Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát triển công nghiệp xanh trong xử lý ướt ngành dệt may việt nam

125 603 1
Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát triển công nghiệp xanh trong xử lý ướt   ngành dệt may việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH TRONG XỬ ƯỚT NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Mã số đề tài: 105.10RD/HĐ-KHCN Chủ nhiệm đề tài : TS. NGUYỄN VĂN THÔNG Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN DỆT MAY 8311 Hà Nội, tháng 12 - 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH TRONG XỬ ƯỚT NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Thực hiện theo Hợp đồng số 105.10 RD/HĐ-KHCN ký ngày 25 tháng 02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt may Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, tháng 12 - 2010 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH TT Họ và tên Chức vụ - Cơ quan công tác 1 TS. Nguyễn Văn Thông Viện trưởng Viện Dệt may, CN đề tài. 2 Ths. Nguyễn Diệp Linh Viện Dệt may 3 ThS. Phạm Khánh Toàn Viện Dệt May 4 KS. Nguyễn Văn Chinh Viện Dệt May 5 KS. Trần Duy Lạc Viện Dệt May MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 I Chương 1: Các chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trên thế giới và khu vực. 3 1.1. Chuỗi cung ứng dệt may bền vững – những thông tin cơ sở 3 1.2 Các chính sách của EU liên quan tới sản xuất dệt may xanh. 6 1.3 Các chính sách của Mỹ liên quan tới sản xuất dệt may xanh. 10 1.4 Các chính sách của Trung Quốc liên quan tới sản xuất dệt may xanh. 13 1.5 Các chính sách của Ấn Độ với sản xuất dệ t may bền vững 15 1.6 Các chính sách của Ai Cập với sản xuất dệt may bền vững 17 1.7 Các chính sách của Thái Lan 19 II Chương 2: Đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm, độc hại trong các công đoạn dệt nhuộm và các công nghệ trong ngành dệt nhuộm Việt Nam 26 2.1 Đánh giá các yếu tố gây độc hại và ô nhiễm trong trong công đoạn dệt nhuộm. 26 2.2 Đánh giá các công nghệ dệt nhuộm đang được áp dụng tại Việt Nam 36 III Chương 3: Định hướng các công nghệ xanh trong xử hoàn tất ngành dệt may. 44 3.1 Các thành phần chủ đạo trong phát triển chuỗi cung ứng dệt may bền vững. 44 3.2 Các giải pháp chung giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất dệt may 51 3.3 Các công nghệ xử hoàn tất bền vững cho vải bông 58 3.4 Các nguyên liệu dệt thân thiện với môi trường 68 3.5 Các thuốc nhuộm và chất trợ dệt thân thiện với môi trường. 74 3.6 Kỹ thuật nhuộm đúng màu ngay lần nhuộm đầu tiên. 79 3.7 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất dệt may bền vững 81 3.8 Các tiến bộ trong cải tiến thiết bị xử dệt thân thiện với môi trường. 86 IV Chương 4: Các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghệ xanh trong ngành dệt nhuộm Việt Nam 93 Kết luận và kiến nghị 103 Tài liệu tham khảo 104 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những thập kỷ qua, thách thức về sự phát triển bền vững đã đi vào tầm nhìn doanh nghiệp. Sự quan tâm rộng rãi về phát triển bền vững hướng tới kết hợp ba mục đích: kinh tế, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, để kiến tạo một xã hội có chất lượng sống cao cho tất cả mọi người trên thế giới, cho hiện t ại và cho tương lai. Thế giới kinh doanh đã gặp khó khăn do tài nguyên và các ngành công nghiệp sản xuất như khai khoáng, khai thác rừng, dầu mỏ và hóa chất, thường phát sinh những chất hóa học độc hại, phá hoại môi trường và làm bất ổn xã hội. Các áp lực khiến một số các công ty hàng đầu đi trước một bước trong tuân thủ luật pháp và tìm các phương pháp mới để gắn tính phát triển bền vững với giá trị của doanh nghi ệp. Kinh doanh hàng dệt may bền vững ngày càng được quan tâm. Các nhà bán lẻ quần áo đã gặp nhiều áp lực từ các nhà hành pháp, thị truờng và dư luận đòi hỏi nâng cao ảnh hưởng xã hội và môi truờng: giảm ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động dệt may; loại bỏ các chất độc hại trong sản phẩm; cải thiện điều kiện lao động và giảm chất thải bao gói. Những áp lực này đã đến vào thời điểm toàn cầu hóa mạnh mẽ trong các hoạt động gia công hàng dệt may. Như một hệ quả, các cố gắng để đảm bảo phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cần bao gồm những trọng tâm rõ ràng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là chất lượng hàng hóa cung cấp bởi các quốc gia đang phát triển đến những thị trường phát triển. Dệt may là mộ t trong số ngành trong các công đoạn sản xuất của nó có sử dụng nhiều các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ dệt. Ngoài chức năng chính là tham gia vào quá trình gia công vật liệu, tạo cho sản phẩm dệt may có những đặc tính mong muốn, các chất này còn lưu lại trên sản phẩm hoặc bị thải bỏ gây ô nhiễm môi trường. Trong xu hướng kinh doanh của chuỗi cung cấp hàng hóa dệt may bền vững, một công ty trong chuỗi s ản xuất không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các hiệu quả bền vững về mặt môi trường và trách nhiệm xã hội. Theo hướng đó, các nhà sản xuất thuốc nhuộm, chất trợ; các nhà sản xuất thiết bị dệt nhuộm và các nhà sản xuất dệt nhuộm luôn nghiên cứu tìm ra các giải pháp thân thiện với con người và môi trường. Vấn đề bền vững đã trở nên quan trọng. Nh ưng câu hỏi đang đặt ra với ngành dệt may là, làm thế nào những quan tâm này có thể được biến thành một 2 phần của hoạt động kinh doanh dệt may, hay liệu các giá trị xã hội và môi trường chỉ trong suy nghĩ trong kinh doanh? Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, vấn đề môi trường trong sản xuất dệt may đã được quan tâm từ nhiều phía: các cơ quan chức năng, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các chương trình về môi trường và sản xuất sạch hơn đã được các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp tri ển khai. Trong ngành dệt may, một số doanh nghiệp đã triển khai bước đầu chương trình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước và giảm thiểu tải lượng và sự độc hại của nước thải dệt nhuộm. Việc nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trong khu vực và thế giới, đánh giá khả năng phát triển công nghệ xanh trong ngành dệt may Vi ệt nam để từ đó đề xuất cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ xanh trong xử hoàn tất ngành dệt may là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá năng lực; định hướng và đề xuất cơ chế chính sách phát triển công nghệ xanh trong xử hoàn tất ngành dệt may - Góp phần giảm thiểu lượng chất nguy hại, chất thải ô nhiễm, bảo vệ người sản xu ất và tiêu dùng Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trên thế giới và khu vực; - Đánh giá các công nghệ dệt nhuộm đang áp dụng tại Việt nam - Định hướng các công nghệ xanh trong công đoạn dệt nhuộm ở Việt Nam - Đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt nhuộm Việt Nam 3 Chương 1: CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỆT MAY XANH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 1.1. CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY BỀN VỮNG - NHỮNG THÔNG TIN CƠ SỞ Chuỗi cung ứng dệt may được tạo thành từ một chuỗi phức tạp với các quá trình và công ty liên quan tới nhau, hoạt động ở các nơi khác nhau trên thế giới. Đối với các nhà bán lẻ hàng dệt may, chuỗi bắt đầu với việc đánh giá xu hướng thị trường và phát triển các thiết kế mới, mà sau đó được chuyển tới những công ty cung cấp sản phẩm bán tới người tiêu dùng (hình 1). Công ty may Dịch vụ và hàng hóa ngoài ngu ồn Ảnh hưởng cầu Chu kì sản phẩm Hình 1. Chuỗi cung cấp hàng dệt may Quá trình thực tế của sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may dài hơn nhiều, từ đầu nguồn với các nhà sản xuất xơ, sợi và đến cuối nguồn là sử dụng sản phẩm và thải bỏ (hình 2). Các liên kết trong chuỗi không phải lúc nào cũng rõ ràng và rất nhi ều hoạt động lại được thuê theo hợp đồng phụ. Thêm vào đó, mỗi bước trong chuỗi lại phụ thuộc vào các đầu vào khác nhau, như hóa chất và công nghệ để hoàn thành công việc. Mỗi bước cũng sinh ra những ảnh hưởng với xã hội và môi trường khác nhau. Tiế p th ị Nhà thiết kế Nghiên cứu và phát triển n g u y ên li ệ u Văn phòng và quản đảm bảo chất lượng Cửa hàng bán lẻ/ kế toán bán lẻ Người tiêu dùng Nguyên liệu Sản xuất sợi, vải Người bán A Hòan tất Sản xuất Cắt May Người bán B Đón g g ói 4 Hình 2: Sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may 1.1.1. Các nội dung của sản xuất dệt may bền vững Phạm vi của những vấn đề mang tính phát triển bền vững là vô cùng lớn. Nhưng nhìn dọc theo chuỗi sản xuất dệt may, bốn vấn đề cơ bản xuất hiện ở mỗi công đoạn củ a sản xuất dệt may gồm: a. Loại bỏ những chất gây hại môi trường và sức khỏe con người b. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt là nước và năng lượng c. Đảm bảo mức ô nhiễm và chất thải trong mức cho phép của địa phương và quốc tế, đối với đất và nước d. Tạo dựng công bằng xã hội trong phân bố chi phí và lợi ích a. Các chất ô nhiễm môi trường trong sản xuất Rất nhiều các hóa chất truyền thống được sử dụng trong sản xuất dệt may gây nên những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe con ngưởi, không chỉ công nhân sản xuất bị ảnh hưởng, mà với người tiêu dùng cũng tiếp xúc với hóa chất tồn dư ở sản 5 phẩm cuối cùng. Tại giai đoạn dệt nhuộm, có nhiều vấn đề về sức khỏe và an toàn với công nhân như sử dụng đúng các hóa chất gây hại, hệ thống chiếu sáng và thoát khí tốt, có chỗ thoát hiểm, cứu cháy và tập luyện sử dụng máy móc đúng. b. Sử dụng tài nguyên hiệu quả Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, đặc biệt là nước và năng lượng, là cách quan trọng để giảm gánh nặng xã hội và tăng năng suất. Xử dệt cần nhiều nước: khoảng 100 - 400 lít nước sử dụng cho mỗi một kg vải. Các sáng kiến để tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất vải – ví dụ qua “làm đúng ngay lần đầu tiên” – có những lợi ích quan trọng tới môi trường qua việc giảm lượng nước và hóa chất tiêu thụ. Nhưng nhìn vào chu kỳ tồn tại của qu ần áo sử dụng, một phần ba lượng nước sử dụng trong thời gian sử dụng quần áo. Lượng tiêu thụ năng lượng cao cũng là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt khi nhuộm, hoàn tất và giặt tại gia đình. Năng lượng tiêu thụ khi chuyên chở hàng hóa trong chuỗi. c. Ô nhiễm và chất thải Mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng dệt may đều gây ô nhiễm và chấ t thải. Cùng với các vấn đề về ô nhiễm do dùng thuốc trừ sâu, phân bón khi sản xuất bông, có những vấn đề không chắc chắn như “ô nhiễm gen” gây ra khi biến đổi gen ở cây bông. Sản xuất dệt gây ô nhiễm nước nghiêm trọng: 70% chất trợ dệt 20% thuốc nhuộm đi vào nước thải sau quá trình hoàn tất, gây ra màu và ô nhiễm mức độ cao như COD, BOD, AOX và các kim loại nặng. Ô nhiễm không khí do đốt nguyên liệu để lấy năng l ượng và thải ra các hợp chất hữu cơ độc. d. Công bằng xã hội Cũng như những tiến bộ về môi trường, những sự thay đổi bền vững cũng yêu cầu sự giảm nghèo và bất công, trọng tâm được đưa đến nhu cầu cho những người nghèo nhất trong chuỗi. Các vấn đề xã hội cấp bách trong chuỗi sản xuất dệt may, như lương thấp, làm việc quá gi ờ, điều kiện làm việc nguy hiểm, mất việc, thiếu bóng công đoàn, nhục mạ công nhân (đặc biệt với phụ nữ, 70% công nhân là phụ nữ) và sử dụng lao động trẻ em. Rất nhiều các vấn đề này đã được đưa ra tại nhiều cuộc họp từ Tổ chức lao động thế giới (ILO) về các điều kiện làm việc cơ bản, mà đang được thông qua cấp chính phủ, những quy tắc hành xử công ty và các đối tác mới. Trong khi phần lớn sự tập trung là điều kiện làm việc của công nhân tại các xưởng sản xuất của những nhà cung cấp tại các nước đang phát triển 1.1.2. Các áp lực thay đổi Thông thường, bốn áp lực chính làm cho các nhà kinh doanh cải thiện hoạt động của họ đáp ứng các tiêu chí bền vững: quy định chính phủ, áp lực xã hội, áp lự c thị trường và mong muốn của chính công ty. 6 Quy định chính phủ Khuôn khổ chính sách chế tài vẫn là yếu tố quyết định tới trách nhiệm xã hội và môi trường tại mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng. Trong một vài năm gần đây, các nhà bán lẻ đã bị ảnh hưởng bởi những quy định gay gắt hơn liên quan đến môi trường khi sản xuất hàng dệt may trong nước, các biện pháp quản sử dụng hóa chất độc hại khi sả n xuất hàng dệt may, luật thu hồi cho đóng gói và dán nhãn. Sức ép công luận Trong khu vực dệt may, sức ép công luận để thay đổi tập trung chủ yếu vào điều kiện lao động kém tại những xưởng may trong chuỗi. Những chiến dịch lớn do một số tổ chức tiến bộ tổ chức đã giúp công luận hiểu rõ hơn về điều kiện lao động tại những xưởng củ a những nhà thầu phụ ở một số nước đang phát triển, đặc biệt những liên quan tới trẻ em. Nhu cầu thị trường Nhu cầu tiêu dùng hiện là điểm yếu nhất trong số các động lực thay đổi. Người tiêu dùng gây áp lực lên các nhà sản xuất lớn. Người tiêu dùng đặt câu hỏi về các tác động xã hội và môi trường trong các sản phẩm họ mua và sử dụng Yêu cầu của các nhà bán lẻ l ớn Các công ty đa quốc gia lớn luôn quan tâm tới hình ảnh thương hiệu của họ. Họ biết rõ một sự tẩy chay hoặc tai tiếng do gây ô nhiễm có thể tạo ra bất lợi đến doanh số bán hàng. Một số lo lắng khi đối thủ cạnh tranh của họ đang tung ra các sản phẩm có tính sinh thái trên thị trường. Các công ty nhỏ hoặc trung bình, đại diện cho phần lớn các công ty cung cấp, phải đáp ứng yêu cầu m ới để bán sản phẩm của họ tới nhiều quốc gia. Các nhà bán lẻ chiếm một vị trí rất quyền lực khi chọn các sản phẩm họ lấy, và sau đó được mua bởi người mua cuối cùng. Có một xu hướng tích cực giữa những nhà bán lẻ khi quan tâm đến những vấn đề về phát triển bền vững, để nghiên cứu về chuỗi cung cấp của họ đồng th ời xem xét đến những yếu tố môi trường.” 1.2. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA EU LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY XANH Có hai loại pháp chế chính tác động tới ngành dệt nhuộm và các công ty sản xuất, sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất là: Luật kiểm soát hóa chất và Luật kiểm soát ô nhiễm. Luật kiểm soát hóa chất ảnh hưởng đến đổi mới, phân loại và ghi nhãn, cung cấp và sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất. Nó cũng tác động đến luật an toàn sản phẩm tiêu dùng. Luật kiểm soát ô nhiễm ảnh hưởng cả nhà sản xu ất và người sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất do nó bao trùm cả việc thải các chất gây nguy hiểm ra môi trường. 1.2.1. Kiểm soát hóa chất Luật kiểm soát hóa chất mới của châu Âu được gọi là REACH (Quy chuẩn EU 1907/2006) được ban hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2006 và được công bố trong Công báo của EU vào ngày 31 tháng 12 năm 2006. Luật mới có hiệu lực từ tháng 6 [...]... than 25 Chương 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM ĐỘC HẠI TRONG CÔNG ĐOẠN DỆT NHHUỘM VIỆT NAM Nội dung của chương này tóm tắt việc thực hiện đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm và độc hại trong ngành dệt nhuộm, cũng như đánh giá các công nghệ đang áp dụng trong ngành dệt nhuộm Việt Nam 2.1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐỘC HẠI TRONG CÔNG ĐOẠN DỆT NHUỘM Quá trình dệt nhuộm hàng dệt may dệt sinh ra nhiều... bán lẻ do các chuyên gia có uy tín trong việc đánh giá an toàn sản phẩm 1.4.2 Chính sách về quản nước với các công ty dệt may Trung Quốc 1.4.2.1 Sử dụng nước trong công nghiệp ngành dệt may Cùng với công nghiệp hóa chất, sản xuất hàng dệt may là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc Nói chung, việc gia công hàng dệt có mức tiêu thụ nước và năng lượng rất lớn và khối lượng nước... môi trường giữa ngành công nghiệp và người tiêu dùng Sự giúp đỡ được hỗ trợ bởi Các hiệp hội nghiên cứu dệt may và ủy ban dệt may cho các đơn vị dệt may trong việc đảm bảo hệ thống chất lượng ISO 9000 và chứng nhận ISO 14000 hệ thống quản môi trường Bộ dệt may đã công bố chương trình quỹ nâng cấp công nghệ (TUF), trong đó các tín dụng có sẵn ở mức ưu đãi về lãi suất để kích hoạt công nghiệp và để có... trước: Trong các quá trình xử trước thì rũ hồ (công đoạn loại bỏ chất hồ từ dệt) là một trong các nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất và thường đóng góp tới 50% tải lượng BOD trong nước thải của quá trình xử ướt Quá trình nấu cũng phát sinh BOD cao và còn sử dụng lượng lớn nước trong các công đoạn xử trước Tác nhân gây ô nhiễm chính trong quá trình tẩy là hoá chất sử dụng, chất xử nước và... cách mạng hóa ngành công nghiệp dệt may 1.5 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ẤN ĐỘ VỚI SẢN XUẤT DỆT MAY BỀN VỮNG 1.5.1 Pháp luật về môi trường Ấn độ là nước đầu tiên đưa ra hiến pháp về bảo vệ và cải thiện môi trường Không có luật môi trường cho riêng lĩnh vực dệt may Tuy nhiên, ngành công nghiệp có tiêu chuẩn rõ ràng mà ngành dệt may phải tuân theo khi điều chỉnh hoặc hoạt động như một đơn vị công nghiệp Ngoài các... công nghiệp khác nhau trong Liên minh châu Âu bằng các giấy phép về môi trường Các giấy phép này căn cứ vào nguyên áp dụng Công nghệ hiện có tốt nhất (BAT) và tài liệu tham khảo BAT (BREF) của ngành Công nghiệp Dệt Một số hóa chất sử dụng trong gia công hàng dệt cần đánh giá tác động môi trường và sức khỏe con người Để nhận biết được các sản phẩm hàng dệt có đáp ứng với các quy định, người ta đã phát. .. ngành công nghiệp dệt may là vấn đề thử nghiệm hàng dệt may thân thiện với môi trường, Bộ dệt may đã lên một chương trình lớn đó là lập ra các phòng kiểm định môi trường Trong hội thảo về “nhãn hiệu môi trường của hàng dệt may và quần áo” , các hành động của các quốc gia khác nhau về hàng dệt may thân thiện môi trường được xem xét lại Các kế hoạch hành động khác nhau đã được khởi xướng bởi Bộ dệt may. .. chất thải có trong nước thải công nghiệp khả năng phân hủy sinh học nào đó (cơ bản là từ công nghiệp chế biến thực phẩm) Hơn nữa, nước thải công nghiệp đi vào hệ thống tập trung nên phải tuân theo quy tắc hay quy định chung và phải có sự cho phép rõ ràng (Mục 11) Nước thải công nghiệp đi vào hệ thống tập trung và các nhà máy xử nước thải đô thị quy định đều phải qua khâu tiền xử để: (a) bảo... để: (a) bảo vệ sức khỏe của đội ngũ lao động trong các hệ thống tập trung và nhà máy xử lý, (b) đảm bảo rằng sẽ không gây hư hạicác hệ thống tập trung, nhà máy xử nước thải và thiết bị liên hợp, (c) đảm bảo không gây trở ngại đến công tác vận hành trong các nhà máy xử nước thải và công tác xử bùn (d) đảm bảo rằng các chất thải từ các nhà máy xử không ảnh hưởng bất lợi đến môi trường hoặc... các nguồn phát thải lắp đặt thiết bị kiểm soát hoặc thay đổi các quá trình gia công Sổ tay Các thực hành quản tốt nhất để ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành dệt được US EPA công bố vào năm 1996 đưa ra các khuyến nghị thực hành về các biện pháp mà các nhà máy gia công ướt có thể thực hiện để bảo tồn các nguồn và giảm ô nhiễm và phế thải vẫn còn thích hợp cho đến ngày nay cho ngành xử hoàn tất dệt trên . thải dệt nhuộm. Việc nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trong khu vực và thế giới, đánh giá khả năng phát triển công nghệ xanh trong ngành dệt may Vi ệt nam. BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH TRONG XỬ LÝ ƯỚT. đoạn dệt nhuộm ở Việt Nam - Đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt nhuộm Việt Nam 3 Chương 1: CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỆT MAY XANH CỦA CÁC

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan