vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc thái ở tây bắc hiện nay

105 1.5K 5
vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc thái ở tây bắc hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thảo Vấn đề kế thừa phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Thái Tây Bắc hiện nay (QUA THỰC TẾ TỈNH SƠN LA) Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 luận văn thạc sĩ triết học Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2006 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [9, tr.16]. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt mang tính đặc thù. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là một vùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình. Dân tộc Tháidân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái Tây Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng hết sức đặc sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm mặt trái của nó, có ảnh hưởng không 2 nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, người Thái Tây Bắc nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nước ta, bởi lẽ: "Vấn đề dân tộcvấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc chỗ khác" [19, tr.10]. Hiện nay, Đảng Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái Tây Bắcvấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng, tôi chọn vấn đề “Kế thừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc hiện nay (qua thực tế tỉnh Sơn La)" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu những phạm vi góc độ khác nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như: 3 "Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994. "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002. "Xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003. Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có: "Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. "Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam", Ngô Văn Lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Đề tài: "Văn hóa truyền thống của các dân tộc Jrai Bahnar tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực trạng giải pháp", Luận văn thạc sĩ Triết học của Lê Thị Mỹ Vân, 1999, Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội."Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hôm nay", Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái có các công trình: “Nghệ thuật trang phục Thái”, Lê Ngọc Thắng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1990. "Văn hóa Thái Việt Nam", Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1995. "Văn hóa lịch sử người Thái Việt Nam", Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996."Bản Mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái, Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 4, Chiềng Mai - Thái Lan, (10-1996), Cầm Trọng. Đề tài khoa học KX.03.97: "Nghiên cứu văn hóa Bản dân tộc Thái Đen, trên cơ sở đó đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng mô hình Bản văn hóa", 1999, UBND tỉnh Sơn La. "Vài nét về người Thái Sơn La", Vì Trọng Liên, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002. "Hoa Văn Thái" của Hoàng Lương, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003. "Bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay", Cao Văn Thanh (chủ 4 biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. nhiều bài viết trên các tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu lịch sử Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Thái nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái (nói chung), người Thái Tây Bắc (nói riêng) nhằm giới thiệu về người Thái; những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái. Một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa cụ thể; đã đề cập đến thực trạng một số giải pháp cho sự phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc nhưng cũng chỉ là những giải pháp mang tính định hướng chung cho các dân tộc thiểu số; chủ yếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái góc độ văn hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học, chưa bàn nhiều tới vấn đề kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái Tây Bắc một cách khái quát. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái Tây Bắc hiện nay (qua thực tế tỉnh Sơn La), luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc nói chung, dân tộc Thái Sơn La nói riêng. * Nhiệm vụ: Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Thái tính tất yếu khách quan của việc kế thừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái. Hai là, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái Tây Bắc hiện nay (minh họa bằng các số liệu, thực tế khảo sát tỉnh Sơn La). 5 Ba là, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đề ra một số giải pháp cơ bản, nhằm kế thừa phát huy bản sắc dân tộc Thái Tây Bắc Sơn La. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày trên, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là văn hóa dân tộc Thái Tây Bắc (nội dung chủ yếu là văn hóa dân tộc Thái tỉnh Sơn La) trên góc độ triết học. * Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng phong phú Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, khía cạnh triết học những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Thái Tây Bắc Sơn La nhằm kế thừa phát huy nó trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lýý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối quan điểm của Đảng Nhà nước ta về văn hóa chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử lôgíc; phân tích tổng hợp; quy nạp diễn dịch, điều tra, so sánh nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc Thái Tây Bắc; phân tích hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Thái dưới góc độ triết học. Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản thiết thực nhằm kế thừa 6 phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc Sơn La trong giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung làm sáng tỏ lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa vấn đề kế thừa nó; đồng thời góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc theo hướng: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy các bộ môn: Triết học, Văn hóa, Dân tộc học các nhà trường, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách quản lý văn hóa Tây Bắc tỉnh Sơn La. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 7 Chương 1. BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾ THỪA PHÁT HUY NÓ 1.1. BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI 1.1.1. Một vài nét về lịch sử dân tộc Thái 1.1.1.1. Lịch sử tộc người Thái Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có một cộng đồng tộc người tự nhận mình bằng tên riêng Tăy hay Thăy được gọi chính thức là Thái. Dân tộc Tháidân số khá đông đảo, theo con số thống năm 1973 là trên 36 vạn người. Đến năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725 người sống trải khắp vùng quê miền Tây Tây Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ phía Đông với miền đất người Thái gọi là mường Lò quê tổ Tây Bắc tỉnh Yên Bái (nay chia thành ba huyện thuộc tỉnh Yên Bái: Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu thị xã Nghĩa Lộ). Sang phía Tây gồm toàn bộ địa phận ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên Sơn La. Phía Nam người Thái sinh sống miền Tây Bắc Hòa Bình (nay là huyện Đà Bắc Mai Châu) miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Cuối cùng còn thấy những nhóm sống rải rác trong các tỉnh thuộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng là nơi họ đông hơn cả. Trải qua hàng ngàn năm sinh sống trên các địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái đã cùng các dân tộc anh em khác, tham gia dựng nước giữ nước. Đây cũng chính là quá trình hình thành tộc người để phát triển đến ngày nay. Hiện nay, chưa có cách nào khác để tìm ra cội nguồn của văn hoá lịch sử tộc người Thái, ngoài việc rút ra đúc kết những hiểu biết mới về đời sống tâm linh của họ. Từ đó, đưa ra những kết luận về nguồn gốc hình thành của dân tộc này. Người Thái Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên thế giới mà theo một trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) Đất gọi là Cạn (bốc). Nước có biểu tượng Thần chủ là con Rồng (Tô Luông) mang tên chủ nước (chảu nặm), đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim núi mang tên chủ 8 đất (chảu đin). Hai biểu tượng thần chủ Rồng, Chim cũng là Mẹ, Cha của Mường tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng mường (xên mương). Theo truyền thống, Thái Đen Thái Trắng có tục thờ Mẹ- Cha gắn với biểu tượng thần linh Rồng- nước Chim- cạn trong cúng Mường chéo ngược như sau: Mường Thái Đen thờ: Mẹ - Rồng - nước > < Cha - Chim - Cạn Mường Thái Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn > < Cha - Rồng - Nước Điều này cho thấy mối liên hệ giữa văn hóa biểu tượng cội nguồn giữa người Thái với truyền thuyết thủy tổ người Việt (Kinh): “Mẹ thủy tổ người Kinh là bà Âu Cơ thuộc giống Tiên (Chim lạc) đất, Cha thủy tổ là ông Lạc Long Quân thuộc loài Rồng- nước (Thủy tộc (biển). Bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai, khi khôn lớn thì năm mươi con trai theo cha xuống biển năm mươi con trai theo mẹ về núi” [41, tr. 23]. Từ đây, ta có thể hình dung được bức tranh có thể có về sự hình thành, phát triển văn hóa cội nguồn của hai ngành Người thuộc nhóm nói tiếng Thái có liên hệ với Người Việt (Kinh) trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành phát triển: Trong khi Mẹ thủy tổ hay thần Mẹ của ngành người Thái Trắng cùng nhóm nữ với bà Âu Cơ trong tập đoàn người mang biểu tượng Chim - cạn thì Mẹ thủy tổ, hay thần Mẹ của ngành người Thái Đen sẽ nhóm Nữ của tập đoàn người có đại diện nhóm Nam là ông Lạc Long Quân mang biểu tượng Rồng - nước. Ngược lại, Cha thủy tổ hay thần Cha của ngành người Thái Trắng cùng nhóm Nam là ông Lạc Long Quân mang biểu tượng Rồng Nước thì Cha của ngành Thái Đen sẽ nhóm Nam có đại diện nhóm Nữ là Bà Âu Cơ trong tập đoàn người mang biểu tượng Chim - cạn [69]. Theo các nhà nghiên cứu, thì tổ tiên của người Thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một vùng nào đó chính trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay, có thể từ trước công nguyên đã có một phần người Thái cư trú chủ yếu là vùng Mường Thanh bây giờ. Sang những thế kỷ đầu công nguyên, một bộ phận Thái Trắng đầu sông Đà, sông Nậm Na đã di cư xuống phía Nam cư trú các huyện phía 9 Bắc như mường Tè, mường Xo (Phong Thổ), mường Lay, Quỳnh Nhai (Sơn La). Đến thế kỷ thứ XI theo “Quăm Tô Mương” cho rằng: khởi thủy từ thời đại của anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần đưa ngành Thái Đen xuôi theo dòng sông Hồng xuất phát từ mường Ôm, mường Ai (Vân Nam, Trung Quốc) đến mường Lò (Nghĩa Lộ). Sau đó hậu duệ Tạo Xuông, Tạo Ngần đã khai “Mường” lập “Tạo” tạo ra cả một vùng rộng lớn gồm rất nhiều huyện. Vùng giữa ngày nay: Thuận Châu (Mường Muổi) thuộc tỉnh Sơn La là thủ phủ của ngành Thái Đen. Cho đến cuối thế kỷ XIII, người Thái Việt Nam đã ổn định về cư trú chủ yếu Tây Bắc Việt Nam. Dân tộc Thái chia thành nhiều ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm khác nhau: Thái Đen (Táy Đăm): Cư trú chủ yếu các tỉnh Sơn La (hầu như toàn tỉnh). Nghĩa Lộ (mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái; tỉnh Điện Biên; Tuần Giáo tỉnh Lai Châu một số phía Tây Nam tỉnh Lào Cai. Thái Trắng: (Táy Đón hay Táy Khao) tập trung Mường Lay, mường So (Phong Thổ, Lai Châu); mường Chiến (Quỳnh Nhai); một số khác tự xưng là Thái Trắng nhưng có nhiều nét giống Thái Đen sống tập trung Mường Tấc (Phù Yên), Bắc Yên; mường Sang, Mộc Châu (Sơn La). Nhóm Thái Hòa Bình (Mai Châu, Đà Bắc) có nét giống với các nhóm Thái Thanh Hóa. Nhóm Thái Thanh Hóa cư trú mường Một- mường Đeng tự nhận mình thuộc ngành Đeng (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay Mường- Hàng Tổng, Tay Dọ). Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen, Trắng đã mờ nhạt, họ chỉ quan tâm đến thời gian quê hương xuất xứ của mình khi đến nơi này. Lịch sử phát triển của người Thái theo con đường dích dắc qua hàng ngàn năm, nhưng với người trong nhóm nói tiếng Thái vẫn giữ mạch tư duy văn hóa lưỡng phân, lưỡng hợp để tưởng nhớ quê cha đất tổ xa xưa nhất. 1.1.1.2. Người Thái Tây Bắcdân tộc cú số dõn khá đông miền Tây Bắc, năm 1955 người Thái miền Tây Bắc nước ta mới có 22 vạn người, thì đến năm 1989 riêng người Thái 10 [...]... tới bản sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản sắc dân tộc Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện đâu đầy đủ rõ nét hơn văn hóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc bản lĩnh của dân tộc ấy Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị Giá trị tinh thần bên trong biểu hiện bên ngoài của. .. văn hóa là nói đến dân tộc; một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” [65, tr.13] Một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình, một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắc của dân tộc Chính vì vậy, việc kế thừa phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết... dài, sâu sắc bền vững trong lịch sử đời sống văn hóa dân tộc Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa thường được biểu hiện thông qua văn hóa Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào 17 cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này... bền vững của bản sắc dân tộc Nguồn nuôi dưỡng vô tận tâm hồn đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Đây là kho của cải vô giá, di sản vô cùng quý báu của văn hóa Việt Nam Việc nhận diện đúng về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc các dân tộc thành viên là việc làm hết sức có ýý nghĩa Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự chặt chẽ, hài hòa thực hiện theo... nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó 15 Giá trị văn hóa: “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái để xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng... người Thái Tây Bắc vẫn phát triển thành một khối Đến nay, mặc dù người Thái vẫn có các nhóm địa phương với hai ngành Thái Đen, Thái Trắng phía Bắc phía Nam Nhưng tựu trung lại chỉ là một dân tộc mà tên thường gọi là “Người Thái Tây Bắc Việt Nam” 1.1.2 Văn hóa của dân tộc Thái - bản sắc của nó 1.1.2.1 Khái niệm văn hóa bản sắc văn hóa - Văn hóa: Là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời... có định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) cái chung (văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc văn hóa của một dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện nhất thời,... bản sắc dân tộc có mối quan hệ khăng khít củng cố thúc đẩy nhau phát triển Văn hóa không được rèn đúc trong lòng dân tộc đểbản lĩnh, trở thành sức mạnh tiềm tàng bền vững thì bản sắc dân tộc của văn hóa sẽ mờ phai Ngược lại, nếu văn hóa tự mình làm mất đi những màu sắc riêng biệt, độc đáo của mình, sẽ làm vơi chất keo gắn kết tạo thành sức mạnh bản lĩnh của văn hóa Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn. .. như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán… Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người + tộc danh, là một chi tiết của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộcvăn hóa chung của. .. vong của mỗi dân tộc - Bản sắc văn hóa: Theo từ điển Tiếng Việt, bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo thành phẩm cách đặc biệt của một vật [42] 16 Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa một dân tộc Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất tinh thần, vật thể . giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: " ;Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác" [19, tr.10]. Hiện nay, Đảng và Nhà. tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho. MINH Phạm Thị Thảo Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH SƠN LA) Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 luận văn thạc sĩ triết

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    • 6. Đóng góp khoa học của luận văn

    • 7. Ý nghĩa của luận văn

    • 8. Kết cấu của luận văn

    • Chương 1. BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NÓ

      • 1.1. BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI

        • 1.1.1. Một vài nét về lịch sử dân tộc Thái

          • 1.1.1.1. Lịch sử tộc người Thái

          • 1.1.1.2. Người Thái ở Tây Bắc

          • 1.1.2. Văn hóa của dân tộc Thái - bản sắc của nó

            • 1.1.2.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa

            • 1.1.2.2. Văn hóa của dân tộc Thái

            • 1.1.2.3. Bản sắc của văn hóa dân tộc Thái

            • 1.2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI

              • 1.2.1. Tính tất yếu khách quan của việc kế thừa

              • 1.2.2. Sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay

              • Chương 2. VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH SƠN LA)

                • 2.1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ Ở TỈNH SƠN LA). NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ

                  • 2.1.1. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (Qua thực tế ở tỉnh Sơn La)

                  • 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng

                  • 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC HIỆN NAY

                    • 2.2.1. Một số định hướng lớn trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay

                    • 2.2.2. Một số giải pháp cơ bản

                      • 2.2.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất của văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc

                      • 2.2.2.2. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động văn hóa

                      • 2.2.2.3. Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan