Báo cáo thăm quan thực tế tại nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV thừa thiên huế

54 6.1K 14
Báo cáo thăm quan thực  tế  tại nhà  máy tinh bột  sắn  FOCOCEV thừa thiên  huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô khoa Sinh Học trường Đại Học Khoa Học – Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là Cô Hoàng Thị Kim Hồng và Cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê ngành sinh học. Cảm ơn Cô đã tận tình, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tế. Nhờ đó, em mới có thể hoàn thành bài báo cáo thực tế này. Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị nhân viên trong Nhà máy Nhà máy tinh bột sắn tỉnh Thừa Thiên Huế Focosev và Nhà máy phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp em có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của một nhà máy mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Trong quá trình làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý Thầy, Cô để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiễu quả trong tương lai. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẾ SẢN XUẤT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Thực tập sản xuất là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo của các trường Đại học, giúp cho sinh viên có được nền tảng kiến thức vững chắc, cọ sát với thực tế đồng thời gắn kết lý thuyết đã học được trên giảng đường với thực tiễn. và cụ thể mục đích của đợt thực tập vừa qua là: Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học để vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất của các nhà máy, hiểu được các trở ngại trong sản xuất thực tiễn. Quá trình sản xuất còn những khó khăn bên cạnh sự phát triển của nó. Vận dụng các kiến thức đã học vào khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp để có thể góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong hoạt động của cơ sở thực tập. Áp dụng các kiến thức đã thu thập được vào công việc thực của một công ty, xí nghiệp, đơn vị hành chánh. Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, kỷ luật lao động, phong cách giao tiếp và xử lý các mối quan hệ trong xã hội. Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tạimột cơ quan Giúp sinh viên tìm hiểu được quy trình sản xuất phân lân hữu cơ và phân vi sinh cũng như quy trình sản xuất tinh bột sắn Giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế của đất nước, từ đó kiểm nghiệm và bổ sung những kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường, trong tài liệu, giáo trình và các nguồn thông tin khác. 2. Yêu cầu Sinh viên phải nẵm vững được kiến thức lý thuyết quy trình sản xuất trong nhà máy, hiểu rõ được sự ứng dụng kiến thức vào thực tiễn do cán bộ trong nhà máy giảng dạy. II. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Thời gian: tiến hành trong 2 ngày 2. Địa điểm: - Nhà máy tinh bột sắn tỉnh Thừa Thiên Huế Focosev. - Nhà máy phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương. PHẦN I: BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ I.Đặt vấn đề: Sản xuất tinh bột sắn là một ngành thực phẩm chính ở Đông Nam Á. Công nghiệp chế biến tinh bột sắn là một ngành công nông nghiệp làm theo thời vụ chủ yếu là từ cuối tháng 8 năm trước đến đầu tháng 4 năm sau, sử dụng sắn làm nguyên liệu chính. Tinh bột sắn là một trong các nguồn có hàm lượng tinh bột cao nhất, củ sắn chứa đến 30% hàm lượng tinh bột nhưng có hàm lượng protein, cacbonhydrate và chất béo thấp. Đó là nguồn thức ăn cho cuộc sống con người, là nguồn nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Nước ta có nguồn nguyên liệu tinh bột rất đa dạng và phong phú. Miền Trung với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thất thường, đất đai kém màu mỡ nhưng vẫn có được nguồn nguyên liệu tinh bột quan trọng với năng suất và chất lượng cao như khoai, sắn, sắn dây…Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 3 trên thế giới, sau Indonesia và Thái Lan. Năm 2006, diện tích đất trồng sắn đạt 475.000 ha, sản lượng tinh bột sắn đạt 7.714.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan. Cùng với diện tích sắn được nâng lên, năng suất thu hoạch sắn cũng như sản lượng tinh bột sắn được sản xuất cũng tăng lên theo thời gian. Tới nay cả nước đã có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở qui mô lớn công suất 50 - 200 tấn tinh bột sắn/ngày và trên 4.000 cơ sở chế biến thủ công. Hiện tại tổng công suất của các nhà máy chế biến sắn qui mô công nghiệp đã và đang xây dựng có khả năng chế biến được 40% sản lượng sắn cả nước. Nước ta có nguồn nguyên liệu tinh bột rất đa dạng và phong phú. Miền Trung với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thất thường, đất đai kém màu mỡ nhưng vẫn có được nguồn nguyên liệu tinh bột quan trọng với năng suất và chất lượng cao như khoai, sắn, sắn dây…Chính vai trò quan trọng về mặt kinh tế do củ sắn đem lại đã là động lực thúc đẩy cho Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế được thành lập. II.Giới thiệu về nhà máy: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592 m 2 , được thành lập theo quyết định số 520/CT – HC ngày 30/04/2004 của Tổng giám đốc công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ. Máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị hiện đại, dây chuyền được nhập từ Thái Lan. Công suất thiết kế giai đoạn một của nhà máy là 60 tấn sản phẩm tinh bột/ngày. Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao, trong đó 30% là trình độ đại học, 60% là trình độ cao đẳng – trung cấp và 10% lao động phổ thông. Những năm đầu thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu trên 7 huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy, A lưới, Phú Vang) với diện tích hàng ngàn hecta. Hiện nay, với việc nâng cấp công suất nhà máy với công suất 110 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng trên các địa bàng trong tỉnh và các vùng lân cận. Ngoài ra, nhà máy cũng tiếp nhận một phần nguyên liệu nhập từ các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình… Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nhà máy cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn. Hiện nay, vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là nguồn cung cấp ở các huyện trong tỉnh. Đặt biệt, các huyện có sản lượng sắn cao nhất là Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới. Và ngoài ra, nhà máy còn nhập nguyên liệu từ các huyện khác như Phú Lộc, Quãng Điền, Phú Vang… với một số lượng không nhiều. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 1.Tổng quan về cây sắn: a.Nguồn gốc cây sắn: Sắn thuộc: Giới (regnum): Plantae Ngành (divisio): Magnoliophyta Lớp (class): Magnoliopsida Bộ (ordo): Malpighiales Họ (familia): Euphorbiaceae Phân họ (subfamilia): Crotonoidea Tông (tribus): Manihoteae Chi (genus): Manihot Loài (species): M. esculenta Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965). Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Ở nước ta sắn được trồng khắp nơi từ Nam tới Bắc, nhiều nhất là ở vùng trung du miền núi vùng đất đồi, gồm nhiều loại như: sắn dù (còn gọi là sắn tàu hay sắn đắng), sắn vàng (còn gọi là sắn nghệ), sắn đỏ (còn gọi là sắn canh nông), sắn trắng. b.Phân loại sắn: Có nhiều loại khác nhau về màu sắc, thân cây, lá, vỏ, thịt củ… Tuy nhiên trong công nghệ sản xuất tinh bột người ta phân thành hai loại: sắn đắng và sắn ngọt. Hai loại này khác nhau về hàm lượng tinh bột và lượng độc tố. Nhiều tinh bột thi hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao và nhiều độc tố thì quy trình công nghệ phức tạp. Sắn đắng còn gọi là sắn dù. Cây thấp (không cao quá 1.2 m), ít bị đổ khi gió to. Năng suất cao, củ mâp, nhiều tinh bột, nhiều mủ và hàm lượng axit xianhydric cao. Ăn tươi dễ bị ngộ độc, chủ yếu để sản xuất tinh boat và sắn lát. Đặc điểm của cây sắn dù là đốt ngắn, thân cây khi con màu xanh nhạt. Cuống lá chỗ nối tiếp thân và cây màu đỏ thẫm, kế đó màu trắng nhạt rồi lại hồng dần. Màu vỏ gỗ củ nâu sẫm, vỏ cùi và thịt sắn điều trắng. Sắn ngọt bao gồm tất cả các loại mà hàm lượng axit xianhydric thấp như: sắn vàng, sắn đỏ, sắn trắng… Sắn vàng hay còn gọi là sắn nghệ. Khi non thân cây màu xanh thẫm, cuống lá màu đỏ, có sọc nhạt, vỏ gỗ của củ màu nâu, vỏi cùi màu trắng, thịt củ màu vàng nhạt, khi luột màu vàng rõ rệt hơn. Sắn đỏ thân cây cao, khi non màu xanh thẫm, cuống và gân lá màu đỏ thẫm. Củ dài to, vỏ gỗ màu nâu đậm, vỏ cùi dày, màu hơi đỏ, thịt sắn trắng. Sắn trắng thân cây cao, khi non màu xanh nhạt, cuống lá đỏ. Củ ngắn mà mập, vỏ gỗ màu sám nhạt, thịt và vỏ cùi màu trắng. Sắn ngọt có hàm lượng tinh bột thấp, ít độc tố, ăn tươi không ngộ độc, dễ chế biến. Nếu phân loại theo hàm lượng HCN thì các loại sắn được chia làm 2 nhóm là sắn đắng và sắn ngọt. Sắn đắng có hàm lượng HCN cao, không dùng để ăn tươi vì dễ bị say, hàm lượng tinh bột lại cao nên chỉ dùng để sản xuất sắn lát khô và tinh bột. Sắn ngọt có hàm lượng HCN thấp, có thể ăn tươi được. Độc tố trong sắn ở dạng glicozit gọi là fazeolunatin C10H17NO6, dưới tác dụng của enzim hay axit sẽ phân hủy thành glucoza, axeton và HCN: C 10 H 17 NO 6 + H 2 O = C 6 H 12 O 6 + C 3 H 6 O + HCN Trong sản xuất tinh bột, độc tố hòa tan theo nước thải nên sắn đắng vẫn cho sản phẩm tinh bột tốt, hầu như không còn độc tố. Hàm lượng tinh bột sắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là giống và độ già của củ sắn khi dỡ củ. Hạt tinh bột sắn hình tròn, đường kính 5 ÷ 45μ. Hiện nay, sắn được trồng trên 100 nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Cây sắn du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỉ XVIII. Sắn được canh tác ở hầu hết ở các tỉnh của nước ta từ Bắc đến Nam. Sắn là nguyên liệu chế biến các sản phẩm sau đây: sắn lát khô, bộttinh bột sắn, bánh phồng tôm, kẹo mè xửng, rượu etylic, mạch nha, bột ngọt (điều chế môi trường lên men axit glutamic), đường glucoza, dùng trong y học ….Mã số giống sắn được trồng tại Việt Nam là Giống sắn KM-60: Có tên gốc là Rayong-60, được nhập từ Thái Lan. Giống sắn này có thân xanh, tán gọn, phân nhánh hẹp. Thời gian thu hoạch ở các tỉnh phía Nam là 6-9 tháng và năng suất 27,5 tấn/ha, ở các tỉnh phía Bắc là 9-10 tháng và năng suất thấp hơn khoảng 35 tấn/ha. c.Cấu tạo của củ sắn: Củ sắn thường vuột hai đầu. Kích thước củ tuỳ thuộc chất đất và điều kiện trồng mà dao đông trong khoảng: dài 0.1 – 1.1 m đường kính 2 – 8 cm. + Vỏ gỗ: Chiếm 0.5-3% khối lượng củ, có màu trắng, vàng hoặc nâu. Vỏ gỗ cấu tạo từ cellulose và hemicellulose, hầu như không có tinh bột. Nó có tác dụng bảo vệ củ khỏi bị ảnh hưởng cơ học và hóa học của ngoại cảnh. + Vỏ cùi (vỏ thịt): dày hơn vỏ gỗ nhiều, chiếm khoảng 20% trọng lượng củ. Cấu tạo gồm lớp tế bào thành dày, thành tế bào cấu tạo từ xenluloza, bên trong tế bào là các hạt tinh bột, hợp chất chứa Nitơ và dịch bào (mủ) – trong dịch bào có tannin, sắc tố, độc tố, các enzyme… Vì vỏ cùi có nhiều tinh bột (5 – 8%) nên trong chế biến nếu tách đi thì tổn that, không tách thì khó khăn trong chế biến vì nhiều chất trong thành phẩn mủ ảnh hưởng đến màu sắc tinh bột + Thịt sắn: là thành phần chủ yếu của củ sắn, thành phần bao gồm cellulose và pentosan ở vỏ tế bào, hạt tinh bột và nguyên sinh chất bên trong tế bào, gluxit hoà tan và nhiều chất vi lượng khác. Những tế bào ở lớp ngoài thịt sắn chứa nhiều tinh bột, càng sâu vào trong hàm lượng tinh bột giảm dần. Ngoài lớp tế bào nhu mô còn có chứa các tế bào thành cứng không chứa tinh bột, cấu tạo từ xenluloza nên cứng như gỗ – gọi là xơ . Loại tế bào này nhiều ở đầu cuống, sắn lưu niên và những củ biến dạng trong qua trình phát triển. Sắn lưu 2 năm thì có một lớp xơ, sắn lưu 3 năm có hai lớp xơ. Theo lượng lớp xơ mà biết sắn lưu bao nhiêu năm. + Lõi: ở trung tâm, dọc suốt từ cuống tới chuôi củ, chiếm 0.3-1% khối lượng toàn củ. Càng sát cuống, lõi càng lớn và nhỏ dần về phía chuôi củ. Lõi cấu tạo chủ yếu từ cellulose vào hemicellulose. Sắn có lõi lớn và nhiều xơ thì hiệu suất và năng suất của máy xát giảm vì xơ cứng, phần thì xơ kẹt vào răng máy hạn chế khả năng phá vỡ tế bào giải phóng tinh bột. Mặt khác, xơ nhiều thì răng máy xát chóng mòn Ngoài ra còn có các bộ phận khác: cuống, rễ Các phần này cấu tạo chủ yếu là xenluloza cho nên sắn cuống dài và nhiều rễ thì tỷ lệ tinh bột thấp và chế biến khó khăn.Thành phần hóa học của củ sắn dao động trong khoảng khá rộng tuỳ thuộc vào loại giống, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch. Bảng 1: Thành phần hóa học của củ sắn. Hàm lượng tinh bột của sắn cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như các yếu tố ảnh hưởng đến các thành phần nói chung, trong đó mức độ già có ý nghĩa rất lớn. Đối với giống sắn một năm thì vụ chế biến có thể bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc từ tháng 4 năm sau, nhưng đào vào tháng 12 và tháng 1 thì hàm lượng tinh bột cao nhất. Tháng 9, tháng 10 củ ít tinh bột, hàm lượng nước cao, lượng chất hoà tan nhiều, như vậy nếu chế biến sắn non không những tỷ lệ thành phẩm thấp mà còn khó bảo quản tươi. Sang tháng 2, tháng 3 lượng tinh bột trong củ lại giảm vì một phần phân huỷ thành đường để nuôi mần non trong khi cây chưa có khả năng quang hợp. Đường trong sắn chủ yếu là glucoza và moat lượng mantoza, sacaroza. Sắn càng già thì hàm lượng đường càng giảm. Trong chế biến đường hoà an trong nước thải ra theo nước dịch. Ngoài ra, trong sắn còn có độc tố, tannin, sắc tố và hệ enzyme phức tạp. Những chất này gay khó khăn cho chế biến và nếu qui trình không thích hợp sẽ cho sản phẩm có chất lượng kém. Hệ enzim Trong khoai mì, các chất polyphenol và hệ enzim polyphenoloxydaza có ảnh nhiều tới chất lượng trong bảo quản và chế biến. Khi chưa đào hoạt độ chất men trong khoai mì yếu và ổn định nhưng sau khi đào thì chất men hoạt động mạnh. Polyphenoloxydaza xúc tác quá trình oxy hoá polyphenol tạo thành octoquinon sau đó trùng hợp các chất không có bản chất phênol như axitamin để hình thành sản phẩm có màu. Trong nhóm polyphenoloxydaza có những enzim oxy hoá các monophenol mà điển hình là tirozinnaza xúc tác sự oxy hoá acid amin tirozin tạo nên quinon tương ứng. Sau một số chuyển hoá các quinon này sinh ra sắc tố màu xám đen gọi là melanin. Đây làmột trong những nguyên nhân làm cho thịt khoai mì có màu đen mà thường gọi là khoai mì chạy nhựa. Vì enzim tập trung trong mủ ở vỏ cùi cho nên các vết đen cũng xuất hiện trong thịt củ bắt đầu từ lớp ngoại vi. Khi khoai mì đã chạy nhựa thì lúc mài xát khó mà phá vỡ tế bào để giải phóng tinh bột do đó hiệu suất lấy tinh bột thấp, mặt khác tinh bột không trắng. Ngoài tirozinaza các enzim oxy hoá khử cũng hoạt động mạnh làm tổn thất chất khô của củ. Hàm lượng tannin trong khoai mì ít nhưng sản phẩm oxy hoá tannin là chất flobafen có màu sẫm đen khó tẩy. Khi chế biến, tannin còn có tác dụng với Fe tạo thành sắt tannat cũng có màu xám đen. Cả hai chất này đều ảnh huởng đến màu sắc của tinh bột nếu như trong chế biến không tách dịch bào nhanh và triệt để. Trong bảo quản khoai mì tươi thường nhiễm bệnh thối khô và thối ướt do nấm và vi khuẩn gây nên đặc biệt đối với những củ bị tróc vỏ và dập nát. d. Tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất. Phương pháp tồn trữ sắn tươi trong thời gian chờ chế biến. Ứng dụng của tinh bột sắn. *Tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất Củ sắn được đưa vào sản xuất phải đạt những tiêu chuẩn sau: -Hàm lượng tạp chất không quá 15%, thông thường là 3% -Đối với sắn hư, thối không quá 15% -Đối với sắn xâm kim không quá 30% - Hàm lượng tinh bột lớn hơn 20% -Sau khi nhập phải sản xuất ngay không được để quá 72 giờ sau khi thu hoạch. -Hiện nay chưa có quy định chung về chất lượng sắn đưa vào sản xuất tinh bột nhưng ở từng xí nghiệp đều có qui định riêng về chỉ số chất lượng như hàm lượng tinh bột từ 14-15% trở lên. -Củ nhỏ và ngắn( chiều dài 10cm, đường kính chỗ củ lớn nhất dưới 5cm) không quá 4% -Củ dập nát và gẫy vụn không quá 3% -Lượng đất và tạp chất tối đa 1,5-2%, không có củ thối -Củ có dấu vết chảy nhựa không quá 5% nếu chế biến ngay trong vòng 3 ngày trở lại thì cuộng sắn ngắn nhưng nếu bảo quản dự trữ lâu hơn thì cần để cuộng dài * Phương pháp tồn trữ sắn tươi trong thời gian chờ chế biến: Yếu tố quan trọng nhất để sản xuất được tinh bột sắn chất lượng cao là toàn bộ quá trình từ khi thu hoạch đến khi hoàn tất công đoạn sấy phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất, có thể do sự hư hỏng bắt đầu xảy ra ngay từ khi ngắt củ và diễn biết suốt trong quá trình chế biến. Do đó để hạn chế sắn hư và ảnh hưởng đến thành phẩm thì tất cả nguyên liệu sắn nhập vào nhà máy đều được nhà máy đưa vào sản xuất ngay. Để bảo quản cần tạo điều kiện càng giống với điều kiện khi chưa đào thì càng bảo quản được lâu tuy nhiên từ 3 tháng trở đi kể cả sắn chưa đào đều có những sự biến đổi trong nội tại trong củ như mọc thêm rể, phát triển thêm những tế bào mới trong rể. Với sắn chưa đào thì hàm lượng tinh bột giảm khi luộc không bở, trở nên dẻo và trong, còn sắn đã đào thì bảo quản lại thì củ mềm xốp và hàm lượng tinh bột giảm nhiều, lượng mủ tăng lên. Kinh nghiệm của nhân dân ta là khi đào không nên chặt củ khỏi gốc hoặc nếu chặt thì chặt sát gốc để cuộng dài rồi đắp thành đống chỗ đất khô ráo, không có nước mạch sau đó phủ cát hoặc đất dày khoảng 15- [...]... tỉ lệ tế bào tinh bột bị vỡ Các hạt tinh bột nằm trong tế bào củ, để tách tinh bột phải phá vỡ tế bào Phá vỡ cấu trúc tế bào của mì để giải phóng hạt tinh bột ra ngoài và hòa tan vào trong nước tạo thành hỗn hợp sữa tinh bột tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sau Phá vỡ triệt để thì hiệu suất lấy tinh bột cao, vì vậy nghiền là khâu quan trọng nhất trong sản xuất tinh bột Trong sản xuất tinh bột từ... tách tinh bột từ dịch cháo: a.Mục đích Cháo là hốn hợp gồm các hạt tinh bột, vỏ tế bào, dịch bào, các phần tử tế bào nguyên và một lượng nước Tiếp tục tách lượng tinh bột còn lại trong các tế bào nhằm thu hồi triệt để tinh bột. Tách bã ra khỏi cháo để thu dịch sữa tinh bột Để rửa tinh bột tự do người ta cho cháo qua máy rây, đồng thời xối nước sạch hay sữa tinh bột loãng( từ máy ly tâm vắt) Các hạt tinh. .. như tinh bột, đường, protein trong nước thải, bã thải Các chất thải rắn như vỏ sành (vỏ lớp ngoài cùng của củ sắn) , các phần sơ, bã thải rắn chứa nhiều xenluloza, bã lọc từ máy lọc, máy ly tâm Kết quả phân tích nước thải tại nhà máy tinh bột sắn fococev Thừa Thiên Huế Bảng 3: Các thành phần độc hại từ nước thải của nhà máy Bảng trên cho thấy chất lượng nước thải từ quy trình sản xuất tinh bột sắn hoàn... thường là 3% • Đối với sắn hư, thối không quá 15% • Đối với sắn xâm kim không quá 30% • Hàm lượng tinh bột lớn hơn 20% • Sau khi nhập phải sản xuất ngay không được để quá 72 giờ sau khi thu hoạch Hàm lượng tinh bột sắn cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó mức độ già có ý nghĩa rất lớn Khu dự trữ sắn tại Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế 2.Phễu tiếp liệu: a.Mục đích Tạo điền kiện thuận lợi... sinh vật và sự oxy hóa dịch bào, đồng thời giải phóng tinh bột còn bám trên máy nghiền Nghiền càng phá vỡ cấu trúc tế bào càng triệt để thì hiệu suất thu hồi tinh bộ càng cao Đây là khâu quan trọng nhất trong sản xuất tinh bột sắn Khi nghiền củ tinh bột giải phóng ra khỏi tế bào dịch tinh bột tự do và số còn lại chưa tách ra khỏi tế bào gọi là tinh bột liên kết Hỗn hợp các chất thu được sau khi nghiền... tinh bột tự do lọt qua lưới 4 và ra theo máng 5.Phần không lọt qua rây là bã ra ở cuối máy Sữa tinh bột ra khỏi ra khỏi hệ một máy chải có nồng độ 30Bx, hệ hai máy khoảng 3,60Bx, hệ ba máy 40Bx, hệ bốn máy 50Bx Bã ra khỏi máy chải có độ ẩm 94% và đôi khi tới 96-98% Trong bã ngoài tinh bột còn có một lượng dextrin, đường, chất pectin( khoảng 0,2-0,25%), xeluloza 9.Rửa tinh bột: a.Mục đích Rửa tinh bột. .. 1 máy, 2 máy hay 3 máy rây bàn chải Dưới đây ta dùng hệ 3 máy rây chải Sản phẩm (cháo) sau khi mài xát lần thứ nhất được bơm lên máy chải thứ hai Phần không lọt máy hai xuống xát lại rồi bơm vào máy rây thứ nhất Sữa bột lọt qua rây thứ nhất và thứ hai đếu xuống máy chải thứ ba Phần lọt qua máy ba là sữa bột Phần không lọt qua máy rây chải thứ nhất và thứ ba là bã Nước được xối bằng sữa tinh bột từ máy. .. các sản phẩm sau công nghiệp tinh bột sắn như: sản xuất tinh bột biến tính,maltodextrin, đường glucoza, si rô maltoza, lysin… đã góp phần kéo dài thời gian hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn sau mùa vụ Quy trình chế biến tinh bột sắn đặc thù được thể hiện trong hình 2 CHƯƠNG III: GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY 1.Nguyên liệu: Sắn có thể để không thu hoạch... gian sản xuất trong năm của các nhà máy khác khoảng 200 ngày Theo công suất thiết kế, nhu cầu nguyên liệu sắn tươi là: 5.360.000 tấn sắn tươi/ năm, chiếm 69,48% sản lượng sắn hiện có Trong khi đó sản lượng sắn hàng năm dành làm lương thực cho người và cho chăn nuôi khoảng 3.000.000 tấn Vì vậy, với sản lượng sắn 7.700.000 tấn sắn/ năm, nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn bị thiếu nguyên liệu Một số... gói được thực hiện ở máy rây và đóng gói Tinh bột sau khi qua cyclon làm nguội được vào các cyclon thu bột đặt trên máy rây-đóng gói Quá trình rây được thực hiện nhờ khí động học, các hạt tinh bột lọt lưới rây sẻ cuốn theo dòng khí và rơi xuống máng góp đặt dưới thân máy Tinh bột được đóng gói bằng một hệ thống bán tự động, sau đó đem cân với khối lượng tịnh là 50kg/ bao( tùy theo từng nhà máy) , với . tỉnh Thừa Thiên Huế Focosev. - Nhà máy phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương. PHẦN I: BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV. FOCOCEV Thừa Thiên Huế được thành lập. II.Giới thiệu về nhà máy: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện. liệu tinh bột quan trọng với năng suất và chất lượng cao như khoai, sắn, sắn dây…Chính vai trò quan trọng về mặt kinh tế do củ sắn đem lại đã là động lực thúc đẩy cho Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV

Ngày đăng: 23/04/2014, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan