GIỌNG điệu CHỦ đạo TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

10 4.9K 8
GIỌNG điệu CHỦ đạo TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỌNG điệu CHỦ đạo TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

GIỌNG ĐIỆU CHỦ ĐẠO TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi mát, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Xuân Quỳnh đã cất tiếng nói hộ biết bao nhiêu người phụ nữ vẫn còn e dè, ngại ngùng không dám bộc bạch tâm sự riêng của mình. Để nói lên được điều đó, Xuân Quỳnh đã thể hiện cái tôi trữ tình sôi nổi, tha thiết, chân thành và giàu vẻ đẹp nữ tính, một cái tôi luôn khát khao về hạnh phúc đời thường. Một trong những yếu tố làm nghệ thuật rất quan trọng làm nên cái tôi ấy là giọng diệu và ngôn ngữ thơ. Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn, nhà thơ đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Ở mỗi tác phẩm văn chương, giọng điệu chính là: "một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mĩ" ( Trần Đình Sử ). Giọng điệu nghệ thuật bị chi phối từ rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, đến tư tưởng tình cảm của tác giả với những sự vật, sự việc, con người. . . . Giọng điệu ấy lại được cụ thể hoá qua từ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm, để qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả Mỗi tác phẩm văn chương đều có sắc thái giọng điệu riêng. Bên cạnh giọng điệu chủ đạo còn tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Như vậy, các sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Mỗi người nghệ sĩ có giọng điệu riêng không thể hoà lẫn. Chính vì thế khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của họ. Thơ Xuân Quỳnh có một chất giọng riêng khiến cho thơ của chị không giống với thơ của ai. Giọng điệu trong thơ Xuân Quỳnh muôn sắc, muôn vẻ. Lúc dịu dàng hát ru, khi ngọt ngào thủ thỉ, khi ráo riết kiếm tìm nhưng nổi bật là giọng giãi bày, bộc bạch lo âu, luôn day dứt, khắc khoải. Tìm hiểu giọng điệu chủ đạo trong thơ Xuân Quỳnh chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu về cái Tôi trữ tình, hình ảnh và ngôn ngữ thơ bởi giọng điệu ấy bị chi phối bởi cảm hứng sáng tác, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Trước hết, ta bắt gặp trong thơ Xuân Quỳnh cái Tôi trữ tình tha thiết, chân thành, giàu vẻ đẹp nữ tính. Nhà thơ đã phơi bày thành thực những đam mê, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường nhật với cách cảm cách nghĩ đặc trưng cho 1 giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân. Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh là tình yêu thương trìu mến, sự chăm lo chu đáo với những nhười trong gia đình như chồng, con, mẹ chồng Anh không ngủ được ư anh? Để em mở quạt, quấn mành lên cho Lặng sao cái gió mặt hồ Ghét sao cái nắng đầu mùa đã ghê. ( Hát ru chồng những đêm khó ngủ) Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đó thôi. Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong. Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau ( Mẹ của anh) Ta còn bắt gặp một cái Tôi thường trực khát vọng thiết tha hạnh phúc đời thường trong thơ Xuân Quỳnh. Nhà thơ đã diễn tả đầy đủ cung bậc tình cảm: bồng bột, đam mê, khắc khoải sâu lắng…. Trái tim nhà thơ vừa nồng nàn bạo dạn vừa có cái điềm tĩnh của sự từng trải khi tìm kiếm hạnh phúc đích thực trong những nhọc nhằn: Mắt anh nâu một vùng đất phù sa Vùng đất của nơi nào trong trí nhớ Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ Giữa tận cùng hoang vắng, giữa cô đơn. ( Vô đề ) Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. ( Tự hát ) 2 Từ cảm quan người phụ nữ, hình ảnh thơ Xuân Quỳnh thường rất cụ thể, gần gũi với tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt đời thường như gian phòng, con phố, phích nước, bình hoa . Căn phòng con riêng của chúng mình Nước trong phích hoa trên bình gốm cũ ( Nghe rét đến nhớ về Hà Nội) Tiếng gà trưa ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái tơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng ( Tiếng gà trưa ) Xuân Quỳnh là một người phụ nữ yêu thơ và làm thơ nên dù mạnh mẽ đến đâu vẫn có lúc yếu đuối yếu đuối, phấp phỏng, lo âu, mặc cảm. Với Xuân Quỳnh lo âu day dứt dường như trở thành hồn điệu riêng. Xuân Quỳnh đã phổ hồn điệu ấy khắp thơ mình. Trước hết phải kể đến giọng điệu giãi bày, bộc bạch lo âu với khát khao hạnh phúc đời thường. Cuộc đời Xuân Quỳnh trải qua nhiều bất hạnh nên chị có nhiều mặc cảm về thân phận côi cút, đau khổ của mình. Tuổi thơ tôi lạc lõng giữa dòng đời Như cánh chim bơ vơ mất tổ. Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ. Trở về với cuộc sống đời thường, chị cũng như mọi người phụ nữ vô danh trong cuộc sống, chị sống hết lòng cho cái nhọc nhằn của một kiếp người. Lần đầu lấy chồng, chồng chị là một nhạc công của đoàn văn công trung ương và có một con trai là Tuấn Anh và anh chị đã ly hôn. Chị đau khổ vì gia đình tan vỡ, chị chông chênh đi trên hai bàn chân yếu ớt của người đàn bà vừa qua trận ốm. Và hình ảnh bàn chân nhỏ bé, yếu ớt và con đường xa tít tắp ấy đã hơn một lần xuất hiện trong thơ chị. Và khi đến với Lưu Quang Vũ chị cũng gặp nhiều khó khăn đó là sự 3 phản đối của gia đình chồng, cuộc sống thường nhật lại vất vả, thiếu thốn vì lúc ấy Lưu Quang Vũ thất nghiệp, cũng một lần chia tay, con riêng, con chồng Củi thì thiếu mà dầu cũng thiếu Điện tắt ban ngày, điện tắt ban đêm Nhiều người mua nhưng ít cửa hàng Những vải gạo, thực phẩm đều bán phiếu ( Những năm ấy ) Có thể nói cả một đời Xuân Quỳnh là những lo toan: lo đạn bom, lo giông bão, lo ăn mặc, lo tổ ấm chẳng được yên lành chị lo lắng từ những cái nhỏ nhặt nhất của cuộc sống đời thường đến những suy nghĩ mang tính trải nghiệm về cuộc đời. Sao không cài khuy áo lại anh Trời lạnh đấy, hôm nay trời trở rét. ( Trời trở rét ) Và trong em không thể còn anh Nếu ngày mai em không làm thơ nữa. ( Nếu ngày mai em không làm thơ nữa ) Hay: Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi Niềm đau đớn tưởng như vô tận Bỗng có ngày thay thế một niềm vui. ( Nói cùng anh ) Hình tượng người phụ nữ với những khát vọng đời thường là hình tượng xuất hiện nhiều trong thơ Xuân Quỳnh có đến hơn một nửa số tác phẩm của chị cất lên tiếng nói của người phụ nữ. Đó là tiếng lòng của một người vợ, người mẹ luôn khát khao cuộc sống hạnh phúc đời thường. Bên cạnh đó thơ Xuân Quỳnh còn thể hiện giọng điệu trăn trở, day dứt với khát vọng tình yêu- một tình yêu mãnh liệt, yêu cháy bỏng, đam mê, day dứt cả trong thơtrong cuộc đời. Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người 4 Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh ta dẫu ngàn lần cay đắng ( Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ. ( Thuyền và biển ) ở người phụ nữ này thì khát vọng tình yêu là không cùng. Chị có một khao khát mãnh liệt là sống hết mình, được yêu hết mình, được hoà nhập vào cái vĩnh hằng bằng chính tình yêu của mình. Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. ( Sóng ) Trong thơ chị ta bắt gặp tâm trạng của một người nhiều yêu thương, luôn khát khao và lo âu trăn trở. Cái Tôi của nhà thơ hạnh phúc nhưng không bình yên, thoả mãn. Cái Tôi đó luôn ở trạng thái xao động, đang chờ đợi, đang băn khoăn. Trải qua những gian truân thử thách của đời sống tình yêu vẫn say đắm nhưng bớt dần cái vẻ rạo rực, sôi nổi và trầm tĩnh, sâu lắng hơn. Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất trân trọng và khao khát tình yêu. Cũng chính vì lẽ đó mà thơ chị đầy ắp những lo âu, e ngại trong cuộc đờ đầy biến động này. Tình yêu quả là một cái gì đó đầy mong manh, dễ đổ vỡ. Bao giờ nó cũng kèm theo nỗi khắc khoải không yên. Em lo âu trước xa tắp đường mình Trái tim đập những điều không thể nói ( Tự hát ) Hoa ơi hoa chẳng nói, Anh ơi sao lặng thinh. 5 Đốt lòng em câu hỏi: " Yêu em nhiều không anh ? " ( Mùa hoa roi ) Lời yêu mỏng manh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay. ( Hoa cỏ may ) Có thể nói những lo lắng trong thơ Xuân Quỳnh muôn sắc vẻ. Có khi là những phán đoán mang tính quy luật trong tình yêu mà những nhà thơ nữ khác có thể hình dung ra nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để nói ra điều ấy. Xuân Quỳnh đã nói ra điều ấy bằng một niềm tin tưởng bền chặt vào tình yêu và bằng nhiều trải nghiệm trong tình yêu, trong cuộc sống. Tôi đi đến tận cùng xứ sở, Đến tận cùng đau đớn tình yêu. ( Thơ tình cho bạn trẻ ) Xuân Quỳnh nói ra điều đó để chia sẻ với bạn trẻ đồng thời cũng để nói với mọi người rằng: Tình yêu trong chị không bao giờ hết dẫu có đau đớn đến tận cùng. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là tình yêu không có tuổi, tình yêu lúc nào cũng mới: Tay trong tay tôi đã đến bên người, Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn. Vì mỗi sáng khi mặt trời hiển hiện, Là một ngày tôi lại bắt đầu yêu. ( Lại bắt đầu ) Trong tình yêu, Xuân Quỳnh luôn khao khát được thấu hiểu, khám phá đến tận cùng trong tình yêu nhưng chợt nhận ra không thể làm được điều ấy. Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa còn xa. ( Thuyền và biển ) 6 Anh, con đường xa ngái Anh, bức vẽ không màu Anh, nghìn nỗi lo âu Anh, dòng thơ nổi gió. ( Anh ) Cũng vì yêu người hơn người yêu mình nên Xuân Quỳnh mới gặp nhiều đau khổ trong tình yêu. Nhưng cuộc đời đã không phụ lòng chị, cuộc đời đã mang Lưu Quang Vũ đến và tặng cho chị niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà chị đáng được hưởng: Trong cơn khát cháy lòng Bỗng tìm ra nguồn nước Mùi hương không hẹn trước Tình yêu đến bất ngờ. ( Bao giờ hoa ngâu nở ) Thời đại Xuân Quỳnh là thời đại mà người phụ nữ được tự do sống, tự do yêu như một thứ quyền lợi mà họ đáng được hưởng. Có rất nhiều nhà thơ nữ cùng thời với Xuân Quỳnh, hầu hết các chị làm thơ để thổ lộ tâm tình nhưng không có một nhà thơ nào lại thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình qua thơ như Xuân Quỳnh. Cái hay cái đẹp của thơ tình Xuân Quỳnh là ở chỗ: Yêu mãnh liệt, chân thành chứ không phải là cuồng nhiệt và mù quáng. Bên cạnh đó thơ Xuân Quỳnh còn thể hiện giọng điệu băn khoăn, dự cảm trước thiên nhiên và trăn trở trước sự đổi thay của thời gian: Có lẽ xuất phát từ cuộc đời đầy vất vả, nhọc nhằn của mình cho nên khi miêu tả thiên nhiên Xuân Quỳnh dành sự ưu ái của mình cho các loài cỏ dại, hoa dại nhỏ bé tưởng chừng như vô nghĩa trong cuộc đời. Những loài cây, loài hoa ấy dù sống trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt: Trái mãng cầu rám vỏ gió đi qua Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa Bàn chân lún bàn chân thêm bỏng rát Mặc dù không được sự quan tâm của người đời nhưng vẫn vươn lên đón ánh sáng mặt trời. Nhà thơ cứ day dứt khôn nguôi với miền cỏ dại, hoa dại ấy: 7 Cỏ dại không người che Rã rời mang sắc úa ( Tháng năm ) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. ( Cỏ dại ) Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi. . ( Hoa dại núi Hoàng Liên ) Xuân Quỳnh nói về những thứ nhỏ nhoi, trơ trọi, mong manh và quên lãng ấy âu cũng là tự hát về thân phận mình, cuộc đời mình- một cuộc đời nhiều bất hạnh trắc trở. Xuân Quỳnh là người đa cảm nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thiên nhiên dù đó chỉ là những biến thái tinh vi của tạo vật. Chỉ một chiếc lá, một làn gió cũng khiến nhà thơ xao xuyến, ngẩn ngơ. Cát vắng, sông đầy mây ngẩn ngơ Không gian xao xuyến chuyển sang mùa. ( Hoa cỏ may ) Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây. ( Thơ tình cuối mùa thu) Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng 8 Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh. ( Tự hát ) Ngay từ tập thơ " Chồi biếc" (1963), khi chưa trải qua vấp váp, hồn thơ Xuân Quỳnh đã mang vẻ trầm ngâm suy nghĩ. Trong bài thơ " Thuyền và biển " Xuân Quỳnh nói " Nếu phải cách xa anh- Em chỉ còn bão tố " nhưng người phụ nữ này chưa thấy " bão tố " mà đã lo âu. Càng về sau, nỗi ám ảnh về thời gian càng da diết trong thơ Xuân Quỳnh. Người phụ nữ này nhận ra bước biến chuyển của thời gian: " Mấy năm rồi thơ em buồn hơn - áo em rộng lòng em tan nát ". Giấc ngủ vừa chợp qua Nắng đã về trước cửa Đêm ngắn phút gần nhau Ngày dài như nỗi nhớ. ( Tháng năm ) Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian cũng là lúc Xuân Quỳnh thấy tuổi trẻ, nhan sắc tàn phai theo năm tháng: Thời gian như là gió Mùa đi theo tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em. ( Thơ tình cuối mùa thu ) Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế Chỉ em là đã khác với em xưa Bao ngày tháng đi về trên mái tóc Chỉ em là đã khác với em thôi ( Hoa cúc ) Mùa thu trong thơ thường gợi ra vẻ đẹp nhưng buồn, sự tàn phai. Dự cảm của người phụ nữ khiến cho thơ Xuân Quỳnh hay nhắc đến mùa thu. Trong thơ chị, mùa thu không chỉ gợi ra vẻ đẹp, nét buồn mà có lẽ cả sự trải nghiệm từ cuộc đời: Mùa thu của tình yêu, mùa thu của cuộc đời vẫn còn đẹp lắm nhưng đã có sự tàn 9 phai Thời gian đã giúp người phụ nữ nằy chiêm nghiệm, lắng sâu, đã nhận ra ự hữu hạn trong cuộc đời con người: Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang ( Thơ tình cuối mùa thu ) Sắc lá phong rực vàng lên lần cuối Trái mùa thu chín vội trước khi xa. ( Không đề ) Có thể nói giọng điệu trong thơ Xuân Quỳnh không phải là chất giọng mới, chất giọng lạ nhưng đã có sự sáng tạo hơn nên hấp dẫn người đọc. Những lời tâm tình từ chính tâm hồn và sự trải nghiệm cuộc đời chị đã gửi vào trong thơ. Nếu ai là phụ nữ, hãy đọc thơ Xuân Quỳnh sẽ bắt gặp mình trong đó. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách, giọng điệu riêng khá rõ nét. Trải qua bao năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều chủ đề khác nhau trong đó có những bài thơ tình yêu đạt đến đỉnh cao. Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hôn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương, trăn trở lo âu, day dứt những gì, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống./. Nguyễn Phượng Liên 10 . GIỌNG ĐIỆU CHỦ ĐẠO TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm. day dứt, khắc khoải. Tìm hiểu giọng điệu chủ đạo trong thơ Xuân Quỳnh chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu về cái Tôi trữ tình, hình ảnh và ngôn ngữ thơ bởi giọng điệu ấy bị chi phối bởi cảm. chị đã gửi vào trong thơ. Nếu ai là phụ nữ, hãy đọc thơ Xuân Quỳnh sẽ bắt gặp mình trong đó. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách, giọng điệu riêng khá

Ngày đăng: 29/04/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan