Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

24 581 3
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Nhà Nước Bối cảnh trong nước 1. Việt Nam đã và đang thực hiện một chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu tư do nền kinh tế luôn luôn phải chịu áp lực phải duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao để tạo công ăn việc làm cho một dân số trẻkhông ngừng mở rộng quy mô. Chính phủ đã theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi các chính sách vi mô chủ yếu tập trung vào tăng cường đầu tư, đặc biệt là cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và cơ sở hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng hơn là nâng cao năng suất và hiệu quả. Bởi vậy, cấu trúc không hiệu quả đã dẫn đến thâm hụt ngân sách, lạm phát và sự mất cân bằng của kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, hàm lượng giá trị gia tăng thấp của nền kinh tế khiến cho thâm hụt ngân sách luôn tồn tại.Lạm phát cao vàthâm hụt kép lớn thường xuyên đặt đồng tiền Việt Nam dưới áp lực phá giá. Việt Nam đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao dẫn đễn nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu như hiệu quả nền kinh tế không được cải thiện, bắt đầu bằng việc tái cấu trúc DNNN thì sẽ rất khó khăn cho quốc gia này để duy trì một tốc độ tăng trưởng đủ cao trong một thời gian đủ dài nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Cách tiếp cận của Chính phủ để cải cách DNNN 2. Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đã được giải thể hoặc sáp nhập. Số lượng các DNNN với 100% quyền sở hữu của Chính phủ đã giảm từ 12.000 năm 1991 xuống còn 1.200 năm 2010 (và chỉ còn 3.400 doanh nghiệpnhà nước sở hữu từ 51% trở lên ). Hầu hết các DNNN được cổ phần hóa tính đến nay đều có quy mô nhỏ và 50% có số vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng. Cách tiếp cận ưa chuộng là giữ nguyên 100% quyền sở hữu nhà nước đối với 21 tập đoàn kinh tế và tổng công ty (GCS) nhà nước chiến lược lớn. Hai hình thái DNNN trên đóng góp tới 42% tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2009 và giữ vai trò cốt lõi của khu vực kinh tế nhà nước. Trên thực tế, xem xét kỹ lưỡng tất cả những nghị quyết Đại hội Đảng và Ủy Ban trung ương Đảng, người ta thấy rằng kể từ đầu thập niên 90, Đảng Cộng sản đã thể hiện lập trường rõ ràng trong việc thành lập các Tập toàn kinh tế lớn (Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012). 3. Thừa nhận những DNNN hoạt động không hiệu quả là một trong những nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đang từng bước hồi phục và tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc cải cách DNNN trong năm 2012. Chính phủ đã cam kết (i) tái cấu trúc DNNN theo một khuôn mẫu xác định rõ DNNN nào cổ phần hóa và DNNN nào phải giữ lại quyền sở hữu chiến lược (theo mặc định, những DNNN với quyền sở hữu ít hơn 65% sẽ bị gạt bỏ); (ii) xây dựng kế hoạch tái cấu trúc cho 21 Tổng công ty nhà nước; (iii) giảm số lượng DNNN thông qua cổ phần hoá, từ 1.309 DNNN năm 2011 xuống còn 650 vào năm 2015, và khoảng xấp xỉ 200 năm 2020, trong đó bao gồm 17 DNNN lớn. Những khuyến nghị cải cách 4. Kế hoạch tái cấu trúc DNNN cần phải được thiết kế cẩn thận để tối đa hóa lợi nhuận của 1 tất cả các DNNN. Một số DNNN cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu trong khi đó, các DNNN khác tham gia vào các hoạt động thương mại thuần túy; rất nhiều trong số đó hoạt động kém hiệu quả.Chính phủ nên thiết kế các kế hoạch tái cấu trúc nhằm tối đa hóa lợi nhuận của tất cả các DNNN. Nhìn chung, DNNN có thể được phân loại thành hai nhóm (a) DNNN hoạt động kinh doanh thuần túy sử dụng kém hiệu quả các quỹ công cộng; lợi nhuận thu được là thấp cùng lúc đó lại lấn át khu vực tư nhân. (b) DNNN cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng làm ăn kém hiệu quả, đi kèm với kết quả tài chính đáng thất vọng, một phần vì “Nghĩa vụ dịch vụ công cộng” không được quản lý tốt. Loại hình DNNN thuộc nhóm (a) cần phải được tái cấu trúc lại thật cẩn trọng để kỷ luật thương mại có thể được đưa vào trong cấu trúc quản trị và hệ thống quản lý sao cho có thể thiết lập được cơ chế ưu đãi, khuyến khích.Quá trình này có thể đòi hỏi sự phân tích sâu hơn về các DNNN lớn và DNNN liên hợp để chuẩn bị táicấu tài chính và sau đó là cải cách khung pháp lý về quản lý DNNN ở Việt Nam. 5. Nỗ lực cải cách cần phải được toàn diện hơn. Tính đến thời điểm này, Chính phủ đã tập trung vào cổ phần hóa. Tuy nhiên, cổ phần hóa chỉ là một bước trong quá trình chuyển đổi thành công cho DNNN và cần phải được bổ sung và thậm chí phải có một loạt các bước khác được tiến hành trước đó, bao gồm cả lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược, táicấu doanh nghiệptài chính, thu hút vốn đầu tư và tài trợ cho doanh nghiệp, hình thành quan hệ hợp tác hay liên minh trong hoạt động kinh doanh đem lại giá trị gia tăng và thực hiện quản lý minh bạch hơn. Tăng cường giáo dục thị trường cho quản lý và nhân viên, hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin và hệ thống phát triển nguồn nhân lực, và có lẽ việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là những bước bổ sung và thách thức cần phải chỉ ra nhằm giúp cho quá trình chuyển đổi được hiệu quả và toàn diện. 6. Đòi hỏi phải thương mại hóa để tăng tính hiệu quả của khu vực DNNN. Nhiều DNNN đã được chuyển đổi thành công ty độc lập nhưng chỉ có ít hoạt động và quản lý độc lập, theo định hướng tạo ra lợi nhuận, có ngân sách ràng buộc chặt chẽ hoặc là chịu trách nhiệm về kết quả. Những đặc tính này là thiết yếu để cải thiện hiệu quả của DNNN.Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng chìa khóa để cải cách thành công là DNNN phải thấm nhuần kỷ luật hoạt động của khu vực tư nhân và áp lực của thị trường cạnh tranh.Điều này buộc DNNN phải đáp ứng được những chi phí về vốn và gạt bỏ bất kỳ hoạt động nào không tạo ra thành tựu về mặt thương mại. 7. Thương mại hóa DNNN cần được hỗ trợ bởi sự phát triển và thực thi khuôn khổ pháp lý nghiêm túc. Khuôn khổ này cần phải cung cấp cho các DNNN một môi trường hoạt động và những khuyến khích thực hiện tương tự như của các công ty thuộc khu vực tư nhân, bảo vệ họ khỏi sự can thiệp chính trị không hợp lý, và đảm bảo rằng họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Các yếu tố chủ chốt của quá trình bao gồm: (i) Đẩy mạnh quản trị doanh nghiệp-DNNN phải được một giám đốc có kỹ năng và kinh nghiệm quản lý. Giám đốc phải là người ra quyết định chắc chắn đem lại lợi ích thương mại tốt nhất cho doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp và các cổ đông chính. (ii) Xây dựng và triển khai các khung thực hiện vững vàng cho “nghĩa vụ dịch vụ công cộng” – những khung này chỉ nên áp dụng dựa trên cơ sở phục hồi đầy đủ chi phí cơ bản, điều này đòi hỏi phải xác định được, từ đó tính toán chi phí, ký hợp đồng, giám sát và tài trợ minh bạch cho những dịch vụ phi thương mại. Trong trường hợp khả thi, hợp đồng này có thể được đấu thầu bởi khu vự tư nhân, và (iii) Áp đặt các ràng buộc ngân sách cứng – DNNN thương mại hóa nên hoạt động theo các ràng buộc ngân sách cứng giống như các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Tăng cường các hoạt động quản trị và ràng buộc ngân sách cứng sẽ làm tăng tính minh bạch và độc lập của DNNN, cho phép Chính phủ đánh giá tốt hơn những đóng góp của doanh nghiệp cũng như buộc DNNN phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. 8. Cổ phần hóa và quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân có thể giúp đẩy nhanh tốc độ thương mại hóa và tăng tính hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với sự thành công của quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân hoặc liên doanh có sự tham gia của DNNN là sắp xếp quản trị mạnh mẽ, đầy đủ tính minh bạch, và quan hệ tay đôi với các cổ đông của Chính phủ. Những tiêu chí này sẽ đảm bảo cho sự vận hành của DNNN hoàn toàn dựa trên cơ sở thương mại. 9. Chính phủ có thể sử dụng đòn bảy cải cách DNNN để phát triển khu vực tư nhân. Nếu Chính phủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư nhân, thì danh mục đầu tư DNNN có thể được sử dụng như một công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ chính sách này. Cải cách DNNN tạo ra cả thị trường và các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân.Khi những DNNN cạnh tranh với khu vực tư nhân bị gạt bỏ, thì kết quả là sẽ có một sân chơi mang tính cạnh tranh hơn. Trong trường hợp tư nhân hóa hoàn toàn không khả thi hoặc không mong muốn, việc DNNN ký kết hợp đồng với khu vực tư nhân trên cơ sở những dịch vụ được lựa chọn có thể cho phép những doanh nghiệp nhỏ địa phương hoặc là một mình hoặc là liên doanh với nước ngoài tham gia bỏ thầu cho các dịch vụ mới. 10. Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước cần phải là một quá trình động chứ không tĩnh. Trong trường hợp tồn tại thất bại thực sự của thị trường, Chính phủ có một vai trò hợp pháp để giải quyết sự thất bại, và các DNNN có thể đóng một vai trò hữu ích trong nỗ lực này. Tuy nhiên, khi thị trường lớn mạnh, vai trò của các DNNN và Chính phủ với tư cách là cổ đông cũng tăng lên: bởi việc thiếu vắng các nhà cung cấp dịch vụ thuộc khu vực tư nhân cũng bắt nguồn từ sự hạn chế về năng lực cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể có chất lượng tốt của khu vực này, Chính phủ có thể giúp xây dựng năng lực này theo thời gian thông qua đấu thầu hợp đồng với quy mô và phạm vi tăng dần. Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Chính phủ là phát triển khu vực tư nhân và cần phải thực hiện mọi nỗ lực để tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mà vẫn được đảm đương bởi DNNN từ xưa đến nay. Thực tế là ở Việt Nam, Chính phủ thường dựa vào những cân nhắc chính trị hơn là dựa vào phân tích chuyên sâu về kinh tế và thương mại hay nói cách khác là Chính phủ có xu hướng nhìn nhận DNNN chiến lược như là một tổ chức cố định. Theo thời gian, rất nhiều DNNN đã vượt ra khỏi phạm vi chức năng “chiến lược” cốt lõi của mình và tham gia những hoạt động thương mại thuần túy một cách đa dạng, cạnh tranh trực tiếp và xa hơn là cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân. Dự án thí điểm tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam 1 1 Đề biết thêm chi tiết của Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước của ADB, xem ‘Proposed Multitranche Financing Facility Socialist Republic of Viet Nam: SOE Reform and Corporate Governance Facilitation Program’ (November 2009) 11. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang phản hồi lại một yêu cầu của Chính phủ nhằm hỗ trợ công cuộc cải cách và chuyển đổi các tổng công ty nhà nước và tăng cường các tổ chức liên quan tới cải cách khu vực DNNN thông qua cải cách DNNN và Chương trình đầu tư tạo thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp (SRCGFP). Chương trình đầu tư trị giá 1,8 tỷ USD đang hỗ trợ Chương trình nghị sự của Chính phủ cho cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua cổ phần hóa và chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước. 12. Các kết quả chính của Chương trình đầu tư để hỗ trợ quá trình cải cách DNNN bao gồm: (i) tái cấu trúc nợ của các Tổng công ty nhà nước thông qua tái cấu trúc tài chính và công ty;(ii) tăng hiệu quả vận hành và cải thiện quản trị doanh nghiệp của các Tổng công ty tham gia; và (iii) củng cố và tăng cường quản trị của các tổ chức hỗ trợ những lĩnh vực chủ chốt của công cuộc cải cách DNNN, đặc biệt là những giải pháp tích cực đối với nợ khó đòi và quản lý vốn nhà nước trong khu vực DNNN. . 13. Tái cấu trúc nợ. Để giải quyết nợ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao dẫn đến lợi nhuận kém, các Tổng công ty nhà nước tham gia chương trình đầu tư sẽ tái cấu trúc lại và làm đẹp bảng cân đối kế toán của họ thông qua tái cấu trúc tài chính và doanh nghiệp. Trong khi lực đẩy của Chương trình Đầu tư làm tăng lợi nhuận và hiệu quả của Tổng công ty nhà nước từ tái cấu trúc hoạt động, thì táicấu nợ là điều sống còn để tăng cường khả năng tài chính của doanh nghiệp.Những khoản nợ ngắn hạn và đắt giá sẽ được chuyển đổi thành nợ dài hạn với lãi suất thấp hơn, để cải thiện tình hình lợi nhuận. Hơn nữa, tái cấu trúc doanh nghiệp một mặt cũng sẽ cải thiện bảng cân đối kế toán đồng thời mặt khác cho phép các Tổng công ty nhà nước tận dụng tính kinh tế quy mô và tính kinh tế theo phạm vi. Tất cả công ty con hoạt động trong cùng một phân khúc kinh doanh chiến lược sẽ được nhóm lại dưới các công ty con thuộc tập đoàn để được thành lập thông qua hoán đổi cổ phiếu và/hoặc thỏa thuận mua lại cổ phiếu. 14. Tái cấu trúc hoạt động. Tái cấu trúc toàn diện mọi hoạt động và phương thức quản lý sẽ bổ sung cho tái cấu trúc nợ để tăng cường tính hiệu quả và quản trị doanh nghiệp cho các Tổng công ty nhà nước. Các Tổng công ty này sẽ tái tập trung điều hành hoạt động kinh doanh bằng cách xác định một số lượng hạn chế các ngành nghề kinh doanh cốt lõi, tạo ra những công ty con thuộc tập đoàn đối với mỗi ngành nghề kinh doanh và loại bỏ những hoạt động không nắm vai trò chủ chốt. Các công ty con đang hoạt động sẽ được tổ chức lại theo các công ty con thuộc tập đoàn và Điều lệ của các công ty này sẽ phải phù hợp với Điều lệ ban hành mẫu do Bộ Tài chính quy định khi niêm yết.Việc quản lý các công ty tham gia trong cùng một ngành công nghiệp sẽ được tập trung theo cấp độ của các công ty con thuộc tập đoàn. Những phương thức quản lý và quy trình kinh doanh thống nhất sẽ được giới thiệu ở tất cả các nhóm và các gói báo cáo tình hình tài chính và quản lý cộng với hệ thống Công nghệ Thông tin sẽ được chuẩn hóa.Tài liệu hướng dẫn và những phương thức thực hành tốt nhất sẽ được giới thiệu cho kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro của doanh nghiệp, hướng dẫn sử dụng cùng với các thủ tục chuẩn hóa sẽ được xây dựng cho tất cả những quy trình chủ chốt.Hệ thống nhân lực cũng sẽ được hiện đại hóa và năng lực được xây dựng thông qua đào tạo nhân viên và người quản lý ở những mảng quan trọng như quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. 15. Phát triển thể chế. Chương trình đầu tư sẽ tăng cường cho các tổ chức hỗ trợnhững lĩnh vực quan trọng của cải cách DNNN và cải thiện hoạt động quản trị của họ, đặc biệt là đối với các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ khó đòi và quản lý vốn nhà nước trong khu vực DNNN. Những vai trò này đang được đảm đương lần lượt bởi Công ty mua bán nợ (DATC) và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Chương trình này sẽ (i) phát triển một chương trình đào tạo cho nhân sự của DATC và các doanh nghiệp thuộc DATC; (ii) tổ chức tập huấn về xử lý nợ và tái cấu trúc doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, phân tích đầu tư và quản lý; (iii) phát triển một cơ cấu tổ chức phù hợp với mô tả công việc cho mỗi vị trí quản lý; (iv) thành lập chức năng kiểm toán nội bộ và xây dựng hướng dẫn sử dụng cùng với cách thức tiến hành tốt nhất; và (v) xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp. Tương tự như vậy, tái cấu trúc các hoạt động cũng được triển khai ở SCIC để tăng cường cấu trúc quản lý của nó, cải thiện cách SCIC quản lý các công ty đầu tư trực thuộc và nâng cao tính minh bạch và chất lượng thông tin bên trong SCIC. 16. Tái cấu trúc doanh nghiệp. Một Tổng công ty nhà nước trước hết sẽ xác định trọng tâm chiến lược của mình đối với từng phân khúc kinh doanh nó tham gia và sau đó thành lập một công ty con cho mỗi phân khúc kinh doanh đã xác định và sắp xếp tất cả các công ty con trong cùng một ngành công nghiệp bên dưới nó. Công ty con thuộc tập đoàn có thể là một công ty có sẵn do Tổng công ty nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc là một công ty được niêm yết có sẵn trong đó giá trị tài sản nắm giữ bởi cổ đông không nắm quyền kiểm soát là lớn nhất. Công ty con thuộc tập đoàn sẽ sắp xếp các công ty tham gia chương trình vào cùng một ngành công nghiệp bên dưới nó bằng cách kết hợp các hoạt động của các công ty con thông qua hoán đổi cổ phần hoặc mua lại cổ phần. Tổng công ty nhà nước sẽ đẩy tất cả các hoạt động kinh doanh sẵn có của nó cho các công ty con thuộc phân khúc kinh doanh có liên quan và xem xét từ bỏ đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh không phải là chiến lược. Điều này dẫn đến việc Tổng công ty nhà nước sẽ không có hoạt động kinh doanh nào khác ngoài các khoản đầu tư vào các công ty cổ con của tập đoàn. 17. Phát triển thị trường vốn. Phần hậu tái cấu trúc các công ty con thuộc tập đoàn được mô tả ở trong sơ đồ 1 là các công ty cổ phần, một vài trong số đó đã được niêm yết. Kết quả của việc tái cấu trúc sẽ là một Tổng công ty nhà nước bao gồm những nhóm công ty có thể hoạt động độc lập, tự đảm bảo nguồn tài chính trong tương lai mà không cần phải dựa vào sự hỗ trợ từ Chính phủ hay là Bộ tài chính và thỏa mãn đầy đủ điều kiện về chất lượng và số lượng để tiến hành niêm yết. Vì thế, việc cổ phần hóa Tổng công ty nhà nước sẽ đạt được thông qua việc cổ phần hóa (hoặc thậm chí niêm yết) của các công ty con của tập đoàn. Bằng việc niêm yết các công ty con thuộc tập đoàn, các Tổng công ty nhà nước sẽ có khả năng đáp ứng được nhu cầu tài chính trong tương lai của chính mình, từ đó làm giảm gánh nặng tài chính của Nhà nước. Về cơ bản, các Tổng công ty nhà nước đáng lẽ nên giúp chuyển rủi ro tín dụng của Bộ Tài Chính và Chính phủ cho thị trường. Việc tạo ra các doanh nghiệp hình tượng lớn như vậy và được niêm yết ở các thị trường chứng khoán địa phương sẽ dẫn đến tăng nguồn cung của các chứng khoán chất lượng, tăng tổng tư bản hóa thị trường, phát triển thị trường vốn và thu hút sự quan tâm và lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Biểu đồ 1: Đề xuất tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong khuôn khổ SRCGFP 18.Chuyển đổi thành công những Tổng công ty nhà nước được lựa chọn trong giai đoạn đầu tiên của chương trình sẽ đem lại một dự án trình diễn ấn tượng mạnh mẽ cũng như một mô hình khả thi để chuyển đổi các Tổng công ty khác mà có lợi cho quá trình cải cách DNNN. Để giải quyết mặt chất lượng của cải cách DNNN, mô hình được đề xuất không được bó hẹp trong khuôn khổ cổ phần hóa mà phải chuyển đổi toàn diện các Tổng công ty nhà nước tham gia, kết hợp các chiến lược kinh doanh tái tập trung với tái cấu trúc hoạt động , cải thiện tái cấu trúc quản trị, doanh nghiệp và nợ nhằm cải thiện bảng cân đối kế toán của Tổng công ty. 19. Do tính phức tạp của việc chuyển đổi thành công và toàn diện một DNNN, giai đoạn thử nghiệm đã được thiết kế để có thể quản lý được bằng cách tập trung vào một số Tổng công ty nhà nước được chọn. Cũng quan trọng như vậy, tính quyết định ở đây là các Tổng công ty được lựa chọn bản thân họ phải toàn tâm toàn ý và chứng tỏ được sự cam kết với quá trình chuyển đổi, đặc biệt ở tầm cao và tầm trung của cấp quản lý.Cuối cùng, điều thiết yếu là Chính phủ cũng phải nỗ lực góp sức để tiếp nhận kết quả và bài học của đề xuất thí điểm nhằm chuẩn bị cho quá trình cải cách DNNN rộng hơn. Vì thế, Chính phủ cần phải có quyền sở hữu rõ ràng trong việc lựa chọn các Tổng công ty nhà nước, trong chương trình chuyển đổi và trong các kết quả cũng như bài học thu được. Sau khi tư vấn với các Tổng công ty nhà nước, Chính phủ đã lựa chọn Tổng công ty Sông Đà và Sowatco cho giai đoạn thử nghiệm. Quá trình tuyển chọn dựa trên tính khả thi của tái cấu trúc nợ và dựa vào sự sẵn sàng biểu hiện thông qua sự cam kết thực hiện những biện pháp tái cấu trúc phù hợp doanh nghiệp, tài chính và hoạt động và chấp thuận của Hội đồng quản trị Tổng công ty và các Bộ, ngành liên quan đối với giải pháp tái cấu trúc được đề xuất. Phụ lục 1 cung cấp hiệu suất tài chính và dự báo tài chính của Tổng công ty Sông Đà trong thời gian thí điểm. Phụ lục 1 Hiệu suất tài chính và những dự báo tài chính của Tổng công ty Sông Đà A.Giới thiệu 1. Tổng công ty Sông Đà được thành lập theo Quyết định 996 số / BXD - TCLD ngày 15 tháng 11 năm 1995 dưới hình thức một tổng công ty 90 thuộc thẩm quyền trực tiếp của Bộ Xây dựng (MOC). Tổng công ty Sông Đà hình thành một mô hình công ty mẹ - con theo Quyết định 2435/QD-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2005. Sông Đà đã cổ phần hoá tất cả các doanh nghiệp nhà nước của nó, ngoại trừcác thành viên hạch toán phụ thuộc:Công ty BOT Đèo Ngang và trường Cao đẳng nghề Sông Đà. Theo Kế hoạch tổng thể (Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ 1729/QD - TTg, ngày 29 tháng 12 năm 2006), Sông Đà dự kiến sẽ được cổ phần hoá trong năm 2010. Quyết định của BộXây dựng hiện chưa được ban hành.Biểu đồ dưới đây thể hiện cấu trúc của Tổng công ty Sông Đà. 2. Các hoạt động chính của Tổng công ty Sông Đà là xây dựng nhà máy thủy điện, sản xuất công nghiệp nặng, sản xuất và kinh doanh điện với các khu vực hoạt động trải dài trên các miền đất nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng cung cấp các dịch vụ kinh doanh, tư vấn và bảo hiểm. Tổng công ty có 21.665 nhân viên tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 và tổng tài sản lên tới 21.922 tỷ đồng Việt Nam (khoảng xấp xỉ 1.3 tỷ đô la Mỹ). 3. Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo một hệ thống định có hướng thị trường nhưng với tốc độ chậm, phản ánh sự phức tạp của những thay đổi cần thiết cũng như nền tảng hay xuất phát điểm sơ đẳng.Vì thế, rất nhiều thực tiễn và các quy trình đáng ra phải có trong những doanh nghiệp lớn ở các nước khác cùng cấp độ so sánh thu nhập đầu người thì lại không tìm thấy ở trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Do vậy, tồn tại những khe hở lớn ở dữ liệu có sẵn của các hoạt động của Tổng công ty. Những khe hở này phản ánh những hạn chế về cấu trúc của một nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang một hệ thống theo định hướng thị trường. Ví dụ như, các tài khoản được kiểm toán của tất cả các Tổng công ty nhà nước đều có nhận xét/cảnh báo, không có thông tin gì về các giao dịch giữa các công ty thuộc tập đoàn, không có dự báo thị trường, những nghiên cứu tính khả thi của đầu tư được thực hiện mà thiếu những phân tích số liệu đầy đủ và hầu hết các Tổng công ty không có dự báo về lợi nhuận. Đã có nhiều nỗ lực được thực hiện để xử lý các khe hở trong phạm vi có thể nhưng bài phân tích dưới đây vẫn còn hạn chế bởi sự yếu kém về cấu trúc của số liệu có sẵn. B. Lịch sử hoạt động 4. Giống như hầu hết các Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam, thông tin tài chính của Sông Đà bị giới hạn bởi một sốbất cập phản ánh trình độ phát triển tổng thể của các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toántrong nước. Báo cáo của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính hợp nhất của Sông Đà cho đến năm 2007 được coi đủ điều kiện theo nghĩa bao gồm: không loại trừ mua và bán nội bộ,các khoản phải thu và các khoản phải trả liên quan, lợi nhuận không thu đượctừ hàng tồn kho và những công việc đang tiến hành.Theo đó, doanh thu và chi phí bán hàng của tập đoàn không chính xác ở cấp độ như nhau. Việc không loại bỏ lợi nhuận không thu được từ hàng tồn kho và công việc đang tiến hành đã thổi phồng lợi nhuận trong quá khứ theo cách như vậy. 5. Báo cáo thu nhập của Sông Đà cho thấy một sự cải thiện liên tục trong lợi nhuận gộp giai đoạn2005-2007. Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty tăng từ 6% năm 2005 lên 10% trong năm 2007, doanh số bán hàng tạo ratừ các hoạt động đã có thể trang trải chi phí hoạt động. Chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí trả lại suất) chiếm khoảng 5,5% năm 2005 tới 7,4 % của doanh thu ròng năm 2007. Chi phí này được coi là cao, phản ánh tác động của chi phí trả lãi suất tới khả năng sinh lời của Tổng công ty. [...]... tầng lớn của cả nước E Tác động của việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, quản lý và tài chính đến kết quả kinh doanh tương lai của Tập đoàn Sông Đà và những dự báo 14 Sau khi triển khai thực hiện rất nhiều các biện pháp khuyến nghị tái cấu trúc trong khuôn khổ chương trình SRCGFP giải ngân đợt 1, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn sẽ được tái cấu trúc và nhóm lại theo 4 phân khúc kinh doanh và được... biệt trong các hoạt động kinh doanh tương lai dự kiến và vị thế tài chính của Tập đoàn Sông Đà giữa trước và sau khi nhận các khoản vay từ ADB và việc triển khai các biện pháp tái cấu trúc được đề xuất Bảng 3: Tình hình tài chính của Sông Đà trước và sau khi thực hiện tái cấu trúc tài chính TRƯỚC KHI NHẬN CÁC KHOẢN VAY CỦA ADB VÀ TRIỂN Danh mục FY09F FY10F FY11F FY12F Doanh thu (triệu VND) 13,034,583... Sản xuất công nghiệp "và" 4 - Xây dựng hệ thống ngầm, nhà cửa và cầu đường" đóng góp 73% tổng doanh thu của Sông Đà và đem lại 85% tổng lợi nhuận cho Sông Đà trong khi đóng góp từ công ty mẹ tương ứng lần lượt là 23% và 11% Phần còn lại của 4% tổng doanh thu và 4% tổng lợi nhuận do những hoạt động không phải chủ chốt mang lại Trong số bốn nhóm công ty con, nhóm “Xây dựng hệ thống ngầm, nhà cửa và cầu... 230,410 680,551 1,524 912,484 7,162,936 1,583,070 912,484 -915 2,494,638 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp Điều chỉnh Chi phí khấu hao tài sản cố định Dự phòng Lợi nhuận (lỗ) từ trao đổi chưa thực hiện được / mất Thu nhập từ lãi đầu tư Chi phí tài chính Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hoặc EBITDA Tăng / (giảm) các khoản phải thu Tăng hàng tồn kho Tăng / (giảm) trong... vay cũng như tổng tiền vay gốc D Triển vọng của ngành công nghiệp 13 Với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6% trong tương lai gần, triển vọng của những ngành công nghiệp mà các tổng công ty con của Sông Đà tham gia nhìn chung là tươi sáng, cụ thể là sản xuất thủy điện, xây dựng nhà máy thủy điện, sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghiệp như xi măng và sắt thép, và xây dựng và phát triển... suất của nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện năng không ngừng tăng lên nhanh chóng của cả nước, theo thời gian, tổng công ty Sông Đà đang xây dựng và vận hành thêm nhiều nhà máy thủy điện trên cơ sở Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT) Do vậy, lợi nhuận thặng dư từ những hoạt động kể trên không đủ tài trợ nhu cầu vốn và Sông Đà sẽ tiếp tục phải dựa vào hỗ trợ của các ngân hàng để tái tài trợ... lại chuyên về một phân khúc kinh doanh Những công ty con thuộc tập đoàn và những công ty trực thuộc chúng sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích, phối hợp và sắp xếp các hoạt động kinh doanh một cách nhịp nhàng, lợi ích đem lại từ việc vận hành theo tính kinh tế quy mô và tính kinh tế của phạm vi, tăng cường tập trung chiến lược, chuẩn hóa những quy trình và thủ tục kinh doanh, thúc đẩy năng lực và trình... nghĩa vụ phải trả nợ ngân hàng và nâng cao vị thế tài chính của Tập đoàn Những biện pháp tái cấu trúc nhắc đến ở trên được ước tính sẽ tiết kiệm được ít nhất 5% chi phí quản lý và hành chính chung của Tập đoàn 15 Những dự báo cho Tập đoàn được xây dựng và phát triển dựa trên xu hướng diễn ra trong thời kỳ trước của doanh thu và chi phí bán hàng cùng với mối quan hệ giữa chúng Kết quả là, những dự báo... cho đến khi lợi nhuận thu được từ những hoạt động trên nhiều hơn nhu cầu cấp vốn Nhìn từ góc độ này, khoản vay OCR của ADB sẽ giúp tái cấu trúc kỳ hạn trả nợ của dư nợ tín dụng hiện thời của Tập đoàn và giúp giảm bớt áp lực tìm kiếm nguồn tài trợ từ phía các ngân hàng để tái tài trợ những khoản nợ đáo hạn Chi tiết những dòng tiền trong năm 2006 và 2007 được trình bày ở trong bảng dưới đây Bảng 2: Bảng... 0.81 0.77 0.79 0.83 0.86 98.53 93.02 95.58 95.14 94.72 91.54 14.92% 10.24% 9.95% 10.06% 10.04% 10.02% SAU KHI NHẬN CÁC KHOẢN VAY CỦA ADB VÀ TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP TÁI CẤU TRÚC Danh mục FY09F FY10F FY11F FY12F FY13F FY14F FY15F FY16F Doanh thu (triệu VND) 13,034,583 14,811,420 17,049,671 18,695,811 20,362,249 21,713,283 21,645,220 23,183,786 Giá vốn hàng bán (triệu VND) 11,124,219 12,690,215 14,677,016 . và/hoặc thỏa thuận mua lại cổ phiếu. 14. Tái cấu trúc hoạt động. Tái cấu trúc toàn diện mọi hoạt động và phương thức quản lý sẽ bổ sung cho tái cấu trúc nợ để tăng cường tính hiệu quả và quản. đó bao gồm 17 DNNN lớn. Những khuyến nghị cải cách 4. Kế hoạch tái cấu trúc DNNN cần phải được thiết kế cẩn thận để tối đa hóa lợi nhuận của 1 tất cả các DNNN. Một số DNNN cung cấp. sự phát triển của khu vực tư nhân. Dự án thí điểm tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam 1 1 Đề biết thêm chi tiết của Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước của ADB, xem ‘Proposed Multitranche

Ngày đăng: 28/04/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan