu phối hợp với chính quyền, tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HIỆN NAY TRÊN TOÀN QUỐC 1. Kết quả hoạt động tín dụng tính đến thời điểm đào tạo Tính đến hết tháng 3 năm 2013, kết quả hoạt động tín dụng của các khu vực trên toàn quốc như sau: 2 Bảng 1: Kết quả hoat động tín dụng của các khu vực và trên toàn quốc Nguồn: Ban KHNV, tháng 3/2013 và Ban KTKSNB, tháng 12/2012. Qua kết quả hoạt động tín dụng tại các khu vực trên toàn quốc ở Bảng 1 cho thấy chất lượng tín dụng nhìn chung tốt nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (tỉ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,31% so với tổng dư nợ) và thấp nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ (tỉ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tới 2,1%). Khu vực Tây Nguyên ở mức trung bình, trong đó khá nhất là ở chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắc Nông và thấp nhất là ở Kon Tum. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ bị chiếm dụng của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ lại cao so với một số khu vực khác. Về tỉ lệ tổ TK&VV xếp loại kém và trung bình so với tổng số tổ TK&VV được kiểm tra cao nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (14,53% và 14,37%), thấp nhất là ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (chỉ chiếm 1,33%). 2. Những mặt làm được và nguyên nhân Qua tổng hợp từ các báo cáo tổng kết năm 2012 và Quý 01/2013, các báo cáo của các đoàn kiểm tra; cập nhật các báo cáo kết quả thực hiện đề án nâng cao chất lượng tín dụng của khu vực Tây Nam Bộ, các chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp và kết quả đi thực tế của Trung tâm Đào tạo tại 3 tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Nam Định cho thấy một số mặt làm được như sau: Chỉ tiêu Vùng Tổng dư nợ (tr.đ) Nợ quá hạn Nợ chiếm dụng Kết quả phân loại tổ được kiểm tra Số lượng (tr.đ) % Số lượng (tr.đ) % Tốt Khá TB Ké m MN phía bắc 27.884.281 201.192 0,72 2.734 0,098 17.71 8 7.976 2.073 208 ĐB bắc bộ 16.725.713 52.406 0,31 918 0,055 17.51 3 3.523 271 12 Khu 4 cũ 20.093.616 122.442 0,60 1.585 0,079 8.044 2.821 463 40 DH miền Trung 13.507.082 139.601 1,03 3.458 0,026 4.521 3.680 309 7 Tây nguyên: 9.433.273 113.587 1,20 2.112 0,022 6.458 4.806 1.818 73 - Đắc Lắc 2.710.058 25.657 0,95 611 0,23 2.564 1.663 455 8 - Kon Tum 1.087.323 24.327 2,23 1.235 1,14 278 376 172 0 - Gia Lai 2.428.013 25.899 1,07 53 0,022 1.292 1.094 809 24 - Lâm Đồng 1.924.029 26.315 1,37 177 0,092 1.794 1.082 249 18 - Đắc Nông 1.283.850 11.389 0,89 36 0,028 530 591 133 23 Tây nam bộ 18.537.807 403.660 2,1 3.704 0,020 14.05 1 10.63 9 2.989 250 Đông nam bộ 8.096.702 124.004 1,53 1.914 0,024 6.392 4.164 1.795 136 3 2.1. Về chất lượng tín dụng - Tỉ lệ nợ quá hạn và lãi tồn đọng thấp; một số chi nhánh có tỉ lệ nợ quá hạn rất thấp (dưới 0,5%) và duy trì được chất lượng tín dụng tốt qua nhiều năm (vùng Đồng bằng Bắc Bộ). - Số Tổ TK&VV xếp loại kém rất ít, có chi nhánh không có tổ nào, tỷ lệ tổ TK&VV đạt loại tốt và khá chiếm trên 60% tổng số tổ. - Với những chi nhánh có tỉ lệ nợ quá hạn trên 2%: nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng và lãi tồn đọng đã có xu hướng giảm; các chi nhánh này đã xây dựng được phương án nâng cao chất lượng tín dụng và triển khai thực hiện tương đối tốt theo phương án đã được phê duyệt tại cấp xã. 2.2. Về phía NHCSXH * Công tác chỉ đạo điều hành: - Các chi nhánh đều thực hiện tốt việc phân công trách nhiệm giữa các thành viên trong Ban giám đốc; phân công cán bộ lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo hoạt động tại các PGD huyện. - Hầu hết các chi nhánh đã thực hiện tốt công tác giao ban cán bộ chủ chốt Hội sở tỉnh. * Năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ: - Nhiều chi nhánh năng lực của cán bộ lãnh đạo tốt, tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên kiểm tra đột xuất các điểm giao dịch. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của cán bộ tác nghiệp tốt; cán bộ phụ trách địa bàn am hiểu địa phương, tổ chức Hội, đoàn thể và các tổ TK&VV. Nhiều cán bộ trong quá trình tác nghiệp trực tiếp tại địa bàn đã xử lý kịp thời, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn: Giải thích rõ ràng, chính xác những thắc mắc của tổ trưởng tổ TK&VV về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. * Về hoạt động của PGD và Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã: - Hầu hết các PGD đã triển khai kịp thời những văn bản mới của Trung ương, của chi nhánh tỉnh; đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể, các xã, phường, thị trấn triển khai kịp thời để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm và chỉ tiêu đề ra trong từng giai đoạn. - Các điểm giao dịch xã đều công khai các chính sách tín dụng, dư nợ, nội quy giao dịch, hòm thư góp ý. - Hầu hết các PGD của các chi nhánh đều thực hiện giao dịch theo qui định, có họp giao ban với các Hội đoàn thể và Tổ TK&VV. - Nhiều PGD của nhiều chi nhánh đã làm tốt công tác chuẩn bị trước khi đi giao dịch. Nhờ vậy quá trình giao dịch đã diễn ra nhanh, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của đơn vị. - Các tổ giao dịch lưu động của nhiều PGD đã chuẩn bị tốt nội dung giao ban, đảm bảo giao ban có chất lượng, khắc phục được những tồn tại, đóng góp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của PGD. - Kết quả giao dịch và giao ban ở nhiều nơi đạt cao: tỷ lệ giải ngân, thu nợ, thu lãi ở một số chi nhánh đạt khá cao (giải ngân đạt trên 90%, thu nợ đạt gần 90%, thu lãi đạt gần 100%). 4 * Về công tác tham mưu và phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương: - Một số chi nhánh đã tham mưu cho Tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo UBND cấp tỉnh và huyện cân đối ngân sách, bố trí nguồn vốn để ủy thác qua NHCSXH cho vay. - Nhiều chi nhánh NHCSXH tỉnh và thành phố cũng như PGD đã chủ động tham mưu cho Ban đại diện HĐQT và chính quyền các cấp trong việc phân bổ nguồn vốn, chỉ đạo đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể và tổ TK&VV làm tốt hoạt động ủy thác. - Nhiều chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, đặc biệt là các PGD đã tham mưu, phối hợp tốt và kịp thời xử lý nợ xấu, nợ chây ỳ như: Có đánh giá nhận xét từng món vay của từng tổ, từng Hội, đoàn thể quản lý. - Tham mưu những nội dung công việc tại các xã chưa thực hiện, nhất là xử lý nợ xấu, hộ vay chây ỳ, thực hiện chỉ tiêu phương án giảm thiểu nợ xấu. - Các PGD đã đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban hàng tháng, nắm bắt, thu thập thông tin về tình hình trả nợ, trả lãi cũng như sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và kịp thời. - Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đài phát thanh về chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước nêu gương những hộ vay làm tốt, thông báo danh sách những hộ vay chây ỳ không chịu trả lãi, trả gốc cho ngân hàng. * Công tác tập huấn cho cán bộ địa phương, Tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể: Các chi nhánh và các PGD đã lập kế hoạch tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể phụ trách, cán bộ giảm nghèo xã, trưởng thôn (ấp), ban quản lý tổ TK&VV ít nhất một năm một lần. Nhiều chi nhánh và PGD đã kiến nghị với địa phương cố gắng ổn định tổ chức, hạn chế việc luân chuyển cán bộ để giảm tải việc đào tạo bổ sung đồng thời nâng cao được chất lượng hoạt động ủy thác do năng lực cán bộ Hội, đoàn thể trực tiếp thực hiện các hoạt động ủy thác được cải thiện khi tích lũy được kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tiễn. 2.3. Đối với Ban đại diện HĐQT các cấp - Ở nhiều địa phương, Ban đại diện HĐQT các cấp đã họp đúng định kỳ; chỉ đạo đôn đốc các Hội đoàn thể thực hiện tốt một số nội dung công việc ủy thác như đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc Tổ trưởng Tổ TK&VV về thu lãi, đôn đốc việc trả nợ của các hộ vay, thu tiết kiệm của tổ viên; nắm bắt thông tin nhu cầu về nguồn vốn; việc sử dụng vốn, những phát sinh của hộ vay. - Nhiều Ban đại diện HĐQT đã chỉ đạo Hội đoàn thể nhận ủy thác và cán bộ ngân hàng xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong khi triển khai tín dụng chính sách tại địa phương. 2.4. Đối với các tổ chức Hội - Tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác ở nhiều địa phương đã phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban thường vụ Hội, phân công cụ thể cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động ủy thác của NHCSXH. - Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp ở nhiều nơi đã có chương trình/kế hoạch hoạt động theo nghiệp vụ ủy thác. 5 - Ở một số địa phương, Hội đoàn thể đã làm tốt các nội dung công việc nhận ủy thác như: + Công tác bình xét cho vay tại tổ theo đúng quy trình, thực hiện công khai, dân chủ công tác xử lý nợ tại tổ thôn/ấp và đối với các hộ vay. + Nhiều tổ chức Hội nhận ủy thác đã thường xuyên lồng ghép tuyên truyền công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ vật nuôi cây trồng đến tận hộ vay. + Tại nhiều chi nhánh và PGD NHCSXH trên toàn quốc đã và đang làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, trước, trong và sau khi cho vay. Điều này đã tạo dựng thói quen hướng cho hộ vay làm giầu tại quê hương, có ý thức trả lãi, trả nợ ngân hàng, không trông chờ ỷ lại. Nhiều nơi đã hướng dẫn các Tổ TK&VV bầu chọn được những người có tâm huyết, nhiệt tình vào Ban quản lý (BQL) tổ nên chất lượng hoạt động của nhiều tổ rất tốt. + Ở một số địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác đã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc BQL tổ trong việc thu lãi, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn, làm tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro khi có phát sinh. 2.5. Đối với các Tổ TK&VV - Ở một số địa phương, như một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ và trung du phía bắc, Ban quản lý tổ (đặc biệt là tổ trưởng) đã kiên trì hướng dẫn hộ vay, không làm thay làm hộ vay. - Nhiều tổ đã thu lãi tốt (thu róc lãi), thu tiền tiết kiệm đầy đủ theo đúng qui ước của tổ, đã đôn đốc tốt việc trả nợ gốc (nhất là việc thu nợ dứt điểm theo kỳ con). - Nhiều chi nhánh có số tổ thực hiện gửi tiền tiết kiệm chiếm tỉ lệ rất cao (gần 100%). 2.6. Việc chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội đoàn thể - Nhiều địa phương, chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) đã quan tâm, sát sao trong việc chỉ đạo các Hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt các nội dung công việc theo hợp đồng đã thỏa thuận với NHCSXH. - Ở một số địa phương, chính quyền các cấp đã thể hiện trách nhiệm cao trong rà soát phân loại và cập nhật các đối tượng chính sách, xác nhận chính xác các hộ được bình xét cho vay, đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của NHCSXH. 3. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tín dụng 3.1. Về chất lượng tín dụng - Một số chi nhánh có tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2% nhưng vẫn còn các PGD và các xã/phường còn tỉ lệ nợ quá hạn trên 2%; Vấn đề đáng quan tâm là nợ quá hạn có xu hướng tăng. Qua kết quả của các đoàn kiểm tra cho thấy vấn đề này tồn tại ngay cả với một số chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt. - Việc lập hồ sơ và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan còn chưa kịp thời. Một số nơi hộ vay thực sự bị rủi ro do dịch bệnh cây trồng vật nuôi hoặc do thiên tai hạn hán nhưng việc tập hợp hồ sơ còn chậm trễ, dẫn đến việc xử lý nợ bị rủi ro chậm, gây nhiều khó khăn cho hộ vay. - Một số chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn còn cao (trên 2%) điển hình là ở khu vực Tây Nam Bộ. 6 - Một số chi nhánh lãi chưa thu còn tồn đọng một tỷ lệ tương đối cao so với tổng dư nợ. - Vấn đề chiếm dụng vốn của cán bộ Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV vẫn còn xảy ra ở một số chi nhánh, ngay cả với chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt. Tỉ lệ vốn bị chiếm dụng ở một số chi nhánh có chất lượng tốt đôi khi còn cao hơn cả đối với chi nhánh có chất lượng tín dụng trung bình. - Ở một số chi nhánh: Một số chương trình còn cho vay chưa đúng thủ tục qui định (chưa có xác nhận của chính quyền địa phương), thậm chí cho vay vượt mức qui định. Ví dụ: Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (theo số liệu tại văn bản 2064/NHCS-KTNB ngày 12/6/2013). 3.2. Về phía NHCSXH * Công tác tổ chức điều hành: - Một số chi nhánh sắp xếp bố trí con người chưa phù hợp, có nơi không bổ sung kịp thời cán bộ (nhất là cán bộ lãnh đạo) cho PGD trong khi dư nợ lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của PGD. - Ở một vài nơi, năng lực điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh tỉnh, các PGD (từ Tổ trưởng các tổ nghiệp vụ trở lên đến Giám đốc) còn nhiều hạn chế. * Trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ: - Chất lượng cán bộ tác nghiệp ở một số đơn vị còn hạn chế như việc nắm bắt văn bản chưa kịp thời nên việc xử lý tình huống nảy sinh khi giao dịch chưa hiệu quả. Hoặc hiểu chưa rõ một số qui định nên dẫn đến các sai sót khi kiểm tra hồ sơ cho vay. Đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định tín dụng ở nhiều chi nhánh còn hạn chế nên lập phiếu thẩm định còn sai sót. - Việc hướng dẫn nghiệp vụ và cách ứng xử của một số cán bộ ở một số nơi khi đi giao dịch xã chưa tốt như không trả lời, không giải đáp hoặc không hướng dẫn cho tổ trưởng hoặc hộ vay về đăng ký trả lãi hoặc không hướng dẫn rõ hộ vay để làm thủ tục xin gia hạn nợ. Vì vậy BQL tổ không hiểu rõ cách làm khi hộ vay thu lãi, hoặc làm hộ vay lúng túng khi làm thủ tục xin gia hạn nợ, cách trả lãi. Ví dụ: Việc đăng ký trả lãi theo tháng của chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoặc việc xử lý tình huống hộ vay chương trình HSSV chưa đăng ký trả lãi theo tháng và chưa có sao kê trên mẫu 13/TD nhưng vẫn trả lãi theo tháng. - Một số nơi cán bộ tổ giao dịch lưu động chưa nghiêm túc thực hiện triệt để qui định của hệ thống như việc thu nợ gốc của một số tổ trưởng. - Tính chủ động của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn còn hạn chế. Ví dụ: có một số nơi số lượng thành viên của một số Tổ TK&VV lên tới gần 100 nhưng vẫn không chủ động phối hợp với Hội cấp xã và Tổ TK&VV để chia tách tổ. - Một số chi nhánh và PGD thiếu sâu sát cơ sở, khoán trắng công việc ủy thác cho tổ chức Hội đoàn thể và Tổ TK&VV. * Về hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã: - Một số PGD của một số chi nhánh, trong một số phiên giao dịch còn phát hành biên lai thu lãi chưa kịp thời. - Có nơi giao biên lai không cho Tổ TK&VV ký nhận hoặc không thu lại biên lai chưa thu được lãi của tổ (ngay cả những chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt). Điều này có thể dẫn đến không kiểm soát được số tiền lãi mà tổ thu được và tiềm ẩn nguy cơ chiếm dụng lãi thu được của BQL Tổ TK&VV. 7 - Có PGD việc công khai chính sách tín dụng không được tóm tắt lên giấy Ao mà ghim cả văn bản lên bảng, cách thức này có thể không hiệu quả vì văn bản dài, chữ nhỏ, người dân có thể không đọc nên không nắm bắt được nội dung chính sách. - Vẫn còn trường hợp BQL thu nợ gốc (kể cả với các chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt). - Mẫu biểu 13/TD có BQL ghi số tiền không chính xác (Ví dụ: 10.000 đồng thì ghi số 10) nhưng cán bộ giao dịch vẫn không hướng dẫn ghi lại hoặc không yêu cầu BQL tổ ghi đúng số tiền tổ viên nộp. Có BQL tổ thu lãi của tổ viên có chữ ký nhưng lại không ghi số tiền mà chỉ ghi tổng số lãi thu được. Cán bộ kế toán của Tổ giao dịch lưu động vào Chương trình phần mềm KTGD theo số tiền ghi của từng tổ viên theo bảng kê 13/TD, chênh lệch tổng số tiền thu giữa bảng kê 12/TD và 13/TD không được phát hiện và thông báo với BQL tổ, đến tháng sau khi tổ viên thắc mắc mới xử lý vấn đề. - Có Tổ TK&VV đăng ký miệng với Tổ giao dịch lưu động về một số hộ trả lãi vay Chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo tháng nhưng số lãi phải thu chưa được cập nhật lên bảng 13/TD, BQL tổ vẫn thu. Tổ giao dịch đã không giải thích rõ cách thức tiến hành để số lãi phải thu được cập nhật lên bảng 13/TD của tháng tiếp theo. - Việc kiểm quỹ khi kết thúc giao dịch tại xã không có sự tham gia của Tổ trưởng tổ giao dịch lưu động vì việc họp giao ban được tổ chức đồng thời với việc kiểm quỹ. Điều này có thể dẫn đến hệ quả không xác định rõ trách nhiệm trong trường hợp thừa thiếu tiền khi kiểm quĩ. - Có trường hợp Giám đốc đã phê duyệt hồ sơ và thông báo giải ngân đối với hộ vay nhưng do trong Tổ TK&VV có thành viên chưa trả được nợ gốc đến hạn thì cũng không giải ngân cho những hộ đã được phê duyệt. - Một số nơi nội dung họp giao ban trong sổ họp giao ban chưa phản ánh hết những tồn tại, không nêu rõ nguyên nhân những tổ không đến nộp lãi trong phiên giao dịch để đôn đốc các tổ đến trong tháng tiếp theo. Trên sổ họp giao ban còn nhiều mục để trống, nội dung biên bản họp giao ban còn sơ sài, thiếu chữ ký của đại diện tổ chức Hội đoàn thể ký; có nơi các thành phần Hội đoàn thể ký trước vào các trang chưa họp. * Về thực hiện nghiệp vụ: - Một số nơi triển khai Quy trình nghiệp vụ của NHCSXH ban hành chưa bài bản hoặc còn sai sót nghiệp vụ: Vẫn còn hiện tượng sai sót, tẩy xóa hồ sơ, không thực hiện phân kỳ hạn trả nợ hoặc phân kỳ trả nợ chưa chính xác, gia hạn vượt thời gian qui định hoặc không cập nhật vào sổ lưu tờ rời, tên đệm khác nhau giữa tờ lưu tờ rời và trên mẫu 13/TD Nguyên nhân là do trình độ một bộ phận cán bộ còn hạn chế hoặc do tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao. - Công tác lập và triển khai kế hoạch tín dụng ở một số chi nhánh và PGD chưa hiệu quả (kế hoạch lập thiếu chi tiết, không giám sát khi triển khai). * Công tác đào tạo tập huấn cho các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và BQL các Tổ TK&VV: - Chất lượng công tác tập huấn chính sách tín dụng còn hạn chế nên việc am hiểu các quy định chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của NHCSXH của các Hội đoàn thể nhận ủy thác và BQL Tổ TK&VV còn hạn chế. 8 - Ở một số chi nhánh, việc triển khai tập huấn các văn bản nghiệp vụ cho các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV chưa kịp thời nên chất lượng hoạt động ủy thác và ủy nhiệm không tốt làm giảm chất lượng tín dụng của đơn vị. * Công tác tham mưu, phối kết hợp: - Một số chi nhánh chưa chủ động tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh/Trưởng Ban đại diện HĐQT có văn bản chỉ đạo UBND huyện và các ngành trong việc triển khai thực hiện việc rà soát, bổ sung hộ nghèo/ cận nghèo; hoặc có các PGD chưa tham mưu cho chính quyền cơ sở thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi. - Một số chi nhánh chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc tuyên truyền và đôn đốc hộ vay trả nợ theo phân kỳ (đặc biệt là đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn). * Công tác kiểm tra giám sát: - Một số chi nhánh chưa trưng tập cán bộ của các phòng chuyên môn nghiệp vụ tham gia công tác kiểm tra (kiểm tra toàn diện). - Có chi nhánh chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo làm rõ những vụ chiếm dụng vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích. - Ở một vài chi nhánh, một số tồn tại sai sót qua kiểm tra chưa được chỉnh sửa triệt để như sai sót về hộ vay ké hoặc sử dụng vốn sai mục đích chưa thu hồi được. Văn bản chỉ đạo chấn chỉnh sai sót sau kiểm tra chỉ được tổng hợp và chỉ đạo 6 tháng 1 lần mà chưa chỉ đạo ngay sau từng đợt kiểm tra. 3.3. Đối với Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện - Chưa làm tốt việc lồng ghép các chương trình tín dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ủy thác của địa phương. - Một số Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động: tổ chức họp không đầy đủ, số lượng cuộc họp ít (có nơi chỉ họp được 2 lần/ năm); thành lập các đoàn kiểm tra chủ yếu là cán bộ NHCSXH và các Hội đoàn thể nhận ủy thác; có thành viên BĐD HĐQT chưa tham gia kiểm tra, giám sát theo kế hoạch. - Công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT ở nhiều nơi còn hạn chế. Có nơi chỉ thực hiện 10% kế hoạch kiểm tra đã lập. Ở một số địa phương, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT chưa tốt: không có chương trình kiểm tra hoặc không đăng ký lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra. Chưa tập trung vào việc xử lý những tồn tại, vướng mắc tại cơ sở. Kết quả kiểm tra, giám sát của một số thành viên chủ yếu lấy số liệu chuyên môn, chưa bám vào nội dung chương trình kiểm tra đã xây dựng; một số đợt kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT không lưu biên bản kiểm tra. - Một số nơi công tác tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã về hoạt động của NHCSXH còn hạn chế như không có văn bản gửi các ngành liên quan, Hội đoàn thể nhận uỷ thác để đề nghị họ chỉ đạo việc triển khai thực hiện các văn bản tín dụng chính sách. - Ở một số địa phương, Ban đại diện HĐQT từ cấp huyện đến cấp tỉnh chưa kiên quyết trong việc chỉ đạo xử lý và thu hồi nợ xấu. 3.4. Hội, đoàn thể - Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi chưa tốt. Việc chỉ đạo bình xét cho vay công khai chưa tốt dẫn đến hiện tượng lợi dụng vay ké, cho vay không đúng đối tượng. 9 - Nhiều nơi tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác chưa chủ động phối hợp với NHCSXH để đào tạo tập huấn cho Hội, đoàn thể cấp xã và BQL Tổ TK&VV. - Việc lưu trữ hồ sơ của Hội, đoàn thể cấp xã còn chưa khoa học, một số nơi lưu trữ chưa đầy đủ. - Một số nơi các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác không có sổ họp giao ban hoặc không có biên bản bàn giao khi thay đổi Hội, đoàn thể quản lý các Tổ TK&VV. - Một số nơi vẫn còn hiện tượng Hội, đoàn thể nhận biên lai thu lãi để đưa cho Tổ TK&VV. Nguyên nhân là do một số tổ giao dịch lưu động không kịp in biên lai khi kết thúc giao dịch. Vấn đề này dẫn đến kết quả đôn đốc thu nợ và kết quả thu lãi các Tổ TK&VV không cao. - Công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Hội, đoàn thể cấp trên còn chưa tốt hoặc còn mang tính hình thức, không phát hiện sai sót của Hội, đoàn thể cấp dưới và Tổ TK&VV. Vấn đề này có thể sẽ tiềm ẩn vấn đề sử dụng vốn không hiệu quả nên khó hoàn trả gốc hoặc BQL tổ có thể chiếm dụng vốn nhưng không phát hiện được. - Năng lực của một bộ phận cán bộ của các tổ chức Hội, đoàn thể còn hạn chế: phương pháp, kỹ năng làm việc yếu, nắm chưa vững các qui định chính sách nên tuyên truyền chính sách đến người dân chưa hiệu quả, ghi chép sổ sách, biên bản họp giao ban không rõ ràng. - Một số nơi tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của cán bộ Hội, đoàn thể còn hạn chế (đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ), không sâu sát đến từng Tổ TK&VV, bàng quan với hoạt động tín dụng chính sách, thậm chí không nắm được và không cập nhật kết quả hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể mình quản lý. Chỉ đến khi nào làm báo cáo gửi Hội, đoàn thể cấp trên thì mới đến NHCSXH xin số liệu. - Việc thay đổi nhân sự thường xuyên của các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác dẫn đến năng lực và kinh nghiệm của cán bộ Hội, đoàn thể trực tiếp thực hiện hoạt động ủy thác hạn chế nên chất lượng hoạt động ủy thác chưa tốt. - Việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, tổ chức Hội đoàn thể và NHCSXH ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ. 3.5. Đối với Tổ TK&VV - Còn khá nhiều Tổ TK&VV chưa thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ về gửi tiền tiết kiệm định kỳ. Có nơi hộ vay gửi tiền tiết kiệm ngay sau khi nhận tiền vay. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền mục đích ý nghĩa của gửi tiền tiết kiệm chưa hiệu quả. - Nhiều BQL Tổ TK&VV hiểu chưa rõ quy định của các chương trình cho vay nên việc bình xét cho vay chưa hiệu quả, thiếu chính xác. Vẫn còn tình trạng một hộ gia đình vay vốn ở 2 tổ khác nhau (ngay cả ở các chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt). Có hộ gia đình không có phương án sử dụng vốn hiệu quả nhưng vẫn bình xét cho vay mức cao. Trong khi đó có nhiều hộ vay cần vốn nhiều và sử dụng vốn hiệu quả nhưng lại bình xét cho vay mức thấp. Có tổ có thành viên còn dư nợ vay chương trình Hộ nghèo đã tiếp tục bình xét cho vay chương trình hộ cận nghèo. - Một số nơi thành lập Tổ TK&VV chưa đúng quy định: Vẫn còn tổ được thành lập không cùng địa bàn thôn/ấp mặc dù số lượng thành viên tổ ở các thôn đủ điều kiện thành lập trong cùng thôn/ấp. - Năng lực của BQL tổ yếu, không hướng dẫn mà còn làm thay, viết thay mẫu biểu cho hộ vay (một số địa phương thuộc khu vực Tây nam bộ). Có BQL tổ thu lãi ghi 10 [...]... một cách có chất lượng và hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng trên toàn địa bàn huyện - Thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã: Hoạt động giao dịch tại các điểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống NHCSXH Vì vậy, chất lượng của điểm giao dịch và hoạt động giao dịch lưu động tại xã đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Để thực... củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ năm 2012 9 Văn bản số 905/NHCS-BCĐ ngày 4/4/2013 Báo cáo kết quả thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ và các chi nhánh có chất lượng hoạt động thấp (Quý 1/2013) 10 Văn bản số 1393/NHCS-BCĐ Báo cáo kết quả thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của... có giải pháp và kế hoạch thu hồi Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với Lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi Đặc biệt phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2% Nội dung phương án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. .. tích lũy để trả lãi và đặc biệt là trả nợ gốc III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 1 Về phía NHCSXH 1.1 Đối với NHCSXH cấp tỉnh - Đối với các chi nhánh đã có chất lượng tín dụng khá và tốt cần xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng; Xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với huyện có nợ quá hạn trên 2% Với những xã có tỉ lệ nợ quá hạn trên 2% hoặc... hướng dẫn thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 4 Văn bản 3107/NHCS-QLN ngày 25/9/2012 V/v rà soát nợ xấu 5 Văn bản 3613/NHCS- QLN ngày 14/11/2012 V/v bổ sung rà soát nợ xấu 6 Văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 V/v Xây dựng Phương án, Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng 7 Văn bản 3962/NHCS-TDNN ngày 17/12/2012 V/v tham mưu thành lập và hoạt động Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó... TK&VV hoạt động tốt - Khi kết thúc phiên giao dịch phải in sao kê nợ đến hạn tháng tới gửi cho Tổ trưởng Tổ TK&VV và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác - Phân kỳ trả nợ theo kỳ con và theo dõi đôn đốc trả nợ sát sao theo kỳ con Với chi nhánh có NQH trên 2%: - Xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với toàn chi nhánh (nếu chưa xây dựng) Xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng. .. cần xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng riêng cho từng xã - Cần lập kế hoạch tín dụng chi tiết và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt một cách có hiệu quả - Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền/đào tạo cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể, cán bộ Ban giảm nghèo để họ hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương... và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, cần chú trọng các giải pháp sau đây: + Rà soát để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch Trong các phiên giao dịch cố định cần bố trí đủ cán bộ và phương tiện làm việc cho phù hợp; chú ý bố trí số lượng cán bộ hợp lý theo từng phiên giao dịch, đồng thời bố trí thời gian giao dịch và giao ban cho hợp lý + Nâng cao. .. đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách - Tham gia sinh hoạt với các Tổ TK&VV (đặc biệt là các Tổ TK&VV xếp loại yếu kém và trung bình) 2 Đối với Ban đại diện cấp tỉnh, cấp huyện - Cần tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh/huyện để lồng ghép các chương trình tín dụng từ... địa phương đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả - Duy trì tổ chức họp Ban đại diện HĐQT định kỳ theo qui định để thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động tín dụng chính sách và để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những vấn đề tồn tại, sai sót trong thực hiện các hoạt động - Tăng cường việc chỉ đạo điều hành chính quyền cấp dưới và các tổ chức Hội, đoàn thể để làm tốt hoạt động ủy thác - Cần nghiêm

Ngày đăng: 02/05/2014, 12:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

  • (Thời lượng: 1 ngày)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan