thực trạng sản xuất mía của các nông hộ xã thành minh, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

51 1.6K 8
thực trạng sản xuất mía của các nông hộ xã thành minh, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, mía là cây công nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu cho người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với công nghiệp chế biến đường nguyên liệu mía là hết sức quan trọng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty mía đường phụ thuộc phần lớn vùng nguyên liệu mía. Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa là một trong những vùng nguyên liệu mía của huyện Thạch Thành. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc trồng mía rất phát triển. Những năm qua thu nhập của các hộ nông dân Thành Minh từ trồng mía luôn chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, cũng như toàn xã. Sản xuất mía nguyên liệu của hộ gia đình thường nhỏ lẻ, thu hoạch không đúng thời vụ cộng thêm thời tiết khắc nghiệt, giá các loại vật tư đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản suất của các hộ. Vì vậy, đời sống người dân Thành Minh nói chung và người dân trồng mía nguyên liệu nói riêng cũng chưa ổn định. Với thực trạng này, việc đánh giá kết quả phát triển sản xuất mía nguyên liệu củ a hộ nông dân Thành Minh là rất cần thiết. Câu hỏi đặt ra là sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân như thế nào? Khó khăn gì trong việc phát triển sản xuất mía nguyên liệu? các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trong xã. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài : “ Thực trạng sản xuất mía của các nông hộ Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân tại Thành Minh - Huyên Thạch ThànhTỉnh Thanh Hóa qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông. Mục tiêu cụ thể SVTH: Trương Thị Liên 1 Chuyên đề tốt nghiệp Tìm hiểu thực trạng trạng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dâ n tại Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dâ n tại Thành Minh. Đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại địa phương trong thời gian tới. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: Các thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế hội của địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kinh tế hội, từ ban thống kê xã, trên Internet… Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra trên địa bàn các thôn, chọn ngẫu nhiên để điều tra, phỏng vấn. Số liệu sơ cấp thu thập bao gồm các thông tin cơ bản của hộ, năng suất mía, thu nhập của hộ Phương pháp phân tích + Phương pháp phân tổ: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các chỉ tiêu về cơ cấu các loại mô hình trang trại và tình hình phát triển kinh tế trang trại của về quy mô diện tích, sản xuất, lao động … + Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh tình hình phát triển kinh tế hội ở qua các năm. + Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề. + Phương pháp SWOT: Sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để lựa chọn những phương pháp thích hợp để phát triển sản xuất. SVTH: Trương Thị Liên 2 Chuyên đề tốt nghiệp * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: các hộ sản xuất mía của xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu Các yếu tố đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất mía nguyên liệu như: đất đai, vốn, lao động, kĩ thuật trồng mía… Các hoạt động dịch vụ có liên quan như: bảo vệ đồng ruộng, bảo hiểm, vay vốn ngân hàng… Các chính sách của Nhà nước về phát triển cây mía nguyên liệu. Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn về không gian nghiên cứu: các hộ ở thôn Sồi, thôn Cốc, thôn Luông, thôn Mục Long xã Thành Minh. - Giới hạn về măt thời gian: + Tình hình cơ bản: đánh giá qua 3 năm ( 2010-2012) + Số liệu điều tra hộ sản xuất mía năm 2012. - Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sản xuất mía của các nông hộ ở xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân - Khái niệm về hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân: Theo giáo sư Frank Ellis Trường Đại học Cambridge (1988): “Hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”. Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm kinh tế thông SVTH: Trương Thị Liên 3 Chuyên đề tốt nghiệp thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên trong hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao động gia đình. Hộ nông dân là đơn vị hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình. - Đặc điểm của hộ nông dân Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis và quan điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau: - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường. - Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là một hộ nông dân. - Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động. - Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả năng khắc phục lại hạn chế. - Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình nông dân trước những thiên tai. SVTH: Trương Thị Liên 4 Chuyên đề tốt nghiệp - Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của hộ nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản. - “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) 1.1.1.2. Những vấn đề liên quan tới cây mía * Nguồn gốc của cây mía Cây mía có nguồn gốc ở Nam Thái Bình Dương, vùng quần đảo Ghinê.Có thể cây mía xuất hiện từ hàng vạn năm về trước, khi quần đảo Á-Úc còn dính liền. Người ta đã tìm thấy những loài dại thuộc chi Saccharum phân bố rộng khắp Ấn Độ, Trung Quốc, các quần đảo ở Nam Thái Bình Dương (Philippin, Indonesia, Australia ). Ở Trung Quốc và Ấn Độ, nghề trồng mía làm đường có cách đây hơn 2000 năm. Từ 2 nước này, nghề trồng mía được phổ biến rộng khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á (Philippin, Nhật Bản, Indonesia, Việt nam…). Cũng từ Ấn Độ, nghề này được truyền qua phía Tây tới Iran, Ai Cập, Tây Ban Nha, Italia… Các nước vùng Địa Trung Hải trồng mía khoảng đầu thế kỷ XIII. Năm 1940, Cristop Colombo đưa mía sang Châu Mỹ ( Cu Ba, Mexico, Peerru ) Ngày nay, mía được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới khắp các châu lục với sản lượng đường đạt trên 80 triệu tấn/ năm chiếm 60-70% tổng sản lượng đường trên thế giới (đường củ cải 30-40%). * Đặc điểm sinh thái của cây mía Nhiệt độ Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26⁰C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21⁰C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 13⁰C và dưới 5⁰C thì cây sẽ chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn nhưng nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới. SVTH: Trương Thị Liên 5 Chuyên đề tốt nghiệp Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 15⁰C tốt nhất là từ 26-33⁰C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 15⁰C và trên 40⁰C. Từ 28-35⁰C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỉ lệ đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì mía chin từ 15-20⁰C. Vì vậy tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao. Ánh sáng Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía. Độ ẩm Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả. Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây. Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao. Độ cao Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến. Giới hạn về độ cao cho SVTH: Trương Thị Liên 6 Chuyên đề tốt nghiệp cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600m, ở vùng nhiệt đới là 700- 800 m Đất trồng Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15°C, đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có qui mô lớn. * Giá trị kinh tế của cây mía Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chin già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: • Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan SVTH: Trương Thị Liên 7 Chuyên đề tốt nghiệp (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế. • Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 l rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35- 50 lít cồn 96°, một ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía. • Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt. Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm chính là đường. Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất. * Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của cây mía Nhân tố bên ngoài SVTH: Trương Thị Liên 8 Chuyên đề tốt nghiệp - Điều kiện thời tiết khí hậu: Mía là một cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Chính vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa… - Thị trường đầu vào, đầu ra: Giá cả đầu vào và giá cả đầu ra có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của người sản xuất. Giá cả đầu vào tăng cao sẽ hạn chế khả năng đầu tư dẫn đến việc giảm năng suất và chất lượng của cây mía. Một thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả đầu ra có thể bù đắp được chi phí sản xuất và sinh lợi nhuận chính là điều kiện cần để các hộ tiếp tục đầu tư sản xuất mía. - Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất mía. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại cơ sở hạ tầng kém phát triển, chính là nhân tố kìm hãm sản xuất phát triển. - Cơ chế chính sách của Nhà nước, tỉnh, địa phương: Ảnh hưởng gián tiếp đến HQ sản xuất mía, đặc biệt là một số chính sách về đất đai, tín dụng, thuế… - Chính sách đầu tư hỗ trợ của công ty: Sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và công ty chế biến chính là nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất mía. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư hỗ trợ kịp thời của công ty, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các hộ trồng mía yên tâm sản xuất. Các nhân tố bên trong - Quy mô và tính chất đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Chính vì vậy, đất đai chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô đất đai có ảnh hưởng rõ rệt tới mức độ đầu tư, khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của cây trồng. - Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: việc áp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất sẽ làm tăng HQ sản xuất mía đặc biệt là việc đưa giống mới, mô hình trồng mía mới và cơ giới hóa vào sản xuất. SVTH: Trương Thị Liên 9 Chuyên đề tốt nghiệp - Mức độ đầu tư: Giống, phân bón, vôi, thuốc sâu, công chăm sóc ảnh hưởng tới NS và chất lượng của cây trồng. Mức độ đầu tư hợp lý, sẽ nâng cao HQKT của cây mía. 1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất mía * Các chỉ tiêu dánh giá kết quả sản xuất - GO: Toàn bộ giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu được trên 1ĐVDT canh tác trong một chu kỳ sản xuất. Hay GO chính là giá trị sản xuất bình quân/ĐVDT canh tác. ∑ = = n i QiPiGO 1 Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm sản loại i xuất ra tính trên một ĐVDT canh tác. Pi: Đơn giá sản phẩm loại i ( mía ) - IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. ∑ = = n j CjIC 1 Cj là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất. - VA: Giá trị gia tăng (VA) : Phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản xuất bình quân trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài ICGOVA −= TC: Tổng chi phí bỏ ra bao gồm cả chi phí trung gian và chi phí tự có - Lợi nhuận: LN=GO-TC * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất - VA/ IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - VA/ GO: Thể hiện cứ một đồng giá trị sản xuất tăng thêm thì có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng SVTH: Trương Thị Liên 10 [...]... cua xa Thanh Minh 1.2.4.1 Thuõn li - Thnh Minh trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Thch Thnh nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung đã có những bớc phát triển đáng kể về kinh tế - chính trị - hội, đã hoàn thành định mức kế hoạch đề ra - Hệ thống giao thông thuận lợi giúp địa phơng dễ dàng giao lu hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế hội của - Tình... sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân địa phơng - Đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu ngời thấp, vốn đầu t cho sản xuất nông - lâm nghiệp hạn chế, nên sản phẩm nông, lâm nghiệp không cao - Cơ sở hạ tầng xây dựng lâu năm đã xuống cấp, một số công trình không đáp ứng đợc nhu cầu hiện tại - Về quản lý môi trờng: Còn một số vấn đề cha đợc quan tâm nh chế độ thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất. .. trc chớnh ni ng): 316 km Hiện tại có tuyến đờng tỉnh lộ 522 chạy qua địa bàn, là trục giao thông chính của xã, ngoài ra trên địa bàn của có hệ thống đờng liên xã, hiên thôn, nội thôn và trục chính nội đồng Tổng số đờng giao thông trong 316 km, cứng hoá 6,0 km (Trong đó TL 522 là 5,6 km và Vũng sú Cẩm bộ 0,4 km, còn lại là đờng đất Cụ thể nh sau: - Đờng liên tỉnh: Tổng chiều dài là 5 km, đang... hình chính trị, hội ổn định, lực lợng lao động hùng hậu có trình độ và kinh nghiệm trong sản xuất, dễ dàng tiếp thu đợc những thông tin khoa học kỹ thuật, có đời sống kinh tế trung bình khá SVTH: Trng Th Liờn 24 Chuyờn tt nghip - Kết cấu hạ tầng tơng đối đầy đủ, các hạng mục công trình: giao thông, thuỷ lợi, điện, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao, trung tâm hành chính đều đã có 1.2.4.2... đờng đất, cha đạt tiêu chí nông thôn mới - Đờng tỉnh lộ: Tổng chiều dài là 5,6 km, cứng hoá 5,6 km, tỷ lệ cứng hoá là 100 % đạt tiêu chí nông thôn mới - Đờng liên xã: Tổng chiều dài là 22,6 km, hiện tại đang 100 % là đờng đất; cha đạt tiêu chí nông thôn mới SVTH: Trng Th Liờn 20 Chuyờn tt nghip - Đờng liên thôn: Tổng chiều dài là 20 km, toàn bộ là đờng đất; so với tiêu chí nông thôn mới là cha đạt -... c v s lng v cht lng, gõy khú khn cho vic tip cn v ng dng cỏc tin b KHKT vo sn xut Chng 2 Tinh hinh san xuõt mia cua cac nụng hụ xa Thanh Minh, huyờn Thach Thanh, tinh Thanh Hoa 2.1 Tinh hinh san xuõt mia cua xa Thanh Minh Bang 6: Diờn tich, nng suõt va san lng mia cua xa Thanh Minh qua 3 nm (2010-2012) SVTH: Trng Th Liờn 26 Chuyờn tt nghip Chi tiờu V T 201 2011 0 201 2 201 010 +/ - 1, Diờn tich trụng... chiều dài là 46,3 km, trong đó có 0,4 km đi Hồ Vũng Sú Bê tông hoá còn lại là đờng đất; so với tiêu chí nông thôn mới là cha đạt Đờng trục nội đồng: Trên địa bàn toàn có tổng chiều dài đờng trục nội thôn là 39 km, toàn bộ là đờng đất; tỷ lệ đờng nội đồng cứng hoá là 0%, cha đạt so với tiêu chí nông thôn mới * Vờ thuy li - Din tớch c ti, tiờu nc bng cụng trỡnh thu li: 290 ha - S h, p cú kh nng cp... 715,3 9,4 64,0 2 38, 02, 8 7 5 556,5 ,4 1 6 8 28,9 4 923,5 ,4 23, 94, 8 6, B sụng Cu 98,6 1 71,8 2 3 5, ụng Nam 36,7 1 7 7 9 8,5 2 87, 6 (Ngun: Tng cc thng kờ) 1.1.2.2 Tinh hinh san xuõt mia cua tinh Thanh Hoa Thanh Hoỏ l mt trong nhng tnh cú quy mụ phỏt trin mớa ng ln trong nc Cú sn lng mớa ng chim 25% ca c nc v chim trờn 50% sn lng khu vc Bc Trung b Ton tnh cú 4 nh mỏy ng hot ng vi tng cụng sut 19.000... s võt chõt ky thuõt cua xa Thanh Minh qua 3 nm (2010-2012) Chi tiờu V T 20 10 20 11 2 012 2012/20 10 + % 0 10 /1, Hờ thụng GTVT km 3 16 2, Hờ thụng thuy li 3 16 3 16 p 3, Tram y tờ 0 4 4 4 Tr m 4, Trng hoc 1 4 10 0 0 2 Nh 0 4 Ch 6, Nha vn hoa 10 0 4 0 1 Tr 5, Ch 10 0 1 ng 0 2 2 1 6 16 16 (Ngun: ban kinh t xó, 2012) 10 0 0 10 0 1.2.3.4 Kờt qua san xuõt kinh doanh cua xa Thanh Minh Sn xut nụng, lõm... dõn s v lao ng xó Thnh Minh) 1.2.3.2 Tinh hinh s dung õt ai cua xa Thanh Minh giai oan (2010-2012) Trong sn xut nụng nghip thỡ t ai l TLSX ch yu, c bit v khụng th thay th c Tng din tớch t t nhiờn ca xó l 3350,05 ha, din tớch ch yu l i nỳi gõy khụng ớt khú khn trong vic phỏt trin kinh t nụng nghip Bang 3: Tinh hinh s dung õt ai cua xa Thanh Minh qua 3 nm (20102012) Chi tiờu 2010 2011 2012 2012 010 D . hiểu thực trạng trạng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dâ n tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mía nguyên liệu của. xuất mía nguyên liệu? các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trong xã. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài : “ Thực trạng sản xuất mía của các nông hộ xã. quả sản xuất kinh doanh của các công ty mía đường phụ thuộc phần lớn vùng nguyên liệu mía. Xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa là một trong những vùng nguyên liệu mía của huyện Thạch

Ngày đăng: 23/04/2014, 17:56

Mục lục

  • - Khái niệm về hộ nông dân

  • - Đặc điểm của hộ nông dân

  • 3.2.1 Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư thâm canh sản xuất mía

  • 3.2.2 Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác

  • Bảo vệ thực vật là công tác cấp thiết, thường xuyên và quyết định đến chất lượng mía. Đó là công tác phòng trừ rệp mía, sâu bệnh hại mía liên quan chặt chẽ đến việc chi phí đầu tư vật tư (thuốc, bình phun) và công LĐ (phun thuốc). Nên có các biện pháp chọn giống sạch, loại trừ nấm bệnh, sâu đục thân, mối kiến,...có thể gắn với các biện pháp canh tác thường xuyên. Tăng cường đầu tư chi phí phòng trừ rệp mía có thể coi là một biện pháo thâm canh và có mức HQKT cụ thể. Rệp là một đối tượng gây hại thường xuyên đối với các giống mía khác nhau. Tuy nhiên, mức độ nhiễm rệp tùy theo từng giống mía, từng thời gian, thời lỳ sinh trưởng phát triển của cây mía và điều kiện thời tiết khí hậu. Do đó, để phòng trừ rệp ở mía cần thực hiện một số biện pháp như dùng thuốc định kỳ trên toàn bộ DT để có thể diệt rệp ngay khi mới chớm bệnh. Nhưng sử dụng giải pháp này là rất độc hại cho người đi phun thuốc và người chăm sóc mía nên sử dụng biện pháp phòng là tốt nhất. Hộ phải thường xuyên kiểm tra ruộng mía, thực hiện đánh lá thường xuyên, tạo độ thoáng khí không3.3.5 Giải pháp cho tiêu thụ

  • 3.2.4 Tổ chức khuyến nông vùng mía nguyên liệu

  • 3.2.5 Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan