Tiểu luận: Asian equity markets: growth, opportunities, and challenges

30 242 0
Tiểu luận: Asian equity markets: growth, opportunities, and challenges

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài Asian equity markets: growth, opportunities, and challenges nêu tổng quan về thị trường chứng khoán châu Á, hoạt động của thị trường chứng khoán mới nổi châu Á, liên hệ với thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị Trường Mới Nổi Thị trường chứng khoán châu Á đang phát triển khá qui mô và nhanh chóng.

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài: ASIAN EQUITY MARKETS: GROWTH, OPPORTUNITIES, and CHALLENGES GIÁO VIÊN: TS. HỒ VIẾT TIẾN SVTH : NHÓM 3 và NHỎM 14 - NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI ( Nhóm 14) - LÊ NGUYỄN VĨNH HẰNG( Nhóm 14) - NGUYỄN THỊ HÀO( Nhóm 14) - LÊ TRUNG HIẾU( Nhóm 14) - NGUYỄN THỊ DIỂM( Nhóm 14) - PHAN HỒ HOÀNG B Ả O ( Nhóm 3 cũ) - LAI DƯỠNG NAM ( Nhóm 3 cũ) LỚP : TCDN ĐÊM 3 – K22 TPHCM, 2013 2 PHỤ LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHÂU Á 3 1.1 Thị Trường Mới Nổi 3 1.2 Những Nhân Tố Dẫn Đến Sự Phát Triển 7 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỚI NỔI CHÂU Á 17 2.1 Sự Biến Động Về Giá 17 2.2 Những Hoạt Động Kinh Tế 18 2.3 Mối Tương Quan Với Thị Trường Vùng và Thế Giới 21 2.4 Những Chính Sách Cần Thiết 25 CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 27 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHÂU Á 1.1 Thị Trường Mới Nổi Thị trường chứng khoán châu Á đang phát triển khá qui mô và nhanh chóng. Từ năm 1990 đến 2005, vốn hóa của châu Á đã tăng hơn gấp đôi tương đương 13.7 nghìn USD , chiếm 30 phần trăm vốn hóa thế giới. Ngoại trừ Nhật Bản và Úc, đã tăng gần mười lần. Các trung tâm tài chính của Hồng Kông SAR, Singapore và Nhật Bản thống trị khu vực, chiếm hai phần ba tài sản vốn Châu Á lúc bấy giờ. Thị trường ở một số nước khác, chẳng hạn như Malaysia và Đài Loan cũng khá lớn. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nơi, vốn hóa thị trường vẫn còn thấp hơn mức các nước công nghiệp. Sự tăng trưởng tại các thị trường châu Á đã dẫn theo thanh khoản và độ rộng thị trường được cải thiện.Từ năm 1990, thanh khoản thị trường (đo bằng vòng quay cổ phiếu) đã tăng gấp đôi so với GDP, trong khi tốc độ chu chuyển (vòng quay cổ phiếu / vốn hóa thị trường) đã tăng lên gần gấp bốn lần. Độ rộng thị trường (tỷ lệ vốn hóa thị trường và số lượng chiếm bởi 10 công ty lớn nhất-chiếm phần lớn thị trường) ở châu Á giờ đã lớn hơn trong thị trường mới nổi khác, mặc dù ít hơn so với các nước công nghiệp. Thị trường mới nổi trong bài viết đề cập đến chỉ bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan. Tuy nhiên, có sự đa dạng đáng kể trong bức tranh toàn cảnh này. Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc và Indonesia vẫn không thanh khoản tốt và ít tác động tới quy mô của nền kinh tế trong nước, so với mức tăng trưởng của phần còn lại của khu vực. Ở Trung Quốc, thị trường cổ phiếu sơ khai phản ánh sự hoạt động yếu kém công ty nhà nước, khi mà các công ty này chiếm khoảng một nửa tổng vốn hóa thị trường (theo Viện McKinsey Global, 2006a). Phần lớn các công ty thành công của Trung Quốc chọn niêm yết ở nước ngoài, chủ yếu ở Hồng Kông. Tại Indonesia, sự phát triển của thị trường chứng khoán đã bị cản trở bởi những yếu kém trong minh bạch thông tin, chính sách 4 công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp. Thị trường ở Philippines và Hồng Kông bị chi phối bởi một số ít các công ty này. Thị trường như Bhutan, nằm ngoài thị trường mới nổi, tập trung vào các nhà đầu tư quốc tế, phải đối mặt với thách thức duy nhất. Trong khi tài chính châu Á vẫn duy trì sự thống trị của các ngân hàng, thị trường chứng khoán cũng là một nguồn quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Trong năm 2005, các công ty mới nổi châu Á khai thác thị trường cổ phiếu khoản 814 tỷ đô la bằng cách phát hành mới cổ phiếu thông qua các thị trường sơ cấp và thứ cấp (Table 1). Tuy nhiên, hoạt động phát hành được tập trung cao độ trong khu vực: Hồng Kông chiếm gần một nửa tổng số phát hành Châu Á, với thị trường lớn nhất tiếp theo (Ấn Độ) chiếm chỉ hơn một phần năm tổng số. Nhìn chung, cổ phiếu chiếm khoảng 10 phần trăm tài chính doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi Châu Á, nhưng điều này khá cao so với 3,7 phần trăm trong thị trường mới nổi bên ngoài Châu Á. Cổ phiếu cũng là một phần lớn các tài sản tài chính trong khu vực, chiếm khoảng một nửa tài sản (tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu) (Figure 3 và 4). Tuy nhiên, cổ phiếu nói chung vẫn chưa phục hồi đến mức trước khủng hoảng châu Á. Sự phát triển của thị trưởng phái sinh cô phiếu Các phái sinh cổ phiếu, như các chứng khoán phái sinh nói chung, có thể chuyển nhượng những lợi ích nhưng cũng kéo theo những rủi ro được kiểm soát. Các chứng khoán phái sinh là một lựa chọn khác cho các nhà đầu tư kinh doanh trên thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường tiền bổ sung bằng cách cung cấp các chứng khoán phòng chống rủi ro và cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thấp. Phái sinh cổ phiếu như cổ phiếu đơn lẻ hoặc chỉ số tăng cường tính thanh khoản trong thị trường vốn tiền mặt, cải thiện giá bán và giảm chi phí danh mục đầu tư cho các doanh nghiệp. Đồng thời, sự dịch chuyển nhỏ về giá có thể có một tác động rất lớn trên tình hình tài chính của người tham gia trong các thị trường này, bởi vì các chứng khoán phái sinh thường thể hiện đòn bẩy đáng kể. 5 Các phái sinh cổ phiếu đã phát triển mạnh trong một số thị trường ở châu Á. Trên sàn giao dịch châu Á, các phái sinh cổ phiếu đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh nhất của tất cả các sản phẩm phái sinh giao dịch. Chứng khoán phái sinh trong thị trường mới nổi châu Á đã mọc lên như nấm từ 16.5 nghìn tỷ đô la năm 2002 lên 40.3 nghìn tỷ đô la năm 2005 (tương đương 35,3 phần trăm giao dịch toàn cầu). Vào cuối tháng 8 năm 2006, các giao dịch chiếm thậm chí 38,6-43,9 phần trăm của giá trị trên toàn thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và số lượng giao dịch tương ứng. Hầu hết các phái sinh cổ phiếu đều được giao dịch trên sàn (ETD), trái ngược với sàn giao dịch phái sinh ngoại hối và phái sinh lãi suất, chủ yếu được giao dịch ở OTC. Những sàn giao dịch chính thức ổn định đang dẫn đầu sự tăng trưởng tại các thị trường phái sinh châu Á, có thể được chia thành ba nhóm: (i) sàn giao dịch cổ phần hóa hoàn toàn (Hồng Kông SAR và Singapore), trong đó cung cấp một loạt các sản phẩm phái sinh, (ii) sàn giao dịch cổ phần hóa không hoàn toàn (Hàn Quốc, Ấn Độ và Malaysia), trong đó chuyên về các sản phẩm cổ phiếu giao sau và các sản phẩm chỉ số , và (iii) thị trường phái sinh không hoặc có giới hạn giao dịch trên sàn và giao dịch phái sinh OTC (Trung Quốc, Indonesia, Philippines, và Thái Lan). 6 Sự phát triển rất nhanh tại thị trường Hàn Quốc nhờ vào những điều khoản hợp đồng rõ ràng và một môi trường kinh doanh thân thiện với các nhà đầu tư bán lẻ, tổ chức thị trường phái sinh năng động nhất trên thế giới. Trong năm 2005, giá trị giao dịch hàng ngày của nó đạt khoản 151 tỷ đô la, gần 34 phần trăm giao dịch trên toàn thế giới (83 phần trăm giao dịch trong tất cả các khu vực châu Á). Từ năm 2000, tăng trưởng giao dịch phái sinh nhìn chung ở Hàn Quốc, Hồng Kông, và Đài Loan POC đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của cả hai vốn hóa thị trường trong nước và giao dịch tiền mặt trong thị trường cổ phiếu. Thị trường chứng khoán phái sinh của Ấn Độ cũng có quy mô đáng kể và thống trị giao dịch toàn cầu trong giao dịch giao sau. Thị trường chứng khoán phái sinh được ít nhiều được phát triển tốt ở các nước châu Á khác, ngay cả những nơi có thị trường tiền hoạt động mạnh mẽ. Biến thể trong sự phát triển thị trường phái sinh liên quan chủ yếu đến sự khác biệt về cơ sở hạ tầng trong hoạt động và pháp lý (Fratzscher, 2006). Điển hình như sự phát triển mạnh mẽ của các phái sinh cổ phiếu tại Hàn Quốc và Ấn Độ phản ánh một cơ sở hạ tầng và hoạt động pháp lý vững chắc. Trong khi đó, các quốc gia đang bị tụt hậu có cơ sở hạ tầng giao dịch yếu kém, bất cập trong luật tạo ra sự 7 không chắc chắn về việc liệu các hợp đồng phái sinh có thể được thực thi (hoặc thậm chí cho dù các giao dịch phái sinh được cấp phép), quy định về thuế không thân thiện với các phái sinh, cấm bán khống, và những hạn chế về đầu tư nước ngoài. Để đạt được đầy đủ những lợi ích của thị trường phái sinh cổ phiếu nhằm thúc đẩy sự phát triển rộng lớn hơn thì cần sự quản lý chặt chẽ rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Trong các nước châu Á mà không có các sàn giao dịch phái sinh chính thức, sự phổ biến của OTC phái sinh đòi hỏi phải chú trọng nhiều hơn về công bố và minh bạch, quản lý tốt và quản lý rủi ro. Rủi ro hệ thống có thể giảm được khi giao dịch xảy ra trong những sàn giao dịch được tổ chức và quản lý tốt , cần phải yêu cầu ký quỹ và giới hạn phù hợp , quản lý thanh toán bù trừ tập trung, giải quyết, tham gia vào giám sát thị trường, thực hiện đầy đủ công khai, và hỗ trợ rủi ro thông qua các thỏa thuận chia sẻ tổn thất, vốn tiền gửi của các thành viên, và tái bảo hiểm quá mức tổn thất quốc tế. Ngoài ra, cần người giám sát và cơ quan quản lý có thể xác định sự ảnh hưởng của các tổ chức tài chính có hệ thống quan trọng đối với thị trường phái sinh. Các giao dịch bán lẻ lớn các phái sinh có thể gây ra những thách thức riêng và có thể (về nguyên tắc) đòi hỏi đáng kể hiệu ứng phụ trên các lĩnh vực thực tế, ví dụ, một thị trường suy thoái mà gây thiệt hại trên diện rộng hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến lòng tin và chi tiêu. Các quan chức các nước cần phải hiểu rõ vấn đề này đối với sự bảo vệ ổn định tài chính. 1.2 Những Nhân Tố Dẫn Đến Sự Phát Triển Đa dạng hóa các nhà đầu tư quốc tế Dòng vốn vào thị trường châu Á mới nổi đã tăng mạnh (Figure 6 và 7). Dòng vốn bơm vào đặc biệt mạnh mẽ trong những năm gần đây, mặc dù thỉnh thoảng cũng không tốt(đối với hầu hết các nước, chỉ có một phần của dòng vốn bơm những tháng đầu năm 2006 đã bị rút ra trong đợt bán tháo tháng 6.) Tính đến cuối năm 2004, các nhà đầu tư quốc tế đã đầu tư khoản 638 tỷ đô la trong thị trường cổ phiếu Châu Á mới nổi làm tăng gấp 12 lần so với những năm 1990. 8 Theo đó, thị trường châu Á mới nổi nắm bắt ba phần tư các khoản đầu tư cổ phiếu toàn cầu trong thị trường mới nổi, tăng từ khoảng một nửa trong năm 1992. Một yếu tố cơ bản là sự bùng nổ của dòng chảy từ các quỹ cổ phần của thị trường mới nổi chuyên dụng, có tài sản đã tăng với tỉ lệ vượt quá 54 phần trăm mỗi năm kể từ năm 2000 (Figure 8). Với tài sản khoản 125 tỷ đô la, đây là các nhà đầu tư quan trọng trong khu vực. Nhưng con số này phản ánh thấp hơn sự hiện diện của các nhà đầu tư toàn cầu, kể từ khi thị trường châu Á có khả năng nắm bắt được một phần tài sản lớn hơn đáng kể được quản lý bởi các quỹ đầu tư toàn cầu. 9 Các nhà đầu tư quốc tế hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong nhiều thị trường châu Á. Các nhà đầu tư tập trung ở các thị trường như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan-Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore, với phân bổ danh mục đầu tư sang các nước ASEAN tương đối nhỏ. Tuy nhiên, ngay cả ở các quốc gia, trong đó cổ phần nước ngoài là tương đối nhỏ (Table 4), họ vẫn có thể sở hữu một phần lớn của cổ phiếu giao dịch (số tiền sẵn có cho giao dịch). Ví dụ, tại Ấn Độ, người nước ngoài sở hữu 20 phần trăm cổ phiếu của Morgan Stanley Capital International (MSCI), và ít hơn của toàn bộ thị trường, họ nắm giữ trên 80 phần trăm của cổ phiếu giao dịch tự do MSCI. Hội nhập tài chính: Việc kiểm soát các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán đã được nới lỏng theo thời gian. Kể từ đầu những năm 1990, những nền kinh tế như Tỉnh Đài Loan của Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc danh mục vốn đầu tư của người không cư trú tăng dần; Tỉnh Đài Loan đã loại bỏ hoàn toàn loại hình này trong năm 2003. Úc, Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore thì mở cửa tương đối cho dòng vốn xuyên biên giới của người nước ngoài. Ngược lại, quyền hạn thường bị hạn chế đối với các tổ chức đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc và Ấn Độ, mức độ tham gia bị giới hạn bởi 10 số lượng vốn hóa. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ vốn hóa thị trường châu Á được đầu tư theo S&P/IFC (một thước đo của Edison và Warnock đề xuất (2003) để đo lường sự mở cửa thị trường) có xu hướng tăng từ đầu những năm 1990, phù hợp với cổ phiếu tự do hóa thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện hoặc là những người được đăng ký và được cấp phép của cơ quan quản lý để đầu tư vào thị trường chứng khoán của một quốc gia. Họ thường được giám sát bởi cơ quan quản lý quốc gia đó, bao gồm lương hưu, bảo hiểm và các quỹ tương hỗ, các ngân hàng, và ủy thác đầu tư. Bảng 5. Hạn chế về Danh mục đầu tư xuyên biên giới ở châu Á năm 2005 Lu ậ t đ ị nh thoáng hơn Lu ậ t đ ị nh h ạ n ch ế hơn Úc Không hạn chế Thái Lan Đầu tư cổ phiếu của thành phần nước ngoài có nhiều hạn chế khác nhau. Trung Qu ố c Những nhà đầu tư đạt chuẩn được đầu tư cổ phiếu loại A theo hạn ngạch-không quá 10% cô phần 1 công ty niêm yêt. Năm 2005, tổng hạn ngạch là 10 tỷ USD Bangladesh Những người không cư trú tự do mua chứng khoán cổ phiếu. Indonesia Những người không cư trú tự do mua chứng khoán cổ phiếu, ngoại trừ những công ty tài chính. Người không cư trú không thể năm giữ hơn 1% trong bất kỳ quỹ đầu tư nào. Ấ n Đ ộ Nhà đầu tư nước ngoài bị mức giới hạn đầu tư như sau : 24%( bảo hiểm), 49%( hàng không), 74%( ngân hàng). Không một nhà đầu tư nước ngoài nào được năm giữ hơn 10% cổ phần 1 công ty niêm yết. H ồ ng Kông Những người không cư trú tự do mua chứng khoán cổ phiếu. Đầu tư vào ngân hang trên mức giới hạn thì phải được phê duyệt. Malaysia Những người không cư trú tự do mua chứng khoán cổ phiếu. Mức giới hạn đầu tư vào ngân hàng là 30% Sri Lanka Những người không cư chú có thể đầu tư 100% cổ phiếu vào những công ty đại chúng và không đại chúng mà không cần phê duyệt, nhưng có những hạn chế và loại trừ nhất định. Nh ậ t Những người không cư trú tự do mua chứng khoán cổ phiếu. Vi ệ t Nam Mỗi tổ chức và cá nhân nước ngoải được phép là 30% cổ phần niêm yết hiện hành. [...]... hiện luật quản trị doanh nghiệp (Cheung and Jang 2005).Việc thực hiện này được xem là yếu nhất ở Trung Quốc và Philippines và mạnh nhất ở Singapore và Hồng Kông Ngoài ra, trong khi tiêu chuẩn kế toán ở hầu hết các nước đã được cải thiện, có một số bằng chứng cho thấy có những cải tiến về tính minh bạch đã bị kìm lại ( IMF, 2006 WEO, Bo x 2.2; and De Nicolo, Laeven, and Ueda, 2006) 15 16 CHƯƠNG II: HOẠT . SVTH : NHÓM 3 và NHỎM 14 - NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI ( Nhóm 14) - LÊ NGUYỄN VĨNH HẰNG( Nhóm 14) - NGUYỄN THỊ HÀO( Nhóm 14) - LÊ TRUNG HIẾU( Nhóm 14) - NGUYỄN THỊ DIỂM( Nhóm 14) - PHAN. B Ả O ( Nhóm 3 cũ) - LAI DƯỠNG NAM ( Nhóm 3 cũ) LỚP : TCDN ĐÊM 3 – K22 TPHCM, 20 13 2 PHỤ LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHÂU Á 3 1.1 Thị Trường Mới Nổi 3 1.2 Những. nghìn tỷ đô la năm 2002 lên 40 .3 nghìn tỷ đô la năm 2005 (tương đương 35 ,3 phần trăm giao dịch toàn cầu). Vào cuối tháng 8 năm 2006, các giao dịch chiếm thậm chí 38 ,6- 43, 9 phần trăm của giá trị

Ngày đăng: 28/04/2014, 18:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan