đề tài : Maersk Logistics quốc tế và Việt Nam

45 2.4K 17
đề tài : Maersk Logistics quốc tế và Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCMỞ ĐẦU31. Lý do chọn đề tài32. Mục tiêu nghiên cứu33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu44. Phương pháp nghiên cứu45. Bố cục nghiên cứu4NỘI DUNG6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT61.1 Khái quát về Logistics61.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của logistics61.1.2 Đặc điểm của logistics101.1.3 Nội dung của quản trị logistics111.2 Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics131.2.1 Tầm quan trọng của vận tải biển trong thương mại quốc tế hiện nay131.2.2 Logistics trong hoạt động giao nhận, vận tải biển141.2.3 Các yếu tố tác động tới vận tải biển và logistics trong tương lai15CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MAERSK LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM172.1 Tổng quan về Maersk172.1.1 Giới thiệu chung172.1.2 Lịch sử hình thành172.1.3 Ý nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng Maersk Group192.1.4 Lĩnh vực kinh doanh192.2 Maersk Logistics quốc tế212.2.1 Logistics tích hợp212.2.2 Quản lí chuỗi cung ứng (Supply chain management)212.2.3 Hệ thống dịch vụ vận tải biển212.2.4 Quản lí hàng tồn kho và kho bãi262.2.5 Các gói dịch vụ GTGT (Dịch vụ khác)272.2.6 Đánh giá282.3 Maersk Logistics Việt Nam292.3.1 Giới thiệu chung292.3.2 Lĩnh vực hoạt động và năng lực cốt lõi của Maersk Việt Nam302.3.3 Đánh giá31CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LOGISTICS343.1 Cơ hội và thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam343.1.1 Cơ hội353.1.2 Thách thức353.1.3 Ma trận SWOT của Maersk tại thị trường Việt Nam363.2 Giải pháp logistics403.3 Kiến nghị logistics43CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN45TÀI LIỆU THAM KHẢO45 

Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang MỤC LỤC 1 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vòng 20 năm qua, toàn cầu hóa đã làm thay đổi thế giới trên nhiều phương diện, mở mang thêm các lĩnh vực hợp tác quốc tế từ mậu dịch hàng hóa đến mậu dịch vô hình, tác động mạnh mẽ tới hệ thống cung cầu, làm biến đổi nhanh về số lượng chất lượng của nó. Trước đây, vai trò của “cung” luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng ngày nay, tình hình đã thay đổi : trong dây chuyền phân phối hàng hóa, vai trò quan trọng hàng đầu đã được chuyển từ “cung” sang “cầu”. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, người sản xuất luôn phải quan tâm, đặt ra giải đáp câu hỏi: Khách hàng người tiêu thụ sản phẩm của mình là ai? Ai là đối thủ cạnh tranh của mình? Mình cần phải sản xuất cái gì tổ chức sản xuất ra sao? Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất để đảm nhiệm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa như: gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho giao nhận. Hoạt động vận tải thuần túy đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung-cầu” . Xu hướng đó không những đòi hỏi phải kiểm soát được các luồng thông tin, luồng hàng hóa luồng tài chính. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, vừa làm tăng lợi nhuận cho các hang vận tải, thương mại, đảm bảo được lợi ích chung. Từ đó đã hình thành nên vấn đề quản lý logistics nhằm đạt được mục tiêu trên. Hiện nay tại Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thị trường Logistics là một mảng thị trường khá mới mẻ, có thể nói ngành chỉ mới là ở giai đoạn phôi thai, quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics vừa nhỏ, đa phần làm đại lý cho nước ngoài hoặc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ. Bởi dịch vụ Logistics là một quá trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ… Nên để đầu tư một doanh nghiệp có kho bãi, đội xe, làm đại lý… cần một số vốn không nhỏ. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp tính liên kết hợp tác còn lỏng lẻo, nhưng đã có sự chuẩn bị nhất định, linh hoạt thích ứng dần với cơ chế thị trường nên hoạt động Logistics khá sôi nổi. Tuy vậy, sự chuẩn bị cho mốc cửa thị trường vẫn mang tính thụ động bởi chưa có các chiến lược, kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực quan trọng này. Trên cơ sở đó nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Maersk Logistics quốc tế Việt Nam” cho bài tiểu luận này với mong muốn giới thiệu những ưu việt mà hoạt động logistics có thể đem lại cho các ngành dịch vụ kinh tế ở nước ta. Đồng thời cũng đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ này. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Về phương pháp luận: 2 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang + Trình bày tóm tắt, có hệ thống để làm rõ khái niệm Logistics. + Qua tài liệu tổng hợp kinh nghiệm phát triển Logistics của một số nước, rút ra các bài học cần thiết phù hợp để phát triển Logistics trong các công ty, doanh nghiệp về vận tải biển ở Việt Nam. * Về thực tiễn: + Đánh giá về thực trạng hoạt động Logistics ở các công ty, doanh nghiệp về vận tải biển ở Việt Nam, nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát triển Logistics trong các công ty này. + Đề xuất, định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp logistics đối với loại hình doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Phát triển dịch vụ Logistics đối với các công ty, doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu + Về chủ thể: Các doanh nghiệp vận tải biển logisticsViệt Nam + Về thời gian : Tập trung vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO từ 2007 đến 2012, từ đó đưa ra định hướng phát triển về sau. 4. Phương pháp nghiên cứu + Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu : phân tích, tổng hợp, so sánh, … + Nguồn dữ liệu thu thập từ : Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển – Đại học kinh tế quốc dân, Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, nhiều bài luận văn giáo trình khác từ mạng Internet. 5. Bố cục nghiên cứu Gồm 3 chương. + Chương I : Cơ sở lý thuyết về logistics • Khái quát về logistics • Mối quan hệ giữa vận tải biển logistics + Chương II : Thực trạng Maersk logistics quốc tế Việt Nam • Tổng quan về MaerskMaersk quốc tếMaersk Việt Nam 3 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang + Chương III : Giải pháp kiến nghị logistics • Cơ hội thách thức cho Maersk tại thị trường Việt Nam (logistics). • Giải pháp • Kiến nghị 4 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát về Logistics 1.1.1 Khái niệm tầm quan trọng của logistics a) Khái niệm về logistics Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp - logistikos - phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Logistics hiện đại (modern business logistics) là một môn khoa học tương đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất. Cuốn sách đầu tiên về logistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận nội dung khác nhau. Có thể chia quá trình phát triển của logistics kinh doanh trên thế giới thành 5 giai đoạn: workplace logistics (logistics tại chỗ), facility logistics (logistics cơ sở sản xuất), corporate logistics (logistics công ty), supply chain logistics (logistics chuỗi cung ứng), global logistics (logistics toàn cầu). Mỗi giai đoạn tương ứng với cách hiểu định nghĩa khác nhau của Logistics. Có thể nói định nghĩa hiện nay vẫn chưa là tuyệt hảo nhưng đã hoàn thiện hơn thế hệ những giai đoạn trước rất nhiều. Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM - Council of Logistic Management) thì: Logistics là quá trình hoạch định, thực thi kiểm tra dòng vận động dự trữ một cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, hành phẩm thông tin từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng. Các chuyên gia về marketing logistics cũng có định nghĩa tương tự. Như vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp vật liệu kết thúc khi đã phân phối hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng. Tham gia hệ thống logistics bao gồm nhiều tổ chức. Các trung gian thương mại thực hiện các hoạt động logistics trong kênh phân phối. Vậy: Logistics kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng hoá thông qua các hành vi thương mại (mua, bán), bao gồm việc hoạch định, thực thi kiểm tra dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ thông tin từ lĩnh vực sản xuất đến 5 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng thu được lợi nhuận. Thông qua định nghĩa, chúng ta nhận thấy: - Logistics là quá trình quản trị, là chức năng quản trị cơ bản của doanh nghiệp thương mại; kinh doanh thương mại là kinh doanh dịch vụ logistics. - Logistics thương mại là quá trình dịch vụ khách hàng thông qua các hành vi mua, bán hàng hoá. Như vậy thuật ngữ logistics khá phức tạp không thể chuyển hóa về một cái tên Việt Nam trong một từ ngữ ngắn gọn cho nên chúng ta nên chỉ gọi nó là Logistics từ nay đến cuối tiểu luận này. b) Vị trí vai trò của logistics Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây: - Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa dịch vụ trong nước quốc tế. Hàng nghìn sản phẩm dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được bán ra phân phối hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ vừa qua. Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng sự tăng nhanh của hàng hóa dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô tính phức tạp, phát triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn. Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác. Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia. Tại Mỹ logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP. Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và, hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD. Đầu tư vào các cơ sở vận tải phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng vô cùng quan trọng. - Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ sự di chuyển dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ. Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng, việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu. 6 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang - Tiết kiệm giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối. Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất kinh doanh khác. Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế. - Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán vận tải quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước. Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics rẻ tiền chất lượng cao. Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng… Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một tổ chức của Mỹ có thể mở rộng năng suất logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm. Một cách để chỉ ra vai trò của logistics là so sánh phí tổn của nó với các hoạt động xã hội khác. Tại Mỹ chi phí kinh doanh logstics lớn gấp 10 lần quảng cáo, gấp đôi so với chi phí bảo vệ quốc gia ngang bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe con người hàng năm. Xét ở tầm vi mô, trước đây các công ty thường coi logistics như một bộ phận hợp thành các chức năng marketing sản xuất. Marketing coi logistics là việc phân phối vật lý hàng hóa. Cơ sở cho quan niệm này là hoạt động dự trữ thành phẩm hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào do logistics đảm nhiệm cũng là nhiệm vụ của biến số phân phối (Place) trong marketing - mix được gọi là phân phối vận động vật lý. Hiểu đơn giản là khả năng đưa 1 sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng khách hàng. Phân phối vật lý thực hiện đơn đặt hàng có thể coi là sự thay đổi chủ chốt trong việc bán sản phẩm, do đó cũng là cơ sở quan trọng trong thực hiện bán hàng. Sản xuất coi logistics là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn nguồn cung ứng tốt phân phối hàng hóa thuận tiện…Bởi lẽ các hoạt động này ảnh hưởng liên quan chặt chẽ đến thời gian điều hành sản xuất, kế họach sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính thời vụ của sản xuất, chi phí sản xuất, thậm chí ngay cả vấn đề bao bì đóng gói sản phẩm trong sản xuất công nghiệp hiện đại. Do chức năng logistics không được phân định rạch ròi nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ khách hàng tổng chi phí logistics bởi sự sao nhãng thiếu trách nhiệm với hoạt động này. Quan điểm kinh doanh hiện đại ngày nay coi logistics là một chức năng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với hai chức năng cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất marketing, phần giao diện giữa chúng có những hoạt động chung. 7 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang Quan hệ giữa chức năng logistics với chức năng sản xuất Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia phát triển, quản trị logistics còn được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức. Vai trò của nó thể hiện rất rõ nét tại các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường. - Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng cho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng lợi nhuận công ty. Logistics đóng vai trò quan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau. Nó giúp phối hợp các biến số marketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn. - Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian địa điểm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra luôn mang một hình thái hữu dụng giá trị (form utility and value) nhất định với con người. Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn thế. Nó cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian có khả năng trao đổi với khách hàng. Các giá trị này cộng thêm vào sản phẩm vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian lợi ích sở hữu (place, time and possession utility). Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí. Lợi ích thời gian là gía trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt động logistics. Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian địa điểm do logistics mang trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm. 8 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang - Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa. Hơn thế nữa, các mô hình quản trị phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng… hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình - Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống logistics hiệu quả kinh tế cũng tương tự như một tài sản vô hình cho công ty. Nếu một công ty có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấp thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do dó tạo ra uy tín. Mặc dù không tổ chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối tài sản nhưng cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài sản vô hình giống như bản quyển, phát minh, sáng chế, thương hiệu. 1.1.2 Đặc điểm của logistics Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ này như sau: * Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động logistics hệ thống: - Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất nền tảng của hoạt động logistics nói chung; - Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn gắn với toàn bộ quá trình hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng; - Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng,… Logistics sinh tồn, hoạt động hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh. * Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu 9 Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) GVHD: Thầy Trần Hoàng Giang của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. * Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, … Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics. * Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề cơ sở cho sự ra đời phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics. 1.1.3 Nội dung của quản trị logistics Quản trị Logistics là quá trình hoạc định, thực hiện kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển dự trữ hàng hóa, dịch vụ… những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Như đã biết quản trị logistics không phải là hoạt động đơn lẻ, vì vậy nó có các nội dung sau. - Dịch vụ khách hàng - Hệ thống thông tin - Dự trữ - Quản trị vật tư - Vận tải - Kho bãi - Quản trị chi phí 10 [...]... được lợi thế này không có cách nào khác là dựa vào hoạt động buôn bán quốc tế Trên quan điểm của logistics quốc tế, xu hướng này sẽ đưa đến nhiều thách thức Logistics quốc tế sẽ ngày càng phức tạp vì ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, mỗi quốc gia có thể là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống logistics quốc tế đó - Kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển Một xu hướng... giữa các công ty logistics với nhau • Rủi ro có thể xảy ra ngay trên đường vận tải biển Do thiên tai, bão trên biển • Hệ thống máy móc có thể gặp sự cố bất ngờ, lỗi kĩ thuật… 32 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ LOGISTICS 3.1 Cơ hội thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam Thị trường Việt Nam hầu như chưa có... 1912 A/S) 16 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang • Năm 1917, Maersk lập xưởng đóng tàu Odense Shipyard • Năm 1918, Maersk lập Công ty hàng hải Maersk Line, hoạt động ở Nhật Bản, Thượng Hải (Trung Quốc) bờ phía đông phía tây Hoa Kỳ Sau đó Maersk bắt đầu kinh doanh việc chở dầu • Năm 1962 Maersk được chính phủ Đan Mạch nhượng quyền thăm dò khai thác dầu... nay 20 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang vận tải biển được phát triển mạnh trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế 2.2.3.1 Các sản phẩm dịch vụ vận tải biển chủ yếu của Maersk  Hàng hóa đặc biệt: Là hàng hóa quá khổ không vừa với các container khô container lạnh theo tiêu chuẩn của Maersk Có ba loại hàng hóa đặc biệt: - Hàng... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MAERSK LOGISTICS QUỐC TẾ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Maersk 2.1.1 Giới thiệu chung Tập đoàn A.P.Moller -Maersk (tiếng Đan Mạch: A.P.Møller-Mærsk Gruppen) là một tập đoàn kinh doanh quốc tế do người Đan Mạch làm chủ, thường được biết dưới tên đơn giản Maersk Maersk hoạt động trong nhiều lãnh vực, chủ yếu là vận tải hàng hải (Maersk là nhà vận tải lớn nhất thế giới), khoan khai... ứng (supply chain management) 28 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang Năm 1999 tập đoàn Maersk mua lại hãng tàu Sealand của Mĩ đổi tên thành Maersk Sealand, tên Maersk Logistics được giữ nguyên, việc mua lại hãng tàu Sealand của Mĩ làm tăng thị phần cho công ty trên quy mô toàn cầu cũng như ở Việt Nam một cách đáng kể, Maersk trở thành một ngành dẫn đầu trong... phí nhân công thấp nhất điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có khả năng cạnh tranh nhất đặc biệt là trong ngành công nghiệp dệt may may mặc Việc tái cơ cấu nguồn lực như hiện nay sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế đáng kể so với Trung Quốc Maersk cho biết, trong những tháng gần đây dòng FDI từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Đài Loan đổ vào Việt Nam để xây dựng nhà máy... 17-35% khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của TTP Tuy nhiên, cũng còn có rất nhiều thách thức hạn chế đi kèm với hiệp định TPP, cụ thể là trong các lĩnh vực quản lý phát triển, vấn đề thiếu các ngành công 30 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang nghiệp phụ trợ những ràng buộc nhất định như là "quy định về nguồn gốc xuất xứ của sợi" Việt Nam phụ thuộc... Hiện nay có bốn bộ phận kinh doanh khác nhau trực thuộc Công ty TNHH Maersk Việt Nam: Maersk Line là hãng vận tải container lớn nhất thế giới; Damco là một trong những nhà cung cấp dịch vụ 31 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang logistics hàng đầu thế giới; MCC Transport là Hãng vận tải nội Á Safmarine là Hãng vận tải container chuyên phục vụ các tuyến vận tải... container trên toàn thế giới, hậu cần, các giải pháp chuyển tiếp các hoạt động thiết bị đầu cuối với các thương hiệu: Maersk Line, Safmarine Damco Từ năm 1996, Maersk là hãng vận tải container lớn nhất thế giới Maersk Kalamata ở cảng Seattle Eleonora Maersk , một trong những tàu E-class 18 GVHD: Thầy Maersk logistics quốc tế Việt Nam (Đan Mạch) Trần Hoàng Giang 2.1.4.2 APM Terminals APM Terminals

Ngày đăng: 30/04/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Bố cục nghiên cứu

    • NỘI DUNG

    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 1.1 Khái quát về Logistics

        • 1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của logistics

          • a) Khái niệm về logistics

          • b) Vị trí và vai trò của logistics

          • 1.1.2 Đặc điểm của logistics

          • 1.1.3 Nội dung của quản trị logistics

            • 1.1.3.1 Dịch vụ khách hàng

            • 1.1.3.2 Hệ thống thông tin trong quản trị logistics

            • 1.1.3.3 Quản trị dự trữ

            • 1.1.3.4 Quản trị vật tư

            • 1.1.3.5 Vận tải

            • 1.1.3.6 Kho bãi

            • 1.2 Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics

              • 1.2.1 Tầm quan trọng của vận tải biển trong thương mại quốc tế hiện nay

                • 1.2.1.1 Ưu điểm của vận tải biển

                • 1.2.1.2 Phát triển vận tải hàng hoá bằng đường biển là động lực thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế

                • 1.2.2 Logistics trong hoạt động giao nhận, vận tải biển

                • 1.2.3 Các yếu tố tác động tới vận tải biển và logistics trong tương lai

                • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MAERSK LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

                  • 2.1 Tổng quan về Maersk

                    • 2.1.1 Giới thiệu chung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan