bài lớn môn đất đai

11 282 0
bài lớn môn đất đai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, mà còn do các yếu tố lịch sử để lại, trong thực tế có rất nhiều vụ tranh chấp đất đai rất khó để xác định chủ sở hữu của mảnh đất bởi khi giải quyết tranh chấp các bên đều không có chứng cứ pháp lý cụ thể chứng minh quyền sử dụng đất của mình. Trong những trường hợp đó, cần có phương hướng giải quyết như thế nào để đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu, xuất phát từ lý do đó em xin lựa chọn tình huống sau để có thể thấy rõ được một trong rất nhiều những vụ khiếu kiện về đất đai đang xảy ra trên thực tế hiện nay, đó là: “Năm 1959, ông Hà cho gia đình chị gái, anh rể là bà Thảo và ông Vũ mượn 5 sào ruộng canh tác tại xã Trung Tín, huyện Yên Hưng. Năm 1968, bà Thảo chết. Năm 1979, ông Vũ lấy bà Hòa đến năm 1981 thì sinh được anh Ngọc. Năm 2000, ông Vũ chết. Sau khi ông Vũ chết, bà Hòa và anh Ngọc tiếp tục canh tác trên toàn bộ diện tích đó. Trong suốt thời gian từ năm 1959 đến năm 2007 không xảy ra bất kì tranh chấp nào liên quan đến thửa đất này, nhưng đến tháng 7/2007, do đã có nhiều con cháu nên ông Hà đến yêu cầu mẹ con bà Hòa, anh Ngọc trả diện tích đất mà ông đã cho bà Thảo và ông Vũ mượn canh tác từ năm 1959. Hiện nay, diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, mẹ con bà Hòa cho rằng đây là tài sản của ông Vũ để lại thừa kế, mẹ con bà không biết việc ông Vũ mượn đất của ông Hà nên không có nghĩa vụ phải trả lại đất cho ông Hà. Không thỏa thuận được, ông Hà làm đơn kiện đòi lại đất. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và hướng giải quyết như thế nào?”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Hà và mẹ con bà Hòa : Trường hợp của ông Hà là tranh chấp đất đai mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự chưa không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng”. Vì vậy, việc giải quyết vụ tranh chấp đất đai của ông Hà có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, tuy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nếu ông Hà có một trong các loại giấy tờ được quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đất đai của ông Hà thuộc về Tòa án nhân dân. Thứ hai, nếu cả ông Hà và mẹ con bà Hòa đều không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đất đai của ông Hà thuộc về Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng. 2. Hướng giải quyết vụ tranh chấp đất đai giữa ông Hà và mẹ con bà Hòa : Đối với cả hai trường hợp trước khi đưa tranh chấp kiện ra Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân thì đều cần phải tiến hành hòa giải tại cơ sở. Điều 135 Luật Đất đai quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai : “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đai đang tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai”. Như vậy, trước khi giải quyết tranh chấp đất đai cho ông Hà, trong cả hai trường hợp cơ quan có thẩm quyền đều phải hướng dẫn cho ông Hà tiến hành việc hòa giải tại cơ sở trước. Nếu việc hòa giải tại cơ sở không giải quyết được tranh chấp thì mới tiến hành việc kiện lên Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật. Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở không chỉ thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, đậm tính nhân văn và trên cơ sở tình người mà việc tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong tranh chấp đất đai còn là một thủ tục có tính chất pháp lý bắt buộc, đây có thể được coi là một giai đoạn tiền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. 2.1: Hướng giải quyết đối với trường hợp thứ nhất – ông Hà tuy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai: Trong trường hợp này, nếu ông Hà có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai và chứng minh được ông đã cho gia đình chị gái, anh rể là bà Thảo và ông Vũ mượn mảnh đất 5 sào trước Tòa án nhân dân thì mảnh đất này thuộc về quyền sở hữu của ông Hà. Bởi vì theo Khoản 1 Điều 517của Bộ luật Dân sự quy định Quyền của bên cho mượn tài sản: “Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây: 1. Đòi lại sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;”. Như vậy với tư cách là bên cho mượn trong Hợp đồng cho mượn tài sản ông Hà hoàn toàn có quyền đòi lại 5 sào ruộng thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy mẹ con bà Hòa không biết 5 sòa ruộng này là của ông Vũ mượn của ông Hà và cho rằng đây là tài sản được thừa kế từ ông Vũ nhưng theo Khoản 1 Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại : “Những người được hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, nên trong trường hợp này khi ông Hà đã chứng minh được quyền sở hữu 5 sào ruộng của mình và mảnh đất này là cho ông Vũ mượn thì mẹ con bà Hòa có trách nhiệm thay ông Vũ trả lại mảnh đất này cho ông Hà. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi ông Hà đã tạo điều kiện cho ông Vũ mượn 5 sào ruộng để canh tác và trên thực tế ông gia đình ông Vũ đã canh tác được rất lâu trên mảnh đất này nên đã đạt được mục đích của bên mượn. Nay do nhu cầu của gia đình ông Hà đòi lại mảnh đất thì mẹ con bà Hòa phải có nghĩa vụ trả lại mảnh đất vì đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của ông Vũ mà ở đây ông Vũ chỉ là người chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp đồng cho mượn với ông Hà nên khi ông Hà đòi lại mảnh đất thì mẹ con bà Hòa là người thừa kế hợp pháp tài sản của ông Vũ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên mượn tài sản thay cho ông Vũ. Để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên thì nếu trên 5 sào ruộng này hiện đang có lúa hoặc hoa màu thì ông Hà cần đợi thu hoạch xong hoặc nếu ông Hà muốn lấy lại đất luôn thì cần bồi thường một khoản tiền hợp lý cho mẹ con bà Hòa. 2.2: Hướng giải quyết đối với trường hợp thứ hai, ông Hà và mẹ con bà Hòa đều không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai: Theo Điều 161 Nghị định 181/2004/NĐ-CP Về thi hành luật Đất đai quy định về Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: “Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau: 1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra. 2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có: a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng; b) Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn; c) Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn; d) Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; đ) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. 3. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương. 4. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. 5. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước. 6. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.”. Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng sẽ xem xét việc đưa ra các chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của ông Hà và mẹ con bà Hòa để quyết định xem ai là chủ sở hữu của 5 sào ruộng đang tranh chấp. Trong trường hợp cả hai bên đương sự đều không đưa ra được chứng cứ chứng minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất một cách thuyết phục thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng sẽ lấy ý kiến của Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai của xã Trung Tín với những thành phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 161 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và xem xét tới các điều kiện được quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 của Nghị định này để đưa ra quyết định xem mảnh đất đang tranh chấp là thuộc quyền sở hữu của ai. Tuy nhiên, trên thực tế từ các dữ liệu mà tình huống đưa ra khó có thể xác định được quyền sở hữu 5 sào ruộng này thuộc về ai. Ông Hà là chủ sở hữu thật sự, nhưng nếu không đưa ra được bằng chứng cụ thể chứng minh mảnh đất này có nguồn gốc này là của mình và ông Vũ có được mảnh đất này là do ông Hà đã cho ông Vũ mượn; thì lợi thế sẽ nghiêng về mẹ con bà Hòa bởi họ đã có quá trình sử dụng đất lâu dài, ổn định. Cũng bởi vì thời gian cho mượn đã từ rất lâu, cách năm tranh chấp gần năm mươi năm nên việc xác định là rất khó. Giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu thật sự của mảnh đất lẫn người đang sử dụng trực tiếp mảnh đất cần phải căn cứ nhiều về tình hình thực tế. KẾT LUẬN: Với kiến thức lý luận và hiểu biết thực tế còn hạn hẹp. Bài viết trên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô để bài làm trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012. 3. Bộ Luật Dân sự, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2011. 4. Luật Đất đai, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2012. 5.http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18562 6.http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/HoaGiaiCoSo/View_Detail.aspx? ItemID=16 MỤC LỤC: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Hà và mẹ con bà Hòa 2 2. Hướng giải quyết vụ tranh chấp đất đai giữ ông Hà và mẹ con bà Hòa .3 2.1 Hướng giải quyết đối với trường hợp thứ nhất – ông Hà tuy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 5 2.2 Hướng giải quyết đối với trường hợp thứ hai, ông Hà và mẹ con bà Hòa đều không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 6 KẾT LUẬN 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 . chấp đất đai giữa ông Hà và mẹ con bà Hòa : Trường hợp của ông Hà là tranh chấp đất đai mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai: “Tranh chấp đất. cơ sở. Điều 135 Luật Đất đai quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai : “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải. 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đất đai của ông Hà thuộc về Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng. 2. Hướng giải quyết vụ tranh chấp đất đai giữa ông Hà và mẹ

Ngày đăng: 27/04/2014, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan