Thien Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn (qua nghiên cứu trường hợp Bà Thien Hoàng Thị Bình)

30 1K 5
Thien Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn (qua nghiên cứu trường hợp Bà Thien Hoàng Thị Bình)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thien Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn (qua nghiên cứu trường hợp Bà Thien Hoàng Thị Bình)

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUYỄN THỊ HUỆ THEN TÀY VĂN QUAN, LẠNG SƠN (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THEN HOÀNG THỊ BÌNH) Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60.31.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 2011 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Đức Thịnh Phản biện 1: PGS. TS Vương Toàn Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Yên Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ tại: P. 202, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mo – Then – Pụt – Tào – Phù Thuỷ là những hiện tượng điển hình trong đời sống tín ngưỡng của một số đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc đặc biệt là cộng đồng Tày – Nùng. Những hiện tượng này xuất hiện, tồn tại và bén rễ trong đời sống cư dân Tày – Nùng từ rất lâu và nó trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu. Then là một đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu dưới nhiều góc độ. Trước đây trong khoảng thời gian trước Cách mạng tháng Tám cho tới những năm 80 của thế kỷ XX, Then được khai thác chủ yếu khía cạnh nghệ thuật diễn xướng, từ lời ca, nhịp hát đến cây đàn tính. Các yếu tố mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo trong Then hầu như không được đề cập đến bởi trong giai đoạn này, khi mới giải phóng cả nước lo xây dựng kiến thiết đất nước, công cuộc bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan diễn ra một cách gay gắt, các sinh hoạt văn hóa Then, Tào, Lên đồng đều bị cấm đoán triệt để. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở về đây, Then được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác đặc biệt dưới góc độ văn hóa tín ngưỡng. Những nghiên cứu mới về Then đã mang lại một cái nhìn khác về hiện tượng tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa độc đáo này. Trong một đề tài nghiên cứu về “Văn hóa tín ngưỡng Tày – Nùng”, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh khẳng định Then là một tín ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo. Từ luận điểm này rất nhiều nhà nghiên cứu khác bắt đầu hướng khai thác Then góc độ tín ngưỡng, tôn giáo. Nguyễn Thị Yên trong Then Tày, đã tìm hiểu nghi lễ diễn 2 xướng Then cấp sắc Cao Bằng, Đoàn Thị Tuyến trong luận văn tốt nghiệp ngành Lịch sử đã tìm hiểu Then như một thứ Đạo trong đời sống của người Tày, Lạng Sơn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu cụ thể đời sống, những tâm tư, suy nghĩ ông/bà Then về chính nghề nghiệp mà họ đã chọn và được chọn để theo nghề. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong loại hình tín ngưỡng này, Then chính là linh hồn, là đại diện tiêu biểu nhất, do vậy chúng tôi đã chọn phương pháp tiếp cận tín ngưỡng Then Tày Văn Quan, Lạng Sơn thông qua chính cuộc đời những người làm Then. 1.2. Lâu nay trong nghiên cứu một hiện tượng văn hóa nào đó, phương pháp chủ yếu của các nhà nghiên cứu là quan sát, phỏng vấn, điều tra số liệu, ghi chép,… tất cả những gì liên quan tới nó rồi khái quát lên một vấn đề hay rút ra các kết luận về hiện tượng đó. Việc xem xét, nghiên cứu vấn đề từ một trường hợp cụ thể, khai thác tất cả thông tin, đặc tính của một con người cụ thể để họ tự nói lên tiếng nói của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm hay ý tưởng, nhân sinh quan của chính bản thân mình là một phương pháp còn chưa được phổ biến. Bằng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case studies) mà cách thức thực hiện phổ biến nhất là nghiên cứu tiểu sử bản thân (life story) của những con người tiêu biểu mang tính đại diện trong cộng đồng. Từ phương pháp này, người ta dựa trên câu chuyện về con người nào đó để ta hiểu được một hiện tượng văn hóa, một vấn đề văn hóa của một cộng đồng người hay thậm chí là cả một giai đoạn văn hóa. Bởi mỗi con người sống trong cộng đồng, họ đều 3 chịu những ảnh hưởng, tác động, chi phối từ chính xã hội mà họ sống; số phận họ gắn bó chặt chẽ và lệ thuộc vào cộng đồng anh/chị ta sinh sống. Nếu cá nhân được xem xét là một cá nhân điển hình thì những đặc trưng văn hóa của cộng đồng được biểu hiện họ càng rõ nét nên chúng ta có khái niệm “văn hóa cá nhân”. Do vậy, trong nghiên cứu Then – một hiện tượng điển hình của người Tày Lạng Sơn nói riêng và Việt Bắc nói chung, chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp này để có thể qua đó làm nổi bật những đặc trưng riêng có của vùng Then Tày Lạng Sơn từ một góc nhìn khác, góc nhìn của chính những người thực hành nghi lễ - ông/ Then. 1.3. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi luôn mang một thắc mắc Tại sao Then Tày trải qua rất nhiều biến thiên trong lịch sử vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện đại? Tại sao rất nhiều văn hóa mới du nhập mà then Tày vẫn không mất đi? Tại sao chính quyền đã có những biện pháp cấm hành nghề then, cấm tham gia lễ then trong một thời gian dài mà then không hề mai một mà vẫn luôn tồn tại trong cộng đồng cư dân Tày trên khắp mọi miền tổ quốc? Đi đến nhiều vùng đặc biệt trong quá trình khảo sát tại Văn Quan, tôi nhận ra rằng, với họ thầy Mo, thầy then là những người không thể thiếu trong cộng đồng. Dường như, nếu cuộc sống của họ không có những thầy Then sẽ trở nên rất bất ổn. Vậy những người làm Then, họ là ai? Họ là người như thế nào mới có thể trở thành then? Vị trí và vai trò của họ đối với cộng đồng và trong cộng đồng ra sao? … Từ những thắc mắc này, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về những người làm then, căn nguyên họ trở thành then và tất cả những vấn đề liên quan tới cuộc 4 sống thường nhật cũng như việc làm nghề của họ. Qua đó có thể để cộng đồng không chỉ cộng đồng Tày, Nùng mà cộng đồng các dân tộc anh em hiểu thêm về những người làm then và vai trò của họ đối với cộng đồng để có thể có một cái nhìn khách quan đối với họ, đồng thời có thể thông cảm và phá bỏ sự kỳ thị. Hiện nay, với chính sách mở cửa của nhà nước, kinh tế khu vực dân tộc thiểu số cũng ngày càng phát triển. Sau một thời gian dài chiến tranh, nay cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình phục hồi những giá trị tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng, sinh hoạt dân gian cổ truyền với ý thức tìm về nguồn cội bản sắc văn hóa. Đây là một thực tế sống động đang diễn ra mạnh mẽ trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu bắt kịp với dòng sự kiện đang diễn ra hiện nay trong đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có hoạt động nghi lễ then trong cộng đồng dân tộc Tày Lạng Sơn – một tỉnh vùng biên xa xôi. Với tất cả những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Then Tày Văn Quan, Lạng Sơn” (Qua nghiên cứu trường hợp Then Hoàng Thị Bình) làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu + Giai đoạn trước năm 1945 Thời kỳ này hầu như không có các công trình, sưu tầm, nghiên cứu về trực tiếp Then. + Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 - nay Từ 1945 đến 1990: Là giai đoạn thể hiện những bước đi đầu tiên về việc sưu tầm nghiên cứu Then. Nhưng trong giai đoạn này 5 Then chủ yếu được khai thác dưới góc độ văn học, nghệ thuật diễn xướng, hát múa… Từ sau 1990 đến nay: Việc sưu tầm nghiên cứu Then có nhiều khởi sắc với những thành tựu trong sưu tầm và giới thiệu văn bản Then. “Khảm hải” – Vượt biển của Vi Hồng, “Then Bách điểu” của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đình, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc, “Bộ Then tứ bách” của Lục Văn Pảo… và các bản sưu tầm các khúc hát Then. Nhìn chung giai đoạn này, việc sưu tầm Then tương đối phong phú song vẫn không khác trước là mấy. Hầu hết vẫn dừng lại dạng sưu tầm, dịch chứ chưa có sự lý giải nên những người không am hiểu về Then sẽ không nắm bắt được nội dung vấn đề khi đọc các tác phẩm này. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về Then bắt đầu đi vào hướng nghiên cứu các tôn giáo, nghi lễ trong Then. Điều này thể hiện rõ trong các công trình của nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa Dân gian. Năm 1998, tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ I, tác giả Nguyễn Thị Hiền với tham luận “Người diễn xướng Then: nghệ nhân hát dân ca và thầy Shaman”, là bài viết đầu tiên khẳng định rằng người diễn xướng Then, không chỉ là một nghệ nhân hát dân ca mà còn là một thầy cúng, điều mà các nhà nghiên cứu trước đây chưa làm rõ. GS.TS Ngô Đức Thịnh với bài “Then – một hình thức Shaman giáo của dân tộc Tày Việt Nam”, đã khái quát được những vấn đề cơ bản liên quan đến Then một cách có hệ thống như: Then 6 trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Tày; nguồn gốc và bản chất của Then; Tín ngưỡng Then sự sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa. Năm 1997, tác giả Nguyễn Thị Yên, đã hoàn thành công trình nghiên cứu “Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng”, là một hình thức lễ hội Shaman của người Tày, có nhiều điểm tương đồng với Then. Tiếp đó, năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Yên đã hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp viện “Then cấp sắc của người Tày qua khảo sát tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”. Từ những nghiên cứu này tác giả Nguyễn Thị Yên đã cho xuất bản những công trình có giá trị về Then cũng như các công trình nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Tày – Nùng. Đó là, “Lễ Hội Nàng Hai của người Tày, Cao Bằng” (2003), “Then Tày” (2006), “Lễ cấp sắc Pụt, Nùng” (2006), “Văn hóa Tín ngưỡng Tày, Nùng” (2008). Qua tác phẩm này tác giả cũng đã bước đầu so sánh nghi lễ Then của người Tày với nghi lễ lên đồng của người Kinh đặt dưới hệ quy chiếu là hình thái Shaman giáo. Ngoài ra, cũng có khá nhiều các khóa luận tốt nghiệp Đại học, các luận văn, luận án nghiên cứu về Then. Có thể thấy trong hơn nửa thế kỷ phát triển, các công trình Then đã có những bước phát triển vượt bậc về hình thức cũng như về chất lượng. Các công trinh nghiên cứu Then trong giai đoạn hiện nay đã chú ý nhiều đến khai thác các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, lý giải các hiện tượng thần bí trong các nghi lễ. Năm 1999, Đoàn Thi Tuyến với luận văn tốt nghiệp đại học khoa Lịch Sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội “Đạo 7 Then trong đời sống tâm linh của người Tày – Nùng” và bài “Căn nguyên trở thành Then trong xã hội Tày, Nùng, Văn Quan, Lạng Sơn”, đã có những đóng góp mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và thế giới tâm linh của người làm Then. Song tác giả lại khảo sát trên đối tượng rộng là cả hai dân tộc Tày, Nùng. Như vậy, nghiên cứu Then như một loại hình tôn giáo, tín ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo vẫn là một hướng đi lớn trong nghiên cứu Then đương đại. Trong luận văn này chúng tôi hướng tới đối tượng nghiên cứu là những người làm Then để qua đó thấy rõ hơn những đặc trưng, giá trị và xu hướng biến đổi của Then Văn Quan, Lạng Sơn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích đầu tiên luận văn muốn hướng tới là mang lại một cái nhìn khách quan về sinh hoạt tín ngưỡng Then Tày và đời sống của những ông/bà Then. Đồng thời cắt nghĩa về căn nguyên cho việc trở thành Then trong xã hội Tày, Lạng Sơn. - Mục đích thứ hai đó là thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp – tiểu sử bản thân một nhân vật tiêu biểu, chúng tôi muốn rút ra một vài kết luận để người đọc có thể hiểu hơn về vùng Then Tày Văn Quan, Lạng Sơn. - Mục đích lâu dài luận văn muốn hướng tới là nghiên cứu toàn bộ vùng Then Tày Lạng Sơn trong tương quan so sánh với các vùng then khác như Cao Bằng, Bắc Kạn và Then Tày tại những vùng kinh tế mới. Đồng thời, chúng tôi muốn đặt Then Tày trong hệ thống các loại hình tín ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo của Việt Nam để 8 tiến hành so sánh, rút ra những đặc trưng riêng có của loại hình sinh hoạt tín ngưỡng này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính là Then Hoàng Thị Bình và một số Then khác huyện Văn Quan - Phạm vi nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn xã Đại An, thị trấn Văn Quan và một số xã khác trong huyện Văn Quan. 5. Lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu - Lý thuyết tiếp cận hệ thống - Lý thuyết không gian văn hóa - Lý thuyết nhân loại học tôn giáo - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp điền dã - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chƣơng 01: Tổng quan về vùng Then Tày Văn Quan, Lạng Sơn - Chƣơng 02: Thế giới đời sống của Then trong xã hội Tày Văn Quan (Qua nghiên cứu trường hợp Then Hoàng Thị Bình) Chƣơng 03: Giá trị và sức sống của Then trong xã hội Tày, Văn Quan, Lạng Sơn hiện nay [...]... DUNG Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG THEN TÀY VĂN QUAN, LẠNG SƠN 1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 1.1.1 Khái lược về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 1.1.2 Lịch sử huyện Văn Quan 1.1.3 Khái quát đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Tày Văn Quan 1.2 Một số vấn đề cơ sở lý luận 1.2.1 Khái niệm tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng của người Tày Khái niệm tín ngưỡng Cơ sở của mọi tôn giáo hay tín ngưỡng đều... Then 14 Chƣơng 2: THẾ GIỚI ĐỜI SỐNG CỦA THEN TRONG XÃ HỘI TÀY VĂN QUAN, LẠNG SƠN (QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP THEN HOÀNG THỊ BÌNH) 2.1 Quá trình trở thành Then của Ngƣời đƣợc chọn 2.1.1 Tiểu sử đời sống của Người được chọn - Gia đình xuất thân - Học vấn nghề nghiệp - Lứa tuổi giới tính 2.1.2 Những tác động của yếu tố tâm sinh lý tới quá trình trở thành Then a, Quan niệm về căn số: Căn Then (mỉng bang)... dân bản rất yêu mến và kính trọng Then, bởi Then là người nhà trời phái xuống để cứu nhân độ thế cho dân 2.3.3 Một số kiêng kỵ trong cuộc sống thường ngày của Then 2.3.4 Thu nhập của Then Tiểu kết chương 2 23 Chƣơng 3: GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG CỦA THEN TRONG XÃ HỘI TÀY VĂN QUAN, LẠNG SƠN HIỆN NAY 3.1 Gía trị của Then trong đời sống cộng đồng Tày, Văn Quan, Lạng Sơn 3.1.1 Giá trị nghệ thuật của Then - Then... thể loại văn hóa dân gian Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ông cho rằng: Vùng văn hóa là 10 một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, cư dân sinh sống đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ta những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua... khắc họa lên hình ảnh đầy đủ về một người làm Then, đồng thời một số đặc điểm của vùng Then Tày Văn Quan cũng hiện lên dưới góc nhìn của một nhân vật tiêu biểu – Then người Tày 3 Luận văn cũng hướng tới phân tích giá trị của Then và những người làm Then trong xã hội Tày, Văn Quan nói riêng và người Tày Lạng Sơn nói chung Dù đã có thời kỳ, Then bị cấm đóan, những người làm Then phải sinh hoạt bí mật,... tín ngưỡng chữa bệnh, cầu may, trừ tà, sự giao tiếp của các ông /bà Then với thần linh cũng là một hiện tượng tích hợp nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng Do vậy, Then là một hiện tượng tín ngưỡng không thể thiếu trong cộng đồng Tày Và trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm những đặc trưng riêng biệt mang tính trội của vùng Then Tày Lạng Sơn trong toàn thể vùng Then Việt Bắc 11 1.2.3 Khái niệm Shaman... thái văn hóa dựa trên quan niệm về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên đối lập và quan hệ chặt chẽ với thể giới trần tục qua các hình thức thông quan của con người với thần linh Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào cái thiêng Khái niệm văn hóa tín ngưỡng của người Tày Theo nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Yên trong cuốn Tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng cho rằng: Văn hóa tín ngưỡng dân gian Tày. .. căn số (chủ yếu xuất phát từ khía cạnh tâm sinh lý) của đồng bào và chính những người được chọn; yếu tố thứ hai xuất phát từ những dồn nén xã hội buộc họ phải trở thành Then Yếu tố thứ nhất được chúng tôi phân tích cụ thể và đưa những dẫn chứng từ chính cuộc đời và suy nghĩ của Then Hoàng Thị Bình (đối tượng nghiên cứu chính của luận văn) , quan niệm về căn Then, vốn Then và căn bệnh phi nhả - bệnh... kiện để tiếp xúc nhiều với các đối tượng làm Then các địa bàn khác nhau nên cũng chưa thể có câu trả lời chính xác để phân tích về yếu tố xã hội và những tác động tới việc trở thành Then Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này cụ thể hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo 2 Cũng qua nghiên cứu đời sống của Then Bình và các Then khác 27 trong vùng, luận văn đã khắc họa một cách tương đối trọn vẹn về... một nét văn hóa tâm linh của cộng đồng Tày, Nùng Khái niệm về Then hiện nay cũng chưa thực sự là một khái niệm thống nhất mà thiên theo từng hướng nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu có một quan niệm riêng 13 Theo đa số thì thuật ngữ Then bắt nguồn từ âm Hán – Việt: Thiên (天) , tức Then được biến âm từ Thiên có nghĩa là trời, mường Then chính là mường Trời/ Thiên đình Bởi theo quan niệm của người Tày, thế . chọn đề tài “Then Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn (Qua nghiên cứu trường hợp bà Then Hoàng Thị Bình) làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu + Giai đoạn. NGUYỄN THỊ HUỆ THEN TÀY Ở VĂN QUAN, LẠNG SƠN (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÀ THEN HOÀNG THỊ BÌNH) Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60.31.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ. sống của Then trong xã hội Tày Văn Quan (Qua nghiên cứu trường hợp bà Then Hoàng Thị Bình) Chƣơng 03: Giá trị và sức sống của Then trong xã hội Tày, Văn Quan, Lạng Sơn hiện nay 9 NỘI

Ngày đăng: 20/04/2014, 17:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan