KHẤU HAO tài sản cố ĐỊNH KHÔNG được TÍNH vào CHI PHÍ KHI xác ĐỊNH THUẾ TNDN PHẢI nộp

7 1.1K 4
KHẤU HAO tài sản cố ĐỊNH KHÔNG được TÍNH vào CHI PHÍ KHI xác ĐỊNH THUẾ TNDN PHẢI nộp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ KHI XÁC ĐỊNH THUẾ TNDN PHẢI NỘP Trong doanh nghiệp, việc sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh là đương nhiên, nhưng không phải mọi chi phí khấu hao đều được thuế thừa nhận là chi phí được trừ (hợp lệ) khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đó thể là nguyên nhân do không hoàn thiện hồ sơ, vượt quá định mức được phép hoặc các trường hợp khác theo chi tiết dưới đây. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, sở đào tạo, dạy nghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư, xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính). c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành. d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng ). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện). Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh lãi. Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại. Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác địnhtài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm. e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 01/01/2009 trở đi (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạnđược cấp phép kinh doanh quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn. Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, du lịch. g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị. h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ theo đúng mức trích khấu hao tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau: - hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng. - Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp . - Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định. i) Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi quan thuế yêu cầu. k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất thời hạn nếu đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Để làm kế toán thuế trong doanh nghiệp, bản chỉ cần hiểu đơn giản rằng: đó là công việc kế toán theo chuẩn mực và luật kế toán nhưng đồng thời phải thỏa mãn các quy định, trình tự, chứng từ theo luật thuế. Đặc biệt chú ý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ở góc độ kế toán tài chính, một nghiệp vụ phát sinh chỉ cần đảm bảo "trung thực - hợp lý" theo luật kế toán và được thủ trưởng đơn vị phê duyệt và đủ điều kiện hạch toán - ghi sổ. Ở góc độ THUẾ thì cần cộng thêm điều kiện: trong định mức thuế và thỏa mãn yêu cầu về hồ sơ - chứng từ theo luật thuế. Điều đó nghĩa là gần như luôn luôn sự chênh lệch về giá trị giữa kế toán thuế và kế toán tài chính. Nguyên tắc chung để bạn làm tốt kế toán thuế là: Mọi khoản doanh thu, chi phí đều được ghi nhận và giải trình được từ hồ sơ và sau đó là chứng từ kế toán, đảm bảo không trái với pháp luật về thuế. Hãy cẩn trọng và hiểu một cách tường tận các khoản chi phí không được trừ cũng như điều kiện ghi nhận chi phí tính thuế theo luật thuế và văn bản hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. Dưới đây, xin gợi ý và hướng dẫn bạn một số trình tự, thủ tục, nghiệp vụ kế toán thuế đối với doanh nghiệp thương mại thuần túy. (có bao gồm xuất nhập khẩu). PHẦN 1: HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ - TRÌNH TỰ - CHỨNG TỪ 1. Nghiệp vụ mua hàng – nhập kho • Đề nghị mua hàng + đánh giá nhà cung cấp (Lần đầu) • Hợp đồng mua hoặc đơn đặt hàng (P/O) • Phiếu giao hàng/Phiếu xuất kho của người bán • Phiếu nhập kho khi hoàn thành giao nhận, đủ chữ ký • Hoá đơn tài chính + UNC hoặc phiếu chi hoặc SEC chi trả • Giấy nhận nợ hoặc biên bản ghi nhận công nợ phải trả Đảm bảo đề nghị mua hàng, hợp đồng đã được ký duyệt – Nhận hàng thì lập phiếu nhập kho, ghim cùng biên bản/phiếu giao hàng nếu – Tiếp nhận và kiểm tra hoá đơn – Tiến hành thủ tục thanh toán và lập phiếu thanh toán hoặc nhận nợ. Lưu trữ thành bộ. 2. Trả lại hàng mua • Biên bản ghi nhận rủi ro khi giao nhận hàng (nếu có): rủi ro khi cân kiểm thiếu thừa số lượng, rủi ro nhãn mác – bao gói, rủi ro chất lượng – phẩm cấp khi kiểm nghiệm. • Xác nhận với người trách nhiệm bên giao hàng • Biên bản điều chỉnh hoá đơn/Biên bản huỷ hoá đơn • Hoá đơn + Phiếu xuất kho xuất trả hàng Biên bản ghi nhận rủi ro phải ghi rõ lý do không nhận hàng hoặc lý do trả lại, chữ ký xác nhận của người giao hàng hoặc người trách nhiệm của bên bán. Hoàn thành đồng bộ các thủ tục còn lại, ghim và lưu thành bộ. 3. Nghiệp vụ bán hàng – xuất kho • Hợp đồng hoặc đơn đặt hàng theo mẫu bán hàng • Phiếu xuất kho ghi giá bán kiêm phiếu giao hàng • Hoá đơn giá trị gia tăng theo từng lần giao hàng • Phiếu thu hoặc giấy báo • Giấy nhận nợ hoặc biên bản ghi nhận công nợ phải thu • Phiếu xuất kho ghi giá vốn (Nội bộ) Đảm bảo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã được phê duyệt và ghi rõ ràng các điều khoản về số lượng, đơn giá, giá trị, địa điểm giao nhận hàng. Phiếu xuất kho giá bán đối chiếu với hợp đồng. Khi giao nhận hàng đảm bảo người nhận hàng ký nhận để xác nhận về số lượng, đơn giá, quy cách. Lập hoá đơn chính xác và đối chiếu chi tiết thông tin bên mua. 4. Hàng bán bị trả lại, đổi hàng • Biên bản ghi nhận rủi ro khi giao nhận hàng (nếu có): rủi ro khi cân kiểm thiếu thừa số lượng, rủi ro nhãn mác – bao gói, rủi ro chất lượng – phẩm cấp khi kiểm nghiệm. • Xác nhận với người trách nhiệm bên nhận hàng, biên bản làm việc – đàm phán về giải pháp khắc phục (nếu có). • Biên bản điều chỉnh hoá đơn/Biên bản thu hồi huỷ hoá đơn • Hoá đơn + Phiếu xuất kho hàng bán trả lại của người mua Biên bản ghi nhận rủi ro phải ghi rõ lý do không nhận hàng hoặc lý do trả lại, chữ ký xác nhận của người giao hàng và người trách nhiệm nhận hàng bên mua. Hoàn thành đồng bộ các thủ tục còn lại, ghim và lưu thành bộ. 5. Công cụ dụng cụ - Chi phí trả trước • Hợp đồng mua hoặc đơn đặt hàng (P/O) • Phiếu giao hàng/Phiếu xuất kho của người bán • Phiếu nhập kho khi hoàn thành giao nhận, đủ chữ ký • Hoá đơn tài chính + UNC hoặc phiếu chi hoặc SEC chi trả • Giấy nhận nợ hoặc biên bản ghi nhận công nợ phải trả • Biên bản bàn giao công cụ/thiết bị đưa vào sử dụng • Bảng phân bổ giá trị công cụ dụng dụng/chi phí trả trước Ghi nhận là công cụ dụng cụ khi mua về với số lượng nhiều, nhập kho và xuất dùng nhiều lần. Mọi trường hợp mua công cụ dụng cụ dùng ngay thì hạch toán chi phí trả trước. Chi phí trả trước liên quan phân bổ trong 1 kỳ kế toán thì ghi nhận chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước liên quan phân bộ hơn 1 kỳ kế toán thì ghi nhận chi phí trả trước dài hạn. 6. Tài sản cố định (Nội dung tổng thể, chi tiết theo từng trường hợp được hướng dẫn riêng dưới đây) • Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao • Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng • Thẻ tài sản cố định • Dán nhãn thông tin và số thẻ tài sản Tài sản cố định giá trị từ 30 triệu đồng, thời gian sử dụng trên 1 năm. Đối các khoản đầu tư không ở dạng hình thể vật chất như phần mềm, thương hiệu, quyền sử dụng đất thì hạch toán tài sản cố định vô hình. 6.1. Tài sản cố định góp vốn • Biên bản họp hội đồng quản trị công nhận giá trị góp vốn bằng tài sản, biên bản bàn giao tài sản góp vốn, biên bản góp vốn. • Giấy tờ thẩm định giá xác nhận của Ban giá sở tài chính hoặc công ty thẩm định giá độc lập. • Giấy tờ hồ sơ sang tên đổi chủ, lệ phí trước bạ Nếu tài sản là ô tô chở người dưới 9 chỗ giá trị lớn hơn 1,6 tỷ thì thực hiện khấu hao hạch toán toàn bộ giá trị, tính vào chi phí thuế với giá trị khấu hao tương ứng với 1,6 tỷ. Nếu tài sản cố định không đủ hồ sơ pháp lý thì vẫn theo dõi hạch toán nội bộ, khi quyết toán thuế kế toán loại trừ giá trị khấu hao khỏi chi phíChỉ tiêu B4 trên quyết toán thuế. 6.2. Tài sản cố định mua mới • Hợp đồng mua tài sản/hợp đồng nhập khẩu • Hoá đơn giá trị gia tăng/hoá đơn thông thường mua tài sản • Hoá đơn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện đi kèm • Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt nếu • Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty • Chứng từ/biên lại nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu) Tập hợp toàn bộ chi phí mua, nhân công lắp đặt, chi phí chuyển giao, thuế gián thu vào nguyên giá tài sản cố định. Trường hợp vay vốn ngân hàng để mua tài sản cố định thì hạch toán chi phí bình thường trong kỳ. Nếu việc mua tài sản nhiều chứng từ trong nhiều thời gian thì tập hợp vào 241 trước khi chuyển sang 211. 6.3. Tài sản cố định xây lắp hoàn thành, sửa chữa lớn tài sản cố định • Bản vẽ kỹ thuật • Dự toán chi phí và tiêu hao • Hợp đồng thi công, xây lắp, sửa chữa, gia công • Hồ sơ quyết toán, bản vẽ hoàn công khi nghiệm thu • Tập hợp chi phí do công ty trực tiếp thực hiện về: vật tư, nhân công theo nguyên tắc thực tế phát sinh hoá đơn tài chính hoặc chứng từ hợp lý – hợp lệ • Biên bản nghiệm thu từng phần/toàn phần • Biên bản bàn giao tài sản cố định xây lắp, sửa chữa hoàn thành • Hoá đơn tài chính cho giá trị thuê gia công, xây lắp hoàn thành • Hợp đồng vay vốn và chứng từ trả lãi vay (nếu có) Tập hợp toàn bộ giá trị thuê gia công xây lắp, giá trị phát sinh về vật tư, nhân công do công ty chi trả, chi phí lãi vay, chi phí lắp đặt chạy thử, lệ phí đăng ký quyền sở hữu vào nguyên giá tài sản cố định. Quá trình phát sinh chi phí tập hợp vào tài khoản xây dựng bản dở dang, khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì kết chuyển sang giá trị tài sản. 6.4. Tài sản cố định thuê hoạt động • Hợp đồng thuê • Hoá đơn tài chính • Chứng từ thanh toán • Biên bản giao nhận Nếu chi trả định kỳ tháng thì từng tháng tính chi phí thuê vào chi phi hoạt động của bộ phận sử dụng. Nếu chi trả định kỳ nhiều tháng thì phân bổ giá trị tương ứng của tháng vào chi phí hoạt động của bộ phận sử dụng. 6.5. Tài sản cố định thanh lý, nhượng bán • Biên bản họp hội đồng quản trị đồng ý thanh lý tài sản • Quyết định của giám đốc về việc thanh lý tài sản • Hợp đồng thanh lý nhượng bán tài sản cố định • Hoá đơn giá trị gia tăng ghi theo giá bán đàm phán được • Chứng từ thanh toán theo hoá đơn • Biên bản bàn giao tài sản cho người mua Kết thúc theo dõi thẻ tài sản và hồ sơ tài sản. Loại trừ tài sản khỏi danh sách tính khấu hao. Giá bán ghi nhận vào thu nhập khác vì mục đích mua tài sản để sử dụng, nay bán thanh lý thì không được hạch toán doanh thu. Các chi phí liên quan đến thanh lý nhượng bán tài sản ghi nhận chi phí khác, không tính vào chi phí hoạt động. 7. Hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế • Hợp đồng lao động theo mẫu của công ty • Tính lương, thưởng theo quy chế lương và được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động về từng chỉ tiêu. • Đảm bảo hồ sơ bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân • Đăng ký lao động hoặc báo cáo danh sách lao động thời vụ cuối năm. Tham chiếu theo quy chế lương, thưởng và chi trả quyền lợi cho người lao động. Nếu thoả thuận với người lao động/chuyên gia là chi trả thu nhập NET thì kế toán thực hiện quy đổi thu nhập Gross để tínhchi trả thuế. 7.1. Lao động thường xuyên chính thức • Hợp đồng lao động trên 3 tháng hoặc không xác định thời hạn • Bản mô tả công việc, giao việc và tính lương + thu nhập • Nghiệm thu công việc làm ngoài giờ hoàn thành • Báo cáo công việc theo mẫu (tính từng tháng) • Đăng ký lao động, bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân, miễn trừ gia cảnh Thực hiện riêng biệt nghiệp vụ tính lương vào chi phí tương ứng theo từng bộ phận. Bảng lương được phê duyệt thì lập phiếu lương và tiến hành chi trả. Khấu trừ các khoản bảo hiểm, thuế TNCN và trả chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động. 7.2. Lao động thời vụ, vụ việc • Hợp đồng lao động thời vụ hoặc vụ việc + photo CMND • Bản nghiệm thu công việc hoàn thành theo hợp đồng • Bản cam kết tổng thu nhập trong năm chưa tới mức nộp thuế TNCN theo mẫu 23/TNCN đối với lao động thông thường và không chính thức làm việc tại quan/doanh nghiệp khác. • Bảng kê chi trả tiền công chữ ký trực tiếp của người lao động được thuê. Tính chi phí chi trả lao động thời vụ và vụ việc vào chi phí bộ phận tương ứng. Thực hiện chi trả và tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho mỗi lần chi trả giá trị trên 1 triệu đồng, mức tạm khấu trừ 10% thu nhập. Trường hợp đã bản cam kết theo mẫu 23/TNCN thì không khấu trừ thuế. Xem tiếp phần 2: Kiểm soát chi phí tính thuế TNDN theo từng tài khoản, khoản mục Xem tiếp phần 3: Hướng dẫn hạch toán tài khoản và ghi sổ kế toán thuế Biên soạn và hướng dẫn bởi Startup.edu.vn | Giữ toàn vẹn bản quyền, bạn cần ghi rõ nguồn khi đăng tải. . KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ KHI XÁC ĐỊNH THUẾ TNDN PHẢI NỘP Trong doanh nghiệp, việc sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh là đương nhiên, nhưng không phải. nghiệp đầu tư, xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu. và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại. Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được

Ngày đăng: 25/04/2014, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan