thực trạng xóa đói giảm nghèo của nông thôn việt nam

34 2.9K 18
thực trạng xóa đói giảm nghèo của nông thôn việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài :Tình trạng nghèo đóixóa đói giảm nghèonông thôn Việt Nam hiện nay I/ MỞ ĐẦU : 1.1 Tính cấp thiết của đề tài : Trong lịch sử của xã hội loài người , đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay , vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn taị như một tách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia , từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại . Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mới quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới , bởi vì giầu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia . Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị , xung đột giai cấp , dẫn đến bất ổn về xã hội , bất ổn về chính trị . Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình , dân tộc mình giàu có . tron thực tế ở một số nước cho thấy kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu , năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột. Trong nền kinh tế thị trường , quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đồng đều , làm sâu sắc hơn sự phân hóa giữa các tầng lớp dân cư trong quốc gia . Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giầu ngày càng có xu hướng rộng và đang là một vấn đề có tính toàn cầu , nó thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập , về nạn đói , nạn suy dinh dưỡng vẫn đang đeo đẳng 1/3 dân số thế giới . Nhân loại bước sang thế kỷ 21 và đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ , phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối : nạn đói nghèo vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật ở những quốc gia đang phát triển . Ở Việt Nam từ khi có đường lối đổi mới , chuyển đổi kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước , tuy nhiên nền kinh tế có phát triển mạnh , tốc độ tăng trưởng hàng năm khá là cao , nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với vấn đề phân hóa giàu nghèo hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giàu nghèo đang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận lợi so với những vùng khó khăn , trình độ dân trí thấp như nông thôn , vùng sâu vùng xa .Tromg đó số hộ nghèonông thôn chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói trong cả nước . Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay . Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa nông thôn Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu về thực trạng nghèo đóixóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn nước ta, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo đóinông thôn. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghèo đóinông thôn. Tìm hiểu về thực trạng đói nghèoxóa đói giảm nghèo đưa ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Bước đầu có những kiến nghị về các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. 1.3 Giới hạn nghiên cứu : Khu vực nông thôn Việt Nam . 1.4 Đối tượng nghiên cứu : Vấn đề nghèo đóixóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam . 1.5 Phương pháp nghiên cứu : -Phương pháp thu thập số liệu : thứ cấp : tham khảo từ một số sách báo , tiểu luận và các nguồn có liên quan đến đói nghèoxóa đói giảm nghèo trên internet -Phương pháp xử lý : đọc và chọn lọc -Phương pháp phân tích :thống kê , so sánh , phân tích swot . II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 2.1 Cơ sở lý luận : Theo nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh về bền vững đối với 61 huyện nghèo của Chính Phủ số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27 /12 / 2008 : Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số gồm 2,4 triệu người, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo) Các quan điểm về nghèo đói : -Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp… -Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. -Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. -Chuẩn đói nghèo: Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Việt Nam đưa ra chuẩn đói từ 2-1997 đến 1-1-2000 hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng, tương đương với 45.000 đồng. Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005. Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng.Còn chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21- 9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. 2.2 Cơ sở thực tiễn: -Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo. Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen Đan Mạch, những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại. -Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam. -Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đốinghèo tương đối. -Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,… -Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định. -Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. *Vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo Đói nghèo là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, XĐGN đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau: a. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững chắc. Ngược lại sự phát triển kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong công tác XĐGN. b. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Để làm nổi bật những cản trở của nghèo đói đối với sự phát triển xã hội các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói .Từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng. Vì vậy muốn cho đất nước, vùng phát triển chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn chế gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân, hạn chế sự thất học, nâng cao trình độ dân trí. Để đảm bảo phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn đó thì chúng ta phải tháo gỡ từng mắt xích cụ thể chứ không làm chung chung ồ ạt được. c. Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội. Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh vớinước bạn, vùng sâu, vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội. Xóa đói thực hiện tốt XĐGN giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời sống, góp phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước. d. Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá Việt Nam đang tập trung phát triển nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá, cần xác định rằng: đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người Gia tăng dân số ,Bệnh tật Suy dinh dưỡng Ô nhiễm môi trường Thất họcTệ nạn xã hội trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. Ở một trình độ văn hoá thấp, đói nghèo luôn là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng bái những tư tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và nhân cách con người. Chính vì vậy, đầy nhanh công tác XĐGN là một yếu tố quan trọng nâng cao đời sống người dân, làm cho nền văn hoá phát triển cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay . III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 3.1 Thực trạng nghèo đói và vấn đề xóa đói giảm nghèoViệt Nam hiện nay . a. Thực trạng nghèo đóiViệt Nam hiện nay : +Về tỷ lệ hộ nghèo: Theo kết quả điều tra, trên toàn quốc năm 2012 có 2.149.110 hộ nghèo, chiếm 9,6%. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng: miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,552%; tiếp đến là miền núi Đông Bắc 17,39%; Bắc Trung bộ 15,01%; Tây Nguyên 15%; Duyên hải miền Trung 12,2%; đồng bằng sông Cửu Long 9,24%; đồng bằng sông Hồng 4,89%; và Đông Nam bộ vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là, 1,27%. Một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Điện Biên 38,25%; Lai Châu 31,82%; Hà Giang 30,13%; Cao Bằng 28,22%; Yên Bái 29,23% Có tất cả 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là: Quảng Ninh 3,52%; Hà Nội 1,52%; Bắc Ninh 4,27%; Hải Phòng 4,21%; Đà Nẵng 0,97%; Tây Ninh 2,97%; Đồng Nai 0,91%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1,71%; TP.Hồ Chí Minh 0,00033%; Long An 4,58%. +Về tỷ lệ hộ cận nghèo: Kết quả điều tra cho thấy, trên toàn quốc năm 2012 có 1.469.727 hộ cận nghèo, chiếm 6,57%. Tỷ lệ hộ cận nghèo phân theo vùng: vùng có tỷ lệ hộ cận nghèo cao nhất là Bắc Trung bộ 13,04%; vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam bộ 1,08%. Các vùng còn lại xếp theo thứ tự tỷ lệ hộ cận nghèo giảm dần là: miền núi Tây Bắc 11,48%; Duyên hải miền Trung 9,32%; miền núi Đông Bắc 8,92%; đồng bằng sông Cửu Long 6,51%; Tây Nguyên 6,19%; đồng bằng sông Hồng 4,58%. Đối với các huyện nghèo của cả nước: Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo) giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 50,97% (năm 2011) và 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tại 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, giảm từ 43,56% (năm 2011) xuống còn là 30,13% (năm 2011), và giảm còn 13,43% (năm 2012). Tỷ lệ hộ nghèo tại 23 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ- TTg ngày 05/02/2013 về hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NĐ- CP của Chính phủ, đến cuối năm 2012 giảm còn 43,14%. b. Thực trạng xóa đói giảm nghèo : * Các chính sách xóa đói giảm nghèo : - Các dự án hỗ trợ của nhà nước cho chương trình xây dựng nông thôn mới . -Giảm lãi suất cho vay lĩnh vực tam nông nhằm khuyến khích nông dân đầu tư làm ăn hướng đến xóa đói giảm nghèo bền vững -Hướng dẫn hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo (25/10/2013 10:30) Đây là nội dung chính của Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT- BTC do Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành ngày 18/10/2013, hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 -Hỗ trợ 100% phí BHYT cho một số đối tượng cận nghèo (15/5/2013 15:58) Ngày 08/05/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo -Hộ cận nghèo được ưu đãi lãi suất cho vay (4/3/2013 14:51) Đây là quy định đáng chú ý của Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/02/2013 -Thí điểm mô hình tạo việc làm công cho người nghèo (15/10/2012 10:16) Ngày 08 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015. -Tổ chức bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở tổ dân cư (12/9/2012 16:24) Ngày 05 tháng 09 năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm của các địa phương và cả nước. -Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo (3/7/2012 16:17) Ngày 26 tháng 06 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 797/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo. * Thực trạng xóa đói giảm nghèo : Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua tháng 1/2011 với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Do đó, các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ đã được xây dựng tập trung trên ba chiến lược chính: Thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của người dân ở các vùng nghèo. Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5 nhóm chính sách: Tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận với các nguồn lực (vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trường) và các dịch [...]... ……………………………… 3 II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 3 2.1 Cơ sở lý luận :…………………………………………… 3 2.2 Cơ sở thực tiễn:……………………………………………5 III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :……………………………… 8 3.1 Thực trạng nghèo đói và vấn đề xóa đói giảm nghèoViệt Nam hiện nay ……………………………………………………….8 a Thực trạng nghèo đóiViệt Nam hiện nay :…………………8 b Thực trạng xóa đói giảm nghèo :…………………………… 9 3.2... hợp hành động xóa đói giảm nghèo *Đối với cơ quan địa phương -Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo -Quản lí chặt chẽ các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo - Củng cố Ban xóa đói giảm nghèo của xã,cử cán bộ chủ chốt trực tiếp làm trưởng ban,có các đoàn thể tham gia -Đánh giá đúng mức thu nhập và đơi sông của các hộ gia đình trong xã ,thôn. Xác định chính các hộ đói, nghèo ở địa phương.Xác... cho các hộ nghèo *Đối với từng hộ gia đình Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo Một vài ví dụ cụ thể cải thiện chính sách xóa đói giảm nghèo và tình hình đói nghèo như : Với một số thiếu sót trên, để công tác xóa đói, giảm nghèo thực hiện có hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc rà soát lại các... nhiều năm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tình trạng nghèo đóiViệt Nam có cải thiện song vẫn còn một vài tồn đọng : -Việt Nam đã đạt những thành công to lớn về kinh tế, xã hội và xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên đang xuất hiện những sự bất bình đẳng và chênh lệch ngày càng tăng Để giải quyết những thách thức này, UNDP đang hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển công bằng và hòa đồng ở Việt Nam cũng... niên 2011 - 2020, chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta chịu tác động của những nhân tố sau đây:(nguyên nhân của tình trạng nghèo đóixóa đói giảm nghèo chưa được hiệu quả ): 1 - Tăng trưởng kinh tế phiến diện Vấn đề đói nghèo, về khách quan, là sản phẩm tất yếu của một mô hình kinh tế nhất định Khi một mô hình kinh tế đã cạn kiệt tiềm năng phát triển, thì dù có cố gắng của chính quyền cũng không... công tác xóa đói giảm nghèo cho toàn dân chính là động lực mạnh mẽ để Việt Nam quyết tâm thực hiện và sẽ hoàn thành tốt nhất mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã cam kết Vấn đề này, thực sự quan trọng cho sự thành công của Việt Nam với vị thế là một quốc gia thu nhập trung bình và để đạt được mục tiêu dài hạn hơn là trở thành một nước công nghiệp hóa Việt Nam thành công trong giảm nghèo và tỷ lệ nghèo. .. qay về làm nông hoặc đi làm thuê -Thành tựu đáng tự hào Ghi nhận thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam , bà Victoria Kwa kwa nhận định: Hai mươi năm qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam Năm 1993, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với bình quân thu nhập đầu người chỉ khoảng 100 USD và có các chỉ số thấp kém về phát triển xã hội Ngày nay, Việt Nam là một... nhận thành tích nổi bật trong xóa đói giảm nghèo thời gian qua, Tổ chức Lương thựcNông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Việt Nam nằm trong số 38 quốc gia được vinh danh là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Chính sách xóa đói nghèo của Việt Nam không chỉ nhằm giúp tăng thu nhập cho người nghèo mà còn giúp họ cải thiện sinh kế và tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chăm... tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 khó có triển vọng * Định hướng chính sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 1 - Tính tất yếu, cấp bách thay đổi định hướng chính sách Thực tiễn kinh tế - xã hội nước ta trong những năm qua cho thấy, không thể giải quyết vấn đề đói nghèo theo tư duy truyền thống chỉ nhằm ổn định xã hội trước mắt, tách rời giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo. .. biến động về chính trị đều phát sinh từ tình hình đói nghèo và bất bình đẳng xã hội Đổi mới tư duy và phương pháp hoạch định và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo 1 - Đổi mới tư duy về chính sách xóa đói, giảm nghèo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ ba thứ giặc đe dọa sự tồn vong của chính quyền nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Sau 30 năm kháng . cầu hoá hiện nay . III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 3.1 Thực trạng nghèo đói và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay . a. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay : +Về tỷ lệ hộ nghèo: Theo. đưa nông thôn Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu về thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm. giảm nghèo ở vùng nông thôn. 1.3 Giới hạn nghiên cứu : Khu vực nông thôn Việt Nam . 1.4 Đối tượng nghiên cứu : Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam . 1.5 Phương

Ngày đăng: 22/04/2014, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan