KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH, THANH CHÂU, ĐỖ TỐN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

117 1.6K 7
KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH,  THANH CHÂU, ĐỖ TỐN       LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1930 đến 1945), văn học giai đoạn này đã đạt được những thành tựu phong phú, rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đồng thời làm thay đổi diện mạo nền văn học nước nhà. Trong giai đoạn văn học 1930-1945, truyện ngắn là thể loại có sự phát triển nhảy vọt và có đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc. Đặc biệt, loại hình truyện ngắn trữ tình đã phát triển thành một dòng riêng với đội ngũ các nhà văn hết sức đông đảo: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Dao, Nguyễn Xuân Huy, Đỗ Tốn, Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một số nhà văn mà tên tuổi của họ đã được khẳng định như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Hồ Dzếnh. Mặt khác, có những nhà văn “nếu ta đọc kỹ, nghiền ngẫm, sẽ thấy họ có những đóng góp nhất định vào sự phát triển truyện ngắn dân tộc thời hiện đại” [52] như Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn và rất nhiều tác giả khác lại chưa được tìm hiểu một cách đúng mức. Bởi vậy, chọn ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn, chúng tôi mong muốn hướng tới mục đích nhận diện thêm một số cây bút trong dòng truyện ngắn trữ tình, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của họ cho dòng truyện ngắn này. 2. Trong văn học Việt Nam, “làng quê” là một đề tài quen thuộc, đã đi vào sáng tác của rất nhiều các nhà văn, nhà thơ. Ở giai đoạn văn học 1930 - 1945, đề tài này cũng trở thành mối quan tâm lớn của rất nhiều tác giả, trong đó có ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn. Có thể thấy, cả ba nhà văn này đều có xuất thân từ làng quê và sự tương đồng trong khuynh hướng sáng 1 tác nên trong sáng tác của họ có rất nhiều những trang viết về con người, cảnh vật quê hương. 3. Có thể thấy, từ trước đến nay, không gian làng quê chủ yếu được nghiên cứu trong sáng tác của các nhà văn hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Bởi vậy, khai thác đề tài “không gian làng quê” trong truyện ngắn của ba nhà văn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn, chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn khác về đề tài này của các nhà văn viết theo khuynh hướng lãng mạn. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định con đường đưa văn học đến với tính hiện đại không chỉ tập trung ở một số nhà văn tiêu biểu. Có thể nói, đây vừa là cuộc chạy tiếp sức, vừa là cuộc chạy đồng đội đã đưa nền văn học của chúng ta có một bước đột phá quan trọng trong một thời gian ngắn ngủi. II. Lịch sử vấn đề 1. Các ý kiến đánh giá về truyện ngắn của tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn 1.1. Những ý kiến đánh giá về truyện ngắn của tác giả Thanh Tịnh Những ý kiến đánh giá về Thanh Tịnh tập trung chủ yếu vào hai tập truyện ngắn của ông là “Quê mẹ” và “Ngậm ngải tìm trầm”. Tập truyện “Quê mẹ” được xuất bản năm 1941, ra mắt bạn đọc với lời tựa của Thạch Lam. Nhà văn Thạch Lam đã dành cho tác phẩm những lời ca ngợi thật đẹp. Ông nhận ra : “Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung đã trình bày các mối dây liên lạc nối ông với đồng nội, quê hương”[38]. Nhà văn cũng chỉ ra đặc trưng cốt truyện của Thanh Tịnh “chỉ là những việc xảy ra trong đời thường ngày của các nhân vật vẫn sống trong các làng bến rải rác theo dọc sông hay bỏ nơi ấy đi làm ăn phương xa”[38]. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về Thanh Tịnh đã đưa ra nhận xét: “Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình cảm êm dịu, nhẹ nhàng, thứ tình cảm của những người dân quê hồn hậu Trung Kì diễn ra 2 trong khung cảnh sông nước đồng ruộng” [46]. Theo Vũ Ngọc Phan: “hầu hết những truyện ngắn của Thanh Tịnh chỉ rặt những cái đầy thơ mộng, đầy huyền ảo”. Bởi Thanh Tịnh, tác giả của những truyện ngắn “thơ mộng, huyền ảo” ấy là một thi sĩ. Một nhà nghiên cứu khác là Thế Phong lại cảm nhận truyện ngắn Thanh Tịnh ở góc độ: “Văn ông nhẹ nhàng, buồn gợi cảm dĩ vãng. Đôi khi hướng về quá vãng sâu đậm… những kỉ niệm ấu thơ gợi qua giọng văn trầm buồn” [62]. Sau này, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung … đều thống nhất cho rằng: “Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ”, trong đó “nhiều truyện của Thanh Tịnh có khuynh hướng lãng mạn rõ rệt”, còn “một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực: một chủ nghĩa hiện thực trữ tình”. Bên cạnh những ý kiến đánh giá về truyện ngắn của Thanh Tịnh, còn có một số bài viết, luận văn, luận án khác nghiên cứu về những tác phẩm của ông. Tác giả Phạm Thị Thu Hương với luận án: “Ba phong cách truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh” đã có những nghiên cứu rất công phu về đặc điểm phong cách truyện ngắn Thanh Tịnh, đặc biệt ở thế giới nhân vật và chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn. Trong một số các bài nghiên cứu, đề tài “làng quê” trong truyện ngắn Thanh Tịnh cũng được một số tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá. Bài viết của tác giả Lưu Khánh Thơ đăng trên “Tạp chí sông Hương” (số 141) đã nêu lên những đặc điểm rất riêng của truyện ngắn Thanh Tịnh: “Đặc trưng lớn nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh là ông thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. “Cái tôi” của tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường và nhỏ bé. “Cái tôi” của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó nắm 3 bắt. Những trạng thái tâm lý của nhân vật ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp, cụ thể mà thường được thể hiện nhẹ nhàng, kín đáo. Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng” [54]. Bên cạnh các ý kiến, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Thanh Tịnh, cũng đã có một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra chất “đồng quê” trong truyện ngắn của Thanh Tịnh. Khi viết lời tựa cho tập truyện ngắn “Quê mẹ”, Thạch Lam là người phát hiện ra chất “đồng quê” trong truyện ngắn của ông: “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những đám mây, những làn gió lướt bay trên đồng, ca hát những vẻ đẹp thôn quê”[38]. Thanh Tịnh là nhà văn của tình thương mến nên trên từng trang viết “Quê mẹ”, ông đã trải những sợi tơ của lòng mình về cảnh người quê hương: “Có lẽ linh hồn người ở đấy còn nhiều màu sắc khác nhưng tác giả chỉ tả có cái vẻ êm ả, nên thơ. Tâm hồn ưa thích những cái gì vừa đẹp đẽ, vừa nhè nhẹ, tác giả không lách đi sâu, nhưng dừng lại ở một làn gió, ở một cái thoảng hương của hoa cỏ bốn mùa” [38]. Thạch Lam còn phát hiện ra tình cảm với quê hương ở Thanh Tịnh là một thứ tình yêu mộc mạc, pha chút buồn rầu nhưng lại rất đằm thắm, tha thiết: “Đó là tiếng nói của những tâm hồn quê mùa kia, bài ca hát của đất nước ở một miền đồng ruộng nhờ tác giả mà nhịp điệu và giọng buồn đến thấm thía chúng ta” [38]. Trong bài viết: “Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ”, nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã chỉ ra rằng: “Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình, êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau ngang trái. Những trang văn làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. 4 Làng Mỹ Lý nhỏ bé nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương” [54]. 1. 2. Những ý kiến đánh giá về truyện ngắn Thanh Châu Nhà văn Thanh Châu khởi đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng những mẩu chuyện thời sự hàng ngày in trên báo. Sau đó, ông cộng tác chặt chẽ với tờ Tiểu thuyết thứ bảy. “Trong bóng tối” (1936) và “Hoa ti gôn” (1937) là hai tập truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thanh Châu. Khi đánh giá về tập truyện ngắn “Trong bóng tối”, nhà nghiên cứu Phan Diễm Phương đã viết:“Trong bóng tối là tập truyện ngắn đầu tay của Thanh Châu nhưng đã vạch ra một đường hướng mà các tác giả sẽ còn tiếp tục phát huy. Đó những truyện không thật có chuyện, chủ yếu diễn tả suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật. Họ phần lớn là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản thị dân mà tác giả có điều kiện tiếp xúc, hiểu biết” [61]. Đặc biệt, với truyện ngắn “Hoa ti gôn”, Thanh Châu đã khẳng định được tiếng nói riêng trên văn đàn văn học Việt Nam những năm 30 và bắt đầu được dư luận chú ý. Nhận xét về truyện ngắn này của Thanh Châu, nhà văn Bùi Hiển viết: “truyện ngắn “Hoa ti gôn” của Thanh Châu (7/1937) đã góp hương sắc và tiếng nói riêng biệt của mình, giản dị đến mức mộc mạc, chân tình, sâu lắng, thoáng chút buồn êm dịu, thiết tha. Thanh Châu kiên trì đi theo con đường ấy, không bao giờ mãnh liệt, công phá. Ngòi bút ông chỉ tựa hồ lời thủ thỉ tâm tình, nhắn nhủ hoặc nhắc nhở rằng mỗi con người chúng ta, giữa cái cảnh đời trần trụi, khốn khó này, ít ra còn có một vật báu sở hữu, đó là một trái tim, một linh hồn” [30]. Trong Từ điển văn học (Bộ mới, 2004), khi so sánh Thanh Châu với Thạch Lam, nhà nghiên cứu Văn Tâm đã nhận xét: “Đọc Thanh Châu, độc giả bắt gặp phảng phất không khí một số dòng viết của Thạch Lam (Tà áo lụa), Hồ Dzếnh (Cơn giông), Tô Hoài (Trên bãi), Nam Cao (Đi nghỉ mát)” 5 [62]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong truyện ngắn của ông: “Văn Thanh Châu còn thiếu chất thơ man mác như Thạch Lam, nỗi u hoài đầy ám ảnh của Hồ Dzếnh, nụ cười ngán ngẩm ý vị của Tô Hoài, sự sắc lạnh, sâu xa của Nam Cao. Cốt truyện của ông còn đơn giản” [61]. Tuy nhiên những điểm mạnh, điểm sáng trong văn Thanh Châu cũng được nhà nghiên cứu Văn Tâm nhấn mạnh: “Bù đắp lại, truyện ngắn của ông thường chứa đựng những yếu tố tinh thần khả thủ: tâm trạng xót xa trước những kiếp người bất hạnh, thái độ tán thành đức hy sinh, lòng chung thuỷ…Truyện Thanh Châu có khả năng giúp con người hướng thiện”. Nghiên cứu về truyện ngắn Thanh Châu, tác giả Văn Giá cũng có những đánh giá riêng: “Cây bút văn xuôi Thanh Châu là một hồn văn lãng mạn từ trong cốt tuỷ, văn ông bao giờ cũng là một sự lắng nghe, rượt đuổi, cố nắm bắt và thể hiện cho bằng được những cung bậc tinh tế, vi diệu của tâm hồn…Văn ông từ chối thứ hiện thực xã hội xô bồ, nhem nhuốc, lắm khi bạo liệt của văn chương hiện thực…Thanh Châu chuyên đi vào những trạng thái tâm hồn nhân vật, mà ở trong một truyện ngắn ông gọi là tâm cảnh (Tà áo lụa)”[68]. Còn nhà văn Tô Hoài lại nhận định: “Những gì nhà văn viết ra, sống được theo năm tháng thì không có tuổi”. Về đề tài “làng quê” trong sáng tác của Thanh Châu, trong Từ điển văn học (bộ mới), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thế giới nhân vật, đặc biệt là đời sống nghèo khổ về vật chất và bi kịch về tinh thần của con người làng quê trong các tác phẩm của ông: “Trong các truyện ngắn, vừa, và dài của Thanh Châu viết trước 1945 xuất hiện giới công chức, nghệ sang trọng,… nhưng nói chung tác giả thường nói về đời sống dân trung lưu, thị xã, thị trấn, dân nghèo cư ngụ ngoài rìa thành phố, ở nhà ổ chuột, ăn “cơm đầu ghế”, mưu sinh bằng các nghề lặt vặt: cắt tóc, buôn thúng bán mẹt, làm xiếc rong …”. 6 Đặc biệt trong sáng tác của Thanh Châu, nhà văn thường quan tâm đến những thân phận người phụ nữ bất hạnh trong hôn nhân và tình yêu [62]. 1.3. Những ý kiến đánh giá về truyện ngắn Đỗ Tốn So với hai tác giả Thanh Tịnh và Thanh Châu, Đỗ Tốn viết ít hơn cả. “Hoa vông vang” cũng là tập truyện ngắn duy nhất ông để lại Tuy nhiên, truyện ngắn của ông cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá. Khi viết lời tựa cho tập truyện ngắn “Hoa vông vang” của Đỗ Tốn, Nhất Linh, nhà văn của nhóm Tự lực văn đoàn đã có những nhận xét hết sức tinh tế về Đỗ Tốn: “Xem những truyện trong tập Hoa vông vang, tôi không thể không đem Đỗ Tốn ra so sánh với một tác giả viết truyện khác: Thạch Lam. Tôi thấy hai nhà văn này có nhiều chỗ giống nhau và tôi tin Đỗ Tốn sẽ là Thạch Lam thứ hai trong văn giới chúng ta”[53]. Trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn “Hoa vông vang” (Nhà xuất bản Đồng Tháp năm 1989, GS.Lê Trí Viễn đã nhận xét: “Cái khéo, cái chắc của ngòi bút thì đáng ghi nhận. Cá tính sáng tạo đã hằn lên khá rõ. Câu chữ có khi còn tì vết nhưng tâm hồn thực sự có sức vang ngân” [67]. Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, mục viết về tập truyện ngắn “Hoa vông vang” của Đỗ Tốn, tác giả Bích Thu đã đánh giá: “Hoa vông vang là tập truyện đầu tay của Đỗ Tốn nhưng tác giả đã có một bút pháp già dặn, từng trải nhất là ở cách bố cục, cách dẫn truyện, cách miêu tả chi tiết. Đỗ Tốn cũng tỏ ra tài hoa, tả tình, tả cảnh với những xúc cảm man mác, bâng khuâng. Lời văn trong Hoa vông vang cũng nhẹ nhàng mà thấm thía với những nhận xét tinh vi về tâm hồn con người” [60] Trong Từ điển văn học (bộ mới), mục viết về tác giả Đỗ Tốn, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã nhận xét: “Hoa vông vang là những truyện không có chuyện, trong đó tác giả sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, viết bằng cảm 7 giác nhiều hơn là bằng ý nghĩ. Tâm hồn nhạy cảm và ít nhiều còn non dại của tuổi hoa niên đã giúp nhà văn cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc mùi vị của đồng quê cùng những biến đổi mơ hồ, khó nắm bắt trong thế giới nội tâm con người”[62]. Lúc khác, tác giả lại viết: “Mặt khác, Đỗ Tốn lại có sự già dặn của một người đã sống nhiều, trải nhiều khi viết về những cảnh đời, những kiếp người mòn mỏi, tàn lụi đi theo thời gian. Nhiều khi chỉ bằng những chi tiết ngỡ như không có gì nhưng Đỗ Tốn đã gửi gắm vào đó những chiêm nghiệm độc đáo về cuộc đời, về tình yêu. Đồng thời, qua những trang viết nhẹ nhàng, đôi khi chập chờn và lỏng lẻo, Đỗ Tốn lại bộc lộ tình yêu sâu nặng, thấm thía với quê hương, xứ sở”[62]. Những nghiên cứu về truyện ngắn của Đỗ Tốn nói chung rất hiếm hoi và lại càng hiếm hơn những ý kiến tìm hiểu, khai thác về không gian làng quê trong truyện ngắn của ông nói riêng. Ý kiến của các nhà nghiên cứu trong Từ điển văn học (Bộ mới) có lẽ là ý kiến duy nhất có sự khám phá gợi mở về bức tranh làng quê trong truyện ngắn của Đỗ Tốn. Đỗ Tốn sáng tác tập truyện ngắn khi còn rất trẻ, bởi vậy các nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng: “Tâm hồn nhạy cảm và ít nhiều còn non dại của tuổi hoa niên đã giúp nhà văn cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc những màu sắc, mùi vị của đồng quê cùng những biến đổi mơ hồ khó nắm bắt trong thế giới nội tâm của con người” [62]. Đồng thời, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra: “Nhiều khi chỉ bằng những chi tiết ngỡ như không có gì như hình ảnh “cây na bên vại nước trước căn bếp mà khói đang nặng nề chui ra từ mái rạ” (Một kiếp sống), hay hình ảnh loài hoa vông vang “đang kín đáo cúp lại trong gió chiều êm đềm…để sớm mai lại nở” (Hoa vông vang), Đỗ Tốn đã gửi gắm tình yêu quê hương sâu sắc ý nhị trong tâm hồn” [62]. 8 Như vậy, truyện ngắn của các tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn cũng ít nhiều đã được nghiên cứu riêng lẻ trong một số công trình. Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu đề tài “Không gian làng quê” trong sáng tác của ba nhà văn này. Vì vậy, đây chính là mảnh đất mà từ đó chúng tôi vừa làm sáng rõ phong cách trữ tình lãng mạn của các nhà văn, vừa cho thấy một mảng đề tài thể hiện niềm rung cảm, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước của những nhà trí thức thời Pháp thuộc. III. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài “Không gian làng quê trong truyện ngắn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn” thể hiện qua những sáng tác viết trước năm 1945. 2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu khảo sát trên ba tập truyện ngắn: Quê mẹ - Thanh Tịnh (1941, NXB Đời nay). Trong bóng tối – Thanh Châu (Ngô Ngọc Trương xuất bản, Hà Nội, 1936). Hoa vông vang – Đỗ Tốn (NXB Đời nay, Hà Nội, 1945). Ngoài ba tập truyện ngắn này, luận văn còn sử dụng thêm một số tác phẩm của các tác giả được sáng tác trước năm 1945 hay được in rải rác trên báo chí. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn khảo sát thêm một số truyện ngắn của các tác giả khác trong dòng truyện ngắn trữ tình như: Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Nguyễn Xuân Huy,… hoặc các tác phẩm của các tác giả văn học hiện thực để làm đối sánh. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Không gian làng quê trong truyện ngắn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn”, luận văn hướng tới mục đích nhận diện thêm một số 9 [...]... thuật, không gian làng quê trong văn học Việt Nam trước 1945 và đôi nét về tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn Chương II Đặc trưng không gian làng quê trong truyện ngắn trữ tình Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn Chương III Một số nghệ thuật miêu tả không gian làng quê trong truyện ngắn trữ tình Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn 11 CHƯƠNG I - KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT, KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG VĂN HỌC VIỆT... THANH TỊNH, THANH CHÂU, ĐỖ TỐN 1 Không gian nghệ thuật và không gian làng quê trong văn học Việt Nam trước 1945 1.1 Không gian nghệ thuật Trong văn học, không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của thế giới nghệ thuật Theo “Từ điển thuật ngữ văn học thì không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [24] Trong. .. phối hợp linh hoạt trong quá trình nghiên cứu V Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về Không gian làng quê trong truyện ngắn trữ tình của ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn Thông qua việc phân tích truyện ngắn trữ tình của ba nhà văn và so sánh với các truyện ngắn của các tác giả khác trong cùng dòng truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1930-1945, luận văn chỉ ra những điểm... được tiếp xúc trong quá trình học tập, kết hợp với tâm hồn giàu xúc cảm là một yếu tố quan trọng để các nhà văn đi theo khuynh hướng sáng tác lãng mạn Và những tác phẩm của cả ba nhà văn vì thế mà đậm chất trữ tình 27 CHƯƠNG II - ĐẶC TRƯNG KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH THANH TỊNH, THANH CHÂU, ĐỖ TỐN 1 Không gian làng quê – một vẻ đẹp của quê hương đất nước 1.1 Không gian thiên nhiên... ba nhà văn khi viết về làng quê Đồng thời thông qua bức tranh làng quê trong truyện ngắn của ba nhà 10 văn, chúng tôi hướng đến một cái nhìn khác về tình yêu quê hương đất nước của các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn Từ đó, luận văn khẳng định những đóng góp của họ cho sự phát triển của thể loại truyện ngắn nói chung và dòng truyện ngắn trữ tình nói riêng VI Cấu trúc luận văn Chương I: Không gian. .. trong những không gian quê mà người đọc sẽ bắt gặp trong rất nhiều các sáng tác của ba nhà văn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn Không gian vườn, không gian dòng sông bến nước không chỉ là những bức tranh thiên nhiên hết sức tươi đẹp về quê hương mà nó còn là không gian của đôi lứa, của tình yêu Qua bức tranh không gian thiên nhiên thơ mộng trữ tình về làng quê, các tác giả thể hiện kín đáo một niềm tự hào,... định Có thể là không gian của một con đường, một dòng sông, một cánh đồng hay một ngôi nhà,… Nhưng bản thân những không gian vật thể đó chưa phải là không gian nghệ thuật nếu nó không ngầm chứa bên trong hình tượng nghệ thuật nhằm biểu hiện mô hình thế giới về con người Do đó, không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm văn học với không gian địa lí, không gian vật lí được bởi: Không gian nghệ thuật... thơ mộng thì Thanh Châu, Đỗ Tốn lại đặc biệt quan tâm miêu tả vẻ đẹp nên thơ của những mảnh vườn nơi quê hương 28 Trong truyện ngắn của Thanh Châu, không gian làng quê thường gắn với những bức tranh đẹp về những khu vườn trong mùa hoa nở: hoa chanh (Vườn Chanh), một giàn hoa ti gôn hoa ti gôn (Hoa ti gôn) hay cụm hoa tóc tiên (Nếp nhăn trên trán) Trong truyện ngắn “Vườn Chanh” của Thanh Châu, bức tranh... thường thấy trong sáng tác của các nhà văn nhà thơ Cả ba nhà văn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn đều có quãng đời thơ ấu sống gắn bó với làng quê Bởi vậy những cảnh vật của làng quê đã in đậm dấu ấn trong kí ức của họ, đồng thời là cội nguồn không bao giờ vơi cạn khi các nhà văn viết về quê hương Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy hình bóng cảnh vật quê hương mình qua những trang viết của các nhà văn Đó là... thể nói trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, thiên nhiên là một đề tài mà các nhà văn lãng mạn rất quan tâm Thiên nhiên trong các sáng tác lãng mạn thường gắn liền với tình yêu đôi lứa Bởi vậy khi viết về không gian làng quê thì không gian vườn, dòng sông, bến nước không chỉ là không gian đặc trưng cho làng quê mà nó còn là điểm hẹn tuyệt vời của lứa đôi Đây là một trong những không gian quê mà . v n lu n nhung nh thiết tha nh ng bóng h nh yêu dấu: “Anh đi anh nh quê nh / Nh canh rau muống, nh cà dầm tương/ Nh ai giãi n ng dầm sương/ Nh ai tát n ớc b n đường hôm nao”. Đ n v n. gi n [61]. Tuy nhi n nh ng điểm m nh, điểm sáng trong v n Thanh Ch u cũng được nh nghi n cứu V n Tâm nh n m nh: “Bù đắp lại, truy n ng n của ông thường ch a đựng nh ng yếu tố tinh th n khả. Nam, nh phê b nh v n học Hoài Thanh đã nh n xét rằng: “… Nguy n B nh nhà quê h n cả n n ch ưa sống trong t nh quê mà ít ch ý đ n c nh quê”. Cái “t nh quê” trong thơ 18 Nguy n B nh là t nh người

Ngày đăng: 19/04/2014, 17:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan