Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

32 10.2K 46
Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp một khối lượng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con người đang múa may, khóc cười trong chế độ cũ. Có những chuyện độc ác, Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 1 tàn nhẫn, những chuyện xấu xa, rởm hợm, những chuyện thương tâm, ai oán cùng những chuyện nực cười lố lăng trong cái xã hội thực dân phong kiến đầy những ngang trái bất công. Bên cạnh đó là phác thảo chân dung của một số vị tai to mặt lớn, nhiều kẻ hách dịch, đầy quyền thế đang sống phè phỡn trong giới thượng lưu lúc bấy giờ. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 2 A. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 1. Cuộc đời: Nguyễn Công Hoan quê làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình quan lại xuất thân nho học thất thế, bất mãn với xã hội thực dân và bọn quan lại mới. Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối, những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích bọn quan lại.Những thơ ca và giai thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của ông sau này. Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà Cổ…) cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Sau cách mạng ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, là biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách giáo khoa và biên soạn cuốn “Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950” dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo “Giáo dục nhân dân” cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết tiếng Việt đúng nhất, tốt nhất. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 3 Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề viết văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong các khóa chấp hành Hội tiếp sau đó, đồng thời là ủy viên Ban chấp hành Hội Liên Hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được ghi trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ những năm 60 và cũng ngay những năm 60 giáo sư tiến sĩ Niculin đã gọi ông là “bậc thầy về truyện ngắn châm biếm”. Nguyễn Công Hoan viết văn rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã xác định được hướng đi và phong cách viết.Ông chuyên viết về những đề tài phản ánh hiện thực xã hội, sở trường là bút pháp hiện thực trào lộng.Ông đã vẽ lên bức tranh sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối. Ông đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức cao nhưng ít tài đức, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống tư sản lố lăng, đồi bại, đồng thời ông rất thương cảm với cảnh cơ cực của những người nghèo khổ, bênh vực họ. Là một nhà văn tài ba và tâm huyết với đời, với nghề, Nguyễn Công Hoan độc đáo từ cách nhìn rọi vào cuộc đời, ông lắng nghe và lọc từ trong đó ra những tấn bi kịch và đưa nó vào tác phẩm bằng một giọng văn giễu cợt, mỉa mai. Những cái đó tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, một phong cách rất riêng làm cho ông khác hẳn những nhà văn hiện thực đồng thời với ông. Nguyễn Công Hoan viết nhiều trong những năm 1920 - 1945.Truyện dài của ông cũng chiếm khối lượng lớn, song cái phần đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Công Hoan mới có lại ở truyện ngắn.Trong số những truyện dài của ông tiêu biểu là tác phẩm “Bước đường cùng” (xuất bản năm 1938), cuốn truyện ra đời vào lúc phong trào Mặt trận Dân chủ lên cao, có ảnh hưởng rất sâu rộng.Chính quyền thực dân đã phải ra lệnh cấm lưu hành.Từ sau năm 1954, ông cũng có nhiều truyện ngắn viết về cải cách ruộng đất và chiến sĩ cách mạng. Ngày 6/6/1977 Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội, thọ 74 tuổi. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 4 Năm 1988, tại cuộc hội thảo khoa học “Nguyễn Công Hoan, con người và sự nghiệp” tổ chức ở Hà Nội nhân 85 năm ngày sinh của nhà văn (1903-1988), nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi trong nước đã tỏ lòng trân trọng và đánh giá đúng mức giá trị bộ tiểu thuyết “Đống rác cũ” của ông, bộ tiểu thuyết đã bị thu hồi năm 1963. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã vinh dự được là một trong 14 nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. 1.1 Sự nghiệp văn chương: Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Nguyễn Công Hoan còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc. Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật là truyện ngắn. Nhiều trong số các truyện ngắn của ông được xếp vào truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều thế hệ độc giả. Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ, truyện ngắn của ông vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa đạt được những giá trị chung phổ quát của văn học thế giới. Qua hơn 50 năm cầm bút, ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, hơn 30 truyện dài cùng nhiều bút ký, hồi ký, tiểu luận về ngôn ngữ, văn học, nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ở Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản, Anbani… 1.1.1 Truyện ngắn: - Thời kỳ 1929 – 1935: + Tiếng cười trào phúng (Thật là phúc, Cái nạn ô tô, Đàn bà là giống yếu…). Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 5 + Tiếng cười chua chát, thấm thía (Kép Tư Bền,Vợ,Ngậm cười ) + Tiếng cười khôi hài, nội dung phù phiếm (Quan tham nửa giờ, Kìa con!, Nhân tình tôi…). - Thời kỳ 1936 – 1939: Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn + Đả kích những cái xấu (Vẫn còn trịch thượng, Chiếc đèn pin, Nạn râu, Ngượng mồm, Gánh khoai lang…). + Đả kích nhằm vào giới “ông chủ” (Quyền chủ, Phành phạch, Hai cái bụng, Lại chuyện con mèo…). + Người nông dân lao động (Chiếc quan tài, Được chuyến khách, Sáng, Chị phu mỏ…). + Chính trị - thời sự, mang tính chiến đấu (Đào kép mới, Tinh thần thể dục…). - Thời kỳ 1940 - 1945: Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn Tiếp tục thực hiện trào phúng (Công dụng của cái miệng, Người thứ ba, Con ve…). 1.1.2 Truyện dài Có số lượng lớn và đề cập tới nhiều nội dung khác nhau (Tắt lửa lòng, Lệ Dung, Tấm lòng vàng, Ông chủ, Bà chủ…). 1.1.3. Tiểu thuyết Ngoài ra còn có nhiều tiểu thuyết nổi bật như (Lá ngọc cành vàng, Bước đường cùng, Cái thủ lợn, Đống rác cũ). 1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoantruyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong văn học dân tộc Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp.Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú mà đặc trưng nhất là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế mà ông được mệnh danh là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong suốt mấy mươi năm cầm bút ông đã có những đóng góp hết sức lớn lao với nhiều thể loại như trào phúng, tiểu thuyết và truyện ngắn. Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 6 Nguyễn Công Hoantruyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam không thể bỏ qua tiêu chí truyện ngắn và phải lấy nó làm tiêu chí hàng đầu. Đóng góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho phong cách truyện ngắn của Ông. Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách truyện ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu hiểu được nội dung phản ánh trong truyện ngắn của ông từ đó thấy được tầm danh hiệu vĩ đại mà giới nghiên cứu cũng như độc giả đã mệnh danh ông là bậc thầy truyện ngắn. Trong suốt 15 năm từ năm 1930 đến 1945 nền văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt như: thể loại, đội ngũ sáng tác, nhân vật điển hình,….của nhiều cây bút tài hoa như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…với nhiều nội dung phản ánh khác nhau như: mâu thuẩn giai cấp, những chuyện đời thường….trong đó không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Công Hoan. Sở dĩ như vậy là vì hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài. Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên.Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại.Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay.là người hiện diện của độc giả. Nguyễn Công Hoan là người đặt nền móng cho khuynh hướng văn học hiệnthực đầu thế kỷ XX, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện gắn đời sau. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào.Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 7 Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót. Tác phẩm “ Kép Tư Bền” (1927) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại. Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cáchhoàn cảnh riêng tạo nên đặc điểm cây bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán. Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam. Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 8 kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền, bọn cường hào, địa chủ và tình yêu thương, đồng cảm những người nghèo khó. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú.Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú mà đặc trưng nhất là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế mà ông được mệnh danh là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong suốt mấy mươi năm cầm bút ông đã có những đóng góp hết sức lớn lao với nhiều thể loại như trào phúng, tiểu thuyết và truyện ngắn. Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của Nguyễn Công Hoantruyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam không thể bỏ qua tiêu chí truyện ngắn và phải lấy nó làm tiêu chí hàng đầu. Đóng góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho phong cách truyện ngắn của Ông. Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách truyện ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu hiểu được nội dung phản ánh trong truyện ngắn của ông từ đó thấy được tầm danh hiệu vĩ đại mà giới nghiên cứu cũng như độc giả đã mệnh danh ông là bậc thầy truyện ngắn. Trong suốt 15 năm từ năm 1930 đến 1945 nền văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt như: thể loại, đội ngũ sáng tác, nhân vật điển hình,….của nhiều cây bút tài hoa như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…với nhiều nội dung phản ánh khác nhau như: mâu thuẩn giai cấp, những chuyện đời thường….trong đó không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Công Hoan. Sở dĩ như vậy là vì Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài. Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên.Ông là người thường Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 9 xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại.Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay.là người hiện diện của độc giả. Nguyễn Công Hoan là người đặt nền móng cho khuynh hướng văn học hiện thực đầu thế kỷ XX, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện gắn đời sau. Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào.Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót. Tác phẩm Kép Tư Bền (1927) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 10 [...]... triển của bản thân văn nghệ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 31 Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sinh động, hấp dẫn Ông là người biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi cấu trúc hình thức rất linh hoạt Nếu như truyện ngắn của Thạch Lam tác động chủ yếu vào tình cảm và cảm giác người đọc, truyện của Nam Cao đi sâu vào tâm lí bên trong của nhân vật, thì truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm... thức nghệ thuật trong truyện ngắn của ông Nét độc đáo trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thể hiện sinh động ở đề tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật, các thủ pháp nghệ thuật Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 13 2.1 Đề tài, chủ đề Nguyễn Công Hoan dành sự quan tâm đến cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám... Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười dân gian Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật” Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn truyện ngắn cuả Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam” Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan. .. phần nào về phong cách viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan thông qua cách chọn đề tài : Ông cho rằng “Đọc một truyện hay, lần nào tôi cũng thấy một điểm chung mà tôi cho là căn bản, là nó dễ hiểu Hiểu tác giả Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 14 định nói cái gì và dễ hiểu vì nó thực”.Từ những vấn đề rõ ràng cụ thể, động cơ viết của ông rất rõ ràng vì vậy truyện ngắn của ông cũng... mặt không hết tiền, hết của Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách” Chương 2: PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện nghĩa hiện thực Do đó, phong cách truyện ngắn nổi bật của ông là phong cách hiện thực và trào phúng Thông qua phong cách trào phúng nhà văn dường như lột tả được những vấn đề phi lí, ngược đời trong xã hôi... tạp của xã hội Nguyễn Công Hoan đã để lại cho chúng ta một khối lượng truyện ngắn phong phú với một nghệ thuật viết khác điêu luyện Dư luận đều thống nhất đánh giá cao công lao của ông trong việc xây dựng một nền truyện ngắn Việt Nam hiện đại “Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan cũng có thể nói là một “bách khoa toàn thư” về xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Nguyễn Công Hoan là bậc thầy về truyện ngắn. .. truyện ngắn của ông Để cho những tác phẩm đó tồn tại cho đến tận bây giờ và cả sau này nữa Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 30 C PHẦN KẾT LUẬN Nguyễn Công Hoan, nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam Ông đã được nhiều thành công trong cuộc đời văn nghiệp của mình, trong đó có thể loại truyện ngắn Trải qua sự sàng lọc của thời gian và lòng người, Nguyễn Công Hoan đã tạo... ấy của ai” : Các ông bà quý phái đang khiêu vũ, bỗng một ông mất ví Ai cũng ngờ bọn đầy tớ Hóa ra, chính họ ăn cắp của nhau - Xây dựng nhân vật “ngớ ngẩn” để đánh lừa “Nỗi lòng tỏ cùng ai” : Bà mẹ nhân vật “ngớ ngẩn” trước nỗi buồn của con gái yêu Những phán đoán của bà về lý do gây ra nỗi buồn cho Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 28 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN. .. thống trào phúng của văn học dân tộc Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan GS Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hầu hết truyện ngắntruyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của Một đằng... chương của Nguyễn Công Hoan rất thực Mọi thứ dường như đã cũ nhưng khi được ông viết ra nó lại trở thành một vấn đề mới mẻ và vô cùng đặc sắc Với hệ đề tài gần gũi, quen thuộc về con người, cuộc sống, mâu thuẩn giai cấp, giàu nghèo,… Nguyễn Công Hoan ngoài việc tạo cho mình một phong cách Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 29 riêng ông còn đưa người đọc tới gần hơn với chân thật hơn của cuộc . rách”. Chương 2: PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện nghĩa hiện thực. Do đó, phong cách truyện ngắn nổi bật của ông là phong cách. tiểu thuyết và truyện ngắn. Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 6 Nguyễn Công Hoan là truyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong. góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho phong cách truyện ngắn của Ông. Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách truyện ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu

Ngày đăng: 18/04/2014, 15:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Cuộc đời:

  • Chương 2: PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

    • 2.1 Đề tài, chủ đề

    • 2.2 Cốt truyện

    • 2.3 Kết cấu

      • 2.3.1 Đối lập giữa các nhân vật

      • 2.3.2 Các cặp sự vật, sự việc, hiện tượng đối lập

      • 2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

      • 2.5 Giọng điệu, ngôn ngữ

        • 2.5.1. Trong sáng, giản dị có tính chất bình dân. Văn chương Nguyễn Công Hoan trong sáng phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc

        • 2.5.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã

        • 2.5.3 Ngôn ngữ giễu nhại

        • 2.6. Nghệ thuật trần thuật

          • 2.6.1. Trần thuật theo ngôi kể

          • 2.7.2. Thủ pháp đánh lạc hướng người đọc

          • C. PHẦN KẾT LUẬN

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan