Bình luận khoa học về tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT

42 347 0
Bình luận khoa học về tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào những vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế như vậy, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể. Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì phương thức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài: tài “Bình luận khoa học về tài phán thương mại trong quá trình Việt Nam hội nhập Kinh tế Quốc Tế” làm đề tài cho tiểu luận của mình.

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  NHỮ THỊ DUNG ĐỀ TÀI: BÌNH LUẬN KHOA HỌC VỀ TÀI PHÁN THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Ths, GV Luật NGUYỄN VĂN HUYÊN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 Mục lục Lời mở đầu 4 I. Tính cấp thiết của đề tài 4 II. Mục đích nghiên cứu đề tài 4 III. Phương pháp nghiên cứu 4 IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5 V. Nội dung 5 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 6 I. Thương lượng 6 II. Hòa giải 6 III. Trọng tài thương mại 6 IV. Tòa án 7 CHƯƠNG II.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 8 I. Khái quát về trọng tài thương mại 8 1. Khái niệm trọng tài thương mại 8 2. Đặc điểm của trọng tài thương mại 8 3. Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại 9 4. Các hình thức tổ chức trọng tài 10 II. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành 12 1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 12 2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 12 3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 13 CHƯƠNG III.THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 16 I. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 16 1. Vài nét về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 16 2. Quy chế giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 21 II. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 26 1 Các tranh chấp thương mại kiện tới trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 26 2. Đương sự trong tranh chấp 27 3 Thực trạng giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 28 4. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 29 III. Mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và toà án 34 1. Hoạt động hỗ trợ của toà án đối với trọng tài 34 2. Hoạt động giám sát của toà án đối với trọng tài 35 CHƯƠNG IV.MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 38 I. Một số bất cập trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 38 II. Đề xuất giải pháp 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 Trang 4/42 Lời mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước c ũ ng phải bước vào những vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đ ã quy đ ịnh nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đ ã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế như vậy, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, vi ệc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể. Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì ph ương th ức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Từ thực tiễn trên, tôi đ ã chọn đề tài: tài “Bình luận khoa học về tài phán thương mại trong quá trình Việt Nam hội nhập Kinh tế Quốc Tế” làm đề tài cho tiểu luận của mình. II. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài hướng tới mục đích là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại mà chủ yếu là bằng trọng tài, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật, từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. III. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế và pháp luật kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh phương pháp hệ thống gắn với quá trình nghiên cứu thực tiễn về trọng tài. Trang 5/42 IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài cụ thể được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM 2010) (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). V. Nội dung Phần mở đầu. Phần nội dung. Chương 1: Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Chương 2: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại ở VN. Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở VN. Chương 4: Một số bất cập trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài và đề xuất giải pháp. Phần kết luận. Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195 Lớp: XNK16D Trang 6/42 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI I. Thương lượng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự giúp hay phán quyết của bên thứ ba. Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba, quá trình thương lượng không chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc pháp lý, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình th ương lư ợng. Quá trình th ương lư ợng để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai. Việc lựa chọn cách thức thương lượng nào phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của các bên. II. Hòa giải Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đ ã phát sinh. Phương thức hòa giải khác thương lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố trung gian. Người trung gian này không có vai trò quyết định trong việc giải quyết tranh chấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp vẫn là do các bên quyết định. Hòa giải c ũng không ch ịu sự chi phối của bất kỳ một thủ tục tố tụng pháp lý nào mà do các bên tranh chấp tự quyết định. Kết quả của quá trình hòa giải thành c ũng ch ỉ là sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp và việc thực hiện thỏa thuận này c ũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ một quyết định pháp lý nào. III. Trọng tài thương mại Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Cũng giống như thương lượng và hòa giải, phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sử tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết các bên phải có thoả thuận trọng tài. Sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Nhằm khuyến khích các bên sử dụng Trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại và các tranh chấp khác, nhà nước đã ban hành một đạo luật mới về trọng tài thương mại - Luật Trọng tài thương Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Trang 7/42 mại 2010 để thay thế Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 trên cơ sở kế thừa những chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp với những quy định mới, hoàn chỉnh hơn. Trọng tài thương mại tồn tại dưới 2 hình thức: trọng tài vụ việc (ad-hoc) và trọng tài thường trực. IV. Tòa án Tòa án là ph ương th ức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Bản án hoặc phán quyết của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Ở nước ta, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế. Tố tụng giải quyết tranh chấp thuộc tố tụng dân sự. Tố tụng dân sự hiện hành được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự đ ã đư ợc Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195 Lớp: XNK16D Trang 8/42 CHƯƠNG II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM I. Khái quát về trọng tài thương mại 1. Khái niệm trọng tài thương mại Theo cuốn “Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z”: “Trọng tài là một cách giải quyết bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đ ình công”. Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại (TTTM) 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Mặc dù có khá nhiều định ngh ĩa khác nhau v ề trọng tài, song nhìn chung hiện nay Trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ: Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Thứ hai, trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp. 2. Đặc điểm của trọng tài thương mại Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, trọng tài có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba - một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài. Thứ hai, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Thứ ba, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tàiphán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp. Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Trang 9/42 Với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài có những đặc điểm sau: Một là, trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong l ĩnh v ực kinh doanh, thương mại. Hai là, quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài. Ba là, phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, do trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như tòa án nên phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước. Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập, song song với tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên đương sự lựa chọn. 3. Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại Thứ nhất, so với tòa án, trọng tài có những ưu điểm nổi bật như: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên; đảm bảo được bí mật kinh doanh của các bên nhờ nguyên tắc "xét xử kín"; quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị trong khi bản án, quyết định của tòa án có thể phải trải qua nhiều thủ tục xem xét khác nhau, điều này giúp tiết kiệm chi phí về thời gian c ũng như ti ền bạc cho các bên tranh chấp; quyết định trọng tài được thi hành ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về hàng hóa, tiền bạc của các nhà kinh doanh. Ngoài ra, trọng tài còn có rất nhiều ưu điểm khác như: tính chuyên môn cao; thủ tục giải quyết tranh chấp đơn giản đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp nhanh chóng của các đương sự. Thứ hai, trọng tài có những ưu điểm vượt trội mà thương lượng, hòa giải không có, như: Trọng tài luôn có hẳn một khung pháp luật điều chỉnh, trong đó Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 được coi là trung tâm, và trong thời gian tới sẽ có thêm Luật TTTM 2010 điều chỉnh; trọng tài lại được sự đảm bảo, hỗ trợ về mặt pháp lý của tòa án, trong khi đó hoạt động thương lượng, hòa giải ở nước ta hiện nay hoàn toàn mang tính tự phát, theo truyền thống Mặc dù có những ưu điểm vượt trội so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhưng phương thức trọng tài vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là: So với tòa án, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nên các bên khó có cơ hội phát hiện và khắc phục những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp như ở tòa án; do việc giải quyết tại trọng tài đã có sự xuất hiện của bên thứ ba nên việc giữ bí mật của vụ tranh chấp không thể bằng thương lượng; chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là khá cao, điều này c ũng l à m ột hạn chế lớn vì không phải chủ thể nào c ũng có th ể đáp ứng được Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195 Lớp: XNK16D Trang 10/42 Tóm lại, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tuy có một số hạn chế, song với những ưu điểm nổi trội của nó, có thể khẳng định đây là phương thức giải quyết đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả rất phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp. 4. Các hình thức tổ chức trọng tài a. Trọng tài vụ việc (trọng tài ad - hoc) Trọng tài ad - hoc là thể loại trọng tài được các bên thành lập ra chỉ để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đ ã đư ợc giải quyết xong thì trọng tài ad - hoc tự giải thể. Do đó, trọng tài ad - hoc còn đư ợc gọi là trọng tài vụ việc, trọng tài đặc biệt, trọng tài đặc nhiệm Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Trong các vụ tranh chấp sử dụng trọng tài ad - hoc, thì các bên thường thống nhất có một trọng tài viên. Trọng tài ad - hoc có một số đặc điểm sau: - Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự hoặc của người thứ ba không bị giới hạn vào một danh sách có sẵn như ở hình thức trọng tài thường trực. - Các bên đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy chế tố tụng: về tổ chức hội đồng trọng tài, quá trình tố tụng Ngh ĩa là các bên tranh ch ấp có thể tự định đoạt các cách thiết lập hội đồng trọng tài và thủ tục giải quyết thích ứng với tính chất từng vụ tranh chấp. Đương sự không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụng chừng nào đảm bảo được nguyên tắc xét xử khách quan trong trường hợp của họ. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt trọng tài ad - hoc với trọng tài thường trực. Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài ad - hoc khá đơn giản, thời gian tiến hành tố tụng có thể nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế, trọng tài ad - hoc chỉ thích hợp với những tranh chấp nhỏ giữa các bên đương sự có am hiểu về luật pháp và có kinh nghiệm tranh tụng. Trọng tài ad - hoc phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và sự hợp tác của các bên. Nếu các bên không thực tình muốn giải quyết vụ tranh chấp để đi tới một giải pháp tối ưu th ì tr ọng tài ad - hoc sẽ rất khó làm việc. Bởi lẽ, trọng tài ad - hoc không có quy tắc tố tụng riêng. b. Trọng tài thương trực Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở, điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Trọng tài thường trực giống trọng tài ad - hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên nhưng lại có hạn chế hơn là chỉ được lựa chọn trong số các trọng tài viên của trung tâm trọng tài - mà số lượng các trọng tài viên trong danh sách này thường rất hạn chế. [...].. .Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài viên của trung tâm trọng tài hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ra một trọng tài viên và hai người này sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài) Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng được quy định... hoạt động thương mại Nghĩa là, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại khi có đủ hai điều kiện: Trang 12/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT a Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có hiệu lực Khoản 1 Điều 16 Luật TTTM 2010 quy định: " Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp... ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; c) Kê biên tài sản đang tranh chấp; Trang 34/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Bên yêu cầu phải... cũng như hiểu biết về kinh nghiệm về các lĩnh vực như thương mại, vận chuyển hàng hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quan hệ kinh tế đối ngoại Trong thời gian đó, vì nhi ều lý do khác nhau, mà các tranh chấp đưa đến trọng tài giải quyết còn hạn chế, số vụ được giải quyết ra phán quyết còn ít hơn Các hoạt Trang 16/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT động khác nói chung và hoạt... thủ tục Trang 20/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT trọng tài đảm bảo cho các bên quyền tự do lựa chọn Trung tâm trọng tài cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp 2 Quy chế giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam a Đơn yêu cầu trọng tài Theo Điều 4 của quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng một... trọng tài thương mại phải là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, cụ thể: "Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hanh vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại, ký... thấy Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài được tín nhiệm hơn cả Trang 26/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Hình 1 Biểu đồ thể hiện các loại hình tranh chấp ở ra Trung tâm trọng tài quốc tế VN từ năm 1993 đến năm 2013 Hợp tác đầu tư 4% Xây dựng 5% Dịch vụ 3% Tài chính ngân hàng 3% Đại lý 1% Gia công 5% Khác 9% Mua bán 70% Nguồn: www.viac.org .vn Loại hình tranh... hai bên hoà giải được trước khi Uỷ ban trọng tài được thành lập hay đơn giản vì họ đã không nộp phí trọng tài Tình hình giải quyết tranh chấp ở Trung tâm được phản ánh qua bảng sau: Trang 28/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Hình 3 Biểu đồ thể hiện số vụ tranh chấp thương mại từ năm 1993 đến năm 2013 tại Trung tâm trọng tài quốc tế VN 99 100 90 83 80 70 63 60 48 50 40 36 32 25... - 2000 USD ở Trung tâm trọng tài quốc tế là 2500 USD Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên: Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Trị giá vụ tranh chấp Phí trọng tài 100.000.000 trở xuống 15.000.000 100.000.001 đến 1.000.000.000 15.000.000 + 7% số tiền vượt quá 100.000.000 Trang 32/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT 1.000.000.001 đến 5.000.000.000... trọng tài viên - Tóm tắt nội dung tranh chấp Trang 24/42 Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT - Quyết định về việc giải quyết tranh chấp và phí trọng tài cũng như các chi phí khác có liên quan - Lý do của quyết định - Chữ ký của tất cả trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp và của thư ký phiên họp Nếu một trọng tài viên không có điều kiện ký vào biên bản Chủ tịch Uỷ ban trọng tài . tắc xét xử khách quan trong trường hợp của họ. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt trọng tài ad - hoc với trọng tài thường trực. Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài ad - hoc khá đơn giản,. này thường rất hạn chế. Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Trang 11/42 Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài viên của trung tâm trọng. quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp (Điều 36 Luật TTTM 2010) Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT Trang 15/42 c. Phiên họp giải quyết tranh chấp

Ngày đăng: 26/04/2014, 22:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan