Chích sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới

29 601 3
Chích sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chích sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  VŨ VĂN HÙNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  VŨ VĂN HÙNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Phạm Văn Dũng 2. TS. Vũ Thị Dậu Hà Nội - 2013 4 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 15 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 15 1.1.1. Nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 15 1.1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 27 1.2 Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 58 1.2.1. Chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 58 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 78 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 79 2.1. Cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản và những cơ hội, thách thức đối với tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 79 2.1.1. Quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản 79 2.1.2. Cơ hội đối với tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 81 2.2. Thực trạng tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập 89 5 Tổ chức thương mại thế giới 2.2.1. Tổng quan tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 89 2.2.2. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 95 2.3. Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 103 2.3.1. Chính sách giá cả, sản lượng nông sản 103 2.3.2. Chính sách bảo quản, chế biến nông sản 108 2.3.3. Chính sách xúc tiến thương mại nông sản 117 2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản 122 2.4. Đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 129 2.4.1. Đánh giá thông qua các tiêu chí của chính sách tiêu thụ nông sản 129 2.4.2. Đánh giá năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 138 2.4.3. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế của chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 147 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 148 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam 148 3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giớitrong nước giai đoạn 2012 – 2020 148 3.1.2. Những xu hướng mới của thị trường nông sản 150 3.1.3. Xu hướng vận động của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 154 3.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 162 3.2.1. Chính sách tiêu thụ nông sản phải vừa tuân thủ các cam kết với WTO, vừa bảo vệ được lợi ích của đất nước 162 3.2.2. Xây dựng chính sách tiêu thụ nông sản phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu của thị trường 164 6 3.2.3. Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động tiêu thụ nông sản 165 3.2.4. Tăng cường năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu trong điều kiện hội nhập WTO 166 3.2.5. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh chính sách phải đồng bộ, hài hòa với các chính sáchcác mục tiêu kinh tế xã hội khác 167 3.3. Giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 168 3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện mục tiêu của chính sách tiêu thụ nông sản 168 3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 172 3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách tiêu thụ nông sản 188 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 200 KẾT LUẬN 201 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu - Nông nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do điều kiện tự nhiên thuận lợi và chi phí nhân công thấp nhưng những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay. Sau 6 năm gia nhập WTO, nông sản Việt Nam đã có vị trí cao trên thị trường nông sản thế giới, những cam kết được thực hiện nghiêm túc, đúng với quy định của WTO. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt chính sách khiến cho việc đẩy mạnh tiêu thụ về lượng nhưng chưa đi kèm với những lợi ích thiết thực mang về cho đất nước, cho nông dân vẫn đang hiện hữu. - Dù xuất khẩu nhiều nông sản trên thị trường thế giới nhưng các chủ thể kinh tế Việt Nam chỉ tham gia vào các công đoạn mang lại ít giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Vì vậy, cần phải có những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản đi kèm với gia tăng về giá trị mang lại cho nông dân, cho các chủ thể kinh tế Việt Nam. - Gia nhập WTO, cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đều gay gắt và khốc liệt hơn. Bên cạnh sự nỗ lực nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh của nông dân và các doanh nghiệp, rất cần chính sách hợp lý từ phía Nhà nước nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO đã thật sự phù hợp chưa? Cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện và phát huy vai trò của chính sách tiêu thụ nông sản để tăng vị thế của nông dân, gia tăng giá trị mà người nông dân nhận được trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu? Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và cấp thiết về thực tiễn. Vì vậy, “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” được Nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam được nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, đề tài cấp bộ, bài đăng báo, tạp chí, bài viết hội thảo các cấp cho thấy có nhiều công trình đề cập đến chính sách tiêu thụ nông sản theo cách tiếp cận khác nhau. Về cơ bản, các công trình này đã đạt được những kết quả sau đây: Thứ nhất, chỉ rõ giá cả nông sản Việt Nam thấp, thiếu ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Các giải pháp vĩ mô của Nhà nước cũng như những nỗ lực cần thiết của người nông dân có ý nghĩa hết sức quan trọng để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, các công trình cũng đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết của thị trường trong nước và thị trường ngoài nước về giá cả, từ đó có thể chọn được thời điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản cho tối ưu hóa lợi ích. Thứ hai, giá cả nông sản có liên quan mật thiết với vấn đề sản lượng, mùa vụ, quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển công nghệ sinh học để lai tạo các giống năng suất cao, chất lượng tốt, kháng trừ sâu bệnh. Vấn đề thu mua và cất trữ nông sản, vừa đảm bảo về tính tự chủ, vừa đảm bảo có lợi về kinh tế khi mà giá thấp thì thu mua 6 dự trữ và bán ra khi giá cao cũng đã được phân tích kỹ, theo đó là các giải pháp của Nhà nước về vấn đề này cũng được các nghiên cứu chỉ rõ. Thứ ba, vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (đặc biệt là mối liên hệ giữa Nhà nông, Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học) đã được đề cập và phân tích, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp đã được các bài viết, các đề tài phản ánh rõ nét về thực trạng mối quan hệ này. Nhiều giải pháp về phía nhà nước, về phía các chủ thể trong chuỗi liên kết trên cũng được các tác giả đưa ra. Thứ tư, cần phải phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại để gia tăng giá trị cho nông sản trong chuỗi giá trị toàn cầu, khắc phục tình trạng nông sản Việt Nam chỉ tham gia vào khâu mang lại ít giá trị nhất đó là sản xuất, trong khi khâu chế biến, thương mại có giá trị gia tăng cao lại “nhường” cho quốc gia khác. Thứ năm, vấn đề xúc tiến thương mại nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam thời gian qua cũng đã được chú trọng từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô; từ trung ương đến địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra và bước đầu có những biện pháp cụ thể để chiếm lĩnh thị trường trong nước khi mà các cam kết với WTO đang dần hết biên độ cho phép theo lộ trình mở cửa (cả trong lĩnh vực nông sản). Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về chính sách tiêu thụ nông sản, một số vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ cần được tiếp tục nghiên cứu trong bối cảnh, điều kiện mới, đó là: Một là, chính sách tiêu thụ nông sản phải góp phần gia tăng giá trị nông sảnthu nhập của người nông dân trong chuỗi giá trị toàn cầu khi thực hiện các cam kết với WTO; từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, gia tăng vị thế của nông dân. Hai là, phân tích chính sách tiêu thụ nông sản dưới góc độ kinh tế chính trị, phân tích mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tái sản xuất nông sản, từ sản xuất đến phân phối, lưu thông. Chính sách đó phải coi lợi ích của nông dân là trung tâm nhưng phải hài hòa với lợi ích của các chủ thể khác như nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước. Ba là, vấn đề bảo quản, chế biến nông sản cần được tập trung phát triển nhưng phải đặc biệt lưu ý đến đặc thù của từng loại sản phẩm. Chính sách bảo quản giúp cho nông dân và doanh nghiệp tránh được tổn thất lớn trong quá trình sản xuất và chế biến cũng như có tác động tích cực đến chất lượng và giá thành. Phát triển công nghiệp chế biến giúp cho phần giá trị gia tăng mà các chủ thể kinh tế Việt Nam nhận được sẽ tăng lên; mặt khác, nó còn làm cho cơ cấu các mặt hàng nông sản đa dạng hơn, xâm nhập được những thị trường lớn, tăng khả năng cạnh tranh. Bốn là, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có tầm quan trọng đặc biệt bởi chúng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Là thành viên của WTO, Việt Nam vừa phải thực hiện các cam kết về thị trường nông sản với tổ chức này, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước. Bởi vậy, kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiêu thụ nông sản nhằm thực hiện các mục tiêu trên cần phải được học hỏi một cách nghiêm túc và phù hợp về điều kiện kinh tế - xã hội. Năm là, thị trường nông sản thế giới hiện nay có nhiều xu hướng phát triển mới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, khó khăn cho nông sản Việt Nam. 7 Vì vậy, chính sách tiêu thụ nông sản phải phù hợp với điều kiện mới – điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 6 năm. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu trong bối cảnh và điều kiện mới. Sáu là, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? cần phải được hoàn thiện như thế nào để vừa thực hiện được các cam kết với WTO, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc phân tích thực trạng chính sách tiêu thụ nông sảnViệt Nam hiện nay, đánh giá mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; Luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản nhằm gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà trung tâm là lợi ích của người nông dân trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lý thuyết về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. - Từ việc nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. - Phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản và chính sách tiêu thụ nông sản sau 6 năm gia nhập WTO; đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam thời gian qua, chỉ ra thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. - Đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của luận án. Chính sách được nghiên cứu dưới góc độ là sản phẩm chủ quan của nhà nước, phản ánh năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan của Nhà nước; đồng thời chính sách còn được nghiên cứu dưới góc độ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, thể hiện quan điểm, mục tiêu và giải pháp của nhà nước trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ nông sản: Chính sách giá cả, sản lượng nông sản; chính sách bảo quản, chế biến nông sản; chính sách xúc tiến thương mại nông sản; chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nông sản chỉ bao gồm các sản phẩm nông nghiệp theo danh mục cam kết với WTO (không bao gồm thủy sản). Đề tài tập trung nghiên cứu 5 nông sản thế mạnh của Việt Nam: Gạo, cà phê, cao su, tiêu và điều. - Thời gian: Chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam từ 2002 đến nay và tầm nhìn đến 2020. 8 - Không gian: Thị trường tiêu thụ nông sản nội địa và xuất khẩu. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để tạm gạt bỏ những nhân tố thứ yếu, không ảnh hưởng quyết định đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá một cách khách quan về thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc xem xét chính sách tiêu thụ nông sản của một số quốc gia để chỉ ra những tương đồng, khác biệt và bài học rút ra cho Việt Nam. - Phương pháp phân tích chính sách kinh tế - xã hội được sử dụng để làm rõ nội dung, ưu điểm và hạn chế của các chính sách có tác động trực tiếp đến tiêu thụ nông sản thông qua các tiêu chí đánh giá chính sách: tính hiệu lực, tính phù hợp, tính hiệu quả, tính công bằng và tính đồng bộ, hệ thống, 6. Đóng góp của luận án - Luận án nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sảnViệt Nam với tư cách là công cụ thúc đẩy sự gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; đảm bảo lợi ích của các chủ thể kinh tế ở nông thôn, trong đó lợi ích của người nông dân làm trung tâm. - Luận án tiếp cận chính sách tiêu thụ nông sản dưới góc độ kinh tế chính trị. Chính sách tiêu thụ nông sản được nghiên cứu là vấn đề mang tính liên ngành, liên quan đến cả 4 khâu của quá trình tái sản xuất (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng); và điều quan trọng hơn là phải đảm bảo được các lợi ích của các chủ thể Việt Nam trong điều kiện người chơi, sân chơi, luật chơi toàn cầu. - Làm rõ được thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước trong quá trình thực hiện cam kết với WTO; rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản trong điều kiện mới của đất nước và thế giới. - Phân tích và đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam thời gian qua, vừa phải thực hiện các cam kết với WTO, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước; từ đó chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. - Đưa ra một số gợi ý hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam nhằm gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; gia tăng thu nhập và vị thế của nông dân Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết với WTO. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới – Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế Chương 2: Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 9 CHƯƠNG 1 CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 1.1.1. Nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu - Đặc điểm của nông sản Một là, sản xuất nông sản mang tính thời vụ và tính khu vực rõ rệt; Hai là, hầu hết nông sản là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng; Ba là, quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ đối với nông sản cũng có những điểm khác biệt so với các hàng hóa khác do tính tươi sống, đảm bảo mùi vị, chế biến đa dạng, yêu cầu về dinh dưỡng, cảm quan,… - Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu Quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn góp phần tạo ra giá trị tăng thêm cho nông sản đó. Sự phân công lao động xã hội càng phức tạp, phạm vi phân công lao động xã hội càng lớn, quá trình tạo ra nông sản càng chi tiết và càng trải rộng ra không gian nhiều quốc gia (toàn cầu), sự gia tăng thêm giá trị vào nông sản càng vì thế mà nhiều công đoạn hơn. Một quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản như vậy, xét dưới góc độ kinh tế (tăng thêm giá trị), được các nhà kinh tế gọi là “chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”. Như vậy, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là một thuật ngữ để chỉ một dây chuyền sản xuất – kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế của nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau. 1.1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO - Chính sách tiêu thụ nông sản là tổng thể các công cụ và giải pháp mà Nhà nước sử dụng để tác động đến các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ nông sản nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện không gian và thời gian nhất định. Khái niệm chính sách tiêu thụ nông sản bao hàm hai nội dung cơ bản: Một là, những biện pháp nhà nước đưa ra phải đạt được mục tiêu là đáp ứng được lợi ích của các chủ thể thông qua tiêu thụ nông sản. Về số lượng, mở rộng và khẳng định vị thế của nông sản ở thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với nông sản của các nước khác… Về chất lượng, gia tăng giá trị cho nông dân, cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản của Việt Nam, bảo vệ được lợi ích của đất nước trong quá trình cạnh tranh toàn cầu. Hai là, công cụ và giải pháp của chính sách. Để thực hiện mục tiêu, Nhà nước phải sử dụng các công cụ và giải pháp nhất định, tác động trực tiếp và gián tiếp đến tiêu thụ nông sản. Khi điều kiện thị trường thay đổi, tình hình phát triển kinh tế xã hội có những biến động, Nhà nước cần căn cứ vào nguồn lực hiện có để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế. - Các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông sản [...]... Thu nhập nông nghiệp giảm đã dẫn đến thất thu thuế nông nghiệp 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 2.1 Cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản và những cơ hội, thách thức đối với tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 2.1.1 Quy định của WTO về thương mại nông sản - Mở... 2.4 Đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 2.4.1 Đánh giá thông qua các tiêu chí của chính sách tiêu thụ nông sản 2.4.1.1 Tính phù hợp của chính sách tiêu thụ nông sản Trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO, cùng với biến động của thị trường nông sản thế giớitrong nước, chính sách đưa ra chưa thực sự phù hợp và bám sát với những thay đổi... nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO Thứ hai, phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản và đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trước và sau 6 năm gia nhập WTO, chỉ ra thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế Thông qua phân tích các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông sản sau... yếu tố đầu vào tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên,… 22 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam 3.1.1 Triển vọng kinh tế thế giớitrong nước giai đoạn 2012 – 2020 - Kinh tế thế giới Theo OECD, khối lượng GDP toàn... thị trường nông sản - Chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông sản 2.1.2 Các cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản Trong lĩnh vực nông nghiệp, các cam kết của Chính phủ Việt Nam là: Bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản, hỗ trợ nông sản nội địa sẽ chỉ được duy trì tối đa 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO và mức cam kết cắt giảm bình quân đối với sản phẩm nông nghiệp... bộ, hệ thống: Chính sách tiêu thụ nông sản có mâu thuẫn với các chính sách khác đối với nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung? Mối liên hệ của chính sách tiêu thụ nông sản với các chính sách khác đến mức nào và cần phải làm như thế nào để có thể phát huy tác dụng tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra? 1.2 Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO của một số... 20 Chính sách của Nhà nước chưa thực sự đảm bảo sự đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập WTO, chính sách tiêu thụ nông sản ra thị trường thế giới càng phải quan tâm vấn đề thị trường tiêu thụ, gắn chặt sản xuất và tiêu thụ nông sản Sản xuất phải gắn chặt với thị trường Chính sách tiêu thụ nông sản còn nhiều bất hợp lý khi kết hợp với các chính sách khác trong thực tế Hỗ... suất; thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước nhằm cân đối cung cầu;… Một số chính sách Trung Quốc thực hiện nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản: Chính sách giá cả nông sản; phát triển thị trường vốn cho sản xuất và tiêu thụ nông sản; liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; tạo điều kiện mở rộng công tác xúc tiến thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu; chính sách tỷ giá… - Chính sách tiêu thụ nông sản của Thái... đang phát triển trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 3.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1/2012, hầu kết các cam kết mà phải thực hiện trong vòng khoảng 7 năm, tức là đến năm 2014 Chính vì vậy, quan điểm và giải pháp đưa ra phải nhằm: Một là, những chính sách đã thực hiện sau gia nhập... mẫu mã và quy cách của các nước nhập khẩu 3.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO - Giải pháp hoàn thiện chính sách giá cả, sản lượng nông sản Quy định giá sàn đối với thu mua nông sản Khi được mùa, giá cả nông sản thường xuyên giảm sút, ảnh hưởng đến đời sống của nông dân và quy mô sản xuất trong những năm . thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 9 CHƯƠNG 1 CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG. gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 95 2.3. Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 103 2.3.1. Chính sách giá. trị nông sản toàn cầu 15 1.1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 27 1.2 Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO

Ngày đăng: 20/04/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan