đạo đức kinh doanh xưa và nay

42 585 1
đạo đức kinh doanh xưa và nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Khái niệm đạo đức kinh doanh Trước khi là doanh nhân, mọi doanh nhân đều phải là một người bình thường. Vậy câu hỏi trên sẽ được đặt ra cho một người bình thường trước rồi sẽ áp vào doanh nhân. Một người bình thường muốn có tiền phải thu phục được niềm tin của người khác để được giao tiền. Sau đó họ phải có uy tín để bảo đảm là sẽ trả lại tiền cho người ta theo nguyên tắc “tiền trả cao hơn tiền nhận”, hay “trả cả gốc lẫn lãi”.Doanh nhân khác với người thường ở chỗ là người có tài chứ còn để có tiền họ không thể làm khác. Vậy họ cũng phải làm gì đó để thu phục niềm tin của người khác để có uy tín? Đó là một con đường họ phải theo khi hành xử công việc. Đó là “Đạo kinh doanh”. Người Do Thái cư xử với nhau theo 10 Điều Răn doanh nhân của họ có Đạo kinh doanh. Doanh nhân phải có một số đức tính căn bản như người thường để thu phục niềm tin của người khác để bảo đảm cho sự cam kết của họ. Đối với các dân tộc khác không phải là người Do Thái, thì sách vở từ ngàn xưa đã chỉ, các tôn giáo đã khuyến khích, có một số đức tính căn bản cho họ. Đó là: sự chăm chỉ, trung thực, biết điều không tham lam. Do giới hạn ở đây ta không bàn về mỗi đức tính mà chỉ nhìn nhận chúng là những đức tính căn bản, sẽ giúp mở rộng ra các đức tính khác; giống như ba màu căn bản tạo nên bảy màu rồi 256 màu sắc khác nhau trong… máy vi tính. Bốn đức tính này là căn bản của một con người bình thường chúng cũng áp dụng cho doanh nhân. Riêng doanh nhân cần do có nhiều người dưới quyền thì phải thêm hai đức tính nữa là tính sòng phẳng lòng biết ơn. Cộng sáu đức tính đó lại với tài kinh doanh thì sẽ có một doanh nhân xuất hiện. người này sẽ có nhiều tiền, hay nhiều tiền sẽ đến với họ. Vậy “Đạo kinh doanh” phải có trong nó sáu đức tính căn bản kia. Chúng là đức tính cốt lõi. Khi tài ba của doanh nhân giúp họ nhận ra cơ hội, tính mão để xác 1 định lời lãi rồi quyết định thực hiện thì sáu đức tính cốt lõi sẽ hướng dẫn họ hành động. Khi được hướng dẫn bởi các đức tính đó, doanh nhân sẽ giữ được chữ tín trong kinh doanh; biết liên kết trong làm ăn; đối đãi với khách hàng; cư xử với đồng sự cùng nhân viên. Đạo mà họ giữ sẽ được giải thích để họ có thể theo đuổi một cách kiên trì; lúc ấy triết lý hay tư tưởng cho “Đạo kinh doanh” sẽ xuất hiện. Hành động dẫn tới triết lý nó dựa trên đạo đức. Triết lý giúp con người thăng hoa, đạo đức giúp họ bền vững. Doanh nhân có một sợi dây đạo đức chung, một triết lý chung thì chúng là một chất keo để kết họ lại với nhau. Hội nọ đoàn kia ra đời. khi kết lại được như thế doanh nhân sẽ có rất nhiều tiền. “Đạo kinh doanh” có nội dung, vị trí tác động như thế. Hiện nay, chúng ta bàn về “Đạo kinh doanh” là vì trong những mức độ khác nhau có doanh nhân rất tài, có tiền nhưng không có đủ các đức tính căn bản của “một người bình thường”. Lỗi đó là do lịch sử. Vào một thời, giáo dục của chúng ta đã không coi trọng việc dạy dỗ hun đúc các đức tính căn bản ấy cho mỗi người để chúng khi thì là cái thắng bên trong ngăn cản họ làm xấu, lúc là động lực nội tại thúc đẩy họ làm tốt. Cách chúng ta đã làm là áp một sức mạnh từ bên ngoài vào để bó buộc; nên khi sự bó buộc kia mất thì con người không có một nghị lực bên trong. Thí dụ, muốn khuyến khích sự chăm chỉ chúng ta nêu khẩu hiệu “lao động là vinh quang”. Khi ở một mình, nếu một người biết tự nhủ “ta phải chăm chỉ” thì họ sẽ bó buộc mình làm; còn nếu bảo “để vinh quang” thì họ sẽ bảo “tôi không cần” và… đi chơi! Doanh nhân chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự thiếu sót chung này. Họ có tài, có tiền nhưng thiếu “Đạo kinh doanh”. Một con sâu đã làm rầu nồi canh khiến chúng ta lo ngại. Nếu so sánh với sự kiện là chúng ta không bao giờ bàn về một quân đội anh hùng bởi vì nhân dân ta anh hùng; vậy khi phải bàn về “Đạo kinh doanh” thì chúng ta thấy xã hội chúng ta 2 thiếu cái gì.Vì thấy thiếu cái đó nên cũng đã có những người có lòng có hoài bão đi tìm các giải pháp để chuyển tải Đạo kinh doanh đến với xã hội. Theo thiển ý đây là công việc vô vọng. Trong một xã hội, tầng lớp doanh nhân không đông so về tỷ lệ, vì họ là những người tài ba. Trong vị thế ấy họ không thể chuyển tải Đạo kinh doanh đến với xã hội mà phải là ngược lại. Đa số thành viên của xã hội phải có những đức tính tốt căn bản của “một người thường” để họ làm gương, làm mẫu mực, là áp lực cho doanh nhân phải làm theo, khi tài ba của họ hé mở rồi nở rộ. “Đạo kinh doanh” là cách thức mà các doanh nhân cư xử với nhau cho những ai có quyền lợi liên quan (stakeholders) với họ, nghĩa là trong giới của họ. Xã hội còn có những người khác với những nghề nghiệp khác mà không giống doanh nhân. Họ không có những tài ba như của doanh nhân nên không cần phải có “Đạo kinh doanh”; họ có những đạo khác; nhưng sở dĩ họ giao tiếp được với doanh nhân vì cả hai có những đức tính cơ bản ít nhiều giống nhau. Thực ra, khi vứt bỏ nghề nghiệp của mình đi thì tất cả đều là “một người bình thường”. Một điều cũng rất quan trọng là khi doanh nhân có “Đạo” thì xã hội phải đáp ứng lại; kẻo cái “Đạo” của doanh nhân khiến họ bị lừa lọc! Cuộc sống là một sự tương tác vĩnh cửu. Đây là một sự thật hiển nhiên giống như nhân dân anh hùng tạo nên quân đội anh hùng. Ngoài ra, khi đang thiếu như thế thì không nên nhấn mạnh quá nhiều đến yếu tố Việt Nam của “Đạo kinh doanh”. Anh có cái gì? Yếu tố đó có thể chỉ là một liều lượng ít hay nhiều của các đức tính cốt lõi kia cách thức biểu lộ; nhưng không thể bảo: “Ở Việt Nam tôi là không có loại đức tính đó”. Liệu chúng ta có thể giao dịch với nhau lâu khi mà một bên không biết điều chăng? Vậy biết điều là đủ, cần gì phải Việt Nam? Do vậy, “Đạo kinh doanh” phải được hun đúc từ những đức tính căn bản tồn tại trong đa số thành viên của xã hội. Doanh nhân xuất phát từ xã hội rồi dùng sự 3 thành công của mình để giải quyết những vấn đề xã hội làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Việc ấy giống như nhân dân anh hùng sản sinh ra quân đội anh hùng đất nước bình an. Không có chiều ngược lại. 4 CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH XƯA NAY 1. Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục a. Đỉnh cao của phong trào duy tân Bỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân Cánh chim đầu đàn Theo Nguyễn Hiến Lê: “Cụ Tây Hồ (Phan Châu Trinh) là người mở đường cho phong trào Duy Tân ở nước nhà. Lập Nghĩa Thục một phần công lớn là của cụ, gây tư tưởng mới ở Quảng Nam là cụ, đi khắp nơi diễn thuyết là cụ, khuyên quốc dân cắt tóc là cụ, liệng cái phó bảng ra mà lập hiệu buôn cũng là cụ, bỏ tục nhuộm răng, vận Âu phục bằng nội hoá thì người đầu tiên cũng là cụ”. Thế nhưng, khi Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập, Phan Châu Trinh chỉ nhận làm người tham gia giảng dạy bình thường. Nhiều tài liệu cho rằng Đông Kinh Nghĩa thục là trường học miễn phí dạy theo lối cải cách đầu tiên ở Việt Nam. Thực ra trước đó, năm 1905 tại Bình Thuận đã ra đời một ngôi trường tương tự, cũng từ chủ trương của cụ Phan Châu Trinh, đó là trường tư thục Dục Thanh, do ông Nguyễn Trọng Lội mở, ông Lương Thúc Kỳ (nhạc phụ của Phan Khôi) giảng dạy. Phí tổn đều do công ty Liên Thành (cũng do ông Lội lập) chu cấp. Một số thanh niên Nam kỳ (đất thuộc Pháp) cũng ra đây học. Nguyên cuối năm 1904 Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp Huỳnh Thúc kháng chu du mấy tỉnh miền Trung. Đến Bình Thuận, Phan Châu Trinh bị bệnh phải ở lại. Thời gian này ông cùng với Hồ Tá Bang lập một thư xã ở đình Phú Tài để giảng sách Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Nguyễn Trọng Lội nhiệt thành dự 5 khán những cuộc thuyết trình ấy. Đây chính là bước tập dượt để Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời. Nhà thờ cụ Phan Châu Trinh Đem nhà làm trường Những cuộc bàn bạc đầu tiên cho sự ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu từ năm 1906 tại nhà ông Lương Văn Can, số 4, phố Hàng Đào, Hà Nội. Chính ra đó là những cuộc luận bàn “quốc sự”. Trong những cuộc luận bàn ấy, Phan Châu Trinh có kể khá cặn kẽ về hoạt động của Kháng Ứng Nghĩa Thục, nơi đào tạo các nhà tiền bối duy tân của Nhật, mà ông có dịp khảo sát tường tận trong thời gian ba, bốn tháng qua Nhật. Hôm quyết định thành lập, cũng tại số 4 Hàng Đào có mặt các ông Lương Văn Can, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học… nhưng lại vắng mặt Tăng Bạt Hổ Phan Châu Trinh. Người cao tuổi hơn cả là Lương Văn Can được các đồng chí nhất trí tôn làm thục trưởng. Về tài chánh, hội viên tự ý góp bao nhiêu cũng được quyên thêm ở những chỗ quen, hảo tâm. Tiền - thục trưởng quản chi, nhưng sổ 6 Phố Hàng Đào thời Đông Kinh Nghĩa Thục. sách do Nguyễn Quyền giữ. Dự kiến sẽ lập một trường tại Hà thành, sau đó sẽ phát triển ra các tỉnh. Đến khi chọn địa điểm, do tài chánh còn eo hẹp, Lương Văn Can đề nghị lấy nhà mình làm cơ sở ban đầu, vì nhà có một cái gác tẩu mã (1) , chứa được vài trăm học sinh, mặc dù dưới đất đang là cửa hàng kinh doanh tơ lụa của vợ ông. Dự kiến khi học sinh đông hơn, sẽ mướn thêm nhà số 10 ở bên cạnh. Nhà này còn rộng hơn nhà ông Can, vốn là của ông Hương cống Sùng, một phú gia bậc nhất đất Hà thành hồi trước, giờ đã bán lại cho ông Phạm Lẫm đang rất trống vì ông Lẫm đi làm Bố chánh ở Vĩnh Lại, Hưng Hoá. Nhà này ăn thông từ Hàng Đào sang Hàng Quạt, dài trên 50m, có chỗ rộng hơn 30m, cũng có gác tẩu mã cả một hoa viên. Về sau trường đã thuê được địa điểm này để phát triển theo dự kiến. Hai người đảm nhiệm việc lập các thủ tục xin phép lập trường tại phủ Thống sứ Bắc Kỳ là Nguyễn Văn Vĩnh Phạm Duy Tốn. Cả nhà cùng “Nghĩa Thục” Dù chỉ bằng truyền miệng, nhưng tin tức trường Đông Kinh Nghĩa thục sắp ra đời lan rất nhanh khắp cả hai vùng đất bảo hộ, miền Bắc miền Trung. Việc học trò đi học không phải mất tiền là một việc chưa từng có. Nhưng điều mà người ta chú ý nhiều hơn cả là về các vị giáo sư sẽ giảng dạy ở đây. Họ là những danh sĩ tâm huyết của đương thời, không chỉ có những tú tài, cử nhân nhưng bất cần áo mão cân đai, mà còn có cả những nhà trí thức tây học tên tuổi. Danh sách ứng sinh đăng ký theo học dồn dập đổ về địa chỉ số 4 Hàng Đào. Trong khi đó thủ tục xin phép đã nộp gần hai tháng mà nha Thống sứ vẫn cứ im lặng. Nguyên do là vì… cái tên. Nghĩa thục là trường dạy không lấy tiền, nhưng mật thám Pháp lại thấy nó gần với hai chữ nghĩa quân, là từ mà dân chúng đang gọi quân gia của ông Hoàng Hoa Thám trên Yên Thế! Một phụ huynh, là dân Tây học, nóng lòng xin cho con học, mách nước với ông Lương Văn Can: Theo lệ Tây, chưa cho phép mà không bác 7 bỏ, xem như mặc hứa. Vì vậy có thể mở lớp ngay được. Nhưng để an toàn, nên mở ngay hai lớp nhỏ nhất, một lớp cho con trai, một cho con gái chỉ dạy chữ quốc ngữ. Quốc ngữ là lợi khí để khai dân trí, nhưng hợp với chiêu bài “khai hoá” mà người Pháp không có lý do gì cấm. b. Chấn hưng công thương, kỹ nghệ “Tôi cầm bút ký tờ đoạn mãi mà tay run lên. Từ nhỏ, có bao giờ dám động tới di sản của tổ tiên đâu”. Đó là lời thuật lại sau này của bà Lương Văn Can khi bà ký vào giấy tờ bán hiệu buôn Quảng Bình An ở Hàng Ngang, lấy 7.000 đồng đưa chồng tiêu vào việc trường Những tấm lòng vàng :Theo Nguyễn Hiến Lê, những nhà quyên tiền nhiều nhất là hiệu kim hoàn Thế Xuân ở Hàng Bạc hiệu hàng tấm (tơ lụa) Phúc Lợi ở Hàng Ngang. Hồi mới phát động, dân khí đang lên, ai nghe nói giới cựu học tân học bắt tay nhau mở mang dân trí, chấn hưng đất nước cũng hăm hở kẻ góp công người góp của. Nhưng việc chi tiêu cho Đông Kinh Nghĩa Thục đâu phải nhỏ mà chỉ dựa vào lòng hảo tâm, thành ra không bao lâu, việc tiền bạc trở thành gánh nặng to lớn. Chỉ sau nửa năm hoạt động, bà Lương Văn Can phải bán đi hiệu buôn như phần trên đã nói. Đưa môn kinh tế vào trường: Điều này chính Phan Châu Trinh cũng đã tiên lượng, khi bàn đến việc quyên tiền, ông có nói: “Chúng ta có cái dũng khí độc lập cả ngàn năm rồi, trăm lần bẻ mà không gãy. Tôi có dịp chu du các nơi, những người hưởng ứng có tới số ngàn, chỉ tiếc một điều, người có hằng sản thì không có hằng tâm, người có hằng tâm thì hầu hết là bần sĩ, mỗi khi nghĩ tới việc đó, tôi thường thở dài, biết làm sao đây?”. Trước đó, chính Phan Châu Trinh cũng là người đầu tiên nêu gương chấn hưng thực nghiệp khi cho khai trương Quảng Nam 8 Lương Văn Can thương hội, mở xưởng dệt rồi may cho mình một bộ Âu phục bằng chính thứ vải tự dệt ấy. Cho nên mở mang công thương nghiệp lúc đó là vấn đề cấp bách, trước mắt là kiếm tiền trang trải cho Đông Kinh Nghĩa Thục ủng hộ các học sinh Đông du. Về lâu dài, nó là nền tảng của toàn bộ công cuộc duy tân đất nước. Những chủ trương phát triển công thương, kỹ nghệ này trước hết được đưa vào trong chương trình học của nhà trường. Sách Quốc dân độc bản, một tài liệu giáo khoa quan trọng của trường, có 79 bài thì có tới 24 bài (từ bài 56 đến bài 79) đề cập trực tiếp đến các vấn đề thuộc về kinh tế, kỹ nghệ. Cho đến nay chưa biết được các soạn giả đã tham khảo các nguồn tài liệu nào để viết về các vấn đề kinh tế học. Theo phỏng đoán có thể họ tham khảo từ các sách Tân văn, Tân thư Tân báo (từ Trung Quốc, Nhật Bản), các sách báo kinh tế của người Pháp, từ chính các vấn đề kinh tế nổi cộm đang diễn ra ở Việt Nam lúc đó. Trong các luận điểm về kinh tế mà các soạn giả nêu ra khá nhiều dẫn chứng từ các nước Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản Việt Nam. Khi nhà nho đi buôn: Tiên phong trong việc này ở đất Bắc là ông Đỗ Chân Thiết. Năm 1904, nhân vua Thành Thái ra bái yết lăng tẩm tổ tông ở làng Gia Miêu, Thanh Hoá, Đỗ Chân Thiết cùng Phương Sơn thảo Hưng Quốc sách, nhảy xe lửa vào tận Thanh Hoá định dâng vua, nhưng bị viên tổng đốc Thanh Hoá gàn cản, việc không thành. Hai ông trở về Hà Nội, rủ nhau đi buôn, mướn thuyền về Hải Dương chở gạo lên Hà Nội bán. Thuyền về đậu bến cột Đồng Hồ mấy ngày, dân 9 Phố Mã Mây xưa, nơi ông Đỗ Chân Thiết cùng Phương Sơn mở hiệu Đồng Lợi Tế chuyên bán hàng nội hoá buôn thấy thuyền của ông Cử, ông Nghè không ai dám tới mua, sau nhờ một bà xuống bán dùm, chỉ nửa buổi đã hết. Sau hai ông gọi thêm vài người đồng chí hùn vốn được vài ngàn bạc, mở hiệu Đồng Lợi Tế ở phố Mã Mây, chuyên bán hàng nội hoá tiệm thuốc bắc, hiệu Tuỵ Phương gần ga Hàng Cỏ. Ông Hoàng Tăng Bí mở hiệu Đông Thành Xương ở Hàng Gai, vừa buôn bán vừa làm công nghệ, lần đầu dùng khung cửi rộng dệt xuyến bông nhuộm đen; chế các loại trà mạn, trà tàu, trà ướp sen. Hiệu Các Thành ở Hàng Gai, hiệu Hồng Tân Hưng ở Hàng Bồ cũng mở vào lúc ấy. Phong trào từ đó lan ra các tỉnh. Ông Tùng Hương mở hiệu Phúc Lợi Tế ở Phúc Yên Hưng Lợi Tế ở Hưng Yên. Ở Việt Trì, ông Nguyễn Trác mở hiệu Sơn Thọ. Hai hiệu Sơn Thọ Đông Thành Xương có vốn lớn nhất, trang hoàng đẹp, bán nhiều đồ nội hoá như quạt lông, đồ tre đan Đại Đồng Sơn, khai trúc Nghệ An, giày Kinh, lãnh Bưởi, lãnh Sài Gòn… Lập đồn điền, khai mỏ : Nghĩa Thục còn khuyến khích đồng chí lập đồn điền để khuếch trương nông nghiệp. Ông Bùi Đình Tá cùng hùn vốn với người bạn là Phan Tứ, khai phá một đồn điền ở Mỹ Đức, gần chùa Hương. Ông Tá là dân Tây học, đỗ đạt, được bổ thông ngôn rồi thăng tham tá. Chẳng những là người nhiệt tâm dạy giúp Nghĩa Thục từ khi mới mở, ông còn là người lập ra một cô nhi viện đầu tiên ở Việt Nam. Việc ông mở đồn điền ở Mỹ Đức là để có phương tiện nuôi trẻ mồ côi. Trên Yên Bái còn có một đồn điền được khai phá ở Yên Lập, rộng 50 mẫu, khai rừng đốt than trồng ngô, lúa. Vì đây là vùng rừng âm, nước độc, nhân công từ xuôi lên lần lượt ngã bệnh, rồi cũng phải bỏ dở. Một việc ít ai biết là những người trong Nghĩa Thục còn có nhiều chuyến sục sạo trên vùng thượng du Bắc Việt đã tìm được một số mỏ như than, chì, kẽm, 10 Phố Hàng Gai nơi ông Hoàng Tăng Bí mở xưởng dệt, chế biến các loại trà [...]... gạo, mua tàu đưa khách các việc khác 2 Đạo đức kinh doanh này nay Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời thường Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột người lao động… Sự hủy hoại môi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân các cơ quan chức năng... của dịch vụ? tại sao người ta phải bỏ thêm những khoản tiền lớn để được sử dụng thương hiệu mà họ yêu thích? Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh? Hiện nay bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản phẩm, hay của dịch vụ lên càng cao càng tốt Khi một sản phẩm có giá cao, rõ ràng khả năng mang lại lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể, mà công sức thời gian chi phí kinh doanh sẽ giám... trong kinh doanh giáo dục đào tạo càng là điều không thể chấp nhận được Hiện có nhiều cơ sở chiêu sinh, mở lớp đào tạo về quản lý, trong đó có chủ đề Văn hóa doanh nghiệp – một phần không tách rời của đạo đức kinh doanh Lẽ đương nhiên, ai cũng nghĩ, một doanh nghiệp đã đi dạy cho người khác làm văn hóa doanh nghiệp thì không lý nào doanh nghiệp đó lại không xây dựng cho mình văn hóa trước khi... hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường các thể chế của xã hội dân sự 33 3 Nhìn chung về đạo đức kinh doanh xưa nay Trong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế Người như ông, GS Đặng Phong - tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN, còn ít hơn nữa Ông bảo: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 phồn vinh thật nhưng giả tạo ở chỗ nó không... 14000, v.v Vì lợi ích kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo đảm sự tuân thủ các quy định được đòi hỏi để có thể tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh Vấn đề ở đây là có thể trông cậy đến đâu vào sự tự nguyện của doanh nghiệp, nếu thiếu khung pháp luật, thiếu chế tài sự giám sát cần thiết của xã hội dân sự công chúng Kinh nghiệm cho thấy, mãnh lực của lợi nhuận có thể làm cho doanh nhân trở nên mù quáng,... sau khi nói về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả tập trung luận giải vấn đề xây dựng xã hội dân sự trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường Theo tác giả trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức bước đầu được thực hiện đó chính là cơ sở để chúng ta tin rằng, cùng với... tiêu chuẩn về đạo đức được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân doanh nghiệp nhằm chế ngự lòng tham kiểm soát các hành vi làm giàu vô đạo đức, gây nguy hại cho cộng đồng Bên cạnh vai trò của nhà nước, rõ ràng là cần phải có vai trò bổ sung của xã hội dân sự nhằm phát huy các mặt tích cực của nhà nước, đồng thời bổ sung cho nhà nước, giám sát hạn chế... thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ 31 Y tế), nhưng trách nhiệm chưa rõ ràng tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều thiếu sót kéo dài Về các doanh nghiệp tham gia thị trường, bên cạnh khoảng 350.000 doanh nghiệp có đăng ký có đến 3 triệu hộ kinh doanh gia đình, 5 triệu hộ nông dân có quy mô rất nhỏ Nhiều doanh nghiệp chưa có thương... trồng chăn nuôi Việc các doanh nghiệp lớn như Metro đã ký kết hợp đồng hướng dẫn sản xuất, thu mua nhiều mặt hàng nông sản bảo đảm chất lượng đã đem lại nhiều tiến bộ trong cung ứng nông sản, kể cả cho xuất khẩu Trình độ hiểu biết về pháp luật tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lớn đã được đề cao có nhiều tiến bộ, song tại các doanh. .. hỏi được đặt ra là, hệ thống kinh tế thị trường hiện nay với các biến thể của nó từ kinh tế thị trường tân tự do (Neoliberalism) ở Hoa Kỳ đến nền kinh tế thị trường xã hội (Social market economy) như ở Đức, nền kinh tế phúc lợi xã hội (wealthfare economy) như ở Bắc Âu, trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của thị trường doanh nhân, trách nhiệm quyền giám sát của người dân có những thiếu sót gì . tưởng cho Đạo kinh doanh sẽ xuất hiện. Hành động dẫn tới triết lý và nó dựa trên đạo đức. Triết lý giúp con người thăng hoa, đạo đức giúp họ bền vững. Doanh nhân có một sợi dây đạo đức chung, một. theo khi hành xử công việc. Đó là Đạo kinh doanh . Người Do Thái cư xử với nhau theo 10 Điều Răn và doanh nhân của họ có Đạo kinh doanh. Doanh nhân phải có một số đức tính căn bản như người thường. nọ đoàn kia ra đời. Và khi kết lại được như thế doanh nhân sẽ có rất nhiều tiền. Đạo kinh doanh có nội dung, vị trí và tác động như thế. Hiện nay, chúng ta bàn về Đạo kinh doanh là vì trong

Ngày đăng: 26/04/2014, 08:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

    • Khái niệm đạo đức kinh doanh

    • CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH XƯA VÀ NAY

      • 1. Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

        • a. Đỉnh cao của phong trào duy tân

        • b. Chấn hưng công thương, kỹ nghệ

        • 2. “Tập đoàn” kinh tế đầu tiên của người Việt

        • 3. Tranh thương

        • 2. Đạo đức kinh doanh này nay

          • a. Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

          • b. Kinh tế thị trường, xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

          • 3. Nhìn chung về đạo đức kinh doanh xưa và nay

          • CÁC TRANG WED THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan