RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 CÁCH VIẾT MẠCH LẠC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

93 1.6K 2
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP  10 CÁCH VIẾT MẠCH LẠC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN      LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt, vì vậy giờ học làm văn được xem như giờ học thực hành tổng hợp những kiến thức Văn học và Tiếng Việt của học sinh “Trong số các môn học của chương trình giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông tập làm văn là một môn học mang tính chất tổng hợp rất rõ rệt. Trước hết, để viết được một bài văn hoàn chỉnh (dù ở thể loại miêu tả, kể chuyện hay ở thể loại nghị luận văn học, nghị luận chính trị - xã hội …), học sinh bao giờ cũng phải cùng một lúc huy động những kiến thức đã được trang bị của mình về ngôn ngữ (bao gồm tất cả các năng lực sử dụng các đơn vị ngôn ngữ và các quan hệ ngữ pháp), về tư duy (bao gồm tất cả các khả năng: phân tích, tổng hợp, khái quát, phán đoán, suy luận…) và về cả quan điểm, lập trường của các quá trình nhận thức và đánh giá”. Làm văn THPT thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như : Văn biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận. Trong đó văn nghị luận có tầm quan trọng đặc biệt, được ưu tiên hơn cả, được coi là một trong những tri thức then chốt nhất. Để làm được một bài nghị luận có chất lượng cao, học sinh cần phải: -Biết xác định đúng yêu cầu của đề. -Biết tìm ý và sắp xếp thành một dàn bài cụ thể. -Biết diễn đạt ý thành một bài văn hoàn chỉnh, mạch lạc. Cả ba yếu tố trên rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh. Từ thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng, điều khiến giáo viên quan tâm nhất vẫnrèn luyện cho học sinh viết mạch lạc văn nghị luận. Để viết được bài văn nghị luận mạch lạc, người viết phải suy nghĩ, phải tìm ra được các ý, sắp xếp một cách hợp lý, diễn đạt sao cho lôgic vấn đề cần nghị luận. Xét về phương diện lý thuyết, vấn đề quan trọng trên đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, lý thuyết môn làm văn nói chung, cũng như lý thuyết về kỹ năng viết mạch lạc văn nghị luận nói riêng còn nhiều lúng túng, chưa được giải quyết một cách toàn diện, có rất nhiều tài liệu đề cập tới kỹ năng làm văn nghị luận, nhưng phần lớn đề cập một cách chung chung, ít có tài liệu viết riêng cho cách viết mạch lạc bài văn nghị luận. Với luận văn này, người viết mong muốn được góp phần nhìn nhận lại, đề xuất và bổ sung để có một cái nhìn hoàn chỉnh kỹ năng viết mạch lạc văn nghị luận cho học sinh. 1.2. Trong việc hình thành, rèn kỹ năng cho học sinh, nếu chỉ dừng lại nhận thức lý thuyết thì hoàn toàn chưa đủ, điều quan trọng phải biến những tri thức, khái niệm thành những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần phải xác định phương pháp phù hợp với hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Về phương diện này, vẫn còn một khoảng trống lớn dành cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề viết mạch lạc văn nghị luận. Một vấn đề rất quan trọng và cũng rất khó đối với giáo viên và học sinh, đó là kỹ năng viết mạch lạc văn nghị luận trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp. Qua thực tế giảng dạy và thực nghiệm điều tra ở một số lớp, bằng những số liệu khảo sát được, chúng tôi thấy một trong những khó khăn, lúng túng nhất của học sinh khi viết bài văn nghị luận là làm thế nào để viết mạch lạc, đúng chủ đề, đúng chủ đề. Thực tế, đa số bài làm của học sinh thường không mạch lạc, không lô gic, nghĩ sao viết vậy, học sinh chưa có nhận thức trong quá trình bài làm phải viết mạch lạc. Về phía giáo viên một số giáo viên an phận, bằng lòng với cách dạy của mình, không sáng tạo, có những tiết dạy vẫn theo phương pháp cũ ( thầy giữ vai trò chủ đạo, trò thụ động tiếp nhận), thậm chí họ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng phần làm văn, chưa rõ làm văn là môn có tính chất thực hành tổng hợp nên chủ yếu chỉ dạy lý thuyết cho 2 xong bài, ngại dạy nhất là những tiết rèn luyện kỹ năng. Nguyên nhân là giáo viên chưa xây dựng được phương pháp rèn luyện kỹ năng viết mạch lạc cho học sinh. 1.3. Một điều không thể phủ nhận rằng: Nếu hướng dẫn học sinh viết mạch lạc văn nghị luận, sẽ có rất nhiều tác dụng. Cụ thể là học sinh vừa có kỹ năng làm bài văn nghị luận vừa nhạy bén những vấn đề không chỉ trong văn học mà còn những vấn đề xã hội, có thái độ và cách hành xử đúng theo chuẩn mực của đạo đức xã hội. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện cho học sinh lớp 10 cách viết mạch lạc bài văn nghị luận”, nhằm góp phần nâng cao kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh, đáp ứng những yêu cầu mới của giáo dục hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lí thuyết làm văn Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551- 479 TCN). Ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước, trong đời sống văn hoá xã hội. Có thể kể từ Chiếu dời đô (1010) của Lý Công Uẩn, Hịch tướng (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo(1428) của Nguyễn Trãi; từ bài tựa sách Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thì Nhậm, đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885). Đặc biệt thế kỷ XX, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi các nhà chính luận, văn luận xuất sắc với những áng nghị luận bất hủ, mà tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn Độc lập, cùng với biết bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này như Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam, Xuân Diệu với Nhà thơ cổ điển Việt Nam. 3 Nói về lí thuyết làm văn có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về cách làm văn, trong số những cuốn sách đó: Cuốn “Dạy văn, học văn” - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2001- Đặng Hiển, tác giả cuốn sách chỉ ra công đoạn vận dụng kiến thức trong bài làm văn là rất quan trọng để có thể viết được một bài văn tốt. “Bí quyết giỏi văn” - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003 - Vũ Ngọc Khánh. Trong cuốn sách tác giả đã đề cập đến những điều cần thiết để làm văn cho hay. Ở chương IV nói về chín điều tâm niệm trong cách viết văn, có những điều như sau: - Tạo hứng thú và duy trì hứng thú - Làm giàu vốn ngôn ngữ - Học thuộc lòng là một biện pháp để giỏi văn hiệu nghiệm - Chăm đọc sách -Nghệ thuật bắt chước để giỏi văn - Ba yêu cầu để giỏi văn: quan sát tinh tế - tưởng tượng dồi dào - nghị luận chắc chắn - Bài học ngoài đời - Phấn đấu có cái riêng của mình - Công phu gọt giũa. Cuốn “Tập làm văn 10” – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 – Thái Quang Vinh, Thái Bảo Mi. Nội dung cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1 tác giả đã đưa ra những bài văn như văn tự sự, văn biểu cảm, văn thuyết minh. Phần 2 đề cập đến văn nghị luận, cụ thể là đưa ra đề bài, lập dàn bài, kèm theo đó là bài văn tham khảo. “Đề bài ôn luyện Ngữ văn lớp 11”- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 – Lê Thanh Thông, Nguyễn Thị Lệ Thu, Lê Thanh Duy. Nội dung cuốn sách gồm có hai phần: Phần trắc nghiệm và 4 phần tự luận, phần tự luận tập trung vào nghị luận văn học lớp 11. Sau phần đề bài là phần trả lời. “Ôn luyện kiến thức và bài tập rèn luyện kỹ năng Ngữ văn 11” – Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008 – Lê Thị Diệu Hoa. Nội dung cuốn sách bám sát chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11, tác giả cung cấp những kiến thức cơ bản, gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, sau đó là bài tập rèn kỹ năng, phần bài tập bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận. “Những bài làm văn tiêu biểu lớp 11” – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009 – Nguyễn Xuân Lạc. Phần 1, tác giả đề cập đến văn nghị luận, cung cấp các thao tác lập luận cơ bản như thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận bác bỏ. Phần 2, tác giả cung cấp những bài làm văn tham khảo về nghị luận xã hội và nghị luận văn học. “Rèn kỹ năng làm vănbài văn mẫu lớp 10 tập 1” – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010- Lê Anh Xuân (chủ biên),Vũ Thị Dung, Đỗ Lê Hoàn, Bùi Thùy Linh, Ngô Thị Thanh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Chương 1, tác giả đã cung cấp những lý thuyết cơ bản hướng dẫn làm văn, chẳng hạn như các kiểu làm văn biểu cảm, văn tự sự, văn thuyết minh, văn nghị luận. Đến chương 2, tác giả cung cấp những bài văn mẫu với những đề bài gần gũi với học sinh lớp 10. Trên đây chúng tôi đã trình bày những nghiên cứu cách làm văn nói chung và kiểu bài nghị luận nói riêng. Nhìn chung các tác giả khi viết về cách thức làm bài văn nghị luận đều đề cập đến các thao tác trong bài làm văn, đề cập đến vận dụng kiến thức văn học và kiến thức xã hội vào bài làm như là một đòi hỏi bắt buộc, có tính nguyên tắc. Nhưng làm thế nào để học sinh viết mạch lạc bài văn nghị luận thì chưa đề cập đến. 5 2.2. Lí thuyết mạch lạc Mạch lạc trong văn bản đã được nhắc đến từ lâu, nhiều người có thể nhận ra một văn bản có mạch lạc hay không mạch lạc, đôi khi ít mạch lạc, nhưng không chỉ ra được mạch lạc là gì? Như vậy, mạch lạc trong văn bản là một hiện tượng có thực nhưng không rõ ràng. Cuốn “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” của tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa về mạch lạc như sau: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu”. Từ định nghĩa đó ta cần chú ý những yêu cầu sau: Dùng “sự nối kết” nhằm tránh tên gọi có tính chất thuật ngữ là “liên kết”. Liên kết chính là đối tượng nghiên cứu có tính chất riêng biệt của ngôn ngữ học văn bản. “Có tính chất hợp lí” là có tính chất lôgic hiểu rộng, không chỉ liên quan đến lôgic học một cách chặt chẽ, đó là tính chất đúng/sai nói chung, kể cả xét theo tập tục, theo thói quen và những kiểu quan hệ như thời gian, không gian. “Nghĩa” trong “về mặt nghĩa” được hiểu khá rộng, đó có thể là nghĩa chỉ “sự việc” mà cũng có thể là sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong văn bản hay quan hệ của người nói đối với người nghe. “Mặt chức năng” được hiểu là chức năng của lời nói khi sử dụng để thực hiện các hành động nói, như chào, xin lỗi, cảm ơn, hỏi, sai khiến, hứa hẹn bộc lộ cảm xúc. “Những sự kiện nối kết với nhau “ được hiểu là sự quan hệ của các việc, phân biệt với sự “liên kết câu với câu”, vì sự liên kết câu với câu chưa chắc đã tạo nên được những sự kiện nối kết với nhau. Như vậy, trong định nghĩa về mạch lạc đã có phần nêu đặc trưng vốn có của mạch lạc về mặt nghĩa, về mặt chức năng của nó đối với việc hình 6 thành văn bản và sử dụng văn bản, đồng thời cũng có sự phân biệt mạch lạc với liên kết. Mạch lạc và liên kết là hai phương diện khác nhau. Mạch lạc là “sợi dây nối” nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, kể cả bên trong một câu, nối từ ngữ trong văn bản với tình huống hữu quan, và gắn văn bản với cách dùng văn bản. Liên kết là một bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ với chức năng nối nghĩa của câu với câu trong văn bản. Liên kết có thể có mặt trong một văn bản mà cũng có thể có mặt trong một phi văn bản. Nói cách khác, liên kết chỉ góp phần tạo ra mạch lạc trong một văn bản vốn chứa mạch lạc, còn trong một chuỗi câu không chứa mạch lạc thì liên kết vẫn không làm cho chuỗi câu đó thành một văn bản được. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu việc rèn luyện cho học sinh lớp 10 cách viết mạch lạc bài văn nghị luận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Văn nghị luận lớp 10. - Tìm hiểu cách viết mạch lạc bài văn nghị luận lớp 10. - So sánh, đối chiếu với một số bài làm văn không mạch lạc. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn, người viết đã sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp phân tích: Phân tích nguyên nhân và kết quả thực nghiệm điều tra và thực nghiệm dạy học. -Phương pháp khảo sát, tổng hợp: Được dùng để khảo sát và đánh giá kết quả điều tra từ đó tìm ra nguyên nhân của sự yếu kém trong việc vận dụng kiến thức vào làm văn nghị luận của học sinh. 7 - hương pháp phân loại, thống kê: Nhằm thống kê, phân loại kết quả điều tra tình hình vận dụng những kiến thức để viết mạch lạc của học sinh cách chấm bài của giáo viên đề cập đến kỹ năng viết mạch lạc. - hương pháp so sánh văn học: So sánh kết quả làm văn giữa các lớp, các khối. Để thấy được tình hình làm văn của học sinh có tiến bộ hay không. - hương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được áp dụng trong thực nghiệm dạy học, cho học sinh làm bài tập, chứng minh tính hiệu quả của hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất sau khi khảo sát và nắm được tình hình học văn và những yếu kém của học sinh khi viết văn nghị luận. 5. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết làm văn. - Nêu cách hiểu về mạch lạc của bản thân. - Đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết mạch lạc bài văn nghị luận. 6. Cấu trúc luận văn A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện cách viết mạch lạc bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 Chương 2: Rèn luyện cho học sinh viết mạch lạc bài văn nghị luận Chương 3: Thực nghiệm sư phạm C. Phần kết luận 8 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN CÁCH VIẾT MẠCH LẠC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Văn nghị luận - Quan niệm về văn nghị luận Theo các tài liệu nghiên cứu, văn nghị luận được chia làm hai loại: Nghị luận văn họcnghị luận xã hội. Trước đây, người ta phân loại các kiểu bài dựa vào thao tác lập luận. Cụ thể là: Nghị luận văn học bao gồm: Chứng minh một ý kiến văn học, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình, bình giảng văn học, bình luận văn học. Nghị luận xã hội bao gồm: Giải thích, chứng minh một câu tục ngữ, bình luận một vấn đề xã hội. Căn cứ vào thao tác lập luận để phân loại như thế chưa đảm bảo tính thống nhất khoa học, vì không có bài văn nghị luận nào chỉ sử dụng một thao tác nghị luận để triển khai vấn đề. Sách giáo khoa Ngữ văn mới đang lưu hành hiện nay, có quan niệm khác. Không căn cứ vào thao tác nghị luận để phân loại các kiểu bài mà căn cứ vào đối tượng nghị luận. Cụ thể như sau: Nghị luận văn học bao gồm: +Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ +Nghị luận về một ý kiến, bàn về văn học +Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi Nghị luận xã hội bao gồm +Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí +Nghị luận về một hiện tượng đời sống 9 +Nghị luận về một vấn đề xã hội trong các tác phẩm văn học - Vị trí của văn nghị luận trong nhà trường THPT Văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng, điều này thể hiện ở sự phân phối chương trình: số giờ học và thực hành kiểu bài nghị luận nhiều hơn so với các giờ làm văn kiểu loại khác, bài văn nghị luận luôn xuất hiện trong các bài kiểm tra và các kì thi: thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh trung cấp, cao đẳng, đại học thì 100% có bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận (nghị luận văn họcnghị luận xã hội) sẽ là cơ sở để đánh giá năng lực của học sinh trong nhà trường cũng như trình độ của học sinh qua các kì tuyển sinh, bài văn nghị luận sẽ bồi dưỡng, phát triển cho học sinh năng lực khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học cũng như hình thành cho học sinh năng lực biết đánh giá đúng đắn, chính xác các hiện tượng xã hội. Muốn biết được mức độ hiểu, khả năng tiếp nhận của học sinh về các tác phẩm văn học và các hiện tượng của xã hội thì chỉ có một con đường đó là qua các bài kiểm tra về văn nghị luận. Vì vậy văn nghị luận rất quan trọng trong nhà trường, được xem như là một dạng văn quan trọng nhất, cơ bản nhất trong nhà trường THPT hoàn toàn xứng đáng, tương xứng với vai trò của nó trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. 1.1.2. Mạch lạc Mạch lạc là một vấn đề mới mẻ, được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu mấy chục năm gần đây. Tính hấp dẫn của vấn đề này không chỉ ở giá trị của bản thân khái niệm mà còn ở chỗ xác định mạch lạc của một số thể loại văn bản, mạch lạc không chỉ được nghiên cứu trong văn học, trong ngôn ngữ học mà cả trong tâm lí học. Trên thực tế đã tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “mạch lạc”. Có nhà nghiên cứu cho rằng, mạch lạc là “đặc tính bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết”; hoặc mạch lạc là “sự nối kết có tính chất 10 [...]... Tóm tắt văn bản thuyết minh Lập dàn ý bài văn nghị luận Lập luận trong văn nghị luận Các thao tác nghị luận Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Như vậy, ở lớp 10 học sinh được học khái quát về văn nghị luận cách làm bài văn nghị luận với những thao tác chung nhất, cơ bản nhất như: Lập dàn ý bài văn nghị luận, các thao tác nghị luận, luyện tập viết đoạn văn nghị luận, nhằm cung cấp cho học sinh một... tiết bài học Phát biểu thảo luận, còn lại là bài học về văn nghị luận lớp 10 học sinh được học khái quát về văn nghị luận (Nghị luận văn học & Nghị luận xã hội ) và cách làm bài văn nghị luận với những thao tác chung nhất, cơ bản nhất như: Tìm hiểu đề, lập dàn bài, xây dựng đoạn… Bên cạnh đó còn có 3 tiết học Tóm tắt văn bản nghị luận nhằm cung cấp cho học sinh một số kĩ năng tóm tắt các văn bản nghị. .. với học sinh, đồng thời tạo ra sự hứng thú cho người học Học sinh lớp 10 viết bài văn nghị luận cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức Do vậy, hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết mạch lạc cũng hướng tới yêu cầu phải vừa sức với học sinh Bài tập trong giờ học lý thuyết làm văn sẽ khác bài tập giờ luyện tập, bài tập ở nhà khác với bài kiểm tra trên lớp - Bài tập đảm bảo tính thống nhất Viết mạch lạc bài. .. người học Hệ thống bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc hình thành kỹ năng viết mạch lạc bài văn nghị luận 2.2 Hệ thống bài tập 30 Trên cơ sở vận dụng những nguyên tắc trên, để xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng viết mạch lạc văn nghị luận cho học sinh lớp 10, chúng tôi hệ thống hóa các nhóm bài tập bằng một Graph như sau: 31 Hệ thống bài tập rèn cách viết mạch lạc Rèn kỹ năng viết mạch lạc. .. định hướng luận đề, luận điểm, luận cứ nhưng khi yêu cầu trả lời những câu hỏi ở sách giáo khoa thì học sinh không biết trả lời Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Chỉ có một số ít là luyện viết, hầu như học sinh không rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn Nhìn chung, học sinh chưa thấy được vai trò, tác dụng của học văn nghị luận lớp 10 Vì vậy những tri thức và kĩ năng làm văn nghị luận chưa được học sinh chú... đề tài Rèn kỹ năng viết mạch lạc chủ đề Rèn kỹ năng viết mạch lạc Lôgic Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài Bài tập tập tập tập tập tập tập tập tập tập tập tập nhận sắp sửa tạo nhận sắp sửa tạo nhận sắp sửa tạo diện xếp chữa lập diện xếp chữa lập diện xếp chữa lập 2.2.1 Rèn kỹ năng viết mạch lạc đề tài - Bài tập nhận diện mạch lạc đề tài Bài tập nhận diện mạch lạc đề tài Đây là dạng bài tập... suốt văn bản 1.1.3 Mạch lạc trong văn nghị luận Mạch lạc là bản chất của văn bản, của bất kì loại văn bản nào Các thể loại văn nói chung, nghị luận nói riêng đều cần có tính mạch lạc Ở đâu có hoạt động sản sinh văn bản, ở đó đòi hỏi sự có mặt của nó Vì vậy, dạy học sinh viết văn nghị luận phải quan tâm tới yếu tố mạch lạc Thông thường, trước khi viết một bài văn nghị luận, người viết phải hình dung... trong dạy học mà phải vận dụng sức mạnh tổng hợp hình thức khác nhau Rèn luyện cho học sinh viết mạch lạc văn nghị luận là một trong những hình thức cơ bản Chúng tôi xin nêu ra một số nguyên tắc dựa vào đó để xây dựng một hệ thống bài tập rèn luyện cho học sinh viết mạch lạc văn nghị luận -Bài tập phải đảm bảo từ dễ đến khó Do đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức học sinh THPT nói chung và lớp 10 nói... thức biểu đạt đã được học ở THCS: Văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính - công vụ, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận 1.2.4 Việc dạy và học văn nghị luận lớp 10 Muốn xem xét, đánh giá một cách toàn diện việc dạy và học làm văn trong nhà trường nói chung và văn nghị luận lớp 10 nói riêng, chúng ta phải chú trọng đến hai yếu tố: Giáo viên và học sinh Hai nhân tố này... lí thuyết về kỹ năng viết mạch lạc văn nghị luận, thống nhất giữa lý thuyết làm văn nói chung và lý thuyết kỹ năng mạch lạc nói riêng, thống nhất giữa kỹ năng viết mạch lạc với kỹ năng làm văn khác -Bài tập phải toàn diện và đa dạng Để hình thành và rèn luyện kỹ năng viết mạch lạc cho học sinh, cần có một hệ thống bài tập sao cho toàn diện, đầy đủ Điều này có nghĩa là, sau một năm học, các em tiếp xúc . tượng nghị luận. Cụ thể như sau: Nghị luận văn học bao gồm: +Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ +Nghị luận về một ý kiến, bàn về văn học +Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi Nghị luận xã. Phát biểu thảo luận, còn lại là bài học về văn nghị luận. Ở lớp 10 học sinh được học khái quát về văn nghị luận (Nghị luận văn học & Nghị luận xã hội ) và cách làm bài văn nghị luận với những. LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Văn nghị luận - Quan niệm về văn nghị luận Theo các tài liệu nghiên cứu, văn nghị luận được chia làm hai loại: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trước đây, người ta

Ngày đăng: 19/04/2014, 18:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan