một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty công nghệ thông tin điện lực miền nam

65 313 0
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty công nghệ thông tin điện lực miền nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI 1. Mục đích, ý nghĩa và lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến quản trị. Quản trị không chỉ chú ý đến môi trường bên ngoài mà còn quan tâm chú ý đến môi trường nội bộ của doanh nghiệp. Và yếu tố con người chính là tầm quan trọng nhất trong bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân sựsự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào, nên em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận Đưa ra được những cơ sở lý luận từ đó có thể phân tích về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam, tiến hành đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, những mặt đã đạt được và những gì cần phải điều chỉnh thay đổi cho phù hợp hơn. Từ những phân tích, nhận xét và đánh giá về thực trạng của công ty, đưa ra được những đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Toàn bộ những hoạt động về quản trị nhân sự của công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản trị nhân sự tại công ty và tham khảo thêm những mô hình quản trị nhân sự có hiệu quả của những công ty nước ngoài. + Về thời gian: Phân tích dữ liệu về nguồn nhân lực của công ty trong 2 năm từ 2010 đến 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập thông tin, số liệu để tiến hành phân tích. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thu thập những kinh nghiệm về quản trị nhân sự của các công ty nước ngoài. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị nhân sự. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1 Khái niệm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Quản trị nhân sự hay quản lý con người trong một tổ chức là cả một quá trình xây dựng và thực hiện các hành động những tác động đến nhân viên để khơi gợi và sử dụng hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được thành công, đạt được mục tiêu đề ra tuy nhiên phải đảm bảo rằng lợi ích của từng cá nhân phải được đảm bảo, hài hoà với lợi ích tổ chức. Nhân sự là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Nhân sự với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Nhân sự còn có thể hiểu là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nhân sự được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng, số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như quy mô và tốc độ tăng trưởng nhân sự. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số càng cao thì quy mô và tốc độ tăng nhân lực càng lớn và ngược lại. Về chất lượng nhân sự được xem xét trên mặt trình độ văn hóa, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất Ngày nay nhân sự được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Nhìn chung các doanh nghiệp các doanh nghiệp đều có bộ phận quản trị nhân sự. Bộ phận này chủ yếu xây dựng các chế độ, đưa ra các tài liệu tư vấn và những quy định cụ thể liên quan đến nhà quản trị nhân sự. Bộ phận phụ trách nhân sự có nhiệm vụ phục vụ các bộ phận trực thuộc bên dưới. Tuy xét một cách tổng thể thì quản trị nhân lực trong doanh nghiệp không chỉ là công việc của một bộ phận mà là hoạt động chung của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. 4 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1.2.1 Chức năng:  Lập kế hoạch và tuyển dụng: Lập kế hoạch nhân sự phải theo nguyên tắc “Đúng số lượng- Đúng người – Đúng lúc – Đúng thời hạn”. Cần những người như thế nào? Khi nào cần họ? Họ cần có kỹ năng gì? Chúng ta có ai đạt yêu cầu trên không? Tuyển họ từ đâu? Tuyển dụng gồm các bước: Phân tích công việc, tìm kiếm, tuyển, phỏng vấn, tuyển chọn, mời nhận việc, định hướng và theo dõi nhân viên. Đào tạo và phát triển: Quảnnhân sự có hiệu quả là đánh giá một cách nhất quán các kỹ năng và kiến thức của nhân viên để đáp ứng được các nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Nguyên tắc của đào tạo và phát triển là phải có được những con người đúng kỹ năng. Quá trình đào tạo và phát triển cần chú ý đến các vần đề sau : Doanh nghiệp cần những kỹ năng và kiến thức nào? Nhân viên hiện tại có kỹ năng và kiến thức gì? Nhu cầu kỹ năng kiến thức doanh nghiệp cần trong tương lai? Sự thiếu hụt kỹ năng kiến thức so với nhu cầu trong tương lai? Tiến hành đào tạo như thế nào? Duy trìquản lý: Sau khi doanh nghiệp tuyển đúng người và đào tạo họ, cần phải duy trìquản lý họ. Quá trình gồm các nội dung: bố trí định hướng, thuyên chuyển, đề bạt hướng dẫn, tư vấn, đánh giá và quản lý kết quả thực hiện công việc, động viên khen thưởng, xây dựng tinh thần làm việc tốt, quản lý quá trình thôi việc. Các nhân viên nhiệt huyết sẽ gắn bó, tận tụy với doanh nghiệp, có khả năng ở lại doanh nghiệp lâu hơn, làm việc năng suất hơn và tham gia nhiều hơn vào sự thành công của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân sự: Nguyên tắc của hệ thống thông tin này là phải đúng thông tin – đúng thông lệ” các phương tiện có thể gồm: sổ tay hướng dẫn về chính sách, thủ tục, sổ tay 5 hướng dẫn phúc lợi cho người lao động, thông tin về kiểm toán nhân sự và kế toán nhân sự. 1.2.2 Nhiệm vụ - Phát huy năng lực của con người nhằm đạt được kết quả làm việc như họ mong muốn, luôn được củng cố và mở rộng. - Cách nghĩ mới cởi mở được khuyến khích, phát huy - Con người được tự do phát triển khát vọng tập thể - Các cá nhân luôn tìm cách học hỏi lẫn nhau. 1.3 Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1.3.1 Ý nghĩa của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Quản trị nhân sự là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân sự đóng vai trò bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp. Một tổ chức hay doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Quản trị nhân sự nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến cho công việc quản lý hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ. 1.3.2 Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình, đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô cho đến phát triển công nghệ cao, 6 khoa học kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội. Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ mộtquan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sựmột thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . 1.4 Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1.4.1 Tuyển dụng nhân sự Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lựcsở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động. 1.4.1.1Nguồn tuyển dụng nhân viên Doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhân sự từ hai nguồn cơ bản đó là: Lực lượng bên trong doanh nghiệp và lực lượng bên ngoài doanh nghiệp. 7 a. Nguồn tuyển dụng từ nội bộ doanh nghiệp Tuyển dụng nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp thực chất là quá trình thuyên chuyển đề bạt, cất nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công việc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác.  Ưu điểm: - Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm và ít bỏ việc. - Nhân viên của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc thực hiện công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới. Họ đã làm quen, hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, do đó mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc mới và biết cách để đạt được mục tiêu đó. - Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn.  Nhược điểm Tuy nhiên áp dụng hình thức này cũng có một số nhược điểm sau: - Việc tuyển dụng nhân viên vào chức vụ trống trong doanh nghiệp theo kiểu thăng chức nội bộ có thể gây nên hiện tượng chai lì, cứng do các nhân viên được thăng chức đã quen với cách làm việc của cấp trên trước đây, họ sẽ dập khuôn vì thế mất đi sự sáng tạo, không dấy lên được không khí thi đua mới. - Trong doanh nghiệp dễ hình thành nên các nhóm “ ứng viên không thành công”, họ là những người được ứng cử vào các chức vụ nhưng không được tuyển chọn từ đó có tâm lý không phục lãnh đạo, chia bè phái gây mất đoàn kết. b. Nguồn tuyển mộ nhân sự từ bên ngoài doanh nghiệp Là tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài thị trường lao động.  Ưu điểm: - Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều chuyên gia, những nhân viên giỏi, qua đó tuyển chọn vào các chức danh phù hợp. - Các nhân viên mới thường tỏ ra năng nổ, chứng minh khả năng làm việc của mình bằng công việc cụ thể cho nên hiệu quả sử dụng lao động rất cao.  Nhược điểm 8 - Đó là người được tuyển dụng phải mất một thời gian để làm quen với công việc và doanh nghiệp. Do đó họ có thể chưa hiểu rõ được mục tiêu, lề lối làm việc của doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến những sai lệch và cản trở nhất định. - Các hình thức thu hút ứng cử viên từ bên ngoài: thông qua quảng cáo, thông qua văn phòng, dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các Đại học và một số hình thức khác. 1.4.1.2 Nội dung của tuyển dụng nhân sự Muốn làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự thì trước hết phải có một quy trình tuyển dụng khoa học và hợp lý. Mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng riêng tùy thuộc vào từng loại đặc điểm của công việc tuy nhiên quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp thường được thực hiện thông qua các bước cơ bản như đồ sau: đồ 1.1: Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp Nguồn: P. TCHC Chuẩn bị tuyển dụng Thông báo tuyển dụng Thu nhận, nghiên cứu hồ Nguồn bên trong Nguồn bên ngoài Các phương pháp nguồn bên trong Các phương pháp nguồn bên ngoài Đánh giá ứng cử viên và đưa ra quyết định 9  Chuẩn bị tuyển dụng Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng. Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, tài liệu quy định của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới tuyển dụng nhân sự. Phải xác định rõ tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự ở cả ba khía cạnh: tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận cơ sở và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc.  Thông báo tuyển dụng Các doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo tuyển dụng sau: - Quảng cáo trên các trang web tuyển dụng - việc làm, báo, đài, tivi. - Thông qua các trung tâm dịch vụ lao động. - Thông báo tại doanh nghiệp Các thông báo đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản cho ứng viên. Phải thông báo đầy đủ về tên doanh nghiệp, thông tin về nội dung công việc, tiêu chuẩn tuyển dụng, hồ và giấy tờ cần thiết, cách thức tuyển dụng và nội dung tuyển dụng.  Thu nhận và nghiên cứu hồ Tất cả các hồ xin việc phải ghi vào sổ xin việc. Người xin tuyển dụng phải nộp cho doanh nghiệp những hồ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu. Việc nghiên cứu hồ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về các ứng viên và có thể loại bớt được một số ứng cử viên không đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra để không cần phải làm các thủ tục tiếp theo trong quá trình tuyển dụng, do đó có thể giảm chi phí và thời gian tuyển dụng cho doanh nghiệp.  Tuyển dụng nhân sự Tuyển dụng nhân sự bao gồm hai nguồn chính đó là: Nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. 10 + Nguồn bên trong Như đã phân tích ở trên thì doanh nghiệp có thể tìm hiểu và vận dụng tốt vào việc tuyển dụng cho doanh nghiệp của mình nhằm tìm được nguồn lao động có trình độ, chuyên môn cao. + Nguồn bên ngoài Như đã phân tích ở phần trên thì doanh nghiệp có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một phương pháp tuyển dụng hiệu quả.  Đánh giá các ứng cử viên và ra quyết định Sau khi thực hiện các bước trên nếu hai bên cùng nhất trí sẽ đi đến bước tiếp theo là doanh nghiệp quyết định tuyển dụng và hai bên sẽ ký kết hợp đồng lao động. Tr ưởng phòng nhân sự đề nghị, giám đốc ra quyết định tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động. Trong quyết định tuyển dụng hoặc trong hợp đồng lao động cần ghi rõ chức vụ, lương bổng, thời gian thử việc… Trách nhiệm của nhà quản trị là làm “mềm” các ứng cử viên, giúp họ mau chóng làm quen với công việc mới. 1.4.2 Đào tạo và phát triển nhân sự Đào tạo và phát triển nhân sự là hai nội dung cơ bản trong vấn đề nâng cao trình độ tinh thông nghề nghiệp cho nhân sự. Nhân sựmột yếu tố rất quan trọng, nó là cơ sở quyết định thắng lợi của tổ chức hay doanh nghiệp. Một tổ chức dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống thuyết bị hiện đại cũng trở nên vô vị nếu thiếu nhân tố con người. Con người ở đây không phải nói một cách chung chung mà phải quan tâm đến số lượng và chất lượng. Chất lượng của nó là nói đến năng lực và hiệu suất làm việc của người lao động. Khi một người không đủ năng lực và kỹ năng làm việc, không được trang bị đầy đủ kiến thức và phương pháp làm việc, không có định hướng nghề nghiệp cho người lao động trước khi làm việc thì người đó sẽ trở thành gánh nặng của tổ chức. Một doanh nghiệp muốn phát triển tốt, ổn định trước hết phải có đội ngũ lao động có trình độ cao. Việc quan tâm tới đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcmột trong những điều kiện để doanh nghiệp ổn định và phát triển. [...]... hiện nay Chương tiếp theo sẽ phân tích thực trang của Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐIỆN LỰC MIỀN NAM 2.1 Tổng quan về công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Tên đơn vị: Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam Tên giao dịch: Southern Power Information Technology... Điện lực miền Nam có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hệ thống mạng nhằm đưa nhanh các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng Công ty Điện lực miền Nam Thực hiện định hướng về Công nghệ thông tin của Tổng Công ty Điện lực miền Nam trong giai đoạn 2010-2015, Công nghệ thông. .. tiếp thu một đội ngũ Kỹ sư, Cán sự, Công nhân lành nghề trong lĩnh vực vận hành, khai thác máy tính điện tử của CDV cũ Đó là nguồn vốn quý, đã làm nền tảng cho công tác xây dựng và phát triển Công nghệ thông tin của Tổng Công ty Điện lực miền Nam sau này – 20 TP Hồ Chí Minh 2 nay là Tổng Công ty Điện lực miền Nam 3 .Hồ Chí Minh 1998 , Trung tâm đã đổi tên thành Công ty Công ty Điện lực miền Nam 21... Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam đang chuyển dần sang mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin với các chức năng sau: Trung tâm cơ sở dữ liệu của Tổng Công ty Điện lực miền Nam Trung tâm Internet của Tổng Công ty Điện lực miền Nam nhằm quản lý nguồn thông tin và cung cấp thông tin dịch vụ khách hàng, tiến dần đến thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện Trung tâm... trong công tác quản lý kinh doanh những sản phẩm Công nghệ có chiều sâu đạt hiệu quả hơn những năm vừa qua 2.2 Thực trạng công tác quản trị quản nhân sự tại Công ty 2.2.1 Tình hình nhân sự tại Công ty 2.2.1.1 Cơ cấu lao động của Công ty năm 2012 Tình hình lao động chung của công ty: Với cơ cấu được tổ chức bố trí tương đối hợp lý từ khi thành lập đến nay số CBCNV trong Công ty CNTT ĐLMN luôn có sự thay... quản trị nhân sự là vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó Và sẽ trở nên vô tổ chức kỷ luật nếu như thiếu đi quản trị nhân sự Đây cũng là một công tác hết sức khó khăn vì nó cụ thể đến từng người Việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong... máy tính, bảo trì máy in các loại  Phòng Công nghệ phần mềm Quản lý các phần mềm công nghệ thông tin của Công ty, phụ trách công tác tổ chức xây dựng, triển khai và bảo trì các hệ thống phần mềm dung chung với Tổng Công ty Điện lực miền Nam như: CMIS, FMIS, Quảnnhân sự, Quảncông văn và giao việc…  Phòng Đào tạo Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức đào tạo và kinh doanh trong lĩnh... của Công ty Chức năng của Công ty a - Bảo dưỡng sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng - Tư vấn về phần cứng - Sản xuất phần mềm, thiết kế Web - Xây dựng, khai thác và lưu trữ cơ sở dữ liệu - b Lắp đặt sửa chữa máy vi tính cho toàn Công ty Đào tạo, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin Nhiệm vụ của Công ty Công ty Công nghệ thông tin Điện lực Miền Nammột đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện. .. phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai các phần mềm dùng chung cho Tổng Công ty Điện lực miền Nam 2.1.4 Bộ máy tổ chức và phân công lao động trong Công ty Mô hình tổ chức của Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam được trình bày theo đồ sau: đồ 2.1: tổng thể Công ty Công nghệ thông tin ĐLMN Giám Đốc (Nguồn: Phòng TCHC) Gh i chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ đối chiếu phối... Tổ chức Hành chính Tham mưu cho Ban Giám đốc quản lý trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác lao động, tiền lương, công tác thanh tra, pháp chế, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế, công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật Công tác văn thư, lưu trữ Công tác lễ tân, tổng hợp thông tin và các văn phòng khác Thực hiện các nhiệm . động quản trị nhân sự. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại. của Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam. 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐIỆN LỰC MIỀN NAM 2.1 Tổng quan về công ty Công nghệ thông. sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào, nên em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam làm đề tài cho

Ngày đăng: 27/04/2014, 16:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KLTN-NguyenHongVan

    • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Mục đích, ý nghĩa và lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Kết cấu của đề tài

      • Khái niệm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

      • Chức năng và nhiệm vụ của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

        • Chức năng:

        • Nhiệm vụ

        • Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

          • Ý nghĩa của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

          • Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

          • Nội dung của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

            • Tuyển dụng nhân sự

            • Nguồn tuyển dụng nhân viên

            • Nội dung của tuyển dụng nhân sự

            • Đào tạo và phát triển nhân sự

            • Đào tạo nhân sự

            • Phát triển nhân sự

            • Đánh giá khả năng công tác và đãi ngộ nhân sự

            • Đánh giá khả năng công tác

            • Đãi ngộ nhân sự

            • Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị

              • Yếu tố môi trường kinh doanh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan