DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC

5 404 1
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Từ những thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ,

DẠY HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC TS. Nguyễn Phúc Chỉnh Trường đại học sư phạm - Đại học Thái nguyên 1. ĐẶT VẦN ĐỀ Từ những thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế tri thức đã hình thành các nước phát triển và đang trở thành xu thế quốc tế. Để phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng trong giáo dục để tiến tới nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục – đào tạo. Vì vậy, muốn có nền kinh tế tri thức chúng ta phải có cách nhìn mới trong giáo dục và cần có sự tham gia của nhiều thành phần, trước hết là sự đóng góp của giáo dục phổ thông. 2. THẾ NÀO LÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC? Lịch sử phát triển sản xuất của loài người đã trải qua các thời kỳ: kinh tế nông nghiệp; kinh tế công nghiệp và hiện nay đang chuyển sang kinh tế tri thức. Nền kinh tế nông nghiệp kéo dài mấy ngàn năm, đâynền kinh tế sức lao động, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế này là dựa vào tư liệu sản xuất là sức lao động và ruộng đất. Hiệu quả lao động rất thấp, đời sống của người dân rất khó khăn. Tiếp đó, loài người đã chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Nền kinh tế công nghiệp có tư liệu sản xuất là máy móc và vốn (tư bản). Những thành tựu khoa học thế kỷ 17 dẫn tới cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất (cuối thế kỷ 18), thúc đẩy sự chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Kinh tế công nghiệp đã phát triển nhanh chóng trong hơn hai trăm năm, làm cho của cải của loài người trên thế giới tăng lên hàng trăm lần, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần đã tăng đáng kể. Những thập niên cuối thế kỷ XX, loài người đã bước vào nền kinh tế tri thức, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thứcthông tin; tri thứcthông tin trở thành tư liệu sản xuất quan trọng hơn cả vốn và lao động, đồng thời tri thứcthông tin là nguồn tài nguyên to lớn. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), nhưng các định nghĩa đều nhằm diễn đạt một nội dung cơ bản: “tri thứcthông tin là tư liệu quan trọng để sản xuất ra hàng hoá”. Có thể định nghĩa: kinh tế tri thứcnền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này chiếm tỷ lệ thấp mà mang lại hiệu quả cao, vì tri thứcthông tin đã thâm nhập vào và trở thành tư liệu sản xuất chính. Hiện nay, nhiều người đang lầm tưởng rằng phát triển kinh tế 1 tri thức có nghĩa là từ bỏ nông nghiệp và công nghiệp, đó là những quan niệm sai lầm. Cần phải hiểu rằng trong nền kinh tế tri thức thì nông nghiệp và công nghiệp đã được tri thức hoá để hiện đại hoá mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong nền kinh tế tri thức, những ngành sản xuất dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật sẽ nhang chóng phát triển và chiếm ưu thế. Đó là các ngành như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp sinh học… đó hàm lượng tri thức chiếm tỷ lệ cao trong những sản phẩm tạo ra. 3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC Nền kinh tế tri thức mới được hình thành và đang phát triển, nên việc chỉ ra những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế này vẫn còn là hơi sớm. Tuy nhiên, căn cứ vào những tài liệu liên quan có thể đưa ra một số đặc trưng sau: - Có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. - Có sự ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của quá trình sản xuất. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. - Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. - Tạo ra một xã hội minh bạch các thông tin và dân chủ hoá trong lao động. - Tạo ra một xã hội học tập để con người học suốt đời. - Tư liệu sản xuất quan trọng nhất là tri thức. - Động lực phát triển của nền kinh tế tri thức là sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên. - Nền kinh tế tri thứcnền kinh tế toàn cầu hoá. - Có sự thách thức với văn hoá và bản sắc dân tộc. 4. DẠY HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Việt nam, từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới (1985) đã có ba xu hướng chuyển đổi ảnh hưởng nhiều đến quan hệ kinh tế - xã hội. Thứ nhất: chuyển từ xã hội bao cấp sang xã hội dịch vụ; Thứ hai: chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường; Thứ ba: chuyển từ kinh tế công – nông nghiệp sang kinh tế tri thức. Để đáp ứng được với các xu hướng chuyển đổi trên, trong dạy học trường phổ thông cần có những đổi mới để đào tạo được một thế hệ con người thích ứng hơn. 5.1. Đổi mới mục tiêu dạy học Những đòi hỏi của xã hội về việc cung cấp nguồn lao động có trình độ, có tay nghề cao… đã tạo ra áp lực đối với giaó dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp Việt Nam. Các nhà sử dụng nhân lực kỳ vọng vào ngành giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực có tri 2 thức và có năng lực nghề nghiệp. Thông qua những con người có khả năng như vậy sẽ thực hiện được các hy vọng chính trị - kinh tế, chính trị - xã hội và cá nhân. Những mục tiêu cụ thể được đặt ra cho mỗi chương trình đào tạo. Sau quá trình đào tạo, người học phải đạt được những yêu cầu cụ thể về hiểu biết, về năng lực tư duy, về năng lực hành động và về thái độ - tình cảm. Mỗi cá nhân phải được cung cấp những kiến thức và kỹ năng để làm chủ được các tình huống trong cuộc sống. Mục tiêu cuối cùng của dạy học phổ thông là hình thành nét văn hoá mỗi người trong cộng đồng. Những nét văn hóa đó là: văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông, văn hóa sinh thái . các yếu tố văn hóa sẽ chi phối các hành vi của con người, tạo ra con người thích ứng trong xã hội. 5.2. Đổi mới phương thức giáo dục Giáo dục để hình thành văn hoá , điều này cũng có nghĩa việc hình thành kiến thức học sinh không còn đơn giản là dạy - học mà phải làm cho các môn học này trở thành môn khoa học về sự sống. Những mục tiêu đào tạo đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương thức đào tạo. Những nhà trường trước đây đào tạo theo một chương trình thống nhất, cứng nhắc sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động. Đổi mới phương thức giáo dục theo hướng gắn liền kiến thức khoa học với những vấn đề kinh tế xã hội địa phương. Làm cho học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rằng việc học tập để thu nhận kiến thức là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải biết chuyển hoá những kiến thức đó vào trong đời sống và sản xuất. Nhiệm vụ này cực kỳ khó khăn vì hiện nay học tập bất kỳ môn học nào cũng chứa đựng trong nó mục tiêu thi cử và bằng cấp là chính. 5.3. Đổi mới nội dung dạy học Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện các mối quan hệ sau: - Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với chủ thể con người. Các cá nhân trong xã hội là người làm công hay người hành động; - Mối quan hệ giữa quản lý và chủ thể kinh tế con người. Mối quan hệ này làm nổi bật vai trò của cá nhân với tư cách là người tiêu thụ và tiêu dùng - Mối quan hệ giữa nhà nước và chủ thể kinh tế con người. Mối quan hệ này nhấn mạnh vai trò của cá nhân là công dân và là người đóng thuế. - Mối quan hệ giữa các đầu mối tích luỹ và sử dụng vốn và chủ thể kinh tế con người, xác định vai trò cá nhân là chủ nợ và người tiết kiệm. Xét các mối quan hệ trên cho thấy, học sinh cần hiểu rõ vai trò và vị trí của mình trong xã hội. Xét năng lực của bản thân, với sự hỗ trợ của nhà trường học sinh sẽ tự xác định được tương lai nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên một nét nổi trội trong các mối quan 3 hệ đó là tư duy sản xuất và kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho cá nhân và cho xã hội. Như vậy, dạy học thực chất là giáo dục tư duy kinh tếkinh doanh các ngành nghề. Nội dung dạy học trường phổ thông cần phải đổi mới theo hướng gắn liền với cuộc sống. Như vậy cần phải phát hiện những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống để liên hệ với những kiến thức trong sách giáo khoa, giải thích các vấn đề đó một cách khoa học và đưa ra cách xử lý lâu bền nhất. 5.4. Đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy học thể hiện mối tương tác giữa thày và trò. Hiện nay, trong các nhà trường đang sử dụng mô hình dạy học tương tác lấy giáo viên làm trung tâm. Đã có nhiều nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng mô hình dạy học tương tác lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình dạy học truyền thống hay còn gọi mô hình dạy học tương tác lấy giáo viên làm trung tâm. Theo mô hình này có các phương pháp dạy học đặc trưng như: giảng giải, trình diễn, dạy khái niệm. Mô hình dạy học tương tác lấy học sinh làm trung tâm, với các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Học tập mang tính hợp tác, Dạy học theo vấn đề, Thảo luận trong lớp (tương tác nhóm), Dạy học định hướng hành động, Dạy học theo dự án .) các mô hình dạy học này giúp học sinh vừa có kiến thức vừa có kỹ năng giải quyết những mối quan hệ xã hội. Trong các mô hình dạy học trên thì dạy học hợp tác và dạy học theo vấn đề có nhiều tiềm năng nhất để giáo dục văn hóa cho học sinh. Dạy học mang tính hợp tác (dạy học hợp tác) có thể gọi là một mô hình dạy học vì khi thực hiện phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và biện pháp dạy học. Mô hình học mang tính hợp tác được phát triển để đạt được ít nhất ba mục tiêu quan trọng đó là: thành công mang tính học thuật, sự chấp nhận tính đa dạng và phát triển kỹ năng xã hội. Thành công mang tính học thuật tức là thông qua các hoạt động nhóm, khả năng thu nhận và vận dụng kiến thức của các thành viên trong nhóm được nâng lên một cách đáng kể. Slavin tin rằng cách học mang tính hợp tác có thể thay đổi các giá trị văn hoá của giới trẻ và khiến nó trở nên dễ chấp nhận hơn khi đạt thành tích xuất xắc trong kết quả học tập. Học mang tính hợp tác có thể có lợi cho cả những học sinh có kết quả học tập cao và thấp cùng phối hợp trong học tập. Những người có kết quả học tập cao sẽ dạy những người yếu hơn do vậy mang lại sự giúp đỡ đặc biệt từ những người ngang hàng, người mà cùng chia xẻ ngôn ngữ và quyền lợi theo cách định hướng giới trẻ. Trong tiến trình đó, người có kết quả học tập cao hơn đạt được về mặt lý thuyết, bởi vì làm việc như một gia sư yêu cầu họ nghĩ nhiều hơn, sâu hơn về mối liên quan giữa các ý kiến trong một đề tài cụ thể. 4 Hiệu quả quan trọng thứ hai của cách học mang tính hợp tác là sự chấp nhận rộng rãi của mọi người. Những người khác nhau về chủng tộc, văn hoá, tầng lớp xã hội, hoặc người tàn tật có thể chấp nhận nhau trong những mâu thuẫn về quyền lợi. Mục tiêu quan trọng thứ ba của cách học mang tính hợp tác là cách dạy học sinh các kỹ năng cộng tác và hợp tác để phát triển kỹ năng xã hội. Đây là các kỹ năng quan trọng trong một xã hội mà đó công việc của con người được làm trong các tổ chức lớn, tương tác và các cộng đồng trở nên đa dạng và toàn cầu về văn hoá. Tuy nhiên, rất nhiều người trưởng thành và giới trẻ lại thiếu các kỹ năng xã hội cần thiết. Tình huống này được minh chứng cho việc thường xuyên xuất hiện các sự bất đồng nhỏ giữa các cá nhân dẫn đến các hành động bạo lực và mọi người thường xuyên bày tỏ sự bất mãn khi yêu cầu làm việc trong các tình huống mang tính hợp tác. 3. KẾT LUẬN Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, giáo dục hướng nghiệp các nhà trường của Việt nam cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra những biện pháp đào tạo nhân lực và nhân tài cho đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phúc Chỉnh (2008), “Giáo dục hướng nghiệp trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục số 191, năm 2008, trang 13. 2. Herbert Gruener (2004), “Tư duy và hành động kinh doanh với tư cách là một biến số mục tiêu mới của đào tạo nghề” Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục hướng nghiệp, Hà Nội. 3. Richard I.Arends (1998), Learning to teach, Von Hoffmann Press, USA 4. Arthur A.Carin (1997), Teaching Modern Science. Printed in USA. 5 . trọng nhất là tri thức. - Động lực phát tri n của nền kinh tế tri thức là sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên. - Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. mạng trong giáo dục để tiến tới nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục – đào tạo. Vì vậy, muốn có nền kinh tế tri

Ngày đăng: 14/01/2013, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan