ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA 2013 LẦN 29

5 494 2
ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA 2013 LẦN 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đ THI TH ĐI HC MÔN HA LN 29 MOON.VN Câu 1 Cho bột kim loại nhôm vào một dung dịch HNO 3 , không thấy khí bay ra. Có các nhận định sau: (a) Al đã không phản ứng với dung dịch HNO 3 . (b) Al đã phản ứng với dung dịch HNO 3 tạo NH 4 NO 3 là sản phẩm khử duy nhất. (c) Al đã phản ứng tạo khí NO không màu bay ra nên có cảm giác là không có khí. Những nhận định có thể xảy ra là: A. (a), (b) B. (a), (c) C. (b), (c) D. (a), (b), (c). Câu 2 Đimetylamin trong nước có phản ứng: (CH 3 ) 2 NH + H2O (CH3)2NH2 + + OH - . Tính pH của dung dịch đimetylamin 1,5M biết rằng Kb = 5,9.10 -4 . A. pH = 11,25 B. pH = 12,28 C. pH = 12,48 D. pH = 13,01 Câu 3 Cho các chất : axit picric; cumen; xiclohexanol; 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; ancol bezylic; α-naphtol ,Cresol , Mentol, Rezoxinol, Pirogalol. Số lượng các chất thuộc loại phenol là: A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 4 Nung 26,8 gam hh A gồm 2 muối cacbonat kim loại kế tiếp trong phân nhóm IIA, thu được rắn B. Dẫn khí thoát ra vào bình Ca(OH) 2 dư thấy có m gam kết tủa. Cho rắn B phản ứng hết với dung dịch H 2 SO 4 ; thấy có 4,48 lít khí (đkc) thoát ra; Cô cạn dung dịch thu được 37,6 gam rắn. Giá trị m là A. 10 B. 15 C. 25 D. 20 Câu 5 Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron có trong nguyên tử B. Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1 vậy M thuộc chu kì 4, nhóm IA C. . X có cấu hình e nguyên tử là ns2np5 (n>2) công thức hiđroxit ứng với oxit cao nhất là của X là HXO4 D. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron Câu 6 cho các chất: etan, etilen, etilenglicol, vinylaxetat, metan, etanol, 1-1diclo etan, 1-2diclo etan, axitaxetic,andehit fomic. Số chất chỉ cần một phản ứng có thể điều chế được axetandehit A. 4 B. 5 C. 6 D. 8 Câu 7 Phát biểu nào dưới đây là đúng (giả thiết các phản ứng đều hoàn toàn) ? A. 0,1 mol Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo 0,2 mol NaClO B. 0,3 mol Cl 2 tác dụng với dung dịch KOH dư (70 o C) tạo 0,1 mol KClO 3 C. 0,1 mol Cl2 tác dụng với dung dịch SO2 dư tạo 0,2 mol H2SO4 D. 0,1 mol Cl2 tác dụng với dung dịch Na2SO3 dư tạo 0,2 mol Na2SO4 Câu 8 Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H 2 SO 4 0,5M và NaNO 3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) đồng thời còn một phần 1 kim loại chưa tan hết. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là A. 280 B. 240 C. 320 D. 360 Câu 9 Cho các phương trình phản ứng như sau: X 1 + H 2 O → X 3 + H 2 X 3 + X 4 → X 5 + X 6 + H 2 O X 6 + X 4 → X 7 + H 2 O X 7 + X 3 → X 5 + X 6 Biết X 5 là chất kết tủa và X 1 là một kim loại. X 3 , X 4 , X 7 lần lượt là: A. Ca(OH) 2 NaHCO 3 Na 2 CO 3 B. Ba(OH) 2 KHSO 4 K 2 SO 4 C. Ca(OH) 2 K 2 HPO 4 K 3 PO D. Cả a,b,c đều đúng Câu 10 Tìm nhận xét đúng: A. Khi thay đổi bất kì 1 trong 3 yếu tố: áp suất, nhiệt độ hay nồng độ của một hệ cân bằng hoá học thì hệ đó sẽ chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới. B. Trong bình kín tồn tại cân bằng 2NO 2 (nâu) N 2 O 4 . Nếu ngâm bình trên vào nước đá thấy màu nâu trong bình nhạt dần. Điều đó chứng tỏ chiều nghịch của phản ứng là chiều thu nhiệt. C. Trong bình kín, phản ứng 2SO 2 + O 2 2SO 3 ở trạng thái cân bằng. Thêm SO2 vào đó, ở trạng thái cân bằng mới, chỉ có SO3 là có nồng độ cao hơn so với ở trạng thái cân bằng cũ. D. Khi thêm chất xúc tác, hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 : N 2 + 3H 2 NH 3 sẽ tăng. Câu 11 Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KCl, KClO 3 , CaCl 2 , CaOCl 2 , Ca(ClO 3 ) 2 thu được chất rắn Y và 2,24 lít O 2 (ở đktc). Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 dư thu được 20 gam kết tủa. Mwt khác, nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 71,75 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 50,6 g B. 124,85 g C. 29,65 g D. 32,85 g Câu 12 Cho các chất và ion sau : CuO ; Fe 3+ ; Cr 3+ ; SO 2 ; I 2 ; N 2 . Số chất vừa có thể đóng vai trò chất oxi hóa vừa đóng vai trò chất khử là : A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 13 Khi cho 356kg chất béo trung tính, phản ứng vừa đủ với 240kg dung dịch NaOH 20%, giả sử phản ứng hoàn toàn. Khối lượng (kg) xà phòng72% thu được là: A. 559,2 B. 510 C. 376,2 D. 367,2 Câu 14 Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). B. Tơ visco là tơ bán tổng hợp (nhân tạo). C. Thủy tinh hữu cơ được tạo thành từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat D. Trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. Câu 15 Cách nhận biết nào không chính xác: A. Để nhận biết SO 2 và SO 3 ta dùng dung dịch nước brom. B. Để nhận biết NH3 và CH 3 NH 2 ta dùng axit HCl đwc C. Để nhận biết CO và CO 2 ta dùng nước vôi trong D. Để nhận biết O 2 và O 3 ta dùng dung dịch KI có lẫn tinh bột. Câu 16 Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và 3 ete tạo ra từ hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,81 mol CO2 và 0,99 mol H2O. Giá trị của m và V lần lượt là A. 14,58 và 29,232. B. 16,20 và 29,232. C. 16,20 và 27,216. D. 14,58 và 27,216. Câu 17 Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Cho X tác dụng với H 2 (xt: Ni, t0) sinh ra ancol Y có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. Số chất bền phù hợp của X là A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 18 Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dung dịch Na 2 CO 3 tới dư vào dung dịch Al(NO 3 ) 3 . (2) Nhỏ dung dịch NH 3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO 4 . (3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 . (4) Sục khí H 2 S vào dung dịch KMnO 4 trong môi trường H 2 SO 4 loãng. Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng có kết tủa A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19 Hỗn hợp Z gồm hai anđehit X và Y (Y có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử cacbon của X). Cho 0,25 mol Z tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 108 gam Ag. Mwt khác,nếu đốt cháy hết 0,25 mol Z trên ta thu được 7,84 lít CO2(đktc) . Số mol Y có trong 0,25 mol Z là : A. 0,15 mol B. 0,05 mol C. 0,2 mol D. 0,175 mol Câu 20 Cho Na dư vào các dung dịch sau : CuSO 4 , NH 4 Cl, NaHCO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , Al(NO 3 ) 3 , FeCl 2 , ZnSO 4 . Hãy cho biết có bao nhiêu chất phản ứng vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa sau phản ứng ? ( Biết rằng lượng nước luôn dư) A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 21 Cho 3,16 gam KMnO 4 tác dụng với dung dịch HCl đwc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là A. 0,10. B. 0,05. C. 0,02. D. 0,16. Câu 22 Cho các nhận định sau: (1) các amin bậc 2 đều có tính bazo mạnh hơn amin bậc 1 (2) khi thủy phân không hoàn toàn một phân tử peptit nhờ xúc tác H+/OH- thu được các peptit có mạch ngắn hơn (3) alanin,anilin,lysin đều không làm đổi màu quì tím (4) các aminoaxit đều có tính lưỡng tính (5)các hợp chất peptit, glucozo, glixerol, saccarozo đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2 (6) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. Các nhận định không đúng là: A. 3,4,5 B. 1,2,4,6 C. 1,3,5,6 D. 2,3,4 Câu 23 Cho chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dd NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết bằng 0,5 lít dd HCl 0,4M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là A. (CH 3 COO) 2 C 2 H 4 B. (HCOO) 3 C 3 H 5 C. CH 3 COOC 2 H 5 D. C 3 H 5 (OCOCH 3 ) 3 Câu 24 Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam chất hữu cơ Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) bằng oxi, thu được 6,3 gam H 2 O, 4,48 lít CO 2 , 1,12 lít N 2 (các khí đo ở đktc). Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, được khí Z 1 . Khí Z 1 làm xanh giấy quì tím ẩm và khi đốt cháy Z 1 thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. Công thức cấu tạo của Z là công thức nào sau đây: A. HCOOH 3 NCH 3 B. CH 3 COONH 4 C. CH 3 CH 2 COONH 4 D. CH 3 COOH 3 NCH 3 Câu 25 Trong số các rượu công thức phân tử C 6 H 14 O, số rượu có thể loại nước nội phân tử tạo ra sản phẩm tối đa chỉ chứa hai an ken đồng phân là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 26 Để phân biệt các dung dịch (riêng biệt): CrCl 2 , CuCl 2 , NH 4 Cl, CrCl 3 v à (NH 4 ) 2 SO 4 ta chỉ cần dùng một dung dịch thuốc thử là: A. dung dịch NaOH. B. Ba(OH)2. C. BaCl 2 D. AgNO3. Câu 27 Nhôm không tan trong nước vì A. nhôm không khử được nước ở nhiệt độ thường. B. nhôm là kim loại lưỡng tính. C. trên bề mwt nhôm luôn có lớp nhôm oxit bảo vệ. D. nhôm bị thụ động trong nước. Câu 28 Trong một bình kín dung tích không đổi 5 lít chứa 12,8g SO 2 và 3,2g O 2 (có một ít xúc tác V 2 O 5 ) nung nóng. Khi phản ứng đạt tới cân bằng, phần trăm thể tích oxi trong bình còn là 20%. Nồng độ mol SO 2 và O 2 ở trạng thái cân bằng tương ứng là A. 0,03M và 0,02M B. 0,015M và 0,01M C. 0,02M và 0,02M D. 0,02M và 0,01M Câu 29 Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 13,4 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt(III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 3,36 lít khí H2 (các p/ư xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng sắt(III) oxit có trong hỗn hợp ban đầu bằng A. 6,8 gam. B. 5,4 gam. C. 12 gam D. 8 gam. Câu 30 Có phản ứng: X + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O Biết X không chứa Nitơ. Số hợp chất X có thể thực hiện phản ứng trên là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 31 Trong một bình kín chứa 10,8 g kim loại M chỉ có một hoá trị và 0,6 mol O 2 . Nung bình một thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình chỉ còn bằng 75% so với ban đầu. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lit H 2 đktc. M là : A. Al B. Fe C. Zn D. Mg Câu 32 Cho các phản ứng hoá học sau : a.) Cl 2 + 2KBr → 2KCl + Br 2 b.) Cl 2 +2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O c.) Cl 2 + Ca(OH) 2 → CaOCl 2 + H 2 O d.) Cl 2 + Na 2 SO 3 + H 2 O → Na 2 SO 4 + 2HCl Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá trong các phản ứng sau A. a và b B. cả a, b, c, d C. a và d D. c và d Câu 33 Cho hỗn hợp X gồm 0,06 mol Cu 2 FeS và a mol CuS 2 tác dụng đủ với dung dịch HNO 3 nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và khí NO duy nhất. a có giá trị là : A. 0,06 B. 0,03 C. 0,02 D. 0,09 Câu 34 Cho m (g) hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lit Cl 2 ở đktc, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch Y và 0,672 lit H 2 đktc. Làm khô dung dịch Y thu được 4,98g chất rắn khan. m có giá trị là : A. 3,12 B. 1,43 C. 2,14 D. 2,86 Câu 35 Cho phản ứng sau: Anken (C n H 2n ) + KMnO 4 + H 2 O → C n H 2n (OH) 2 + KOH + MnO 2 . Nhận xét nào sau đây không đúng A. Tổng hệ số ( nguyên) của phương trình đã cân bằng là 16. B. C n H 2n (OH) 2 là rượu đa chức, có thể phản ứng với Cu(OH) 2 tạo phức tan. C. Đây là phản ứng oxi hoá - khử, trong đó anken thể hiện tính khử. D. Phản ứng này là cách duy nhất để điều chế rượu 2 lần rượu. Câu 36 Khử hết m gam Fe 2 O 3 bằng a mol CO ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 và Fe có khối lượng 14,4 gam. Cho X tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, thấy tạo ra 1,12 lít khí (đktc). Giá trị của m và a bằng: A. 20 gam và 0,15 mol B. 16 gam và 0,2 mol C. 16 gam và 0,1 mol D. 20 gam và 0,1 mol Câu 37 Khi làm thí nghiệm với SO 2 và CO 2 , một học sinh đã ghi các kết luận sau: 1) SO 2 tan nhiều trong nước, CO 2 tan ít. 2) SO 2 làm mất màu nước Brôm, còn CO 2 không làm mất màu nước Brôm. 3) Khi tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 , chỉ có CO 2 tạo kết tủa. ` 4) Cả hai đều là oxit axit. Trong các kết luận trên, các kết luận đúng là: A. Cả 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. Chỉ 2 và 4 D. 1, 2, 4 Câu 38 Nung một hỗn hợp CaCO 3 và FeCO 3 cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn nwng 20 gam. Hoà tan chất rắn này trong lượng dư dung dịch HCl, sau đó điện phân dung dịch thu được cho đến khi xuất hiện bọt khí ở catot thì ngừng điện phân. Khi đó tại catot thu được 11,2 gam kim loại. Khối lượng CaCO 3 và FeCO 3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 10 gam và 23,2 gam B. 15 gam và 32,4 gam C. 10 gam và 11,6 gam D. 12 gam và 28,4 gam. Câu 39 Dung dịch X gồm các chất tan: AgNO 3 , Al(NO 3 ) 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Zn(NO 3 ) 2 . Chia dung dịch X làm hai phần rồi thực hiện hai thí nghiệm sau: - Cho dung dịch NaOH dư vào phần 1. - Cho dung dịch NH 3 dư vào phần 2. Tổng số chất kết tủa thu được ở cả hai thí nghiệm là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 40 Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 5,696 gam Ala, 6,4 gam Ala-Ala và 5,544 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 13,288. B. 18,12. C. 22,348. D. 16,308. Câu 41 Hoà tan hoàn toàn 12,15 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 103,95 B. 106,65 C. 45,63 D. 95,85 Câu 42 Cho các thí nghiệm sau: (1)Đốt thanh thép – cacbon trong bình khí clo (2) Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch FeSO 4 (3) Hợp kim đồng thau(Cu – Zn) để trong không khí ẩm (4) Đĩa sắt tây bị xây xước sâu đến lớp bên trong để ngoài không khí. Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn điện hóa học A. 1, 3, 4 B. 4 C. 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 43 Cho dung dịch chứa 19,38 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < Z Y ) vào dung dịch AgNO 3 (dư), thu được 39,78 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là A. 36,22%. B. 42,23%. C. 16,32%. D. 16,23%. Câu 44 Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 49,68 gam Ag. Tỉ lệ mol của 2 anđehit trong hỗn hợp X là A. 1:1. B. 3:17. C. 7:13. D. 1:3. Câu 45 Cho sơ đồ phản ứng: K 2 Cr 2 O 7 + HI + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + X + Y + H 2 O. Biết Y là hợp chất của crom. Công thức hóa học của X và Y lần lượt là A. I 2 và Cr(OH) 3 B. I 2 và Cr(OH) 2 . C. KI và Cr 2 (SO 4 ) 3 . D. I 2 và Cr 2 (SO 4 ) 3 Câu 46 Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được p gam muối Y. Cũng cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch KOH (dư), thu được q gam muối Z. Biết q -p = 39,5. Công thức phân tử của X là A. C 5 H 9 O 4 N. B. C 4 H 10 O 2 N 2 . C. C 5 H 11 O 2 N. D. C 4 H 8 O 4 N 2 . Câu 47 Để phát hiện các khí phương pháp nào không đúng? A. Dùng dung dịch CuSO 4 để nhận ra khí H 2 S B. Dùng dung dịch KI và hồ tinh bột để nhận ra O3 C. Dùng dung dịch KMnO 4 để nhận ra SO 2 D. Dùng dung dịch BaCl2 để nhận ra CO2 Câu 48 Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đồng phân của nhau (phân tử chứa không quá 2 nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hỗn hợp cần vừa đủ 4,48 lít O 2 (đktc), sản phẩm cháy chỉ gồm CO 2 và H 2 O có cùng số mol. Cho 3 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được 3,68 gam hỗn hợp 2 muối. Nếu cho 3 gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na thì được V ml H2 (đktc). Giá trị của V là A. 560 B. 336 C. 448 D. 224 Câu 49 Hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe 2 O 3 . Hoà tan 8g hỗn hợp A cần đủ 300ml dd HCl 1M. Đốt nóng 12g hỗn hợp A cho luồng khí CO dư đi qua, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 chất rắn. % khối lượng MgO trong hỗn hợp A là A. 50% B. 25% C. 33,33% D. 47,67% Câu 50 Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Al(NO 3 ) 3 thu được 8 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ Z vào 89,2 gam nước thu được dung dịch axit có nồng độ 12,6% và có 0,02 mol khí duy nhất thoát ra. Hỏi % khối lượng NaNO 3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 21,25 B. 8,75 C. 42,5 D. 17,49 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 A C D A C B B C D B D A B A B D A C B C A C D A A 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 B C D D A A C B B D C D A C D A D A B D A D D C D

Ngày đăng: 29/04/2014, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan