nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất mứt jam nha đam

92 1.4K 9
nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất mứt jam nha đam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên LỜI MỞ ĐẦU Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, ngành chế biến thực phẩm của nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc Có rất nhiều công ty đã thu hút được sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật của nước ngoài và được thị trường nước ngoài biết đến Đồng thời do nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng cao, phải đảm bảo về chất lượng cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm nên các doanh nghiệp ngày hầu hết đều áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, ISO… Điều đó nói lên sự cố gắng của doanh nghiệp luôn mong muốn mang lại sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của mình Mứt là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, được chế biến từ rất nhiều loại rau quả khác nhau như dứa, dừa, xoài, bí… Trong khi đó, nha đam là loại cây có rất nhiều chức năng dinh dưỡng, dễ trồng, cho sản lượng lớn nhưng chưa được chú ý đến, đặc biệt hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm mứt làm từ nha đam Vì vậy, việc nghiên cứu sản phẩm mứt từ nha đam là cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm mới, tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế cho cây nha đam Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu sản xuất, ứng dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất các mặt hàng thực phẩm, em đã thự hiện đề tài :”Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất mứt jam nha đam” Nội dung nghiên cứu bao gồm:     Xác định nguyên liệu dùng cho đồ hộp mứt jam nha đam Xác định chế độ xử lý nguyên liệu trước khi nấu Xác định công thức phối trộn nguyên liệu Đề xuất quy trình sản xuất đồ hộp mứt jam nha đam, đánh giá hiệu quả và sơ bộ hoạch toán giá thành sản phẩm Qua bốn tháng thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của cô Huỳnh Phương Quyên cùng với sự giúp đỡ của thầy cô tại phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ thực phẩm và sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành đề tài này Hy vọng đề tài sẽ được áp dụng vào thực tế Tuy nhiên, do lần đầu nghiên cứu sản phẩm mới, kiến thức còn hạn chế cũng như sự tiếp xúc thực tế rất nhiều nên không thể tránh khỏi SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên những sai sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Tp HCM, tháng 4 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thùy Trang SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Nguyên liệu nha đam 1.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây nha đam Vào cuối thế kỷ XIII, nhà thám hiểm người Ý tên là Macro Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á Đến Trung Quốc, Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này chúng ta gọi là nha đam Hình 1.1 Cánh đồng nha đam Từ Trung Quốc, cây nha đam được di thực sang Việt Nam Nha đam thuộc chi Aloe - họ Huệ Tây (Liliaceae) cũng có sách phân vào họ Agavaceae Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill và Aloe vera L (hoặc Aloe barbadensis Mill) Chủ yếu cây Aloe vera L ở miền Bắc châu Phi, miền Nam châu Mỹ, quần đảo Tây Ẩn Độ Trung Quốc có cây giống trồng ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, dược liệu gọi là Lão lô hội chất lượng tốt Còn loại Aloeferox Mill chủ yếu ở miền Nam châu Phi, dược liệu gọi là Tân lô hội Theo sách "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ thì chi Aloe ở nước ta chỉ có một loài là Aloe barbadensic Mill var sinensis Haw tức là cây nha đam (có nơi gọi là Lô hội, Lưu hội, Long thủ, ) Ở nước ta, nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi Vì thế chúng được trồng rải rác khắp nơi trên nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên Đặc điểm: Chi Aloe gồm những cây sống được nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, lá màu xanh lục, hình mũi mác dày, mọng nước, không cuống, mọc sít nhau, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô Hoa nở vào mùa thu và mùa hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh, sau chuyển sang vàng, khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn Hình 1.2 Lá và hoa nha đam Nha đam có hơn 200 loại, tuy nhiên phổ biến nhất là 5 loại sau: • Aloe ferox Mill: loại nha đam này có nguồn gốc ở Nam Phi Cây cao khoảng 6m, lá to cứng, to bản nhọn đầu lá, nở hoa vào mùa xuân, hoa vàng cam hoặc đỏ ửng • Aloe vera L: loại nha đam này thân ngắn, lá dài, lá mọc thành đám hình chữ “V” Lá dài 60 – 80 cm, rộng khoảng 10 cm, nở hoa vào mùa đông, hoa màu vàng nhạt • Aarborscens Mill: loại nha đam này thân mọc dạng cây, lá nhỏ dài, có màu xanh xám, nở hoa vào mùa đông xuân, hoa màu vàng cam • Aloe Chineensis Baker: mọc nhiều ở các vùng miền nam Trung Quốc Loại này có thân ngắn, lá mọc thành đám, lá dài 20 – 30 cm, rộng khoảng 2 – 5 cm, nở hoa màu vàng cam • Aloe Saponaria Haw: loại này thân ngắn, mặt lá có màu xanh nhạt, có vằn màu trắng, lá dài khoảng 50 cm, hoa màu đỏ nhạt 1.1.2 Cấu tạo, thành phần hóa học của lá nha đam 1.1.2.1 Cấu tạo SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 4 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên a- Blatt - Rimde b- Aloin c- Aloe - gel Hình 1.3 Cấu tạo lá nha đam 1.1.2.2Thành phần hóa học Nha đam (Aloe vera) cung cấp hai nguồn dược liệu khác hẳn nhau a) Chất nhựa (Latex) Ngay dưới lớp vỏ của lá cây nha đam có những tế bào đặc biệt gọi là pericyclic cells, chứa một chất nước cốt (juice), sau khi chảy ra, tự cô đặc lại ở nhiệt độ bình thường, màu vàng rất đắng Chất nước cốt tự khô này chứa các hợp chất Anthraquinon như: • Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi nha đam) Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05 % - 0,5 % chất này tan trong ete, cloroform, benzen • Barbaloin: chiếm 15 ÷ 30 % thành phần nhựa của nha đam Chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng Tan trong nước, cồn, axeton, rất ít trong benzen và cloroform • Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol… b) Chất nhày (gel) Rạch một đường giữa lá nha đam tươi rồi dùng thìa nạo ở giữa lá nha đam ra ta sẽ có một chất gel trong suốt Phân tích thành phần gel lấy từ lá nha đam, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất sau: • Chất nhầy này chứa một số loại Polysaccharide gồm: Pectin, Hemicellulose, Gluco mannan, Acemannan và các chuyển hóa chất mannose SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên • Các Amino – acid, Ligin, Saponin, Lipid, Sterol (Lupeol, Campesterol Beta – Sitosterol) Bảng 1.1 Hàm lượng các Steriod Tên các steroid Hàm lượng (µmol/100g) Cholesterol 10.8 Campesterol 12.4 β – sitosterol 148.0 Lupeol 66.1 • Các vitamin gồm A, C, E, B1, B2, B12 và acid folic (B9) • Các enzyme: Oxydase, Lipase, Amilase, Catalase, Allnilase… • Các nguyên tố khoáng vi lượng: Zn, K, Mg, Cr, Mn, Ca… Aldopentose Calcium oxalate SVTH: Trần Thị Thùy Trang Glucose Barbaloin Trang 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên Hình 1.4 Công thức cấu tạo của các thành phần chủ yếu trong lá nha đam Bảng 1.2 Bảng mô tả thành phần hóa học của mẫu lá nha đam Aloe vera L (Kết quả được biểu diễn bằng phần trăm trên đơn vị chất khô cơ bản) Thành phần Lớp vỏ Lớp giữa Gel Lipids 2,71 ± 0,32 4,21 ± 0,12 5,13 ± 0,23 Proteins 6,33 ± 0,24 7,26 ± 0,33 8,92 ± 0,62 Đường đơn 11,22 ± 0,73 16,48 ± 0,18 26,81 ± 0,56 Polysaccharide 62,34 ± 1,10 57,64 ± 1,26 35,47 ± 0,62 Tro 13,46 ± 0,44 15,37 ± 0,32 23,61 ± 0,71 Ca 4,48 ± 0,23 5,34 ± 0,14 3,58 ± 0,42 Mg 0,90 ± 0,12 0,76 ± 0,04 1,22 ± 0,11 Na 1,82 ± 0,09 1,98 ± 0,15 3,66 ± 0,07 K 1,84 ± 0,05 3,06 ± 0,18 4,06 ± 0,21 P 0,01 ± 0,00 0,01 ± 0,00 0,02 ± 0,00 Fe 0,04 ± 0,01 0,04 ± 0,01 0,10 ± 0,02 Cu 0,02 ± 0,01 0,04 ± 0,00 0,06 ± 0,01 Zn 0,02 ± 0,01 0,02 ± 0,01 0,02 ± 0,00 1.1.3 Giá trị dinh dưỡng của nha đam 1.1.3.1 Vitamin Nha đam có rất nhiều vitamin với hàm lượng cao, hầu hết đều có các loại vitamin trừ vitamin D Đặc biệt hàm lượng vitamin A (β-caroten), C và E đều cao, một hàm lượng nhỏ vitamin B1, B2, B6, B12 Aloe vera là một loại đặc biệt có chứa nhiều vitamin thích hợp cho người ăn chay 1.1.3.2 Lignin Lignin có tác dụng thu hút các chất dinh dưỡng của nha đam vào tổ chức tế bào dưới da, kích thích hệ tuần hoàn máu dưới da, nhờ vậy làm giảm thiểu tối đa sự phá hủy các vết thương lở loét và làm mịn da Nâng cao sự hấp thụ các chất của da, kìm hãm sự lão hóa của tế bào da, do đó làm tăng độ thẩm mỹ của da 1.1.3.3 Enzym SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên Nha đam gồm có các enzym làm kích thích tiêu hóa trong bao tử, bẻ gãy các phân tử chất béo và đường 1.1.3.4 Đường Có trong lớp nhầy của tế bào xung quanh lớp gel bên trong lá Nó được biết đến như một mucopolysaccharide, chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giải độc Aloe vera chứa hai loại monosaccharide và polysaccharide, đặc biệt quan trọng là glucomannons Các chất này được tiêu hóa ngay chứ không bị bẻ gãy mạch phân tử như các loại đường khác và có mặt trong máu với dạng ban đầu Những đường trong số polysaccharide không được hấp thụ sẽ bám vào các tế bào dọc theo thành ruột và trở thành lớp áo bảo vệ vững chắc ngăn chặn sự hấp thu các chất khoáng không cần thiết cho cơ thể nên có thể chống lại căn bệnh viêm đường ruột 1.1.3.5 Chất khoáng (minerals) Có các chất Ca, Mg, K, P, Zn, Cu, Cr… các chất bổ thiên nhiên này giúp tăng cường sinh lực chống mệt mỏi từ các sinh hoạt thường nhật Chất chống oxy hóa selenium, những chức năng chuyên biệt của những hệ enzyme khác nhau trong những con đường trao đổi chất khác nhau đều cần phải có những khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho dù chỉ cần một lượng nhỏ 1.1.3.6 Anthraquinones complex Trong nhựa cây có 12 hợp chất phenol với một lượng tương đối nhỏ chúng không có biểu hiện hiệu quả tẩy xổ mà chúng hỗ trợ cho việc hấp thụ từ dạ dày đến ruột và có tác dụng làm giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn Ở những loại nước uống dinh dưỡng thương mại hiện nay, người ta loại bỏ hợp chất anthraquinonescomplex vì nó có thể làm cho người tiêu dùng bị đau bụng, nếu nặng hơn có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy Nhưng với một lượng rất nhỏ thì nó lại mang đến hiệu quả có ích trong giá trị y học 1.1.3.7 Saponin SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên Có tác dụng thanh lọc cơ thể, chúng có thể kháng lại vi khuẩn, virus, nấm mốc và nấm men rất tốt, chúng chiếm tỉ lệ 3 % trong gel aloe vera Là chất tạo bọt tồn tại trong nha đam 1.1.3.8 Acid béo Gồm có 4 loại steroid thực vật: cholesterol, campesterol, β-sitosterol và lupeol Chúng là những tác nhân kháng viêm cực kỳ quan trọng và hiệu quả 1.1.3.9 Aminoacid Cơ thể con người cần khoảng 22 aminoacid, gel aloe vera đã chiếm 20 aminoacid cần thiết đó Trong đó có 7 loại aminoacid cơ thể không thể tự tạo ra mà phải nhờ vào sự hấp phụ từ các thức ăn uống hằng ngày Gel nha đam còn có 11 loại aminoacid phụ mà cơ thể đòi hỏi Bảng 1.3 Hàm lượng các aminoacid có trong nha đam Các aminoacid Hàm lượng (µmol/100g) Asparaginsaure 273 Glutaminsaure 294 Serin 224 Threonin 123 Asparagin 344 Glutamine 141 Prolin 29 Glycin 67 Alanin 177 Valin 109 Isoleucin 65 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên Leucine 53 Tyrosin 28 Phenylalanine 43 Lysine 53 Histidin 15 Arginin 449 1.1.3.10 Acid Salicylic Là một hợp chất tương tự như aspirin nó có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn 1.1.4 Những nghiên cứu về nha đam ở trong nước và trên thế giới Các nghiên cứu về nha đam chủ yếu được tiến hành ở các nước trên thế giới Ở nước ta mới chỉ thừa kế các nghiên cứu, ứng dụng để sử dụng nguyên liệu nha đam vào các mục đích khác nhau như mỹ phẩm, dược phẩm và trong thực phẩm thì còn hạn chế Trên thị trường thực phẩm do Việt Nam sản xuất hiện nay mới chỉ có một số sản phẩm bổ sung nha đam như sữa chua nha đam, thạch dừa nha đam, nước uống đóng lon, đóng chai Và đặc biệt trong nhóm mặt hàng mứt Jam thì nguyên liệu nha đam vẫn chưa được nghiên cứu Chính vì vậy có thể nói đây là một cơ hội để chúng ta nghiên cứu và phát triển mặt hàng mứt Jam từ nguyên liệu này Hình 1.5 Sữa chua nha đam SVTH: Trần Thị Thùy Trang Hình 1.6 Nước nha đam đóng lon Trang 10 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên Coliforms < 3 MPN /g Clostridium perfringens < 10 CFU/g Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc < 10 CFU/g 4.1.4 Sơ bộ hoạch toán giá thành sản phẩm Mỗi khi đề xuất ra một quy trình hay một sản phẩm mới thì đối với những nhà kĩ thuật, họ chỉ cần sản phẩm của mình thành công nhưng với những nhà kinh tế, điều quan trọng ở đây là sản phẩm có đắt quá không Giá cả hợp lý giúp cho sản phẩm có thể bán được rộng rãi và nhà kinh tế mới đầu tư vào được Giá thành ở đây tính dựa trên giá thành của những nguyên liệu cơ bản dùng cho sản phẩm nhưng khi áp dụng vào sản xuất quy mô lớn thì cần phải cộng thêm các chi phí khác vào giá thành sản phẩm như phí vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, khấu hao máy móc, nhân công, tiếp thị… Đối với nha đam, 1 kg thịt nha đam cần 1,37 kg lá nha đam tươi Bảng 4.5 Bảng tính giá thành sản phẩm Khối lượng Đơn giá Giá thành STT Nguyên liệu (g) VNĐ/ 1kg VNĐ 1 Nha đam 200 10.000 2.000 2 Đường 150 24.000 3.600 3 Acid citric 1,2 40.000 48 4 Pectin 2,8 280.000 784 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 78 Đồ án tốt nghiệp 5 GVHD: Huỳnh Phương Quyên Kali Sorbate 0,1 100.000 10 Tổng 6.442 Giá thị trường 12.000 4.2 Kiến nghị Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, điều kiện sản xuất trong phòng thí nghiệm còn nhiều hạn chế và người thực hiện còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thể làm ra sản phẩm hoàn hảo như mong muốn cũng như những thiếu sót cần bổ sung Ví dụ như:  Chưa thấy rõ hết những thay đổi của sản phẩm trong thời gian bảo quản như hiện tượng đổi màu, thay đổi trạng thái, thời hạn sử dụng cuối của sản phẩm…  Trong quá trình làm thí nghiệm, em thấy lượng vỏ bỏ đi là 27 % Mà theo tài liệu tham khảo thấy thành phần chất khoáng và vitamin trong vỏ cũng rất nhiều Vì vậy nếu có điều kiện chúng ta có thể nghiên cứu để thu lại những chất đó làm tăng giá trị sử dụng của nha đam  Ở đề tài này, việc nấu mứt jam nha đam chỉ thực hiện trên những mẫu thử rất nhỏ, chưa thể đi vào sản xuất dưới quy mô công nghiệp vì chưa có áp dụng máy móc nào trong khi nghiên cứu, đặc biệt là quá trình cô đặc mứt Trong sản xuất công nghiệp với số lượng lớn, thường người ta không sử dụng nhiệt độ 80 oC để cô đặc mứt mà người ta dùng những nồi cô đặc chân không để cô đặc mứt Khi đó nhiệt độ bay hơi nước sẽ rất thấp, tốc độ bay hơi nhanh do đó những biến đổi màu của mứt ít xảy ra, sản phẩm ít bị bọt Hơn nữa khi cô đặc trong điều kiện đó, việc cô đặc nhanh không gây hao phí nhiều sẽ làm cho sản phẩm có giá thành rẻ đi, việc phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng thuận tiện hơn  Khi tiến hành sản xuất ở quy mô lớn cần kiểm tra lượng vitamin, lượng kim loại nặng theo yêu cầu của nhà nước, nếu chưa có thì theo sự thỏa thuận của hai bên  Ở đây mới sử dụng bao bì thủy tinh, sau này khi có điều kiện có thể làm trên nhiều loại bao bì khác nhau, có nhiều kích cỡ tiện dụng cũng như nhãn hàng sản phẩm đẹp mắt hơn SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 79 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên  Sau này khi áp dụng vào sản xuất lớn cần phải có những chuyên gia để tham khảo ý kiến cũng như là những cuộc thăm dò ý kiến của người tiêu dùng trên diện rộng nhằm xây dựng các chỉ tiêu cảm quan cho sản phẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đức Ba, Dương Công Kiên, Nguyễn Duy Khánh Nha đam cho ta sức khỏe và đẹp Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM [2] Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Lệ Hà (2009) Công nghệ sản xuất đồ hộp rau quả Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật [3] Võ Văn Chi (2012) Từ điển cây thuốc Việt Nam Nhà xuất bản Y học [4] Đống Thị Anh Đào Kỹ thuật bao bì thực phẩm NXB Đại học quốc gia TP HCM [5] Trần Bích Lam, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Đinh Trần Nhật Thu (2004) Thí nghiệm hóa sinh thực phẩm NXB Đại học quốc gia TP HCM [6] Lê Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thị Lan Chi (2009) Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men NXB Khoa học và kỹ thuật [7] Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà (2009) Công nghệ chế biến thực phẩm NXB Đại học quốc gia TP HCM [8] Lê Ngọc Tú (chủ biên) Hóa sinh công nghiệp NXB Khoa học và kỹ thuật [9] TCVN 3215 – 79: Phương pháp đánh giá chất lượng thực phẩm [10] TCVN 3216:1994: Đồ hộp rau qủa Phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm [11] http://www.tredeponline.com/post/archives/28869 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 80 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên [12] http://www.herballegacy.com/Baldwin_Chemical.html [13] http://www.biomedscidirect.com/163/aloe_vera_their_chemicals_composition [14] http://www.aloe1.com/aloe-drink/aloe-vera-gel/ [15] http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4_h%E1%BB%99i SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 81 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên MỤC LỤC SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 82 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên DANH MỤC HÌNH SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 83 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Quyên DANH MỤC BẢNG SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 84 ... phẩm Việt Nam sản xuất có số sản phẩm bổ sung nha đam sữa chua nha đam, thạch dừa nha đam, nước uống đóng lon, đóng chai Và đặc biệt nhóm mặt hàng mứt Jam ngun liệu nha đam chưa nghiên cứu Chính... Minh 2.1.2 Nguyên vật liệu phụ gia 2.1.2.1 Nha đam Nha đam nguyên liệu q trình nghiên cứu, đặc trưng cho sản phẩm Nha đam sử dụng để nghiên cứu nha đam Aloe vera L: tươi màu xanh thẫm, bẹ to... Sản phẩm Hình 2.1 Quy trình dự kiến sản xuất mứt Jam nha đam SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 33 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Huỳnh Phương Qun Giải thích quy trình: • Nguyên liệu nha đam: chọn nguyên

Ngày đăng: 23/04/2014, 06:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan