báo cáo thực tập: tại ngân hàng ngoại thương việt nam

21 746 0
báo cáo thực tập: tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU1I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM21.Sự ra đời và phát triển:22.Cơ cấu tổ chức4II.CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.61.Tình hình nguồn vốn và công tác huy động vốn.62. Sử dụng vốn.83. Công tác tín dụng.84. Hoạt động kinh doanh đối ngoại.95. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ115.1. Hoạt động cho vay ngoại tệ.115.2. Thanh toán quốc tế.125.3.Nguồn mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.125.4.Nguồn bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.135.5Kinh doanh ngoại tệ trong nước.135.6.Kinh doanh ngoại tệ nước ngoài156. Kết quả kinh doanh.15III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.161.Đánh giá kết quả hoạt động.162.Những tồn tại, khó khăn.18IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI.19KẾT LUẬN20

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với xu hướng mở rộng hoạt động thương mại, thị trường hối đoái đóng vai trò ngày càng quan trọng không chỉ đối với tổng thể nền kinh tế quốc dân mà còn đối với từng doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại với chức năng là tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ hoàn hảo nhất, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đồng thời có vị trí trung tâm trong thị trường hối đoái cũng đã không ngừng phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoai tệ của mình để cân bằng sự dư thừa về cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Một mặt để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mặt khác tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Với sự giúp đỡ của khoa ngân hàng tài chính trường đại học kinh tế quốc dân và Ngân hàng Ngoại thương việt nam, em đã về thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sau thời gian đầu thực tập, em đã tìm hiểu và nắm được tình hình tổng quát chung của Ngân hàng và hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này với những nội dung sau: 1. Vài nét khái quát về ngân hàng ngoại thương việt nam. 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. 3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4. Phương hướng giải quyết trong thời gian tới. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ngân hàng ngoai thương việt nam và sự giúp đỡ nhiệt tình của thây giáo Đàm Văn Huệ đã hướng dẫn em trong thời gian đầu thực tập và tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này. 1 I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1. Sự ra đời và phát triển: Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu á. Tiền thân của ngân hàng ngoại thương việt nam là cục quản lí ngoại hốt với nhiệm vụ quản lí nhà nước về ngoại hối, ngoại tệ thì sự ra đời của ngân hàng ngoại thương với nhiệm vụ được giao lớn hơn về các mặt tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, phục vụ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, ngân hàng ngoại thương việt nam đã hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại kể từ ngày đó. Khi mới thành lập, Ngân hàng ngoại thương chỉ có 1 cơ sở ở Hà Nội và 1 chi nhánh ở Hải phòng. Ngày nay sau 40 năm hoạt động với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngan hàng quốc tế khác. Tính đến cuối năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm: *24 chi nhánh cấp 1 và 16 chi nhánh cấp 2 ở trong nước. *1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài. *2công ty trực thuộc. *góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng. *Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài. Ngân hàng Ngoại thương hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng 2 trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa thanh toán sử dụng mạng SWIFT, Ngân hàng Ngoại thương còn được coi là ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiên đại nhất Việt Nam.Quan trọng hơn cả, Ngân hàng ngoai thương đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. Từ năm 1990, thực hiện việc cải tổ theo các pháp lệnh ngân hàng, VCB đã được tổ chức lại cho phù hợp với tính chất và chức năng của Ngân hàng thương mại quốc doanh để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước. Hoạt động của Ngân hàng không chỉ đóng khung trong những nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoạibao gồm cả dịch vụ Ngân hàng đối nội, đầu tư tín dụng không chỉ ngắn hạn đơn thuần mà cả trung dài hạn, không chỉ đầu tư cho kinh tế quốc doanh mà đã mở rộng ra cả khu vực ngoài quôc doanh. Công cuộc đổi mới của VCB bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ nhờ có những chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước theo từng giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 1988 thi hành Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Hội đồng chính phủ ) số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Việt Nam đã có những nghiên cứu, kiến nghị nội dung và phương hướng đổi mới các hoạt động của Ngân hàng. Nhưng trên thực tế Ngân hàng Ngoại thương vẫn là trung tâm tín dụng và thanh toán quốc tế, quản lý phần lớn ngoại tệ quốc gia. Vốn điều lệ của Ngân hàng chưa được xác lập. Giai đoạn 2: Từ sau khi có các pháp lệnh về Ngân hàng ( ban hành ngày 24/05/1990 ) chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong ngành ngân hàng được phân định. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam thực sự đổi mới trong mọi lĩnh vực về phương thức quản lý kinh doanh, về bộ máy tổ chức, về phong cách, lề lối, tác phong 3 phục vụ khách hàng. Nhưng quan trọng nhất là đổi mới về cơ chế tài chính và bộ máy điều hành. Giai đoạn 3: Từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp ( 27/03/1993 ) đến nay, đây là thời kỳ đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với sự chuyển đổi hợp lý từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và chính sách kinh tế mở cửa đồng thời với tác động của việc chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam ( ngày 03/02/1994 ) trong thời gian qua, hệ thống Ngân hàngViệt Nam đã có những đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng góp phần tích cực vào việc tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. 2.Cơ cấu tổ chức 4 Sơ đồ tổ chức 5 TRỤ SỞ CH NHÍ Phòng kiểm tra nội bộ Phòng quản lý tín dụng Phòngđầutư&chứngkhoán Phòng công nợ Phòng khách hàng Phòng Kế toánTài chính Phòng Kế toán quốc tế Phòng quản lý thẻ Trung tâm thanh toán Trung tâm tin học Phòng QL đề án công nghệ Phòng tổng hợp thanh toán PhòngTH&Phân tích KT Phòng vốn Phòng Quan hệ Quốc tế Phòng QLLD&VPđại diện Phòng Tín dụng quốc tế Phòng tổ chức CB & ĐT Văn phòng Phòng Quản trị Phòng Báo chí Phòng pháp chế Phòng Thông tin tín dụng MẠNG LƯỚI NƯỚC NGO IÀ MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC Sở giao dịch Các chi nhánh Các công ty con Văn phòng đại diện (Paris,Moscow,Singapor e Công ty tài chính (Hong Kong) Ban Tổng giám đốc Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát Hội đồng Tín dụng II.CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 1.Tình hình nguồn vốn và công tác huy động vốn. a) Nguồn vốn: Đến cuối tháng 12 năm 2002 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương đạt 81.156 tỷ quy đồng, tăng 5,6% so với cùng thời điểm năm 2001 và 17,1% so với năm 2000. Năm 2002 đánh dấu sự kết thúc giai đoạn I của chương trình tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương. Nhìn lại 3 năm qua có thể thấy công tác vốn của Ngân hàng Ngoại thương đang đi đúng hướng do Ban lãnh đạo đề ra và đã đạt được những kết quả bước đầu: Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân đạt 22%/năm, cao hơn mục tiêu đề ra trong chương trình tái cơ cấu (15-20%/năm). Tốc độ tăng trưởng vốn VND và ngoại tệ không cùng chiều: vốn VND tăng với tốc độ nhanh hơn qua các năm (bình quân 28,6%/năm) trong khi vốn ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng giảm dần (bình quân 16%/năm). Trong năm qua nguồn vốn VND tăng khá mạnh: + 6.799 tỷ đồng, tương đương với 33,2% so với năm 2001 và 29,9% so với năm 2000. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2,8 tỷ USD giảm 6,2%. Khó khăn trong công tác huy động vốn ngoại tệ bắt đầu từ năm 2001 khi Fed bắt đầu giảm lãi suất chỉ đạo từ mức 6,5%/năm và tiếp tục khó khăn hơn trong năm 2002, khi lãi suất giảm xuống mức 1,25%. 6 46 40 34 38 20 19 16 39 47 0% 20% 40% 60% 80% 100% năm 2000 năm 2001 năm 2002 vèn tõ LNH vèn tõ TK vèn tõ TCKT Biểu 1. Tình hình nguồn vốn Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng nguồn Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng % 65.631 19.943 43,7 76.831 11.200 17,1 81.156 4.325 5,6 Tổng nguồn ngoại tệ USD (triệu) Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng % 3.321 977 41,7 3.740 419 12,6 3.507 - 233 - 6,2 Tổng nguồn VND Tăng trưởng tuyệt đối Tăng trưởng % 16.666 3.832 29,9 20.466 3.800 22,8 27.265 6.799 33,2 Tỷ trọng 25,39 26,64 33,60 b) Huy động vốn: - Tính đến 31/12/2002 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngoại thương mại đạt mức 72700 tỷ, tăng 0,2%; Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư từ 34% năm 2001 lên 38% năm 2002, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ LNH xuống còn 16% so với 19% của năm 2001. Như vậy, tính ổn định của nguồn vốn đã thay đổi theo chiều hướng thuận, song giá vốn đầu vào cũng tăng lên. - Tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ và vốn VND ở hai trạng thái trái ngược nhau. Huy động vốn VND từ nền kinh tế tăng +28%, vốn ngoại tệ giảm – 6%. Cơ cấu nguồn vốn quy đồng của NHNT năm 2000 - 2002 7 2. Sử dụng vốn. Tổng vốn sử dụng vào cuối tháng 6/2002 đạt 78.658 tỷ quy đồng. Cơ cấu sử dụng vốn có nhiều biến đổi, cụ thể như sau: - Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN biến động thường xuyên. Tại thời điểm cuối tháng 6/2002 số dư này giảm 27,1% so với tháng 12/2001- đạt 3060 tỷ đồng. - Sử dụng vốn trên thị trường I đạt 22.052 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cuối năm ngoái. Tốc độ cao đã đưa tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường này trong tổng sử dụng vốn tăng từ 21,6% vào cuối năm ngoái lên 28,0%. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng đã được tăng cường sử dụng trực tiếp cho nền kinh tế. Dư nợ tiền đồng đạt 14.487 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,7% tổng dư nợ cho vay khách hàng và tăng 31,8% so với cuối năm.Dư nợ ngoại tệ tăng 30,1% đạt 496 triệu USD. - Sử dụng vốn trên thị trường II đạt 48.925 tỷ đồng, giảm 9,0% so với cuối năm ngoái. Tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường này trong tổng sử dụng vốn giảm từ 69,4% vào cuối năm ngoái xuống còn 62,2%. Nhìn chung quan hệ với NHNN và NSNN cùng với các tổ chức trong và ngoài nước đều giảm. Sử dụng vốn khác là 4.621 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,9% trong tổng sử dụng vốn, tăng 68,0% so với cuối năm 2001. 3. Công tác tín dụng. Trên cơ sở kết quả tích cực của năm 2001 trong việc xử lý nợ tồn đọng, củng cố và tăng cường công tác quản lý tín dụng, định hướng đầu tư hợp lý và trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại cao ở khu vực, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và NHNT nói riêng phát triển. Ban lãnh đạo NHNT đã quyết định lấy năm 2002 là năm “ Bứt phá tín dụng”, năm cất cánh trong lộ trình tái cơ cấu, chủ động hội nhập. Tổng doanh số cho vay năm 2002 đạt 71.116 tỷ VND tăng hơn 60% và tổng doanh số thu nợ đạt 44.506 tỷ VND tăng hơn 50% so với năm 2001. Tính đến 8 31/12/2002, Dư nợ cho vay hiện hành đạt 36.269 tỷ VND. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 1992 trở lại đây. Biểu 2.Hoạt động tín dụng Đơn vị: Tỷ VND Năm 2001 Năm 2002 -Tín dụng ngắn hạn Dư nợ đầu năm Cho vay Thu nợ Dư nợ cuối năm 2.504 17.865 14.651 5.718 5.718 46.352 29.006 23.064 -Tín dụng trung dài hạn Dư nợ đầu năm Cho vay Thu nợ Dư nợ cuối năm 2.100 9.581 7.740 3.941 3.941 24.764 15.500 13.205 4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. a) Công tác bảo lãnh nước ngoài. Biểu 3 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Số dư bảo lãnh Quá hạn 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2001 31/12/2002 Tổng số 34,2 63,0 13,2 16,7 - L/C trả chậm 18,5 42,0 13,2 12,7 - Thư bảo lãnh 15,7 21,0 0 4,0 Số dư bảo lãnh nước ngoài đến 31/12/2002 là 63,0 triệu USD, trong đó số dư nợ bảo lãnh L/C trả chậm đạt 42,0 triệu USD. Dư nợ quá hạn là 16,7 triệu USD trong đó có 12,7 triệu USD là các khoản bảo lãnh mở L/C trả chậm quá hạn. b) Công tác thanh toán quốc tế 9  Thanh toán xuất nhập khẩu: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2002 đạt 9.092 triệu USD, giảm 4,1% so với năm 2001. Thị phần thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương so với kim ngạch XNK của cả nước là 29,3%, đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm (29%). Biểu 4.Thanh toán XNK Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 ± % Doanh số thanh toán xuất khẩu - Dầu thô - Thủy sản - Gạo 4490 2336 384 244 3940 1656 503 136 -12,2% -21,9% 30,2% - 44,3% Doanh số thanh toán nhập khẩu - Xăng dầu - Máy móc, thiết bị - Sắt thép 4994 1686 388 334 5152 1480 746 344 3,2% -12,2% 92,3% 3,0% Tổng số 9484 9092 - 4,1% 10 [...]... thương Tuy nhiên chỉ những Ngân hàng nào cân đối thừa ngoại tệ mới bán cho ngân hàng Các ngân hàng này thường bán với giá kịch trần do NHNN quy định 5.4.Nguồn bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Khách hàng mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương cũng không ngoài các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại, các tổ chức cá nhân và Ngân hàng Nhà nước Khách hàng mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại. .. Ngân hàng rất thuận lợi và đây cũng là nguồn cung cấp ngoại tệ của Ngân hàng 5.3.Nguồn mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoai thương Việt Nam có thể huy động nguồn mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại khác, của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác, trong đó chủ yếu là mua của các doanh nghiệp, tiếp đến là Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương. .. ngoại tệ mua được từ các khách hàng mà doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là tương đối lớn Vả lại, Ngân hàng Ngoại thương Việt namngân hàng truyền thống trong thanh toán xuất- nhập khẩu mà moi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều cần vốn ngoại tệ mạnh để thanh toán - Mua từ Ngân hàng Nhà nước 12 Đây là nguồn mua lớn của Ngân hàng Ngoại thươngViệt... thươngViệt nam với tỷ giá thường thấp hơn so với tỷ giá trên thị trường ngoại tệ chính thức (tuy nhiên chênh lệch không đáng kể) Ngân hàng Nhà nước Việt nam cũng chỉ bán ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt nam khi chương trình nhập khẩu một số mặt hàng nhất định mà Chính phủ quy đinh như xăng, dầu, phân bón…và hàng không - Mua từ các Ngân hàng thương mại khác Đây là nguồn mua chủ yếu của Ngân hàng Ngoại. .. tế được hoàn thành, tạo uy tín cho Ngân hàng và thu hút khách hàng mới Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đối với khách hàng vay để nhập khẩu đều phải thanh toán qua Ngân hàng Ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay, thời gian hàng về…Từ đó đảm bảo cho việc thu nợ của Ngân hàng Còn đối với khách hàng xuất khẩu đã xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng để chiết khấu hoặc để nhờ đòi... việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu (1 222 triệu USD) và một số lĩnh vực khác như hàng không, điện lực Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước đã bán cho Ngân hàng Ngoại thương 1 240USD Doanh số bán ngoại tệ năm 2002 đạt 3890 triệu USD tăng 4,7% so với năm 2001, trong đó bán cho các mặt hàng phi xăng dầu tăng mạnh: 16,7% Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương trong thời... Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt đã làm Ngân hàng Ngoại thương mất dần thị phần trong nhiều mặt hoạt động Ngân hàng Ngoại thương đang phải đối mặt với nhiều ngân hàng, đăc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có ưu thế hơn trong lĩnh vực thông tin, kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cùng khả năng tài chính của họ − Tốc độ và quy mô mua bán ngoại tệ chưa tương xứng... khách hàng Từ đó, Ngân hàng giảm được thời gian và chi phí của khách hàng cũng như của bản thân Ngân hàng trong các lần giao dịch tiếp theo - Ngân hàng Ngoại thương đã có định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng đối ngoại, mở rộng nghiệp vụ Ngân hàng đại lý, trở thành thành viên chính thức của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng toàn cầu (Swift) 17 - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, lắp đặt đầy... thiết qua việc mua bán ngoại tệ theo tỷ giá mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương 5.2 Thanh toán quốc tế Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ra đời đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Ngân hàng Bởi vì thanh toán quốc tế gắn liền với nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàngNgân hàng cần phải đáp ứng nhu cầu ấy Ngược lại, hoạt động mua bán ngoại tệ tạo điều kiện... hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Ngân hàng đã áp dụng chính sách khách hàng khá mềm dẻo và linh hoạt Không gây sức ép cho khách hàng nhưng cũng rất nghiêm khắc, không dễ dãi, buông lỏng, luôn cố gắng tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển có hiệu quả kinh doanh Ngân hàng đã tập hợp và lập hồ sơ khách hàng một cách khoa học, cập nhật sau mỗi lần giao dịch với khách hàng Từ đó, Ngân hàng giảm được thời

Ngày đăng: 22/04/2014, 17:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC

  • MẠNG LƯỚI NƯỚC NGOÀI

  • TRỤ SỞ CHÍNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan