THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ DƯƠNG KIỀU MINH - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

106 1.3K 13
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ  DƯƠNG KIỀU MINH - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Không riêng gì thơ, văn chương nói chung dường như ngày càng có chiều hướng san sẻ độc giả Trong số các thể loại, thơ phải chịu thua thiệt hơn nhiều Đó là một thực trạng mà ai cũng dễ nhìn thấy Vì thế, nhiều người không khỏi bi quan về sự tồn tại của thi ca khi mà tâm hồn con người dần xơ cứng trước bão táp công nghệ, khoa học Nhưng suy cho cùng, như Nguyễn Quang Thiều nói: “ có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới” Thơ ca đã, đang và sẽ tồn tại cùng đời sống tinh thần con người, nếu không là mối quan tâm thường trực thì cũng là ẩn khuất đâu đó, chan hòa dưới hình thức này hay hình thức khác, để hát ru, nâng đỡ tâm hồn, nuôi dưỡng khát vọng hay để phóng thoát… 1.2 Dành mối quan tâm cho thơ, chúng tôi gặp nhà thơ Dương Kiều Minh trong một trạng huống thật đặc biệt: ông đang ở rất gần thế giới bên kia vì mắc bệnh hiểm nghèo Điều đó đáng lý không quan trọng gì đối với việc tìm hiểu sự nghiệp thơ của tác giả Sáng tác thơ mới là mối quan tâm chính yếu Nhưng không hiểu có phải điều đó đã thôi thúc hay không mà chúng tôi gấp gáp tìm đến thơ ông Biết tên ông từ lâu nhưng thơ vẫn còn là bí ẩn Lần đầu tiếp cảm với thi phẩm, thơ Dương Kiều Minh đã mang lại sức hấp dẫn riêng biệt Sức hấp dẫn bởi một sự ám ảnh kỳ lạ: Cái tên Dương Kiều Minh cùng thơ ông cứ vang lên trong tâm tưởng, đặc biệt là những vần thơ đầy cuốn hút bằng vẻ mộc mạc mà đằm sâu của nó 1.3 Tìm hiểu Dương Kiều Minh mới thấy: Suốt cuộc đời sáng tạo, thi nhân đã chọn cho mình một góc riêng lặng lẽ Cách mà Dương Kiều Minh chia sẻ những đứa con tinh thần của mình cũng lặng lẽ Thơ ông đương thời ít gây tranh luận, không nhiều người biết và vả chăng, văn chương nghệ thuật đích thực từ xưa đến nay đều cần đến sự sàng lọc của thời gian Có lẽ vậy mà cho đến giờ chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về thơ 1 Dương Kiều Minh Cũng đáng kể một số bài lẻ tẻ của các nhà nghiên cứu, đồng nghiệp, bạn bè viết về người và thơ nhưng gương mặt thơ Dương Kiều Minh chưa định hình Trong hoàn cảnh đó, luận văn này chọn hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp – đang là hướng nghiên cứu khả quan trong nhiều hướng có thể chọn lựa, để có thể có một cái nhìn tổng quát về sự nghiệp thơ ca của thi sĩ đầy tài năng và bản lĩnh này 2 Lịch sử vấn đề Gõ tên Dương Kiều Minh trên Google, ngoài các trang báo mạng có đăng thơ, tùy đàm văn chương của ông thì chỉ từ sau cái chết của thi sỹ, vào tháng 03 năm 2012 mới có vài bài nói tới thơ hay phác thảo đôi nét chân dung tác giả (Có thể còn nhiều bài nghiên cứu khác nữa song vì lí do nào đấy hay vì điều kiện nên chưa được công bố rộng rãi chúng tôi chưa thể sưu tầm được) Có thêm một tập kỷ yếu sau buổi tọa đàm: Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thi ca đương đại của khoa viết văn – báo chí – Đại học văn hóa Hà Nội (05.2012 – hiện chưa xuất bản), tập hợp lại, có thể phân ra thành hai hướng tiếp cận từ các bài viết đó: hướng tiếp cận nghiêng về cảm nhận chủ quan và hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp 2.1 Tiếp cận nghiêng về cảm nhận chủ quan Nghiêng về cảm nhận chủ quan có bài: Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh ( Bích Thu), Dương Kiều Minh có cuộc đời giấu bao nhiêu ánh sáng ( Bình Nguyên Trang), Những mùa thu ám ảnh trong cõi lửng lơ ( Đặng Thân), Dương Kiều Minh : “Thuở niềm tin chưa có trên đời” (Khánh Phương), Nhà thơ Dương Kiều Minh – Bông hoa kèn nở ngang tàn mùa hạ ( Lê Thị Bích Hồng), Thơ Dương Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánh đồng (Mai Văn Phấn), Dương Kiều Minh – Thi sỹ của những thôi thúc và quyễn rũ từ khoảng trống đời người ( Ngô Kim Đỉnh), Thơ Dương Kiều Minh – vẻ đẹp của ngôn từ giản dị ( Nguyễn Phan Quế Mai), Nhà thơ Dương Kiều Minh với những thi tầng minh triết Phương Đông ( Nguyễn Việt Chiến), Ngày xuống núi, đôi điều cảm nhận (Ngô Xuân Diện), Dương Kiều Minh lá 2 vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn ( Trần Anh Thái), Thơ Dương Kiều Minh ngọn lửa đêm hàn (Văn Chinh), Dương Kiều Minh – Thơ của số phận (Đoàn Ánh Dương), Một khoảng trống sau: “Mùa xuân gấp gấp” (Vi Thùy Linh), Dương Kiều Minh với thể thơ văn xuôi (Lưu Khánh Thơ), Nhà thơ Dương Kiều Minh: Thơ đi giữa đời không lấm bụi (Nguyễn Sỹ Đại), Dương Kiều Minh vẫn còn hơi ấm từ củi lửa (Nguyễn Ngọc Phú), Dương Kiều Minh tràn ngập âm thanh mê đắm và khoái cảm (Nguyễn Linh Khiếu)… Nhìn chung những bài này trình bầy ấn tượng chủ quan có kèm nhận định đánh giá về sự nghiệp của nhà thơ họ Kiều Trên cơ sở cảm nhận chủ quan để đánh giá đóng góp của nhà thơ với quá trình đổi mới thơ Việt hiện đại từ sau 1975, có bài: Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh ( Bích Thu), Nhà thơ Dương Kiều Minh – “Bông loa kèn nở ngang tàn mùa hạ” (Lê Thị Bích Hồng), Nhà thơ Dương Kiều Minh với những thi tầng minh triết Phương Đông ( Nguyễn Việt Chiến), và Dương Kiều Minh lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn (Trần Anh Thái) Bài cảm nhận thơ Dương Kiều Minh của tác giả Bích Thu chỉ ra sự thức tỉnh ý thức cá nhân của cái tôi trữ tình trong thơ Dương Kiều Minh thông qua cảm hứng trở về nguồn với những cảm giác, cảm xúc mơ hồ hư ảo khó nắm bắt, được đánh thức bởi sự hoài vọng quá khứ Cái tôi Dương Kiều Minh cũng là một cái tôi đầy tràn khát khao sáng tạo “ Kháng cự quyết liệt với các tập tục lề thói, vươn tới những vùng đất lạ, đầy bí ẩn của thơ ca” Trong thơ Dương Kiều Minh ý thức về bản thể gắn liền với ý thức về thời gian, thực chất là những dòng suy tư về thân phận con người Hình thức nghệ thuật trong thơ ông nghiêng về thể thơ văn xuôi với giọng điệu của sự từ tốn da diết Cùng quan điểm với tác giả Bích Thu, Lê Thị Bích Hồng trong bài: Bông loa kèn nở ngang tàn mùa hạ khẳng định vai trò Dương Kiều Minh với công cuộc đổi mới thơ, nhưng nhấn mạnh tới sự đổi mới toàn diện, nội dung cảm hứng, hình thức nghệ thuật, “ Ở cảm xúc chung, cách nhìn, cách cảm, 3 cách tổ chức câu thơ, bài thơ, đặc biệt là hình ảnh và ngôn ngữ thơ” Đặt trong dòng chảy của thi ca, trên một cái nhìn khái quát, tác giả Lê Bích Hồng khẳng định cái tôi Dương Kiều Minh vừa kế thừa, vừa đổi mới so với thơ truyền thống Nguyễn Việt Chiến thì phát hiện ra cá tính Dương Kiều Minh là chủ động hướng sự tìm tòi của mình về Phương Đông – Nguồn cội, còn Trần Anh Thái trong Lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn thì cho rằng: “Dương Kiều Minh khi xuất hiện trên văn đàn đã mang tới một luồng không khí mới lạ… Dương Kiều Minh không tìm tòi, đổi mới về hình thức thơ,… Đổi mới của Dương Kiều Minh là đổi mới về thẩm mỹ… Mang lại cho thơ tinh thần tự do thuần khiết” Trừ những bài trên, còn lại là phần cảm nhận chủ quan về vẻ đẹp thơ Dương Kiều Minh Bình Nguyên Trang và Nguyễn Linh Khiếu qua hai bài: Dương Kiều Minh có cuộc đời giấu bao nhiêu ánh sáng, Dương Kiều Minh tràn ngập âm thanh mê đám và khoái cảm gặp gỡ nhau trong một niềm rung cảm về thế giới ánh sáng tinh khôi ngập tràn trong thế giới thơ Dương Kiều Minh Thơ ông là ánh sáng phản chiếu những gì đã qua hay những gì chưa tới Một thực tại tinh khiết không nhuốm bụi trần Một số bài cảm nhận chủ quan dọc theo hành trình thơ tác giả: Thơ Dương Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánh đồng (Mai Văn Phấn), Thơ Dương Kiều Minh ngọn lửa đêm hàn (Văn Chinh), Dương Kiều Minh thơ của số phận (Đoàn Ánh Dương) Đồng hành với Dương Kiều Minh trên con đường thơ, Mai Văn Phấn tinh tế và khá sắc sảo trong việc phát hiện sự vận động của tình cảm, cảm xúc cũng như hình thức nghệ thuật qua các tập từ Củi lửa cho tới Tôi ngắm mãi những ngày thu tận Củi lửa – tập đầu tay “ Tập thơ được viết bằng thi pháp mới, chắc tay, được chuẩn bị kỹ lưỡng… Cho đến những bài thơ cuối cùng Dương Kiều Minh đã mở rộng suy tưởng nhưng vẫn giữ cho mình vẻ đẹp 4 giản dị và hiện đại ấy” Kết thúc bài viết tác giả nhận định: “Dương Kiều Minh cùng các nhà thơ đương thời đã tạo nên một khuynh hướng thơ sau 1975” Đi qua sáu tập thơ, tác giả Văn Chinh trong bài: Thơ Dương Kiều Minh ngọn lửa đêm hàn ngợi ca nhà thơ ở nhân cách thơ với khát vọng sáng tạo, khát vọng đi tìm cái đẹp : “Tôi có cảm giác Minh sẵn sàng xé mình cho thơ, cho cái đẹp” , “Với tôi, ngay cả lúc này, Minh đang nằm lạnh dưới đất kín, ông vẫn thỏa nguyện mỉm cười Bởi ông biết, thơ ông đang sống một đời sống khác, đời sống của những ngọn lửa” Những mùa thu ám ảnh trong cõi lửng lơ là một bài cảm thơ đầy kinh nghiệm, có chiều sâu Từ một sự tiên cảm có “ Một dòng tiềm thức như một ngọn thác khổng lồ ập xuống”, qua một hồi ngẫm ngợi, suy tưởng, tác giả kết luận: “ có thể nói, dòng tâm thức – đó là con đường thơ Dương Kiều Minh” Đây là một trong số không nhiều bài viết dẫn ra được những câu thơ hay và đẹp thực sự chứng tỏ khả năng cảm thơ tinh nhạy Còn một bài như thế : Dương Kiều Minh – thuở niềm tin chưa có trên đời của tác giả Khánh Phương Chủ thể bài viết này nhìn thấy: “Thế giới Dương Kiều Minh hiện lên bằng vẻ đẹp Cái đẹp ấy toát ra từ thiên nhiên, cảm giác về ánh sáng, từ cả nỗi buồn” Đặt trong bối cảnh và không khí đổi mới thơ sau 1975, Đoàn Ánh Dương chỉ ra nguồn cội của những cách tân sáng tạo trong thơ Dương Kiều Minh là: “ngọn lửa rơm rạ, của cội cây đã lưu giữ trong Dương Kiều Minh những thiết tha ngày cũ, soi sáng con đường làm mới thơ trên những vang vọng của một truyền thống thơ Phương Đông trầm mặc” Và ở những tập thơ về cuối thi sỹ đã bỏ lại một khoảng cách so với những vần thơ đầu thì điều đó vẫn làm nên căn cốt trong thơ ông Không cố gắng định vị Dương Kiều Minh bằng những ngôn từ sáo rỗng, cũ mòn, Vi Thuỳ Linh trong bài Một khoảng trống sau mùa xuân gấp gấp khắc họa thơ với người bằng ngôn từ sắc nét: “thơ Dương Kiều Minh toát 5 lộ tâm hồn nhạy cảm, luôn đeo đẳng tiếc thương ký ức và cả khát vọng bung tỏa xa xôi chất ngợp, ngân vang chuỗi hình ảnh bằng lượng từ vựng dồi dào”, “một biểu tượng dấn thân kiên cường, lặng lẽ, con người nhân hậu, trong sáng ấy luôn ý thức về văn hóa, nghệ thuật” Ngày xuống núi, đôi điều cảm nhận (Nguyễn Xuân Diện) là một bài hiếm hoi viết về một tập thơ Bài viết ngắn nhưng theo lời tác giả đã được nhà thơ tôn thành “ Ông lão” Ngày xuống núi đậm chất “ Uyên bác”, “ nói được niềm u hiển của tâm linh bằng một điệu thức rất gợi” Ngày xuống núi “ đằm sâu chất hoài niệm – niềm hoài niệm đẩy lên thành sự thăng hoa và hướng tới sự siêu thoát” Những bài viết trên thiên về cảm nhận chủ quan, tác giả bài viết chỉ chú trọng nói tới ấn tượng của mình cho nên rất khó có được sự bao quát tổng thể Nếu có cố gắng đưa ra nhận định khái quát thì các tác giả cũng chưa lý giải được thấu đáo.Tuy vậy, những ấn tượng đó cũng có ý nghĩa như những gợi mở để phát hiện ra phần đặc sắc trong thơ Dương Kiều Minh 2.2 Nghiêng về tiếp cận thi pháp Nghiêng về tiếp cận thi pháp có các bài: Cảm thức thời gian trong thi pháp thơ Dương Kiều Minh ( Đỗ Ngọc Yên), Thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh (Hoàng Kim Ngọc), Dương Kiều Minh – lữ thứ đời, lữ thứ thơ (Văn Giá) Bài Cảm thức thời gian trong thi pháp thơ Dương Kiều Minh (Đỗ Ngọc Yên) với quan niệm “ Thời gian là một khái niệm mang đầy tính chủ quan, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật “ Cảm thức thời gian là một vũ khí lợi hại trong quá trình sáng tạo cũng như tiếp cận văn bản thơ Có hai dạng thời gian: Thời gian thực – vật chất và thời gian ảo – tâm lý sáng tạo, từ đó Đỗ Ngọc Yên đặt vấn đề: “ Cảm nhận đầu tiên cũng là ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là cảm thức thời gian trong thi pháp thơ” của Dương Kiều Minh Ở bài viết tác giả lựa chọn khảo sát 52 bài (ứng với tuổi thọ của nhà thơ) Rồi bằng phương pháp thống kê phân loại, Đỗ Ngọc Yên đi đến kết luận “ý thức về 6 thời gian trong cảm quan quay về với quá khứ kỷ niệm, vượt ra khỏi những ràng buộc của đời sống thường nhật, tiến dần đến độ nghiệm sinh thời vận, siêu thoát khỏi cõi phàm trần, đây chính là sự biến thiên của tâm lý sáng tạo thường thấy trong nhiều bài thơi của Dương Kiều Minh” Bài viết này đáng ghi nhận ở sự phát hiện thời gian là vấn đề rất nhức nhối trong thơ Kiều Văn Minh nhưng những lý giải và kết luận tuy không phải là không có lý song, chưa thực xác đáng Sự cảm thụ, biểu đạt trong tâm thức sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ đơn giản như vậy Bài Thi pháp ngôn ngữ Dương Kiều Minh (Hoàng Kim Ngọc) là một bài viết có sự lầm lẫn giữa các phạm trù thi pháp học: Nhan đề là thi pháp ngôn ngữ nhưng nội dung lại khảo sát thời gian và không gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật Song, có một số điều đáng ghi nhận ở đây Tác giả đã phát hiện ra biểu tượng mùa xuân, mùa thu, con đường, cánh đồng, người mẹ, có một số tìm tòi về hình thức nghệ thuật nhưng kết luận cuối cùng lại chưa thuyết phục Câu hỏi: “ Ta là ai? Ta đang đi về đâu? Ta đang làm gì? Ta đi về đâu?” mà tác giả đặt ra vênh lệch so với vấn đề đã nêu và kết quả nghiên cứu, hơn nữa trả lời những câu hỏi ấy không phải là cách tìm con đường thơ Dương Kiều Minh đã đi Tiếp cận từ góc độ thi pháp, Văn Giá cho cái tôi Dương Kiều Minh là một cái tôi lữ thứ bất an, tha hương mà vẫn hoài hương và một cái tôi cô độc, hướng nội cao độ Thế giới mà cái tôi lữ thứ hoài niệm là “Thế giới ngày xưa đã mất” : Cậu bé, mẹ, quê xưa Về hình thức nghệ thuật “có sự chuyển biến về giọng điệu: Từ hình thức trữ tình sang hình thức tự tình” Bài này có cơ sở khoa học do đó có được sự lý giải ở mức độ nhất định Thực chất đây sự khám phá thế giới nghệ thuật thơ nhưng tác giả chưa đi sâu lý giải cặn kẽ Một bài viết ngắn, Văn Giá không có điều kiện làm rõ cái tôi thi sỹ Dương Kiều Minh ở mọi diện và chiều sâu của nó Như vậy, nhìn tổng thể những bài viết trên, dẫu là cảm nhận chủ quan hay những phát hiện, luận giải có cơ sở khoa học thì ít nhiều, đều đã thức dậy 7 hồn thơ Dương Kiều Minh ở phương diện nào đấy Đã có những phát hiện đáng kể về hình tượng cái tôi, hình tượng thế giới, một vài nét về nghệ thuật và tư tưởng cảm hứng phong cách Một số nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra nhận định về chỗ đứng của Dương Kiều Minh cũng như những cách tân của ông trong quá trình đổi mới thi ca sau 1975 Có nhiều ý kiến thống nhất cho thấy sự am hiểu về thơ cũng như tác phẩm của nhà thơ nhưng còn có bài chủ quan, chung chung, chưa tiếp cận tới cái tôi nội cảm của thi sĩ, còn tồn tại các nhận định có thể gán vào bất cứ tác giả nào trong chặng đường đổi mới thơ sau 1975 cũng được Cá biệt, một vài bài sơ sài thiếu sức thuyết phục, chưa thâm nhập được vào thế giới thơ Thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh như vậy rõ ràng còn là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng 3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là Thơ Dương Kiều Minh gồm bảy tập: Củi lửa, Dâng mẹ, Những thời đại thanh xuân, Ngày xuống núi, Tựa cửa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, Khúc chuyển mùa và hai tùy đàm văn chương: Những viên ngọc sáng, Tìm hiểu người xưa qua sách cổ Ngoài ra Dương Kiều Minh còn để lại 30 bài tiểu luận về thơ, văn xuôi, thơ cách tân của một số nhà thơ hiện đại Việt Nam hiện chưa xuất bản, cũng thuộc phạm vi khảo sát 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Giải quyết đề tài từ góc độ thi pháp, xác định thế giới nghệ thuật là một phạm trù thi pháp học, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sỹ, chỉ có trong tác phẩm…, là một kiểu tồn tại đặc thù… có cấu trúc, có ý nghĩa riêng chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả Theo đó, thế giới nghệ thuật là thế giới được tạo ra trong nghệ thuật, bằng nghệ thuật, là thế giới tư tưởng, thẩm mĩ, thế giới tinh thần của con người Thế giới nghệ thuật của một tác giả 8 cũng thuộc vào phạm trù văn học sử Do vậy, giải quyết đề tài này vừa phải khảo sát văn bản thơ, nghiên cứu hình thức nghệ thuật mang nội dung tư tưởng, nhưng không bỏ qua các yếu tố lịch sử, thời đại, thân thế nhà thơ nhằm hỗ trợ cho quá trình khám phá thế giới nghệ thuật đó 3.3.1 Thế giới nghệ thuật bao giờ cũng chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật, cho nên phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật, đồng thời cần thiết phải có sự hình dung về các chặng đường thơ, lấy đó làm cơ sở đi sâu vào khám phá thế giới hình tượng 3.3.2 Thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh là một chỉnh thể thống nhất bởi các yếu tố tác động lẫn nhau trong một cấu trúc, có quy luật vận động riêng biệt, thể hiện cái tôi thi sĩ cảm nhận thế giới khách quan và biểu hiện bằng tưởng tượng chủ quan Nhìn vào thế giới nghệ thuật người ta thấy được sự trải nghiệm của một nhà văn , phong cách cá tính và một khả năng tư duy sáng tạo 3.3.3 Nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ trữ tình phải nghiên cứu hình tượng cái tôi Đây là “Nhân vật trung tâm, là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể” [25,21] Luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu hình tượng cái tôi trong thơ Dương Kiều Minh từ góc độ thi pháp Cái tôi có thể bộc lộ trực tiếp hoặc có thể ẩn khuất sau những hình tượng thế giới bên ngoài Vì khi chủ thể trữ tình ý thức về mình cũng là lúc đồng thời thế giới bên ngoài được đẩy ra thành khách thể Cho nên nhận thức chủ thể phải gắn liền với khách thể Hình tượng cái tôi – thế giới bên ngoài do vậy chỉ là sự phân biệt tương đối để soi chiếu những chiều khác nhau của một tâm hồn thơ, không phải là sự phân tách biệt lập hoàn toàn 3.3.4 Thế giới hình tượng tất yếu được thể hiện bằng văn bản ngôn từ Bởi thế phải nghiên cứu hình thức nghệ thuật nhằm làm sáng tỏ mối tương quan biện chứng giữa nội dung – hình thức thơ Dương Kiều Minh, đồng thời bước đầu nhận diện một phong cách thơ trên chặng đường đổi mới 9 4 Đóng góp của luận văn Nghiên cứu thơ Dương Kiều Minh từ góc độ thế giới nghệ thuật nhằm khám phá tài năng thơ và định vị gương mặt thơ cũng như, góp phần vào việc khẳng định những đóng góp của ông trong quá trình cách tân thơ Việt Nam sau 1975 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp Nghiên cứu văn chương nghệ thuật dù ở cấp độ nào hay từ góc độ nào thì đều không thể bỏ qua khâu cảm thụ thẩm mĩ Trên cơ sở cảm thụ nghệ thuật, luận văn phân tích, tìm kiếm và tổng hợp để phát hiện những biểu tượng nghệ thuật ám ảnh trong thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh 5.2 Phương pháp cấu trúc- hệ thống Với quan niệm thế giới nghệ thuât thơ Dương Kiều Minh là một chỉnh thể thống nhất bởi các yếu tố có mối quan hệ biện chứng nội tại, luận văn sử dụng phương pháp cấu trúc hệ thống tìm ra những yếu tố cơ bản tạo nên chỉnh thể và quy luật cấu trúc nên hệ thống đó, giúp hình dung diện mạo thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh 5.3 Phương pháp so sánh đối chiếu So sánh đối chiếu ở một chừng mực nhất đinh để thấy được thế giới hình tượng biến chuyển qua các chặng đường sáng tác, đồng thời đặt trong không khí đổi mới sau 1975 nhằm phát hiện ra những đóng góp của nhà thơ trong công cuộc cách tân thơ 5.4 Phương pháp tìm kiếm thông tin internet Sử dụng phương pháp tìm kiếm thông tin internet nhằm hỗ trợ cho việc thu thập và tổng hợp tài liệu, chọn lọc những yếu tố, vấn đề có liên quan đến đề tài 10 Câu thơ đau đáu một đời Câu thơ sững nghiêng mình bóng đổ Dáng ngang tàng giông lũ về khơi Ông rùng rùng thác lũ Ông cười vang cõi nhân tình (Dâng Lí Bạch) - Mang trên đôi cánh sự uy nghi tĩnh lặng Cơn giông và mưa và đêm tối Ai đặt cược những câu thơ cách trái đất triệu triệu năm ánh sáng Mắt xa xăm phóng từng luồng ký ức về phía biển Câu hỏi trồi qua làn mưa nặng hạt Khuya khoắt đường trường… Vâng, những câu thơ vẫn vang lên đâu đó Từng tòa mây hiện qua ánh chớp Cánh chim lực lưỡng vút lên vụt bùng thành đám lửa Còn điều gì ở ngoài khát vọng! (Gửi nhà thơ Mai Văn Phấn đêm mưa ở Vân Đình) Có thể nói, chất giọng trầm buồn vừa phản ánh tâm trạng cái tôi trong thơ Kiều Minh vừa cho thấy nó ý thức rất rõ về nhân cách của mình Và sắc thái kiêu hãnh trong chất giọng ấy cũng xuất phát từ sự ý thức cao độ đó 4 Ngôn từ và tổ chức lời thơ độc đáo Giản dị nhưng đầy sáng tạo là cảm nhận về phương diện ngôn từ mà bất cứ người đọc nào cũng có được khi đọc thơ Dương Kiều Minh Nhà thơ không gây ấn tượng cho đọc giả bằng từ ngữ xa lạ khó hiểu mà luôn luôn khai thác triệt để khả năng biểu hiện của vốn ngôn ngữ quen thuộc đồng thời, tìm kiếm sự biểu hiện mới trong những kết hợp độc đáo 92 Dương Kiều Minh thường hay sử dụng hỗn hợp những từ định danh, cụ thể và những từ nghĩa mờ nhòe trừu tượng tạo cảm giác mơ hồ, phù hợp với việc mô tả thế giới ẩn khuất trong miền hoài niệm và khơi gợi cảm xúc, cảm giác: - Mặt trời lung linh khu vườn mẹ (Hy vọng) - Ngôi nhà thiêm thiếp trắng - Bức rèm hoa lấp lóa mơ vàng (Mùa hạ) - Váng vất chiều huyền hoặc (Thời) Heo heo xanh bồn ngọc trâm trước thềm (Bộc bạch) - Đầu lưỡi ta vị gì hoang dã Vị gì gây gấy buổi mai (Quên lãng) vv… Về mặt loại từ thấy nhà thơ thường hay sử dụng từ láy và sử dụng rất tài hoa Người đọc bị bất ngờ vì những cách kết hợp từ mới lạ: một ví dụ: “Thiêm thiếp” là một từ láy có tính chất động, theo lẽ thường sẽ kết hợp với danh từ chỉ người hoặc động vật nhưng ở đây nó bổ nghĩa cho từ chỉ vật làm cho thiên cảnh trở nên sống động Chỉ một thống kê sơ giản cũng đã thấy lượng từ láy trong thơ Dương Kiều Minh rất lớn Sự phong phú của từ láy trong thơ ông khiến câu thơ mềm mại, giàu nhạc tính, thuần Việt, đặc biệt với đặc điểm làm mờ nghĩa nhưng rõ về cảm giác nên có khả năng diễn tả tâm trạng mơ màng của cái tôi lữ thứ cư ngụ thường xuyên ở chốn giao thoa giữa quá khứ với hiện tại Điều này cũng phù hợp trong cách diễn tả một cõi sống chủ yếu thông qua cảm giác, ấn tượng 93 Ngoài từ láy, Dương Kiều MInh có ý thức tận dụng lớp từ đặc tả tính chất hư ảo đó, nhất là những từ : “mơ”, “không”, “đâu”, “ai”: - Mơ mơ cánh đồng thơ ấu Không không không cả bóng người (Cánh đồng thơ ấu) - Tôi ngủ thiếp trong bài thơ Đường Sương giăng đầy bến bãi - Nấm mồ không dòng mộ chí Nhòa trên cánh đồng Lẽ nào là mẹ (Bộc bạch) - Ai gọi tên? Mơ vậy? Người đâu ngờ ngợ quen - Chớp chớp tuổi thơ miền quê xa khuất Bồng bềnh cố nhân Chập chờn phố xá Quẫy nhẹ đã sang ngang - chang chang ngày xanh Nhập nhòa gò bãi Hiu hiu tiếng mẹ Thiu thiu núi đồi Liêu phiêu dắt hồn về dạt (Niềm nhớ) - Ai vừa khơi lên? Trào mạch nước Tiếng đời ngơ ngơ Tiếng người lạnh lạnh Mạch nguồn âm âm (Ghi ở nơi đền cổ) 94 Nhiều những từ bản thân chúng tả thực nhưng khi đứng cạnh nhau trong những câu thơ này lại gợi nên hư ảo Cách viết sau đây là sự kết thừa thơ cổ điển phương Đông: lấy có để nói không, mượn thiên nhiên vạn vật để dốc bầu tâm sự của mình: - Người vừa đi Căn nhà lạnh vắng Bên song ánh sáng phủ đầy (Ngóng bạn) Còn khổ thơ sau đây mang đến cảm giác về sự xâm lấn của cõi âm bởi một loạt từ “quá” liên hoàn tiếp nối : - Ngày qua quá ngọ Người qua quá thì Thời qua quá tuần Âm khí quá mé bên kia hồ (Ngóng bạn) Tổ chức ngôn từ trong hệ thống này gợi không gian lạnh lẽo hư không đến rợn ngợp: Đứng đợi giữa nắng và mây khói Núi non sẫm xanh Sông dài trắng xóa Gió lộng qua hồ, gió vút qua ba ngọn Người đi bao giờ về? (Ngóng bạn) Nhìn dọc chặng đường thơ Dương Kiều Minh thấy có sự vận động trong sử dụng ngôn ngữ biểu đạt Điều này có liên quan đến sự biến chuyển của tư tưởng cảm hứng Chủ yếu ở ba tập thơ đầu, Dương Kiều Minh hoài niệm về quê xưa với dòng cảm xúc bất tận Vì vậy, ngôn ngữ thơ tự nhiên, súc tích, khả năng gợi cảm lớn Bốn tập sau này, nhiều thơ văn xuôi, nhu cầu kể và chuyển tải ý tưởng khiến câu thơ nặng nề; ngôn ngữ kể lể, tường thuật 95 được vận dụng nhiều hơn Rất dễ để dẫn ra những câu thơ như vậy, đặc biệt trong nhiều bài thơ văn xuôi Cho nên, nếu có nói đến phong cách ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh thì dấu ấn in đậm hơn ở chặng khai mở Ở đó cá tính nhà thơ rõ hơn cả Kiểu tổ chức câu thơ cũng độc đáo rất Dương Kiều Minh Ngôn từ kết hợp lỏng lẻo khiến cấu trúc câu thơ truyền thống bị phá vỡ Trong một câu rất khó hoặc không thể xác định được thành phần ngữ pháp Như vậy câu thơ có nhiều cách đọc cũng có nghĩa là có nhiều cách hiểu: - Bông loa kèn nở/ ngang tàng mùa hạ -> Bông loa kèn nở ngang tàng/ mùa hạ -> Bông loa kèn/ nở ngang tàng mùa hạ (Không đề I) - Que kem chảy/ buốt trưa hè -> Que kem chảy buốt/ trưa hè (Khúc dạo đầu) Những câu như: Bái vọng sườn tây nghiêng tuần trăng khuyết (Niềm vọng niệm); Lẻ loi trời hun đúc khí chất vầng nhật nguyệt (Ký thác); Theo bài ca duỗi dài bước chân trẻ thơ vang vang đầu thu con đường sương khói (Vừa giấc mơ dịu dàng đậu xuống)…vv Và còn vô số những câu khác nữa trong thơ Kiều Minh có thể đọc theo cách như vậy Thực ra, như đã nói, nội dung thơ Dương Kiều Minh quen thuộc, là thế giới của hoài niệm, là câu chuyện nhân sinh thế sự muôn thuở Tất nhiên về tư tư duy, quan niệm thẩm mĩ, so với thơ ca trước 1975 thì có bước vận động Nhà thơ đã đào sâu vào bản thể cái tôi, không còn là cái tôi cá thể, cái tôi công dân, cái tôi cộng đồng Nhưng lối thể hiện của ông thì hoàn toàn khác lạ, không chỉ dừng lại ở phương diện ngôn từ như đã thấy mà còn ở những yếu tố khác của hình thức Và ngay trong những yếu tố: ngôn từ, giọng điệu, kết cấu hay liên tưởng cũng là nhìn ở điểm nổi trội nhất, chưa phải bao quát toàn bộ hình thức nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh Song, chỉ chừng ấy cũng 96 đủ nhận ra chân dung người nghệ sỹ Kiều Văn Minh, một nhà thơ nỗ lực hết mình trong cuộc cách tân và thu lượm được thành quả đầu mùa vào thời điểm bắt đầu đổi mới thơ khi ấy 97 KẾT LUẬN 1 Nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh từ góc độ thi pháp đã khám phá ra thế giới hình tượng trong thơ ông là một chỉnh thể toàn vẹn, có cấu trúc riêng với quy luật vận động riêng Cái tôi lữ thứ là hình tượng trung tâm trong thế giới hình tượng thơ họ Kiều Bản thân cái tôi ấy cũng là một chỉnh thể phức hợp, nhiều mặt, chứa đựng tư tưởng quan niệm thẩm mĩ , khát vọng của nhà thơ Cái tôi lữ thứ được hình dung qua thân thế lữ khách cô độc chứa chở tâm trạng buồn trên hành trình kiếm tìm giá trị đích thực của cuộc sống Bởi vậy, nó mang cảm giác bơ vơ, một mình đối diện với mình rồi chìm sâu vào suy nghiệm triền miên Tuy có khi bi quan, yếm thế nhưng cuối cùng, cái tôi cũng tìm cho mình lối đi là trở về nguồn cội, là quê hương xưa bằng hoài niệm Chính điều đó là điểm tựa để ở hiện tại, nó vẫn giữ được tinh thần nhập thế tích cực Cái tôi lữ thứ trên hành trình vẫn luôn đi về phía trước và không mất hết hy vọng ở tương lai 2 Tương ứng với hình tượng cái tôi lữ thứ ấy là hình tượng thế giới với hai mảng màu sáng tối đối lập Thuộc về bên kia ký ức hiển hiện không gian quê xưa khôi nguyên đẹp đẽ với một vùng rộng lớn được bao quát Trong đó nổi lên mấy điểm nhấn: mẹ, cánh đồng- mộ chí Mẹ là tâm điểm, không chỉ là người mẹ thực mà còn mang tính biểu tượng cho lòng vị tha, sự trở che, bao dung, là đức Phật cứu độ giải thoát cho những lỗi lầm Cánh đồng- mộ chí hoàn thiện cho bức tranh quê hương sáng trong thanh khiết, vừa có niềm vui, vừa có nỗi ngậm ngùi Song hơn hết thảy, nó làm nên linh hồn quê hương khiến kẻ lữ thứ không thể nguôi quên Với nhà thơ, quê hương xưa là cái đẹp, là nguồn cội thiêng liêng, là mầm sống, là nguồn năng lượng cho những khát vọng bất tận Thuộc về bên này hay cõi sống thực tại được mô tả giống như “chú dế nhỏ lạc” vào “ tai ách trần gian” Thế giới này không được xác định bằng hình ảnh cụ thể mà chỉ có thể nắm bắt qua cảm giác sợ hãi kinh hoàng, qua những bức bối, qua nỗi thất vọng, nỗi buồn sâu thẳm Thực ra, thế giới đó chính là góc khuất hay bóng tối của tâm hồn con người Nếu có thể hình dung 98 tâm hồn người gồm ánh sáng và bóng tối thì ở đây, trong thơ Kiều Minh, bóng tối dường như đang lấn át Còn nhà thơ thì đang nhìn ngắm hiện thực đó với những cung bậc xúc cảm như trên Người đọc lắm khi cũng bị cuốn hút bởi cảm giác chênh vênh và nỗi niềm bi quan thất vọng Nhưng đi hết con đường thơ cùng tác giả thấy rằng, nhà thơ vẫn còn giữ được niềm tin và khát vọng tranh đấu Bởi vì, tình yêu cuộc sống, con người vẫn âm ỉ cháy giống như củi lửa trong đáy lòng nhà thơ Củi lửa có lẽ sẽ trở thành biểu tượng thẩm mĩ của thơ Dương Kiều Minh 3 Dương Kiều Minh đã in đậm phong cách thơ bằng một lối viết giản dị giàu sức gợi Ngôn ngữ thơ không lạ, trái lại rất quen thuộc trong vốn từ hàng ngày Song sự dung hợp độc đáo và khả năng sáng tạo dồi dào đã mở ra những nét nghĩa mới trong ngôn từ thể hiện Câu thơ có sự phá vỡ cú pháp, lỏng lẻo trong kết hợp loại từ nên không đơn nghĩa, rất hiện đại Liên tưởng của Dương Kiều Minh thường đột ngột nhưng vẫn được xâu chuỗi bởi mạch tư tưởng nhất quán tạo khoảng trống lớn cho thơ Lối kết cấu đồng hiện đan cài quá khứ với hiện tại bởi dòng chảy suy tư vô tận, biểu hiện một cái tôi luôn đi về ở chốn giao hòa hiện tại và quá khứ Giọng điệu trầm buồn mà kiêu hãnh ẩn chứa trong những trang thơ góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tư tưởng nhà thơ Tất cả những yếu tố nghệ thuật ấy hòa quyện trong một chỉnh thể hình thức nghệ thuật đặc sắc 4 Vào thời điểm những năm tám mươi của thế kỷ trước, khi cái tên Dương Kiều Minh hiện diện trong làng thơ, với những gì đã thể hiện, ông thực sự đã tạo ra cho mình con đường riêng bằng những cách tân táo bạo so với thơ ca truyền thống Nhà thơ đã đổi mới cách nhìn, quan niệm về con người, cuộc sống và cái đẹp Vì vậy, Kiều Minh đã sáng tạo nên hình tượng cái tôi độc đáo, đi sâu vào đời sống bản thể, phơi bày tất cả mọi ưu tư trăn trở và cả khát vọng lớn lao Bằng cách viết mang đậm dấu ấn cá nhân, Dương Kiều Minh chứng tỏ bản lĩnh, phong cách khác biệt nhưng không dị biệt của mình Ông là một trong những nhà thơ tiên phong trong công cuộc đổi mới thơ sau 1975 99 THƯ MỤC THAM KHẢO 1 Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2 Lại Nguyên Ân (1986), “Tìm giọng mới thích hợp với người mình”, Báo Văn nghệ, ngày 12.4.1986 3 Phạm Đình Ân (1980), “Tâm hồn, một thực thể thẩm mĩ của thơ ca trữ tình”, Tạp chí Văn học số 6 4 Bùi Thị Báu (2005), Thơ lục bát qua Nguyễn Bính- Tố Hữu- Nguyễn Duy, Luận văn Th.s Ngữ văn, ĐHSPHN, Hà Nội 5 Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 6 Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 7 Hoàng Cầm, “Hoàng Hưng đi tìm mặt”, www.diendan.org.vn 8 Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 9 Trương Đăng Dung (chủ biên) (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb KHXH, Hà Nội 10 Phan Huy Dũng (2011), “Nhận diện nhịp điệu trong thơ trữ tình”, Ngôn ngữ, số 3 11 Quang Dũng, “Mấy ý nghĩ về thơ”, www.talawas.org.vn 12 Nguyễn Đăng Điệp, “Thơ Việt Nam sau 1975 từ cái nhìn toàn cảnh”, www.nhavan.vn 13 Nguyễn Đăng Điệp (1994), “Giọng điệu thơ trữ tình”, Tạp chí văn học, số 1 14 Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội 15 Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, NXb KHXH- Mũi Cà Mau 16 Nguyễn Hữu Hiếu, “Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ”, www.phongdiep.net 100 17 Lê Thị Bích Hồng (2010), Thơ với cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, Chuyên luận, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 18 Bùi Công Hùng (1988), “Biểu tượng thơ ca”, Tạp chí Văn học, số 1 19 Bùi Công Hùng (2001), “Vài nét về thơ trong thời gian gần đây”, Tạp chí Văn học, số 4 20 Bùi Công Hùng (2001), Sự cách tân thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 21 Châu Minh Hùng (2011), Nhạc điệu thơ Việt qua những sáng tạo của thơ mới, Luận án TS Ngữ văn, Trường ĐHKHXH và NV, Tp Hồ Chí Minh 22 Minh Huyền, “Cõi lặng nhiều trăn trở”, www.cand.com 23 Hoàng Hưng (1993), “Thơ mới và thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 2 24 Lê Quang Hưng (1996), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Luận án PTS Khoa học Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 25 Mai Hương (1997), “Mười năm thơ thời kỳ đổi mới, những xu hướng tìm tòi”, Tạp chí Văn nghệ quân đội 26 Inrasara, “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định”, www.tienve.org.vn 27 Nguyễn Lai (1995), Ngôn ngữ và sự sáng tạo văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 28 Mã Giang Lân (1999), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội 29 Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 30 Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, hà Nội 31 Dương Kiều Minh (2011), Thơ Dương Kiều Minh, Nxb Hội nhà văn Hà Nội 32 Dương Kiều Minh (2008), Những viên ngọc sáng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 33 Dương Kiều Minh (2006), Tìm hiểu người xưa qua sách cổ, Nxb Lao động, Hà Nội 101 34 Lạc Nam (1993), Góp phần tìm hiểu các thể thơ, Nxb Hà Nội, Hà Nội 35 Nguyễn Thị Thanh Ngân (2008), Quan niệm thơ những năm 2000, Luận văn Ths Ngữ văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 36 Nguyễn Lương Ngọc thơ tuyển, www.talawas.org.vn 37 Phan Ngọc (1995), Giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh 38 Hoàng Sỹ Nguyên (2007), Thơ mới 1932- 1945 nhìn từ sự vận động thể loại, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội 39 Hiền Nguyễn, “Dương Kiều Minh, người chưa chạm tay vào giải thưởng”, www.phongdiep.net 40 Vương Trí Nhàn (1994), “Những tìm tòi hình thức trong thơ gần đây”, Văn nghệ số 32 41 Hàn Lệ Nhân, “Lược khảo Thơ mới và thơ tự do”, www.sachxua.net 42 Lê Lưu Oanh (1995), Cái tôi trữ tình trong thơ (qua một số hiện tượng thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990), Luận án PTS Ngữ văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 43 Lê Lưu Oanh (1997), Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990, Nxb ĐHQG Hà Nội 44 Mai Văn Phấn, “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân”, www.vanvn.net 45 Vũ Quần Phương (1997), Thơ với lời bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội 46 Nguyễn Hưng Quốc (2002), “Lời giới thiệu 26 nhà thơ Việt Nam đương đại”, www.talawas.org 47 Trần Quang Quý, “Siêu thị mặt”, www.talawas.org.vn 48 Chu Văn Sơn (2007), Ba đỉnh cao thơ mới, Nxb giáo dục, Hà Nội 49 Chu Văn Sơn (2011), Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Luận án TS Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 50 Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội 51 Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Văn học, Hà Nội 102 52 Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 53 Trần Đình Sử (Chủ biên) (2011), Lí luận văn học (Tập 2), Nxb ĐHSP, Hà Nội 54 Trần Đình Sử (2011), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 55 Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương và cảm luận, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 56 Nguyễn Trọng Tạo (2011), Nguyễn Trọng Tạo, thơ và trường ca, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 57 Tập thơ Tựa cửa của Dương Kiều Minh, www.Vanvn.net 58 Tìm kiếm Dương Kiều Minh, www.4phuong.net 59 Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 60 Đoàn Cầm Thi, “Khám phá cuộc phiêu lưu của những cái tôi không thuần nhất”, www.phongdiep.net 61 Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội 62 Đặng Thu Thủy (2007), Những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 đến nay, Luận án TS Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 63 Bình Nguyên Trang, “Thơ Dương Kiều Minh - bài học quý cho nhiều nhà thơ trẻ”, www.baomoi.com 64 Nguyễn Nghĩa Trọng (1980), “Tìm hiểu ngôn ngữ thơ ca”, Tạp chí Văn học, số 6 65 Nguyễn Đức Tùng, “Nguyễn Quang Thiều: Trở về mái nhà xưa”, www.damau.org 66 Lê Dục Tú (1992), “Về một số đặc điểm của thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 3 67 Nhà thơ Dương Kiều Minh từ trần, www.phongdiep.net 68 Nhiều tác giả, (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây 69 Nhiều tác giả, (2006) Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 103 70 Nhiều tác giả, (2006), Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 71 Nhiều tác giả, (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao Động, Hà Nội 72 Nhiều tác giả (2012), Kỷ yếu Tọa đàm: Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thi ca đương đại (chưa xuất bản), Khoa Viết văn- Báo chí, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội 73 Nhiều tác giả (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 104 MỤC LỤC ... Chương 2: Thế giới hình tượng thơ Dương Kiều Minh • Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh 11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: DƯƠNG KIỀU MINH - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG THƠ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT Những... thụ nghệ thuật, luận văn phân tích, tìm kiếm tổng hợp để phát biểu tượng nghệ thuật ám ảnh giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh 5.2 Phương pháp cấu trúc- hệ thống Với quan niệm giới nghệ thuât thơ. .. Linh), Dương Kiều Minh với thể thơ văn xuôi (Lưu Khánh Thơ) , Nhà thơ Dương Kiều Minh: Thơ đời không lấm bụi (Nguyễn Sỹ Đại), Dương Kiều Minh ấm từ củi lửa (Nguyễn Ngọc Phú), Dương Kiều Minh tràn

Ngày đăng: 19/04/2014, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan