dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

33 1.4K 3
dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Vũ thị Lợi Nhóm thực hiện : Nhóm 7 Lớp : TTQT D – K 10 Hà Nội – năm 2009 Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 1 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Danh sách nhóm: 1. Nguyễn Viết Long 2. Kim Thị Thùy Dương 3. Nguyễn Thu Hà 4. Dương Hoàng Thái Hậu 5. Trần Thị Vân 6. Phạm Văn Tuyên 7. Chu thế Huy 8. Trần Anh Dũng 9. Trần Thị Hảo Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 2 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Việc điều hành chính sách kinh tế phù hợp luôn là vấn đề khó khăn cụ thể là chính sách tiền tệ. Để đạt được hiệu qủa của chính sách tiền tệ đang là vấn đề lớn đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các công cụ mà ngân hàng nhà nước sử dụng trong việc điều hành chính sách tiền tệ là công cụ tỉ lệ dự trữ bắt bụôc, công cụ tái cấp vốn các giấy tờ có giá, công cụ nghiệp vụ thị trường mở thông qua các công cụ này ngân hàng nhà nước đã can thiệp vào hệ thống ngân hàng thương mại làm gia tăng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông. Làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vốn khả dụng của Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 3 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại. Để đạt được hiệu quả cao trong điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi ngân hàng nhà nước cần phải dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao trong điều hành chính sách. Có những thời điêm ngân hàng thương mại bị thiếu vốn khả dụng lại có những thời điểm ngân hàng thương mại lại thừa vốn khả dụng. Vậy điều này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu chính sách tiền tệ mà ngân hàng nhà nước đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi trên và nắm rõ hơn việc dự báo vốn khả dụng của ngân hàng nhà nươc và rút ra những kinh nghiệm nên nhóm em đã chọn đề tài: “Dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” B. NỘI DUNG I. Tổng quan về VKD của NHTM 1. Khái niệm về vốn khả dụng: Khái niệm: Vốn khả dụng của NHTM là số vốn sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính của NHTM như: cấp tín dụng, thanh toán các khoản nợ với TCTC khác hoặc với NHTW. Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 4 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Vốn khả dụng được biểu hiện là phần tiền dự trữ của NHTM, tiền gửi này cụ thể là dự trữ bắt buộc và phần dự trữ vượt mức. Tiền dự trữ bao gồm: + Tiền mặt tại quỹ của NHTM: khoản này bao gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng. Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tùy thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút tiền cảu khách hàng và còn mang tính chất thời vụ. + Tiền gửi của các NHTM tại NHTW( gồm DTBB, tiền gửi thanh toán và mua tín phiếu NHTW). Các khoản tiền này tạo nền phần dự trữ của NHTM, mặc nó không đem lại lợi nhuận tuy nhiên nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng, từ đó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng. 2. Cung - cầu Vkd 2.1. Cầu vốn khả dụng: 2.1.1. Các yếu tố cầu vốn khả dụng tự định: Cầu vốn khả dụng tự định là bộ phận vốn khả dụng được hình thành từ bản than hoạt động của các ngân hàng trong giao dịch trực tiếp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các Ngân hàng duy trì một bộ phận tiền dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng trong quá trình hoạt động như: + Đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng + đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng Phần dự trữ này chịu ảnh hưởng của các yếu tố: + Các quy định về dự trữ bắt buộc như khì duy trì dự trũ bắt buộc, độ dài của chu kì, xử lí dự trữ bắt buộc…. + Thực trạng hệ thống thanh toán ( tốc độ xử lí, thời điểm thanh toán bù trừ, quyết toán và thực trạng thị trường liên ngân hàng… ) 2.1.2. Các yếu tố cầu vốn khả dụng chính sách: Các yếu tố cầu vốn khả dụng chính sách là do sự can thiệp của NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. • Yêu cầu về thực hiện dự trữ bắt buộc: Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 5 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Khái niệm dự trữ bắt buộc: là một quy định của ngân hàng trung ương về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. Dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới dự trữ của các NHTM. Để duy trì DTBB yêu cầu các NHTM phải đủ lượng tiền trong thời gian duy trì (có thể tính bình quân) nhưng các NHTM cũng phải có một lượng tiền theo quy định để trên tài khoản của NHTW. Ngoài ra tỉ lệ DTBB cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vốn khả dụng.Trường hợp NHTW tăng tỉ lệ DTBB thì nhu cầu vốn khả dụng cũng tăng theo và ngược lại. Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm , một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể được gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ DTBB: + Mục tiêu dự trữ bắt buộc qua từng thời kì. Thông thường thì khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì DTBB cũng yêu cầu cao, và ngược lại với chính sách tiền tệ nới lỏng thì DTBB đc yêu cầu thấp hơn. + Chi phí cho các NHTM khi phải duy trì DTBB: ( chính là lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc). + Tính ổn định của các loại tiền gửi. Với những loại tiền gưi có kì hạn dài thì DTBB thấp. + Tính chất hoạt đọng của NHTM. Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 6 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại + Quy mô ( ảnh hưởng này chỉ có ở mĩ, Việt Nam hiện chưa áp dụng) Thường thì với quy mô hoạt động lớn thi tỉ lệ DTBB lại nhỏ hơn. • NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối: để điều tiết tỉ giá ngoại tệ các NHTW mua ngoại tệ các NHTM mua ngoại tệ dẫn đến nhu cầu vốn để thanh toán số tiền mua ngoại tệ từ NHTW • NHTM trả nợ các khoản vay từ NHTW đến hạn: tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTW của NHTM nhằm mục địch thực hiện nhu cầu chi trả trong thanh toán với các ngân hàng, hoặc đáp ứng nhu cầu giao dịch với NHTW chẳng hạn như các khoản vay của NHTW. Như vậy khi các khoản vay đó đến hạn, NHTM cần phải có 1 lượng vốn để trả nợ, điều này làm cho cầu vốn khả dụng của NHTM tăng. • NHTM mua chứng khoán của NHTW: ( do thực hiện CSTT thắt chặt NHTW phát hành chứng chỉ nợ yêu cầu các NHTM mua từ đó NHTW có thể hấp thụ khả năng thanh toán. Đối với cầu vốn khả dụng tự định về cơ bản không ảnh hưởng đến nhu cầu vốn khả dụng của toàn hệ thống bởi cầu vốn khả dụng tự định xuất phát từ bản than hoạt động của các NHTM, có thể trường hợp cầu của ngân hàng này nhưng được đáp ứng bởi NHTM khác thừa vốn khả dụng. Tuy nhiên, đối với cầu vốn khả dụng chính sách thì gần như nó tác động đến toàn hệ thống vì cầu vốn khả dụng chính sách do sư can thiệp của NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ, khi NHTW can thiệp nó sẽ can thiệp trên toàn hệ thống chứ không chỉ riêng 1 ngân hàng nào. Ví dụ như: khi NHTW tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì cầu vốn khả dụng cảu toàn hệ thống ngân hàng đều tăng lên. 2.2. Cung vốn khả dụng: Tài sản có Tài sản nợ - Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA) - Cho vay chính phủ ròng (NCG) - Cho vay NHTM ròng (CDMB) - Các tài sản có khác ròng (Oin) - Tiền mặt ngoài NHTW - Tiền dự trữ của ngân hàng (R) Cung VKD = TS có ngoại tệ ròng + cho vay chính phủ ròng + TS có khác ròng – tiền ngoài NHTW + cho vay các NHTM 2.2.1. Các yếu tố cung vốn khả dụng tự định: Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 7 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại • Tài sản có ngoại tệ ròng: • Cho vay chính phủ ròng: các khoản tín dụng cung ứng cho chính phủ nhằm bù đắp tạm thời thiếu hụt trong năm tài chính hoặc bột chi ngân sách vào cuối năm tài chính. • Tiền mặt ngoài NHTW • Tài sản có khác ròng 2.2.2. Các yếu tố cung vốn khả dụng chính sách: • Tái cấp vốn cho NHTM: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. - Việc tái cấp vốn cho các NHTM dựa trên: + Ngắn hạn: kế hoạch cho vay, nhu cầu xin vay, các điều kiện kinh tế tiền tệ và tái sản thế chấp. + Dài hạn: mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kì, và việc sử dụng tiền cung ứng hàng quý qua kênh tái cấp vốn cho các TCTD. • Các hoạt động giao dịch trên thị trường: Các giao dịch bao gồm: - Mua bán các giấy tờ có giá. + Mua bán hẳn + Mua bán hoàn lại - Phát hành chứng chỉ nợ NHTW nhằm hấp thụ khả năng thanh toán dạng thừa. - Giao dịch hoán đổi ngoại tệ Swap gồm 2 giao dịch: đồng thời là giao dịch giao ngay và giao dịch có kì hạn giữa đồng ngoại tệ và nội tệ được chọn để giao dịch. 3. Dự báo vốn khả dụng 3.1. vai trò của dự báo Dự báo vốn khả dụngdự báo biến động nhu cầu vốn khả dụng và các nguồn cung ứng trong tương lai Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 8 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Dự báo vốn khả dụng sẽ cho biết sự chênh lệch giữa cung và cầu vốn khả dụng do vậy có các vai trò sau: + Sự biến động vốn khả dụng cho biết khả năng ảnh hưởng của vốn khả dụng tới các mục tiêu chính sách tiền tệ. tạo cơ sở để đưa ra chính sách tiền tệ, tạo cho NHTW chủ động điểu chỉnh ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. + Giúp cho NHTM chủ động điều chỉnh cung hoặc cầu vốn khả dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh với chi phí thấp nhất + Tạo cơ sở cho NHTW điều tiết lượng tiền cung ứng để phục vụ chính sách tiền tệ. 3.2. các phương pháp dự báo 3.3.1. Phương pháp tiếp cận bản cân đối kế toán của NHTW: * cơ sở dự báo Căn cứ váo sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối - Cung VKD = cung VKD tự định + cung VKD chính sách - Cầu VKD = dự trữ bắt buộc + dự trữ vượt đảm bảo khả năng thanh toán và nhu cầu khác * Phương pháp kĩ thuật dự báo: Tập hợp các dãy số liệu lien quan đến các yếu tố dự báo trong 1 khoảng thời gian cần thiết. sau đó tập hợp các dáy số theo thời gian: thàng, quý, năm…. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các têu thức dự báo trong kì dự báo như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất… Phân tích lỗi củadự báo trước Cuối cùng là tổng hợ các kết quả dự báo cho biết xu hướng là tăng hay giảm để đề xuất hướng giải quyết. * những yếu tố cần dự báo • Cung vốn khả dụng: - Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA) Việc dụ báo các khoản mua bán giữa NHTW và các ngân hàng chủ yếu là dựa trên cơ sở kế hoạch mua bán ngoại tệ của NHTW và các hợp đồng đã kí kết về việc mua bán ngoại tệ giứa NHTW và các ngân hàng Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 9 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Thong thường các giao dịch mua bán ngoại tệ sẽ đc thực hiện 2 ngày sau khi thỏa thuận kí kết hợp đồng (kể cả các giao dịch giao ngay) như vậy khi có các hợp đồng đã kí kết thì hoàn toàn có thể dự báo giá trị giao dịch có tác động tăng hay giảm VKD sao 2 ngày kí kết tiếp theo. Nếu không có thông tin về dự kiến các giao dịch mua bán ngoại tệ giữa NHTW và các ngân hàng hoặc chưa có hợp đồng kí kết thì dự kiến doanh số bằng 0. - Cho vay chính phủ ròng = cho vay chính phủ - tiền gửi chính phủ Để dự báo về các thong tin này một cách chính xác thì bộ tài chính phải cung cấp cho NHTW các thong tin về hoạt động thu chi ngân sách và dự báo luồng ngân sách tạo điều kiện NHTW dự báo được xu hướng vốn kahr dụng. Và NHTW sẽ cung cấp lại cho bộ tài chính kết quả dự báo vốn kahr dụng của hệ thồng làm cơ sở cho bộ tài chính quyết định phát hành chứng khoán chính phủ phù hợp. Cho vay chính phủ chịu sự tác động bởi hoạt động thu chi của chính phủ: Cho vay = chi thường + chi trả + các khoản thu + các khoản vay – các khoản chính phủ xuyên nợ và trả nợ mới từ vay nước ròng NHTW ngoài - Tiền ngoài NHTW: Về mặt ngắn hạn: chi tiền mặt chịu tác động của các yếu tố có tính thời vụ như ngày chi trả lương, ngày nghỉ. Việc dự báo yế tố tiền mặt cần dựa trên các yếu tố tiền mặt cần dựa trên các số liệu lịch sử để phân tích tìm ra các yếu tố thời vụ. Về mặt dài hạn: cầu tiền mặt chịu tác đông của một số các yế tố như GDP. Tiêu dung cá nhân, lãi suất, lạm phát, tỉ giá…. Cầu tiền mặt có thể được dự báo trên cơ sở sử dụng các mỗ hình cấu trúc tính đến các yếu tố thời vụ. - TS có khác ròng: tài sản này bao gồm các tài sản có phi tài chính. Và các khoản phải thu ( TSCĐ, chi phí XDCB, công cụ làm việc, các khoản phải thu…) thường thì về ngắn hạn tài sản này biến đổi không đáng kể thậm chí càn có một sỗ khoản không ảnh hưởng đến vốn khả dụng. • cầu vốn khả dụng: để dự báo cầu vốn kha dụng ta cần nắm rõ sự biến động của các yếu tố: - Nhu cầu tiền mặt của khách hàng của NHTM: khi khách hàng rút tiền mặt dẫn đến nhu cầu VKD của NHTM tăng, tiền dự trữ giảm, tiền mặt lưu thong ngoài hệ thống ngân hàng tăng. - Nhu cầu thanh toán bù trừ qua ngân hàng Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 10 [...]... thực trạng quản lý vốn khả dụngViệt Nam trong những năm vừa qua: Phương pháp quản lý vốn khả dụngViệt Nam Theo quyết định số 37/2000/QD-NHNN1 ngày 24/1/2000 của Thống đốc NHNN về quy chế quản lý vốn khả dụng và Quyết định số 38/2000/QD-NHNN1 ngày Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 20 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại 24/1/2000 của Thống đốc NHNN về kỳ dự báo và định kỳ cung... tựu, hạn chế và các giải pháp về quản lí vốn khả dụng: Thành tựu: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mà ngân hàng nhà nước đã tăng cường được khả năng dự đoán cung cầu vốn khả dụng trong hệ thống ngân hang NHNN đã thực hiện quản lý nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng ngày càng tốt Tức là xác định mức độ dự trữ của các ngân hàng thương mại (NHTM), dự báo mức dự trữ thực tế trong từng thời kỳ trên... chuyển từ ngân hàng thừa vốn đến ngân hàng thiếu vốn Vì vậy vốn thừa vẫn bị đọng ở một số ngân hàng trong khi những ngân hàng thiếu vốn vẫn phải tăng cường huy động từ nền kinh tế bằng mức lãi suất hấp dẫn Do đó, nhìn chung toàn hệ thống thừa vốn nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng Một số giải pháp đảm bảo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Hàng ngày, các Ngân hàng thương mại cần phải báo cáo... đều ở tất cả các ngân hàng Một số ngân hàng cổ phần vẫn có thời điểm thiếu vốn Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 12 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại tạm thời và phải vay cầm cố từ Ngân hàng Nhà nước Thêm vào đó, hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển nên đồng vốn không được luân chuyển từ ngân hàng thừa vốn đến ngân hàng thiếu vốn Vì vậy vốn thừa vẫn... trạng vốn khả dụng của ngân hàng thương mại hiện nay: Vào cuối mỗi kỳ dự trữ, NHNN tính dự trữ của ngân hàng trong kỳ dự trữ tiếp theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ (thuộc đối tượng tính dự trữ bắt buộc) với tỷ lệ dự trữ bắt buộc Con số này thể hiện cầu về dự trữ của các ngân hàng NHNN cũng dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư nhân – đây là một chỉ số quan trọng phản ánh cầu về dự trữ của ngân hàng. .. của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 31 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại KẾT LUẬN Như vậy, bài thỏa luận đã trình bày những vấn đề về vốn khả dụng, quản lí vốn khả dụngdự báo cho các NHTM ở Việt Nam Và với những nghiên cứu trên đây ta có thể rút ra một vài kết luận: Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 32 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Trong kinh tế vĩ mô, thiếu thanh khoản... cần phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về tình hình nguồn vốn, sử dụng vốnkhả năng thanh khoản của mình theo một số nội dung thuộc các chỉ tiêu: nguồn vốn, sử dụng vốn, số tiền gửi của Ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước, dự trữ bắt buộc phải duy trì, dự báo thừa, thiếu vốn khả dụng Đến gần Tết , như thông lệ các dịp giáp Tết âm lịch hàng năm, vốn khả dụng bằng VND trên toàn hệ thống liên tục giảm... 2003 Hoạt động quản lý vốn khả dụng phải gắn chặt với nghiệp vụ thị trường mở Khi vốn khả dụng được dự báo thừa so với lượng cần duy trì của các TCTD Bài thảo luận của nhóm 7 – lớp TTQT-D-k10 22 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại thì NHNN sẽ áp dụng nghiệp vụ bán trên thị trường mở để hút Lượng thừa về NHNN Khi vốn khả dụng được dự báo là thiếu thì NHNN phải sử dụng nghiệp vụ mua trên... phương pháp dự báo để nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng Nghiệp vụ thị trường mở xác định rõ mục tiêu chủ yếu là điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của toàn hệ thống SBV chỉ cung ứng vốn trong trường hợp toàn hệ thống bị thiếu hụt vốn, hoặc hút vốn trong trường hợp toàn hệ thống thừa vốn khả dụng Vì vậy, SBV yêu cầu các TCTD cần chủ động khai thác tối đa nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng trước... ngân hàng trước khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Trung ương Đồng thời, các TCTD cần có biện pháp tăng cường huy động vốn từ nền kinh tế và dân cư, kiểm soát chặt chẽ tín dụng để đảm bảo cân đối vốn IV Dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong năm tới Nguồn vốn khả dụng trong hệ thống đã khá dồi dào trở lại và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm Chúng . Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giáo viên. TTQT-D-k10 3 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại. Để đạt được hiệu quả cao trong điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi ngân hàng nhà nước cần phải dự báo vốn khả dụng của hệ. TTQT-D-k10 8 Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Dự báo vốn khả dụng sẽ cho biết sự chênh lệch giữa cung và cầu vốn khả dụng do vậy có các vai trò sau: + Sự biến động vốn khả dụng cho biết khả

Ngày đăng: 23/04/2014, 15:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan