các bênh thường gạp ở trâu bò

19 3.5K 0
các bênh thường gạp ở trâu bò

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỆNH VIÊM TỬ CUNG - ÂM ĐẠO NGUYÊN NHÂN: Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối do trâu đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng và sau khi đẻ khó phải xử lý. Những vi khuẩn gây viêm tử cung thường gặp : Streptococcus hemolitica, Staphylococcus aureus, Proteus vulgalis, Klebsiella, E.coli… Viêm tử cung còn do kế phát của bệnh viêm âm đạo và viêm phúc mạc TRIỆU CHỨNG: Giai đoạn ủ bệnh, con vật mệt mỏi, ăn ít, sốt cao 40-41oC ,có dấu hiệu đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau, đi lại bồn chồn. Vài ngày sau, âm hộ chảy dịch nhầy, mùi tanh, chảy liên tục. Nếu không điều trị dịch chảy ra nhiều hơn có lẫn mủ và mùi tanh khẳm. Viêm cổ tử cung, viêm cata có mủ, viêm tắt cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung mãn tính, viêm tử cung tích nước, viêm loét tử cung xuất huyết … Vi khuẩn bám vào niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra viêm sung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc và xuất huyết. Trường hợp nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lớp cơ vòng của tử cung, tạo ra các mủ và dịch thể lan toả trong lòng tử cung, có thể dẫn đến thủng tử cung. Khó phân biệt được bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo. Trong thực tế bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo thường xảy ra đồng thời, vì mầm bệnh sẽ lan từ âm đạo sang tử cung và ngược lại. PHÒNG BỆNH: - Giữ vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thà. - Tắm chải gia súc hàng ngày, thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục, vùng chân sau, bầu vú bằng Vimekon 1/200. Định kỳ tiêm poly AD 10ml/con, 2 tháng 1 lần. - Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm. ĐIỀU TRỊ: - Dùng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím 1/1000 thụt rửa hàng ngày trong 2 –3 ngày. - Tiêm oxytocin hoặc prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung. - Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3- 5 ngày + Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng. + Vime-sone: 1ml/10kg thể trọng + Vimefloro F.D.P: 1ml/10kg thể trọng - Tiêm kháng viêm Ketovet 1ml/16kg trọng lượng hoặc Dexametasone 1ml/20kg trọng lượng - Tiêm B.Complex 1ml/20kg thể trọng và Poly AD 10ml/con để hồi phục tổ chức niêm mạc. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG NGUYÊN NHÂN: Bệnh do siêu vi trùng gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa trâu bò, dê bệnh với trâu bò, dê mạnh. Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác . TRIỆU CHỨNG: Trâu, bò, dê bệnh sốt cao 40- 42oC kéo dài trong 2 -3 ngày, ăn ít, nặng nề khi nằm xuống đứng lên, sau 3 - 4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng, gia súc cái thường bị mọc mụn núm vú, đầu vú. Mụn nước bằng hạt đậu xanh, hạt bắp có khi lớn bằng đầu ngón tay. Mụn nước trong vàng, dần dần bị vẩn đục, sau vài ngày thì vỡ ra làm cho niêm mạc bong ra từng mảng thượng bì để lộ những vết loét đỏ. Nếu không bị nhiễm tạp khuẩn những vết loét này trong 2 -3 ngày sẽ hồi phục và thành sẹo. Dịch từ các mụn loét hòa với nước dãi chảy liên tục ra hai bên mép trắng như bọt xà phòng, đôi khi có dính những tia máu. Những vết loét này thành sẹo và hồi phục rất nhanh. Nếu điều kiện vệ sinh và chăm sóc kém, những mụn loét quanh móng chân có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo thành những loét sâu trong móng chân và làm sút móng. Bê nghé thể hiện viêm ruột cấp tính: ỉa chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hoá, hoặc viêm phế quản và viêm phổi cấp làm cho bê nghé chết sau 2 -3 ngày. PHÒNG BỆNH: - Tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng đúng theo type gây bệnh (qua điều tra dịch tể và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm) tại điạ phương cho trâu lúc 4 tháng tuổi. vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc trâu được 2 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần. - Khi phát hiện gia súc bệnh, báo ngay cô quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý. ĐIỀU TRỊ: Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát. - Dùng Vimekon 1/200 rửa sạch chỗ loét hàng ngày. - Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát. + Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non. + Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 - 1000 kg thể trọng. + Ampi 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng. + Penstrep 1ml/20 kg thể trọng. Súc vật bệnh mệt nhọc cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vimekat, Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C BỆNH XOẮN KHUẨN NGUYÊN NHÂN: Bệnh do các chủng leptospira gây bệnh cho nhiều loài gia súc và người. Đặc điểm của bệnh là sốt vàng da, đái ra huyết sắc tố hay máu, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hóa và có thể bị sảy thai. Xoắn khuẩn vào cơ thể động vật chủ yếu qua đường tiêu hoá. Động vật ăn uống phải các chất bài tiết, nhất là nước tiểu có xoắn khuẩn sẽ nhiễm bệnh. Vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua da và niêm mạc nguyên lành động vật bơi trong nước bẩn có xoắn khuẩn cũng sẽ bị nhiễm bệnh. TRIỆU CHỨNG: Thời gian nung bệnh từ 10-20 ngày. Gia súc phát bệnh 3 thể: - Thể quá cấp: Bệnh phát ra đột ngột, con vật sốt cao, giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ và ruột, mệt mỏi, mắt lờ đờ thích nằm, kém ăn hoặc bỏ ăn, táo bón. Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu cũng vàng. Thể này thường gặp gia súc có chửa, vật bệnh chết trong thời gian 3-7 ngày. - Thể cấp tính : Thường gặp gia súc non, sốt cao 40 - 41o C, mệt nhọc, ít ăn hoặc bỏ ăn, nhu động dạ cỏ giảm. Một số trường hợp sau giai đoạn táo bón, con vật tiêu chảy. Da, niêm mạc vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có huyết sắc tố, đôi khi lẫn cả máu. Mí mắt, môi, má có hiện tượng phù thủng và hoại tử da. Con vật gầy nhanh, lông dựng và thiếu máu nặng. Bệnh kéo dài 5 - 10 ngày, tỉ lệ chết 50 - 70%. - Thể mãn tính : Xảy ra trên trâu, bò, dê mọi lứa tuổi. Vật bệnh chỉ thể hiện gầy yếu, lông rụng, thiếu máu, đôi khi có phù thủng mặt, yếm ngực, nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng. Gia súc chữa có thể bị sảy thai. PHÒNG BỆNH: - Cần xét nghiệm huyết thanh học xác định chủng leptospira gây bệnh tại địa phương để chọn loại vaccine tiêm phòng phù hợp. Hiện nay thường dùng là vaccin chết gồm 6 chủng gây bệnh phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phòng bằng vaccin nên kết hợp với chẩn đoán để phát hiện gia súc bệnh kịp thời cách ly tránh lây lan. - Vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng Vimekon 1/200 định kỳ 15 ngày/lần. - Chú ý diệt chuột trong khu trại chăn nuôi vì chuột mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh giữa các khu trại. - Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính. ĐIỀU TRỊ: Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau - PenStrep 1g/ 20 kg thể trọng lượng - Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng. - Vime-sone 1ml/10kg thể trọng Kết hợp thuốc kháng viêm Ketovet hoặc Dexamethasone và các thuốc trợ sức như Vitamin C, B.complex fortified để tăng hiệu quả trong điều trị. TỤ HUYẾT TRÙNG NGUYÊN NHÂN: Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh, tồn tại rất lâu trong chuồng trại và đất ẩm thiếu ánh sáng. Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm. nước ta trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò. Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính. Súc vật non đang bú mẹ ít mắc bệnh hơn súc vật trưởíng thành. Súc vật 2 -3 tuổi mắc bệnh dễ hơn súc vật già. TRIỆU CHỨNG: - Thể ác tính: Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41-42oC và trở nên hung dữ điên loạn đập đầu vào tường, có thể chết trong 24 giờ. một số bê nghé 3 - 18 tháng có triệu chứng thần kinh: giãy giụa rồi ngã xuống đất chết. Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy, ngã xuống và lịm đi. - Thể cấp tính: Thể này xảy ra chủ yếu trâu bò, thời gian nung bệnh ngắn từ 1 -3 ngày, con vật không nhai lại mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 42oC. Các niêm mạc mắt mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó người ta còn gọi là trâu hai lưỡi . Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thủy thủng làm con vật đi lại khó khăn. Vật bệnh thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp. Một số trâu có triệu chứng bệnh đường ruột, lúc đầu phân táo bón, sau tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng chướng hơi do viêm phúc mạc và có tương dịch trong xoang bụng. Giai đoạn cuối con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày, tỉ lệ chết từ 90 - 100%. - Thể mãn tính: Vật bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần, các triệu chứng nhẹ dần nhưng thường con vật gầy rạc và chết do kiệt sức. Bệnh tích: Tụ huyết và xuất huyết lấm chấm từng mảng niêm mạc mắt, miệng, mũi, tổ chức dưới da. Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thủy thủng và xuất huyết, rõ nhất là hạch lâm ba sau hầu, vai và trước đùi. Tim sưng to, trong bao tim, màng phổi, xoang ngực, xoang bụng đều có tương dịch. Nếu con vật bị bệnh thể đường ruột thì thấy chùm hạch ruột sưng to, có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ huyết, xuất huyết nặng và niêm mạc ruột bị tróc ra. PHÒNG BỆNH: - Phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bằng cách tiêm vaccin tụ huyết trùng trâu Robert 1 do Công ty thuốc thú y TW2 sản xuất lúc 6 tháng tuổi, thời gian miễn dịch 6 tháng do đó phải tái chủng lại 6 tháng 1 lần. - Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh nhất là trong lúc giao mùa và thời gian bị ngập lũ. ĐIỀU TRỊ: Khi phát hiện bệnh tụ huyết trùng phải điều trị sớm bằng một trong các loại kháng sinh sau: -Vime-Spiro F.S.P : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/ 10-15kg P/ ngày - Marbovitryl : tiêm bắp , liên tục 3 ngày 1ml/ 10-12kg P/ ngày - Dilog : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/15-20kg P/ngày - Ngoài ra nên kết hợp với các loại thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như: B.Complex Fortified, B.Complex AD3E, . BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ a. Nguyên nhân: Do nuôi dưỡng kém trong giai đoạn gia súc mang thai, nhất là trong khẩu phần thiếu can-xi (Ca) và phốt-pho (P), gia súc sẽ huy động chất khoáng trong xương để cung cấp cho bào thai làm chân yếu và bại liệt. b.Triệu chứng Đầu tiên hai chân sau có dấu hiệu suy yếu, đi đứng khó khăn sau đó gia súc nằm không đứng được. Bại liệt kéo dài gia súc bị teo cơ chân, phần thân tiếp xúc nền chuồng bị thối loét. Đôi khi là vấn đề tiên phát dễ dẫn đến chướng hơi dạ cỏ. c. Trị bệnh: Cung cấp Can-xi cho gia súc, có thể dùng các dạng sau: - Dạng cấp tính thì dùng cách truyền mạch, sau đó khi con vật đứng lên được thì tiêm dưới da hoặc tiêm bắp mỗi ngày - rồi cách ngày - rồi 2 lần/ tuần…. sau đó có thể dùng các sản phẩm cho ăn. + Vime Canlamin: 20-50ml/ trưởng thành/ ngày, tiêm bắp, tiêm mạch, dưới da đều được. + Canxi-Magne: 5-10ml/10kg thể trọng/ ngày, tiêm bắp, tiêm mạch, dưới da đều được. + Can-xi-phot: 4-5 ml/lít nước (1ml/5 kg thể trọng) + Calphovit: 1kg trộn 600-800 kg thức ăn - Cho gia súc nằm nơi khô ráo có lót rơm, hoặc tấm đệm cao su tránh trâu bị tổn thương da khi đứng lên hoặc nằm xuống, trường hợp không đứng được lâu ngày phải chú ý trở mình 3 - 4 lần/ngày cho (xoay cho nằm ngửa, đưa 4 chân lên trời, sau đó lật cho sang trái hoặc ngược lại sang phải). Sau đó nâng tập cho gia súc đứng lên ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3 giờ. d. Phòng bệnh Cho gia súc mang thai ăn khẩu phần cân đối dinh dưỡng, treo đá liếm trong chuồng cho gia súc bổ sung tự do chất khoáng. Cho uống thêm Can-xi-phot hoặc trộn Calphovit trong cám cho ăn thêm BỆNH KÝ SINH TRÙNG MÁU NGUYÊN NHÂN: Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các đàn sữa, trâu sữa và dê sữa làm ảnh hưởng đến năng suất sữa, thịt. Bệnh gây ra do biên trùng, có thể ghép giữa bệnh biên trùng - lê dạng trùng và Lepto. Bệnh phát ra quanh năm nhưng chủ yếu vào các tháng 5, 8-9. Côn trùng như ve, mòng là vật trung gian lây truyền bệnh. TRIỆU CHỨNG: Sốt cao 39,5 - 42oC, sốt thành từng cơn kéo dài từ 2-7 ngày, trung bình 3-5 ngày rồi thân nhiệt trở lại bình thường. Sau đó 4-6 ngày lại sốt, sốt thường tăng về chiều có khi cả về đêm. Con vật bỏ ăn, khi sốt miệng chảy nước dãi. Nhu động ruột, dạ dày giảm, có khi ngừng hẳn. Con vật lúc đi táo bón, lúc đi chảy phân lầy nhầy và có lẫn máu. Chảy nước mũi thở khó, thở dốc , nhịp thở tăng. Con vật gầy nhanh, ủ rũ, các cơ bắp thịt run rẩy. Nếu bệnh kéo dài con vật hôn mê, bại liệt. Niêm mạc mắt, hậu môn, lúc đầu sung huyết rồi chuyển nhanh sang trắng, vàng nhạt. Cổ, hầu, ức, rốn, bẹn bị thuỷ thủng. Gia súc mang thai bệnh dễ bị sảy thai, đẻ non, sót nhau. PHÒNG BỆNH: Chăn thả gia súc nơi thoáng mát, chống nóng, ẩm về mùa hè, tránh nắng , mưa. Diệt ve trên gia súc, diệt muỗi, mòng nơi nhốt thả. Tiêm Tribabe cho trâu, bò, dê nơi có bệnh lưu hành mỗi năm 2 lần vào tháng 5 và tháng 9. ĐIỀU TRỊ: - Tiêm bắp Trybabe liều 8 mg/kg thể trọng để diệt ký sinh trùng đường máu và Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng để trị nhiễm khuẩn Lepto kết hợp. - Tiêm thêm Vitamin B12, Vitamin C để tăng sức đề kháng giúp gia súc mau bệnh phục. - Tiêm Vimekat 20ml/con để phục hồi cơ thể BỆNH VE, GHẺ a. Nguyên nhân: Là bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi. Trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, các loài ghẻ có thể truyền nhiễm và ký sinh trên da thông qua các đồ vật, lồng chuồng tiếp xúc với gia súc kể cả người chăn nuôi, chuột, chim, thú v.v… b. Triệu chứng Trâu, bò, dê thường mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei, Pseuroptes natalensis và Chorioptes. Ba loại ghẻ này đều ký sinh biểu bì của da. Riêng loài Chorioptes thường ký sinh vùng móng chân và vành tai. Ghẻ ký sinh và gây ra các đường rãnh trong biểu bì, phá hoại mặt da, gây ngứa mẩn, con vật luôn cọ sát da vào tường và các gốc cây, tạo ra các vết sây sát trên da, làm rụng lông. Trên da nổi mụn đỏ từng đám, mọng nước, tập trung những chỗ da mềm như rìa tai, nách, bẹn, quanh vú. Bệnh nặng, các đám da mẩn đỏ có hầu hết trên mặt da. Chỗ da ghẻ bị sần sùi và rụng trụi lông. Ve thường đeo bám hút máu trâu, bò, dê, cừu gây mất máu, ngứa ngáy không nghỉ ngơi được, ngoài ra còn có thể truyền lây một số bệnh ký sinh trùng đường máu khác. Gia súc bị nhiễm trùng thứ phát gây các mụn mủ trên mặt da. Các mụn mủ vỡ ra, chảy mủ và dịch vàng, tạo ra các vùng lở loét, sau đó sẽ đóng vảy khô màu nâu và lan sang các mụn loét khác. Một số gia súc bị biến chứng viêm loét vùng vú, dịch hoàn, và viêm tai. c. Phòng bệnh - Kiểm tra thường xuyên đàn gia súc để phát hiện và điều trị kịp thời. - Khi phát hiện gia súc bị ghẻ, phải tắm chải sạch sẽ, cọ sạch các vảy ghẻ, để ráo nước, bôi mỡ ghẻ vào chỗ da ghẻ, cách một ngày bôi một lần. d. Điều trị: - Diệt ngoại ký sinh với: + Vimectin 1% tiêm dưới da trâu, bò, dê: 1ml/ 30 kg thể trọng. + Nhỏ thuốc Fronil spot ngoài da - Nếu có nhiễm trùng da thì dùng thêm một số kháng sinh sau: + Amoxi 15 %: 1ml/10 kg thể trọng, 48 giờ/ liều, 2-3 liều + Hoặc Amogen: 1ml/10 kg thể trọng, ngày/ lần 3-5 ngày. + Bổ sung thức ăn tinh Biotin H AD: 1 kg/200kg thức ăn + Tiêm B complex ADE: 1ml/10 kg thể trọng, tuần/ lần + Vitamin K: 1ml/10-15 kg thể trọng (trường hợp ve nhiều) BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ a. Nguyên nhân - Bệnh phát nhiều loài nhai lại: trâu, bò, dê, cừu, do gia súc ăn nhiều những thức ăn dễ lên men, sinh hơi. Đặc biệt, gia súc hay mắc bệnh vào vụ đông xuân, vì vào mùa khô, gia súc chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt, hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, gia súc ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ. Những thức ăn dễ sinh hơi là cỏ xanh, cỏ non có chứa nhiều nước, chất nhầy; những thức ăn có chứa nhiều glucid như bã mía, cặn đường, thân cây bắp, ngọn mía; thức ăn có nhiều chất nhầy như dây khoai lang; thức ăn có nhiều protid thực vật như bã đậu; thức ăn mất phẩm chất bị mốc, hoặc gia súc ăn phải những thức ăn đang lên men dở, lúa ngập nước, cỏ úa; ăn phải cây có độc như lá sắn, lá xoan, măng tre hoặc các dạng thức ăn có chứa muối nitric bên trong như cây bắp cải trắng, lá lim. - Bê, nghé, dê, cừu con mắc bệnh này thường do bú sữa không tiêu. - Do chăn thả, lao động vào lúc giá rét, có nhiều sương muối. - Do kế phát từ cảm nắng, bị què, bại liệt, ốm lâu ngày con vật không đi lại, nằm lì một chỗ. - Kế phát từ bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, liệt dạ cỏ, dạ cỏ bội thực, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, tắc thực quản, viêm họng, … làm con vật không được hơi. b. Triệu chứng - Bệnh mới phát con vật tỏ ra không yên, bồn chồn, bụng ngày càng phình to và có triệu chứng đau bụng. Vật luôn ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, 2 chân sau thu vào bụng. - Vùng bụng trái chướng to, lõm hông trái (hình) căng phồng (gọi là mất lõm hông) có khi vươn cao hơn cột sống, bụng trái căng to lên, không đứng lên nằm xuống được, mõm đập vào chỗ phình bụng. - Khi gõ có tiếng kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi. - Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau giảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn tiếp tục lên men. - Bệnh càng nặng gia súc đau bụng càng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại. - Gia súc khó thở, mũi nở rộng, cổ dương thẳng, mắt trợn trắng sợ sệt, có khi kêu la, tầng số hô hấp tăng, dạng 2 chân trước để thở, hoặc thè lưỡi để thở. Chân khụy, không đứng được nữa. - Máu cổ không dồn được về tim, nên tĩnh mạch cổ phình to, tim đập nhanh (140/lần/phút), gia súc đi tiểu liên tục. - Bệnh nặng gia súc chết do ngạt thở, liệt tim và trúng độc. Con vật có thể chết sau vài giờ hoặc vài ngày. c. Điều trị Nguyên tắc: phải tìm mọi biện pháp làm thoát hơi trong dạ cỏ, ức chế sự lên men, tăng cường nhu động dạ cỏ đồng thời chú ý trợ tim, trợ sức. * Làm thoát hơi trong dạ cỏ : - Dùng tay xoa bóp dạ cỏ nhiều lần, mỗi lần từ 10 – 15 phút, hoặc dùng rơm, hoặc giẻ bọc muối rang xát mạnh bên sườn, hông trái chà sát vùng lõm hông. - Để gia súc đứng trên nền dốc (đầu cao) cho dễ thở, dội nước lạnh vào nửa thân sau, dùng tay kéo lưỡi nhịp nhàng để kích thích sự hơi, thổi và xát bột bồ kết hoặc sát gừng già hoặc bôi ichthyol vào cuống lưỡi để kích thích sự hơi. - Tiêm Pilocarpin 1%: 10-15 ml/ bò. * Thải trừ các chất chứa trong dạ cỏ: - Bằng các thuốc tẩy: Cho uống 300-500 gam MgSO 4 hay Na 2 SO 4 , hòa trong 2 lít nước. - Có thể dùng nước lạnh thụt vào trực tràng và moi phân trực tràng. - Tiêm Strychnal-B1 20ml/con. * Dùng các thuốc ức chế sự lên men sinh hơi: - Ichthyol 20-25 gam/con; Formol 10 - 15 ml và NH 4 OH 15ml/con; - Rượu cồn tỏi (50gam tỏi bóc vỏ, giã nát hòa trong 300ml rượu/con); hoặc muối ăn 100 gam, tỏi 50 gam, gừng 30 gam giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước cho uống 2 lần cách nhau 2-3 giờ. - Cho uống nước lá thị sắc 500 - 1000ml; - Nước dưa chua 3-5 lít - Cho uống bia (3-5 lít), hoặc kết hợp trứng tươi: 3-5 lít bia đánh thêm 10-20 trứng vào. - Cho uống Nabica (1viên/ 20 kg thể trọng) kết hợp Gastran (1gói/ 50-100 kg thể trọng) - Dung dịch thuốc tím: 1gam/1 lít nước, uống 3-5 lít. - Hoặc kết hợp theo công thức: Magnse sulphate 100 gam Muối ăn 50 gam Thuốc tím 2 gam Pha vào 2 lít nước cho uống 2 lần/ngày. * Trợ sức, trợ lực cho vật: bằng Cafein natri benzoat 20%: 10-15 ml tiêm dưới da, hay Vime Canlamin: 1ml/ 5-10 kg thể trọng tiêm bắp hoặc tiêm mạch. * Chọc trocart: Khi tất cả các biện pháp trên không được, thấy vẫn căng hơi có khả năng nguy hiểm (tử vong) ta phải dùng trocart, hoặc kim tiêm to, hoặc ống trúc chọc thẳng vào lõm hông trái (dạ cỏ), nơi căng nhất để tháo hơi trong dạ cỏ ra ngoài. Khi chọc dùng ngón tay bịt đầu lỗ lại, cho hơi ra từ từ đừng cho ra nhanh gây choáng, sẽ chết đột ngột. Khi hơi ra hết vẫn để nguyên trocart tại đó để cho hơi thoát ra đến khi khỏi hẳn. Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng: Có thể dùng một trong các loại sau: + Lincoseptryl: 1ml/8-10kg thể trọng, ngày /lần, 3-5 ngày + hoặc Vimexysone COD: 1ml/10kg thể trọng , ngày /lần, 3-5 ngày + hoặc Penstrep suspen: 1ml/ 20 kg thể trọng, 48 giờ/liều, 2-3 liều + hoặc Amoxi 15 %: 1ml/ 10 kg thể trọng, 48 giờ/liều, 2-3 liều * Chú ý: (1) Khi gia súc bị chướng hơi cấp không được dùng Pilocarpin vì sẽ làm vỡ dạ cỏ hay làm gia súc tăng tiết nước bọt, con vật sẽ bị sặc. (2) Cho hơi ra từ từ tránh gia súc bị sốc, chết do tụt máu não. (3) Con vật có thể bị chướng hơi lại, nên cho vật nhịn ăn 1-2 ngày, sau đó cho ăn rơm, cỏ khô, không cho ăn thức ăn xanh. (4) Bệnh chướng hơi dạ cỏ xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, vì vậy khi gia súc ăn nhiều cỏ non nên trộn thêm ít rơm khô. Không chăn thả sáng sớm, cỏ mới cắt nên để hơi héo mới cho ăn. Gia súc mới đẻ có chế độ ăn từ thấp đến cao; không cho bê, nghé, dê, cừu con bú sữa gia súc mẹ bị viêm vú, sữa vắt ra cho uống ngay không để lâu. Khi thay đối vùng chăn dắt từ nơi có thức ăn xấu, khô cằn sang nơi có thức ăn tốt nên chú y bệnh chướng hơi dạ cỏ rất dễ phát sinh. BỆNH THƯƠNG HÀN a. Nguyên nhân: Bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella gây ra. Vi khuẩn có trong phân của gia súc bệnhcác nơi ẩm ướt, ít ánh sáng mặt trời. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, do ăn phải thức ăn, nước uống có vi khuẩn. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, 3 - 5 ngày sau thì phát bệnh. Vi khuẩn sinh sản nhanh trong ruột, vào máu gây nhiễm trùng máu. b. Triệu chứng : * Thể cấp tính: Sốt cao 40 - 41oC, kéo dài 3 - 4 ngày, con vật run rẩy giống như sốt rét, chảy nước mắt, niêm mạc mắt đỏ sẫm, mũi khô. Vật bệnh bỏ nhai lại, nằm một chỗ, thích uống nước lạnh, tiêu phân táo trong thời gian sốt, sau đó tiêu chảy dữ dội. Đầu tiên phân còn sền sệt, mùi tanh, màu vàng xám. Tiếp sau vài ngày, súc vật bệnh tiêu chảy vọt cần câu. Phân chỉ có nước xám vàng, mùi tanh khẳm, có lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy, đôi khi tróc niêm mạc từng mảng, có lẫn máu màu đỏ sẫm. Vài ngày cuối trước khi chết, gia súc bệnh bị mất nước: mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, toàn thân gầy rộc, không đứng lên được, thở gấp, tim đập nhanh và yếu. Cuối cùng, súc vật chết trong trạng thái kiệt sức. Bệnh tiến triển trong thời gian 6-10 ngày. nhẹ hơn và tiến triển chậm. Thời gian lành bệnh từ 1 – 2 tuần. Sau thời gian sốt cao, ỉa chảy dai dẳng, con vật vẫn ăn nhưng ăn ít. Nếu không được điều trị kịp thời vật bệnh sẽ chết do kiệt sức. * Thể mãn tính: Thường thấy trâu bò, dê trưởng thành. Các triệu chứng cũng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ hơn và tiến triển chậm. Thời gian lành bệnh từ 1 – 2 tuần. Sau thời gian sốt cao, ỉa chảy dai dẳng, con vật vẫn ăn nhưng ăn ít. Nếu không được điều trị kịp thời vật bệnh sẽ chết do kiệt sức. c. Bệnh tích Hạch ruột sưng thủy thủng có tụ máu. Ruột non có những vệt xuất huyết chạy dài theo chiều dọc, càng gần ruột già thì hiện tượng này càng rõ, nhiều chỗ niêm mạc ruột bị tróc ra, làm cho thành ruột bị mỏng ra và chảy máu. Ruột già bị xuất huyết và tróc niêm mạc nhiều hơn. Đặc biệt van hồi manh tràng và xung quanh có những vết loét bằng hạt đậu, phủ bựa vàng xám, các nốt loét còn thấy rải rác ruột già. Lá lách khô cứng có lấm tấm tụ huyết, hoặc sưng nhẹ và có màu đỏ sẫm. Dạ múi khế khô cứng, lấm tấm tụ huyết. d. Phòng bệnh Hiện nay nước ta chưa sử dụng vaccine phòng bệnh thương hàn cho gia súc nhai lại. Phòng bệnh chủ yếu là tăng cường vệ sinh ăn uống, chống ô nhiễm chuồng trại, bãi chăn và nguồn nước uống như biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác. e. Trị bệnh - Điều trị gia súc bệnh bằng một trong những loại thuốc kháng sinh sau: + Vime-Sone: Trâu bò: 1ml/10kg thể trọng, dê: 1ml/5kg thể trọng + Hoặc Vimefloro FDP new: Trâu bò: 1ml/20-30kg thể trọng, dê: 1ml/5 kg thể trọng + Hoặc Ceptifi Suspen: Trâu bò: 1ml/ 20-40 kg thể trọng, dê : 1ml/10 kg thể trọng + Hoặc Florxin: Trâu 1ml/15 kg thể trọng, dê : 1ml/10kg thể trọng + Hoặc Marbovitryl 100: Trâu bò: 1ml/ 40-60kg thể trọng, dê: 1ml/ 40-48kg thể trọng - Kết hợp thuốc trị triệu chứng: + Vitamin K: 1ml/10-15kg thể trọng, ngày/ lần, 3-5 ngày + Urotropin: Khi con vật không tiêu chảy; 1ml/10 kg thể trọng + Atropin: Khi con vật tiêu chảy; 1ml/ 7-10 kg thể trọng, ngày/ lần + B complex fortified: 1ml/ 15 kg thể trọng, 1 liều, tiêm càng sớm càng tốt. - Bồi dưỡng: + Vimekat: 20-30ml/con, hoặc Vime Canlamin: 20-50ml/con, 3-5 ngày tiêm 1 loại + Cho uống Vime Electrolyte 1g pha 2-4 lít nước, uống thường xuyên - Các trường hợp bệnh nặng hoặc gia súc còn non hoặc mẹ đang có mang hoặc đang cho sữa; có thể hỗ trợ bằng cách truyền dịch như sau: + Truyền nước sinh lý mặn (NaCl 0,9%) khi vật bệnh đang tiêu chảy nặng, 5-10 ml/kg thể trọng/ ngày, truyền thật chậm hoặc chia làm 2-3 lần truyền trong ngày. + Hoặc 50% nước sinh lý mặn + 50 % lactate ringer (theo cách tính tổng liều trên). [...]... vảy miệng, mũi xảy ra giai đoạn sau gây ra sự cản trở mũi và khó thở, phải thở miệng và dịch chảy Sung huyết dữ dội và hoại tử lan tràn màng nhầy miệng (thường môi, nướu, vòm khẩu cái cứng và mềm) và má Triệu chứng mắt có thể quy về viêm mắt bao gồm cơn chảy nước mắt kịch phát tiến tới xuất tiết mủ, sợ ánh sáng, sung huyết, phù nề mí mắt kết mạc và thụt vào mạch củng mạc Đục giác mạc, khởi đầu... Tình trạng chung: vẫn khoẻ mạnh, ăn uống và nhiệt độ cơ thể bình thường b Triệu chứng viêm bầu vú: thấy bầu vú bình thường hoặc gần như bình thường hoặc hơi nhỏ hơn bình thường, sờ hơi cứng, núm vú nhỏ hơn bình thường γ Sữa thay đổi: Sữa không bị vón cục và không bị đổi màu Tuy nhiên khi kiểm tra chúng ta có thể nhận biết qua: - Tổng các tế bào viêm tăng lên - Phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh... khát kết hợp với sốt, biếng ăn giai đoạn sau Táo bón thường gặp giai đoạn đầu và tiêu chảy giai đoạn cuối Triệu chứng thần kinh không thấy thường xuyên nhưng có thể biểu hiện sự lo sợ, run rẩy, thất điều vận, và cuối cùng là giật cầu mắt Hoại tử tổn thương da được thấy, Lởp phủ sừng, móng có thể bị nới lỏng hay tróc ra một số ca Thể đầu mắt lúc nào cũng đưa đến chết, thường từ 7-18 ngày + Thể nhẹ:... (theo cách tính tổng liều trên) SỐT CATA CẤP TÍNH Là bệnh cấp tính do herpesvirus , họ phụ Gamma herpesvirinae gây ra trên bò, hươu nai, rừng, và trâu với đặc tính gây viêm sưng màng nhầy mũi, mắt, đục giác mạc, dịch mủ mũi và sưng hạch bạch huyết Tuỳ theo các biểu hiện, có thể chia ra các thể quá cấp, thể ruột, thể đầu-mắt và thể nhẹ Bệnh không truyền lây sang người *Truyền lây: Trực tiếp giữa bò. .. xanh, Rinderpest, tiêu chảy do virus bò, Bệnh màng nhày bò, Lở mồm long móng, Viêm dạ dày mụn nước * Tỉ lệ bệnh :28-45 % * Tỉ lệ chết: 90-100% NHỮNG BẤT THƯỜNG XẢY RA TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ ĐẺ a Thai lưu hoá gỗ Là tình trạng thai bị chết vào giữa thai kỳ, dịch ối, màng thai và nhau thai co lại đồng thời chuyển thành màu sôcôla do dịch bào thai đã được hấp thu còn các bộ phận khác còn lưu giữ lại... mí mắt kết mạc và thụt vào mạch củng mạc Đục giác mạc, khởi đầu ngoại vi và tiến triển tới trung tâm, kết quả mù từng phần đến mù tổng thể Có thể thấy mủ tiền phòng Đực giác mạc thường cả 2 mắt nhưng có khi chỉ thấy một Sốt phổ biến và thường mức cao (40-41,60 C) cho đến khi gia súc hấp hối thì thân nhiệt hạ Đặc trưng lâm sàng giai đoạn đầu gồm: sự đỏ của da vú, những mảng hình vàng đan nhau... quá suy kiệt: dùng 20ml/ + Hoặc Vime-Lyte IV: 250-500ml/ bò/ ngày, 2-3 ngày, truyền mạch Thuốc hỗ trợ nên dùng xen kẽ mỗi ngày một loại d Kiểm tra sau điều trị: Kiểm tra sau trị xong 5 ngày Nếu lượng tế bào soma và mức CMT vẫn cao, phải thực hiện thêm liệu trình điều trị mới BẠI LIỆT SAU KHI ĐẺ a Nguyên nhân: Bệnh thường gặp sữa có năng suất cao, thường kèm theo các triệu chứng thần kinh,... do nhiễm trùng thí nghiệm ở với virus được làm yếu đi và không gây chết * Bệnh tích: - Các trường hợp cấp tính không thể hiện các tổn thương - Loét giống miệng núi lửa mũi, miệng, kết mạc, thực quản và đường tiêu hoá - Phổi có thể bị sung huyết, sưng, khí thủng - Thận có những vùng trắng - Sưng và đỏ nếp gấp dạ múi khế - Ruột phù nề, xuất huyết đốm - Hiện tượng “vằn hổ” ngoại vi ruột kết - Hạch... - Phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh - Chất lượng sữa thấp hơn (hình thành các hạt nhỏ hoặc cục vón) 5 Điều trị: Thực hiện theo các bước sau tùy mức độ nặng hay nhẹ: a Vắt sạch sữa: Sữa của bị viêm vú cần phải được vắt sạch để loại bỏ các chất độc, cặn bã của tế bào và các chất chuyển hoá của vi trùng trong bầu vú của Với những trường hợp nặng nên vắt sữa 5 - 6 lần /ngày Sau khi vắt sữa nhúng... giúp tiếp theo là rất cần thiết BỆNH VIÊM VÚ SỮA Viêm vú là bệnh viêm nhiễm sâu bên trong bầu vú gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ thông sữa đầu núm vú Viêm vú là bệnh trạng nặng, khá phức tạp 1 Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân chính: a Thể trạng của : - Hình dáng bầu vú: Nếu bầu vú chảy xệ xuống quá thấp sẽ dễ chạm sàn, dễ bị viêm - Tuổi: già thường dễ bị viêm vú do: + Cơ chế đóng của rãnh . trị kịp thời vật bệnh sẽ chết do kiệt sức. * Thể mãn tính: Thường thấy ở trâu bò, dê trưởng thành. Các triệu chứng cũng giống như ở thể cấp tính nhưng nhẹ hơn và tiến triển chậm. Thời gian lành. ĐẺ a. Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở bò sữa có năng suất cao, thường kèm theo các triệu chứng thần kinh, nguyên nhân chủ yếu là do hạ canxi huyết. Bệnh thường xảy ra ở gia súc sau khi đẻ từ. và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm. Ở nước ta trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò. Trâu thường

Ngày đăng: 21/04/2014, 09:57

Mục lục

  • a. Thai lưu hoá gỗ

  • Là tình trạng thai bị chết vào giữa thai kỳ, dịch ối, màng thai và nhau thai co lại đồng thời chuyển thành màu sôcôla do dịch bào thai đã được hấp thu còn các bộ phận khác còn lưu giữ lại trong tử cung một thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này như là thiếu ăn, stress nhiệt, nhiễm virút BVD, Neospora caninum, sự xoắn vặn của cuống nhau làm tắc nghẽn cung cấp dinh dưỡng. Ngoài ra, sự hiện diện của gen lặn trong cặp nhiễm sắc thể thường cũng gây nên hiện tượng này. Không có dấu hiệu động dục do cản trở sự phân tiết prostaglandin và gây nên lưu thể vàng.

  • Không có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Trường hợp này thường được nhận biết khi tiến hành khám qua trực tràng, khi mà quá ngày đẻ nhưng bò không có dấu hiệu đẻ. Trường hợp quá ngày đẻ, khi khám qua trực tràng rất dễ nhận biết vì kích thước bào thai lúc này rất nhỏ, chứa ít dịch hoặc không còn dịch ối. Bọc thai trở nên cứng. Nếu khám giữa thai kỳ, thì cảm giác chuyển động của bào thai không nhận biết được, động mạch giữa tử cung không phát triển. Kích thước bào thai nhỏ hơn so với bào thai cùng tháng tuổi.

  • Có thể sử dụng prostaglandin để gây đẻ nhân tạo bằng cách tiêm 2 ml Clotenol 2+và theo dõi diễn biến sau đó. Tuy nhiên đối với trâu bò, nếu thai trên 150 ngày tuổi thì việc sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng kết hợp 2 ml Clotenol 2+ với 0,8 – 1,5 ml OST fort hoặc Dexamethazone (30mg) thì kết quả sẽ tốt hơn. Đôi khi cần phải bơm dầu ăn hoặc nước ấm có pha xà phòng vào tử cung để làm tăng độ trơn. Thông thường sự đẻ sẽ xảy ra trong vòng 2- 4 ngày sau khi tiêm hóc môn. Trong trường hợp điều trị không có kết quả thì mổ bụng lấy thai là giải pháp cuối cùng nhưng đòi hỏi phải có bác sỹ thú y có kinh nghiệm mới làm được và chi phí hậu phẫu khá tốn kém.

  • b. Thai lưu thối rữa

  • Là hiện tương thai chết trong tử cung nhưng sự sẩy thai không xảy ra và thai tan rã trong tử cung mà không phải do tác động phân hủy của vi khuẩn, sau đó tạo thành dịch nhầy sền sệt và có cả xương thai.

  • Giai đoạn đầu, cổ tử cung đóng kín nhưng sau đó thì cổ tử cung giãn mở từ từ và vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây tác động phân huỷ hiếu khí. Bò sẽ không có dấu hiệu động dục do thể vàng vẫn còn tồn tại trên bề mặt buồng trứng. Không có dấu hiệu lâm sàng về bệnh. Khám qua âm đạo nhìn thấy lối vào cổ tử cung hé mở và có dịch bẩn đồng thời có mùi hôi. Trong nhiều trường hợp, thai chết lâu ngày sau đó cổ tử cung mở thải ra dịch của bào thai có chứa lông, móng chân hoặc những mảnh xương vỡ. Khám qua trực tràng có thể nhận thấy xương của bào thai nằm ở phần thấp của tử cung chứa thai.

  • Chỉ sự viêm nhiễm ở khe hẹp nằm dọc bên trong cổ tử cung. Nguyên nhân có thể là nhiễm trùng kế phát từ sẩy thai, đẻ khó, sót nhau, đỡ đẻ không hợp lý hoặc viêm tử cung. Cũng có thể do tổn thương từ kỹ thuật phối tinh không tốt, kỹ thuật thụt rửa tử cung không hợp lý. Phần cổ tử cung nhô ra âm đạo sung huyết và sưng, các vòng nhẫn bên trong của cổ tử cung sung huyết. Lối vào của lỗ cổ tử cung biến dạng và niêm mạc trở nên đỏ hoặc đỏ tía. Mủ chảy ra từ miệng cổ tử cung.

  • Một vài trường hợp bệnh có thể tự khỏi sau khi bò động dục. Điều trị bằng cách thụt rửa cổ tử cung bằng nước muối sinh lý hoặc lugol 0,5%. Sau đó bơm kháng sinh vào dọc theo cổ tử cung. Tiên lượng của bệnh này khá tốt nhưng nếu có viêm âm đạo hoặc tử cung thì cần phải kết hợp xử lý tốt.

  • Bệnh thường xuất hiện và lan rộng trên bề mặt tử cung và giảm tỷ lệ thụ thai do làm giảm sức sống của tinh trùng, làm giảm sự phát triển của phôi và trong trường hợp nếu phôi có làm tổ được trong tử cung thì cũng gây chết phôi hoặc sẩy thai sau đó.

  • Bệnh thường chia thành hai thể: thể nhiễm trùng do vi khuẩn, vi-rút, nấm, nguyên sinh động vật và thể không nhiễm trùng. Thể nhiễm trùng thường thấy sự hiện diện của các loại vi khuẩn như Staphylococus spp; Streptococcus spp; E. coli; Actinomyces pyogenes và Pseudomonas aerugenusa và những vi khuẩn không truyền nhiễm khác định cư ở âm hộ, âm vật, trên cơ thể gia súc và chuồng trại. Thường thấy hiện tượng bội nhiễm của nhiều loại vi khuẩn. Loại vi khuẩn truyền nhiễm là Campylobacter foetus và Brucella abortus.

  • Viêm tử cung chia thành hai thể cấp tính và mãn tính. Thể mãn tính thường được phân hành hai loại là viêm cata và viêm có mủ.

  • Chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám âm đạo. Nếu có thể thì lấy dịch làm sinh thiết tử cung. Quan sát dưới kính hiển vi những phần lắng lại lấy từ dịch cổ tử cung hay trong tử cung sau khi ly tâm và nhuộm Giemsa để đếm bạch cầu và kiểm tra vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn s

  • ẽ cho chúng ta hướng điều trị và kháng sinh cần sử dụng. Qua sinh thiết tiêu bản tử cung xem xét hình thái tổ chức mô cơ nội mạc tử cung sẽ cho chúng ta tiên lượng của bệnh. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất hiện nay thì khám lâm sàng vẫn là ưu tiên số một. Đồng thời phải kiểm tra cẩn thận những rối loạn có thể có trên buồng trứng như u nang, thể vàng tồn lưu.

  • VIÊM TỬ CUNG TÍCH DỊCH

  • Là trường hợp tích dịch trong tử cung. Dịch này có thể là nước, dịch nhầy hoặc dịch nhầy có chứa những mảnh mô đã biến chất. Rối loạn này không có liên quan đến sự nhiễm khuẩn. Việc khám phá về sinh lý tổ chức mô người ta nhận thấy có sự thoái hoá những nang trên nội mạc tử cung và thành tử cung teo lại nhưng không rõ nguyên nhân gây nên. Rối loạn này có thể đi kèm với u nang buồng trứng hoặc tồn lưu thể vàng và xuất hiện ở từng cá thể (không lây) với sự bất thường về tử cung, lối vào cổ tử cung, âm đạo với màng trinh cứng và bịt kín (bò tơ).

  • Khám qua trực tràng nhận thấy hai sừng tử cung lớn và dày lên. Thành tử cung mỏng và có hiện tượng sóng sánh ở bên trong. Nếu có cảm giác sền sệt là tích dịch và có hiện tượng “ba động” nhiều là tích nước.

  • Trong trường hợp có thể vàng thì điều trị bằng prostaglandin hoặc các dẫn xuất của nó. Nếu là u nang noãn kèm theo thì điều trị như trường hợp u nang noãn đã nêu phần trước. Nếu màng trinh bịt kín thì có thể phẫu thuật ngoại khoa nhưng đôi khi gây viêm kết dính âm đạo hoặc gây đẻ khó sau đó. Nếu chẩn đoán và điều trị tốt thì dịch trong tử cung sẽ tiêu biến trong vòng 30- 40 ngày sau đó. Nhưng trường hợp rối loạn này thường tái diễn lại và rất ít có cơ hội thành công. Vì thế, sau khi điều trị mà tái diễn thì nên loại thải.

  • VIÊM ÂM ĐẠO TRÊN BÒ

  • a. Nguyên nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan