khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ao nuôi thủy sản

55 717 0
khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ao nuôi thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học tập tại trường chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức mà các thầy cô đã tận tình chỉ dạy cho chúng em. Và để chúng em kết thúc khóa học được tốt đẹp, các thầy cô đã tạo điều kiện và giới thiệu chúng em được thực tập tại trung tâm công nghệ sau thu hoạch của viện nuôi trồng thủy sản II. Bên cạnh đó trong quá trình thực tập tại trung tâm chúng em đã được sự chì dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Nguyện, anh Giáp Văn Thắng và các anh chị trong trung tâm. Với tấm lòng biết ơn chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, thầy Nguyễn Văn Nguyện, anh Giáp Văn Thắng và các anh chị phòng hóa sinh đã chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành luận văn được tốt đẹp này đồng thời. Và tôi cũng xin cảm ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong đợt thực tập này. Chúng em xin kính chúng quý thầy cô, các anh chị và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 1 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản LỜI MỞ ĐẦU SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 2 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản Trong vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL tăng rất nhanh, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ rất lớn. Cá tra, cá ba sa là loài dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, cho năng suất cao, lại có thị trường xuất khẩu nên được nông dân mở rộng diện tích nuôi. Hiện cá tra được nuôi phổ biến ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong lồng bè trên sông, ao hầm ven sông, bãi bồi giữa sông và đăng quầng chắn ven sông cho năng suất và chất lượng cao. Năm 2006 sản lượng cá tra, cá ba sa là 825.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 736.872.115 USD. Nhưng do phát triển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên đã nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập về môi trường và dịch bệnh cũng như việc cung cấp đủ giống có chất lượng, vấn đề cung ứng thức ăn và thú y thủy sản, vấn đề thị trường vv đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, cá ba sa. Bên cạnh đó trong quá trình nuôi trồng thủy sản, lượng thức ăn thừa, chất thải hữu cơ thải ra môi trường nuôi khá lớn. Các hợp chất hữu cơ này là nhân tố kích thích sự phát triển của vi sinh vật gây ô nhiễm ao nuôi, làm mất cân bằng hệ sinh thái ao nuôi. Mặt khác, trong quá trình phân hủy không triệt để các hợp chất hữu cơ từ thức ăn thừa, chất thải, xác động vật nuôi sinh ra một số chất độc. Các hợp chất này cùng với sự phát triển quá mức của vi sinh vật không có lợi trong môi trường nuôi làm giảm chất lượng nước dẫn đến tăng stress và tăng khả năng nhiễm bệnh, tôm cá phát triển còi cọc, tỷ lệ chết tăng cao. Để khắc phục vấn đề ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi đã dùng rất nhiều biện pháp như: nạo vét bùn, dùng thuốc kháng sinh, dùng các chất diệt khuẩn, chủ yếu là chlorin nhưng các biện pháp trên đều có hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe của vật nuôi và sức khỏe của người sử dụng sản phẩm thủy sản. Với clo và dẫn xuất có thể kết hợp với các chất hữu cơ thành phức clo hữu cơ rất độc. Việc lạm dụng các chất kháng sinh dẫn đến sự lờn thuốc các vi sinh vật gây bệnh và có thể không kiểm soát được các dịch bệnh. Do đó, việc dùng các hóa chất trong chăn nuôi và bảo quản sản phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn đối với các loài thủy sản xuất khẩu .Ngày nay các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra các chế phẩm sinh học sử dụng trong xử nước ao nuôi trồng thủy sản, các chế phẩm sinh học này đã được sử dụng rộng rãi do nó có rất nhiều ưu điểm so với phương pháp dùng thuốc kháng sinh và hóa chất như: giảm lượng bùn hữu cơ, giảm chu kỳ thay nước và cải thiện môi trường (tăng oxi hòa tan, giảm COD, BOD) từ đó có thể khống chế các nguồn dịch bệnh trong nuôi thủy sản, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc, tăng sản lượng và giảm mùi hôi của ngư trường và còn giúp hạn chế việc sự dụng kháng sinh hay hóa chất mà vẫn còn được cho phép tại một vài khu vực. SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 3 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm, cá chủ yếu dùng các nhóm vi sinh vật có ích trong chế phẩm để thủy phân các chất hữu cơ do tôm, cá thải ra. Vì vậy nó có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao. Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng tăng sản lượng nuôi. Trong các dạng chế phẩm sinh học thì chế phẩm dạng viên đang là đích đến của các nhà nuôi trồng do tính tiện lợi và dễ sử dụng của chúng. Chế phẩm dạng viênchế phẩm phải có chất mang để chứa vi sinh vật và được nén thành viên, sau đó đóng gói và bảo quản. Tóm lại sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh) trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững. Chính những vấn đề cấp thiết về môi trường và để sản lượng cá thu được có chất lượng cao nên đề tài: “ Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản” được thực hiện nhằm đưa ra một công thức phối trộn hiệu quả đồng thời xây dựng quy trình tạo viên với mục đích tạo được viên chế phẩm có màu sắc phù hợp, thời gian tan rã trong nước thích hợp và lưu trữ được lượng lớn vi sinh vật. Nội dung của đề tài: - Tìm hiểu một số chủng vi sinh vật dùng trong xử ao nuôi thủy sản. - Khảo sát và lựa chọn các nguyên liệu có thể làm chất mang và có khả năng tạo viên. - Khảo sát các công thức phối trộn để tạo hỗn hợp chất mang. - Khảo sát tỉ lệ phối trộn vi sinh vật với hỗn hợp chất mang. - Khảo sát bổ sung các chất phụ gia thích hợp. - Phân tích nồng độ vi sinh vật sau quá trình tạo viên. - Khảo sát nồng độ vi sinh vật trên viên nén theo thời gian lưu trữ. - Đánh giá chất lượng viên nén. Qua những khảo sát trên đưa ra được công thức phối trộn có hiệu quả cao nhất, từ đó hoàn thành quy trình sản xuất viên nén với mong muốn cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 4 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 5 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản 1.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản ĐBSCL là nơi có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta cả về nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt. Đặc biệt ưu thế vẫn là nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm. Ngoài ra còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản khác mà hiện nay là mặt hàng cá tra, cá ba sa đang được chú trọng. Tổng diện tích tự nhiên của các tỉnh ven biển ĐBSCL là 2.842.379 ha, trong đó tổng diện tích nuôi cá tra, ba sa trên 5.000 ha. So với năm 2000 diện tích này đã tăng trên 10 lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm sắp tới. ĐBSCL là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi cá tra và cá ba sa, bởi những điều kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái vv. Từ đó thu hút người nuôi ngày càng nhiều nên mỗi năm diện tích nuôi cá tra, ba sa đều tăng [8,9]. Bảng 1.1: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2006 [19]. Các mô hình nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chuyển hóa rất nhanh, từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi phân tán mật độ thấp sang nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung mật độ cao. Việc tiếp cận các phương thức nuôi trồng, sử dụng nhiều năng lượng và chi phí tác động tiêu cực đến môi trường, nếu không được xử triệt để có thể tạo ra sự mất cân bằng của hệ thống sinh thái tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hằng năm thải ra 456,6 triệu m 3 bùn thải (phù sa lắng đọng trong chất thải) và chất thải nuôi trồng thủy sảntrong đó riêng chất thải nuôi cá tra, cá ba sa là hơn hai triệu tấn/ năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử triệt để, vẫn tiếp tục thải vào sông rạch trong khu SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 6 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản vực. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy; các chất tồn dư sử dụng như: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại kháng chất Diatomit, lưu huỳnh lắng đọng. Theo số liệu điều tra, trong 1 ao nuôi có diện tích 1ha cho ra sản phẩm 300 tấn nhưng trong đó sử dụng thức ăn là 480 tấn. Trong lượng thức ăn này có 75% được chuyển hóa thành sản phẩm, phần còn lại được thải loại dưới dạng thức ăn dư thừa thối rữa lắng đọng dưới đáy ao và thải ra môi trường nước. Đây là nguồn chất thải cực kỳ nguy hiểm, là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự biến đổi chất lượng nước trên sông rạch. Nếu chúng ta không ngăn chặn tình trạng này kịp thời, đến lúc nào đó môi trường nước không còn cho phép phát triển thủy sản, đặc biệt là những vùng nuôi cá tra ở các con sông, rạch [13,17]. Bên cạnh đó sự gia tăng diện tích nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL đã làm phức tạp thêm vấn nạn ô nhiễm môi trường nước. Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường An Giang (2007), qua kết quả quan trắc chất lượng nước tại các khu vực trọng điểm nuôi thủy sản ở An Giang cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đặc biệt gia tăng nhanh. Đặc biệt tại huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) kết quả quan trắc chất lượng nước (bảng 1.2) cho thấy, chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ BOD, COD và vi sinh ngày càng gia tăng và đều vượt mức cho phép nhiều lần so với giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6774 :2000 và TCVN 5942 :1995), tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của cộng đồng [15]. Bảng 1.2 Kết quả quan trắc nước ở huyện Châu Phú đợt 1 (tháng 2) và đợt 6 (tháng 11) năm 2006 [15]. Chỉ tiêu pH DO BOD TSS NH 3 COD Coliforms Đơn vị tính mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Tháng 2/2006 6,5 5,1 16 34 2,29 48 23x10 3 Tháng 11/2006 6,9 4,2 30 80 8 78 0,36x10 3 TCVN 6774:2000 6,5 - 8,5 5 < 10 ≤ 100 ≤ 0,93 TCVN 5942 :1995 6 - 8,5 ≥ 6 < 4 20 0,05 < 10 5x10 3 Qua tình hình trên cho thấy, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước tại các sông và kênh ở ĐBSCL sẽ ngày càng gia tăng nếu như không có biện pháp xử các chất thải từ ao nuôi một cách hợp trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, xử nước thải và bùn từ các ao nuôi cá trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết nhằm bảo vệ nguồn nước nuôi SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 7 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản trồng thuỷ sản, bảo đảm chất lượng môi trường và giúp cho việc phát triển nghề nuôi cá tra ao được bền vững về lâu dài. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước từ các ao nuôi cá tra là cần thiết [15]. 1.1.1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi cá tra Nguồn nước ở ĐBSCL bị ô nhiễm nặng từ việc nuôi cá tra chủ yếu do các nguyên nhân sau : Nguyên nhân quan trọng nhất là do lượng thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi đã ảnh hưởng đến vấn nạn ô nhiễm môi trường. Chính các nguồn này đã làm cho hàm lượng các chất độc hại trong môi trường ao nuôi ngày càng tăng. Các nguồn chất thải này nếu chưa được xử triệt để khi thải trực tiếp ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bên ngoài. Bên cạnh đó trong một số kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 17 % trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa, thối rữa xả vào môi trường. Qua đó cho thấy, 83 % lượng thức ăn được thải vào môi trường ao nuôi dưới dạng thức ăn bị hòa tan vào nước và phân do cá thải ra lắng xuống đáy ao. Đây là nguồn chất thải cực kỳ nguy hiểm và là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự biến đổi chất lượng nước trên sông rạch khi các chất này được thải ra môi trường bên ngoài không qua xử lý. Và một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là do các hộ nuôi sử dụng thức ăn tự chế đã làm nước ao nuôi cá tra dễ bị nhiễm bẩn đã góp phần làm ô nhiễm môi trường nước bên ngoài khi nước thải từ các ao này thải trực tiếp ra ngoài. Thức ăn tự chế kém bền, dễ vỡ vụn và hòa tan vào nước hơn thức ăn công nghiệp dạng viên. Lượng chất thải từ thức ăn tự chế thải ra môi trường bên ngoài cao hơn 9 – 16 lần so thức ăn công nghiệp dạng viên. Điều này cho thấy, việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước khác nhau. Do đó, việc chế biến và sử dụng các loại thức ăn có độ kết dính cao góp phần quan trọng vào việc hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước là rất cần thiết. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến việc ô nhiễm môi trường nước đó là việc xử nước thải từ các ao nuôi cá tra trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Do phần lớn các hộ nuôi cá tra ao đều không có ao xử các chất thải nên tất cả các độc tố tích tụ trong các ao nuôi đều thải ra môi trường bên ngoài. Theo thống kê trong tổng số 1.600 ha diện tích ao nuôi cá tra ở An Giang có đến 90 % số ao chưa có hệ thống xử chất thải. Điều này cho thấy, tổng lượng nước thải và bùn ao nuôi cá tra được thải xuống các kênh và sông gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ở các kênh và sông rất cao. Nếu trường hợp các chất thải này được xử SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 8 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản trước khi thải ra ngoài thì nồng độ và hàm lượng các độc tố đã được giảm đi phần nào và nguy cơ ô nhiễm cũng sẽ thấp hơn. Do đó, xây dựng các hệ thống xử chất thải từ ao nuôi cá tra trước khi thải ra môi trường bên ngoài có vai trò rất lớn trong việc hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước từ nuôi cá tra ao. Nhưng chủ yếu là do thức ăn dư thừa và không có hệ thống xử dẫn đến chất thải tích tụ ngày càng nhiều trong nước và bùn của ao nuôi cá tra đều bị thải ra môi trường nước. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước và sẽ tác động đến sức khỏe của người dân [14] 1.1.2. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường nước ao nuôi cá tra Sự mở rộng diện tích nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nặng. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước ao nuôi cá tra một số biện pháp hiện đang được áp dụng như thay nước nước ao, dùng phiêu sinh thực vật kết hợp với sục khí, dùng hóa chất, xử bùn và biện pháp sinh học 1.1.2.1 Biện pháp thay nước ao Biện pháp này được người dân áp dụng phổ biến. đối với biện pháp này người nuôi thường lợi dụng những vùng bãi bồi. Đây là những nơi rất thuận lợi cho nuôi cá do phù sa màu mỡ và đặc biệt là biên độ triều thường lớn hơn 1m rất thuận lợi cho việc bổ sung nước cấp và xả đáy ao mà không cần dùng hệ thống bơm. Việc lấy nước vào ao nuôi với mục đích cung cấp nước mới làm cho ao nuôi cá luôn luôn mát mẻ và sạch để cá nuôi có thịt trắng, chất lượng cao và chóng lớn. Đồng thời gia tăng lượng oxi hòa tan trong ao nuôi làm cho cá đủ dưỡng khí để trao đổi chất hàng ngày và thay lượng nước cũ có nhiều khí và các chất độc không tốt cho cá. Tuy nhiên, việc bơm cấp nước cho ao nuôi cá và xử nước trong ao nuôi cá của các trang trại và ngư dân còn nhiều hạn chế, cần khắc phục để hiệu quả cao hơn. Đối với những vùng biên độ triều thấp thì việc cấp và thoát nước phải dùng hệ thống bơm nước có công suất lớn và hiện đại. Theo tính toán của các nhà khoa học, thay nước mới cho ao nuôi cá chỉ cung cấp thêm 4% lượng oxy cho cá mà thôi. Vì vậy bơm nước để bổ sung oxy cho ao cá không kinh tế. Việc dùng cách bơm nước để loại trừ các thán khí và các độc tố trong ao thì cũng tương tự. Vì thán khí và các chất gây độc khác tích tụ ở dưới đáy ao, khi bơm thay nước mới ta chỉ thay được lớp nước mặt. Việc bơm nước mới cho ao nuôi cá là cần thiết, mỗi ngày chỉ SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 9 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản bơm 1 lần vào lúc thủy triều cao nhất và chỉ cần bơm thay 1/3 lượng nước trong ao, không cần thiết mỗi ngày phải bơm thay nước 2 lần vừa tốn kém chi phí, vừa không xử được môi trường ao nuôi như mục đích đặt ra, mà phải xử bằng giải pháp khác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó việc thay nước nhiều sẽ không tốt với môi trường xung quanh và có thể còn gây sốc cho tôm, cá. Vì vậy nên hạn chế thay nước bằng các biện pháp kĩ thuật khác. Biện pháp thay nước chỉ là biện pháp xử sơ cấp, tạo cơ sở cho các quá trình xử cao hơn. Do vậy biện pháp thay ao nước không tiến hành đơn lẻ mà thường sử dụng kết hợp với các biện pháp khác [20]. 1.1.2.2 Biện pháp dùng phiêu sinh thực vật kết hợp sử dụng máy sục khí Một biện pháp nữa cũng khá phổ biến đó là cho phiêu sinh thực vật phát triển trong ao cá và sử dụng máy sục khí, biện pháp này đã cải thiện được một số hạn chế của biện pháp thay ao nước. Trong nghiên cứu các yếu tố thủy hóa trong ao nuôi cá, yếu tố phiêu sinh thực vật có trong ao cung cấp 90% lượng oxy cho cá. Để cho phiêu sinh thực vật phát triển trong ao cá chúng sẽ dùng các loại thán khí: CO 2 , Hydrogen, phosphor, Nitrogen, Sunfur (đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu của phiên sinh thực vật). Như vậy phiêu sinh thực vật vừa cung cấp oxy cho ao cá, vừa lọc sạch các độc tố cho nước trong ao. Tuy nhiên, về ban đêm phiêu sinh thực vật lại hô hấp hết khoảng 60% lượng oxy trong nước ao, để khắc phục điều này các trang trại dùng thêm máy sục khí cho ao cá vào ban đêm. Máy sục khí vừa cung cấp oxy ban đêm cho cá, vừa đẩy tất cả các chất thán khí từ đáy ao nhanh chóng bay hơi thoát ra khỏi ao cá. Từ những thông số kỹ thuật nêu trên cho thấy biện pháp kết hợp giữa phiêu sinh thực vật với máy sục khí và bơm nước một phần để cải thiện môi trường ao cá, tiết kiệm được chi phí cho bơm nước rất lớn, cá lớn nhanh và chất lượng tốt [12] 1.1.2.3 Biện pháp xử bùn Phần lớn chất thải rắn tích tụ dưới đáy ao dưới dạng bùn. Bùn chứa nhiều chất hữu cơ, thuốc kháng sinh, hóa chất, khí độc (H 2 S, NH 3 ) và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh…vv. Dung lượng tích lũy càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng cao từ đó ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng nước và tác hại đến cá trong ao nuôi làm giảm năng suất. Trước đây, bùn thải từ đáy ao sau quá trình nuôi được người dân đắp lại trên bờ ao hoặc được thải thẳng ra đất mà không qua xử lý…vv. Nhưng chất bùn thải này chưa qua xử còn mang nhiều mầm bệnh, vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm trở lại ao nuôi cá là rất lớn. Hiện nay, biện pháp xử bùn sau thu hoạch chủ yếu SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 10 [...]... sự biến động vi sinh vật 2.3.4 Đánh giá viên chế phẩm SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 27 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản So sánh các đặc điểm của viên chế phẩm đề tài với viên chế phẩm nhập khẩu Bảng 2.3 Các chỉ tiêu của viên chế phẩm thương phẩm Ecomarine (sản phẩm nhập khẩu)[ Bảng 2.1 phụ lục A] Chỉ tiêu Cảm Vật quan Hóa học Hìn sắc Khối... Trâm 12 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản hướng tích cực cho việc mở rộng ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản trong tương lai [16] 1.2 Các dạng chế phẩm sinh học 1.2.1 Sơ lược về chế phẩm sinh học Chế phẩm sinh học là hỗn hợp sinh khối sống của các nhóm vi sinh vật có ích (vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn... các nguyên tố khoáng, vitamin và nhân tố sinh trưởng [2] SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 19 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử ao nuôi thủy sản 1.4.2 Một số nguyên liệu sử dụng làm chất mang trong chế phẩm sinh học Chất mang dùng làm chế phẩm sinh học phải có khả năng hút nước cao (150 ÷ 200%), hàm lượng cacbon hữu cơ cao, tốt nhất > 60% Đồng thời chất mang đó... vi sinh vật được sấy khô đến độ ẩm . nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ao nuôi thủy sản Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm, cá chủ yếu dùng các nhóm vi sinh vật có ích trong chế phẩm để thủy. Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ao nuôi thủy sản LỜI MỞ ĐẦU SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 2 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong. nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ao nuôi thủy sản Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU SVTH: Vũ Thị Kiều Trâm 5 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát quá trình tạo viên chế phẩm

Ngày đăng: 23/04/2014, 05:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan