Địa lý văn hóa các nước

7 244 0
Địa lý văn hóa các nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thuận lợi, thời cơ, thách thức khi Việt Nam gia nhập vào quá trình Toàn cầu hóa và ví dụ

Trường: Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại Bài kiểm tra Họ & Tên: Nhữ Thị Dung Địa Kinh tế - Xã hội các nước Lớp: CĐKDXK16D Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích những thuận lợi, thời cơ, khó khăn và thách thức trong quá trình Việt Nam tham gia Toàn cầu hóa. Lấy ví dụ minh họa. Bài làm Toàn cầu hóa là quá trình liên kết toàn cầu về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học…Trong đó toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền Kinh tế - Xã hội thế giới. 1. Thuận lợi và thời cơ khi Việt Nam tham gia vào quá trình Toàn cầu hóa : - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ. Trong vòng gần 25 năm phát triển (1990-2012) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2012 là 7,08%/năm. - Thị trường Việt Nam ngày càng mở rộng và từ đó thúc đẩy xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trong những năm qua cả về quy mô lẫn tốc độ. Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng ra khắp thế giới như: Liên minh Châu Âu (EU), Các tiểu Vương Quốc Arap Thống nhất, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản, Úc, Philipin, Bờ Biển Ngà, Ghana… Tính từ đầu năm đến hết tháng 10 năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 217,59 tỷ USD, tăng hơn 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 108,72 tỷ USD, tăng 16% và nhập khẩu là 108,87 tỷ USD, tăng 15,9%. - Nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, dòng vốn nước ngoài vào nước ta trong những năm qua không ngừng tăng. 1 Dòng vốn nước ngoài vào VN gồm có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp (FPI). Riêng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2013, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (đăng ký cấp mới và tăng thêm) là 20,815 tỷ USD tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2012, và có rất nhiều dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2013 có vốn đầu tư nước ngoài lên đến 2 tỷ USD đó là: Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản với số vốn là 2,8 tỷ USD, Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (Thái Nguyên) của nhà đầu tư Singapore với tổng số vốn đầu tư là 2 tỷ USD,… - Toàn cầu hóa giúp chúng ta có một chiến lược ngoại giao tích cực, chủ động, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã, đang và sẽ là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực như:  Diễn đàn hợp tác KT Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (15/11/1988).  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (28/7/1995).  Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) (1-2/3/1996).  Liên Hợp Quốc (20/9/1997).  Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (11/1/2007).  Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán để gia nhập Hiệp Định Chiến lược Kinh Tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) (11/2008).  Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ thành lập vào năm 2015.  … - Toàn cầu hóa diễn ra không ngừng nâng cao và phát triển sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Việt Nam cần có một nguồn năng lượng phù hợp và chủ động. Việc hoạch định và thực thi một chiến lược quốc gia dài hạn về năng lượng là một yêu cầu bức thiết. Trong đó, phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản là hướng đến khai thác bền vững những nguồn tài nguyên là thế mạnh của Việt Nam như tài nguyên nước, than đá, dầu mỏ ; sử dụng hợp và tiết kiệm các nguồn nguyên liệu hiện có, khắc phục tình trạng lãng phí, chảy máu tài nguyên nhiên liệu. 2 - Toàn cầu hóa giúp ta có thêm nhiều điều kiện xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển kinh tế trên tất cả các tỉnh thành của cả nước. Nhiều trường học, khu công nghiệp, đô thị, bệnh viện ngày càng mọc lên với quy mô và số lượng ngày càng nhiều. - Toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các công nghệ mới để thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Ngày 4-6/9/2013 tại Hà Nội, cuộc triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản lần thứ 5 tại Hà Nội (Vietnam-Japan supporting industries exhibition), Công nghệ cao Nhật Bản (Japanese Technology Exhibition) và Triển lãm quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (Vietnam Manufacturing Expo 2013) với sự tham gia của 200 doanh nghiệp nước ngoài đến từ 20 quốc gia đã chia sẽ những bí quyết và tiến bộ công nghệ nhờ đó các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận những công nghệ mới, khi tiếp cận với những công nghệ mới này thì các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm được chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. - Toàn cầu hóa góp phần nâng cao mức sống dân cư, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể. GDP/người tăng: Năm 1988 là 86 USD/người nhưng đến Năm 2012 là 1.749 USD/người tăng gấp hơn 20 lần. Như vậy, chúng ta thấy đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể từ khi Việt Nam tham gia quá trình Toàn cầu hóa. Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất). Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo như: Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30a và nhiều Chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời đẩy mạnh việc cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm phí khám chữa bệnh, tiến hành nhiều hoạt động khác hỗ trợ các gia đình chính sách và người nghèo. 3 - Vốn đầu tư cho nền giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên tăng lên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các trường đại học, cao đẳng,… được Nhật, Mỹ, Thụy Điển và một số nước khác đầu tư các thiết bị như: Máy chiếu, vi tính,… Mở rộng, trao đổi kiến thức không chỉ trong phạm vi đất nước mà còn mở rộng ra toàn thế giới: Hiện nay, có rất nhiều học sinh, sinh viên đã và đang học tập tại các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nga, Nhật, Canada, … - Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. 2. Khó khăn và thách thức khi Việt Nam tham gia vào quá trình Toàn cầu hóa: - Nền kinh tế VN còn nhiều hạn chế, quy mô nền kinh tế nhỏ, dấu hiệu của phát triển thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao. Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì VN đứng hạng 170 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước, vùng lãnh thổ. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,34% và 0,3% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của VN đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới. Tỷ trọng hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2013 chủ yếu hàng nông sản, hải sản chiếm khoảng 8,83%, các hàng gia công như hàng may mặc, giày dép 23,73%, ngoài ra còn xuất khẩu điện thoại và các linh kiện chiếm 20,02% nhưng mặt hàng này do Hàn Quốc đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh của nước ta. Điều này thể hiện VN chưa có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động của VN thấp, lợi thế xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên và lao động rẻ. 4 - Kinh tế VN cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang gây khó khăn cho VN thực hiện mục tiêu chiến lược, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới mới đây. - Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ tay nghề còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng miền. Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM năm 2011, gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động ở khu vực thành phố cao hơn so với ở khu vực nông thôn. Về mặt cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay phần lớn được phân bổ trong khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề và trình độ của người lao động thường không cần ở mức độ cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và đối với khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%. - Toàn cầu hóa tạo ra vấn đề cạnh tranh kinh tế trên thế giới và trong nước, làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hóa và mở cửa là một bài toán khó. Đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọ chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên việt nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa, việc mở rộng thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. Hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, điều này khiến cho hàng hoá của các DNVN bị cạnh tranh gay gắt. - Nạn thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng nhiều. Trong năm 2011, ước tính cả nước có 1,393 triệu người thất nghiệp, tăng hơn 362 nghìn người so với cuối năm 2006. 5 - Sự phân hoá, khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh thành, vùng miền trong nước ngày càng lớn do chỉ tập trung phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở những thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh,…còn những vùng nông thôn hay nơi sinh sống của những dân tộc thiểu số thì lại thiếu sự quan tâm, đầu tư chưa đúng mức. - Chính trị: Nước ta đang bị các nước có thế lực khác đe dọa nền độc lập chủ quyền quốc gia: Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Nền chính trị quốc gia bị đe dọa bởi các thế lực phản động, đang truyền bá tư tưởng phản Đảng và Nhà nước,… - Toàn cầu hóa làm cho nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình bị mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị chung của con người với khuynh hướng đồng nhất ở góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ. - Môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự tràn lan của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín, dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng,…như: các tổ chức truyền bá tư tưởng phản động. Điều đáng lưu ý là, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, các hoạt động tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ. Đó là hiện tượng người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài. Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đây chưa từng thấy ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện như: tội buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới Trung Quốc và Campuchia, tội vận chuyển và buôn bán chất ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước khác, tội cướp biển, cướp máy bay, tội rửa tiền, tội khủng bố, bắt cóc con tin Do mở rộng giao lưu, việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi hơn trước nên nhiều tên tội phạm gây án ở nước ngoài rồi tìm cách chạy vào Việt Nam để ẩn náu, thậm chí nhiều tên còn tiếp tục gây án tại Việt Nam. Trái lại, một số tên tội phạm đã gây ra những vụ án nghiêm trọng ở Việt Nam rồi tìm cách chạy trốn ra nước ngoài hòng lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã 6 phát hiện được hàng trăm vụ phạm tội do người nước ngoài từ hơn 20 quốc tịch khác nhau gây ra ở Việt Nam và hàng chục người Việt Nam gây án ở nước ngoài được xử và dẫn độ về Việt Nam. - Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóacác nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội. - Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn: nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng dây chuyền trong các lĩnh vục kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các bí mật thông tin và đời tư bị xâm phạm. - Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa cá vùng miền, khu vực tầng lớp xã hội ngày càng lớn: như ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số so với các thành phố lớn như : Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,… - Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng, ngày càng thu hẹp vùng sinh thái trên toàn nước. Đặc biệt là môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các khu công nghiệp thải trực tiếp ra sông như Sông Thị Vải, Kênh Ba Bò bị ô nhiễm nghiêm trọng và nguồn nước không thể sử dụng được. - Nhiều dịch bệnh, các bệnh lại xuất hiện và Nhà nước ta gặp khó khăn trong việc dập tắt các dịch bệnh: dịch cúm H1N1, dịch bênh cúm gà H5N1, dịch bệnh lợn tai xanh, … 7 . vấn đề cạnh tranh kinh tế trên thế giới và trong nước, làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. thành lập vào năm 2015.  … - Toàn cầu hóa diễn ra không ngừng nâng cao và phát triển sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Việt Nam cần có một nguồn năng lượng phù hợp và chủ động. Việc hoạch định. với các công nghệ mới để thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Ngày 4-6/9/2013 tại Hà Nội, cuộc triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản lần thứ

Ngày đăng: 28/04/2014, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan