Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn hệ thống pháp luật

27 958 1
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn hệ thống pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT1.K/ niệm và đặc điểm1.1Khái niệmQuy phạm pháp luật XHCN: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội 1.2Đặc điểmCác đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật:- Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.- Được nhà nước bảo đảm thực hiện.- Mang tính bắt buộc chung.- Nội dung của QP PL thể hiện hai mặt cho phép và bắt buộc. 2. Cơ cấu của QPPL1.3Giả định1.3.1Khái niệm giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm…) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.1.3.1Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của PL.1.3.2Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tế.1.3.3Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?1.3.4Phânloại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại. - Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện.- Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện.1.4Quy định:1.4.1Khái niệm quy định: là bộ phận của quy phạm PL, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của PL chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước.1.4.1Vai trò: mô hình hoá ý chí của NN, cụ thể hoá cách thức xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ PL.1.4.2Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều kiện bảo đảm nguyên tắc pháp chế.1.4.3Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ làm gì và như thế nào?1.4.4Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định. - Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn.- Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự.1.4Chế tài1.4.1 Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.1.4.2Vai trò: nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.1.4.3Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.1.4.4Các xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật.1.4.5Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, có 2 loại: - Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng. - Chế tài không cố định: nêu lên nhiều b/pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất và thẩm quyền áp dụng, chế tài được chia thành 4 loại: - Chế tài hình sự. - Chế tài hành chính. -Chế tài dân sự.-Chế tài kỷ luật.2Phân loại các quy phạm pháp luật2.1Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm PL có thể phân chia theo các ngành luật, cụ thể:- QPPL hình sự.-QPPL dân sự.-QPPL hành chính,2.2.Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:- QPPL định nghĩa: là QP có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một k/ niệm pháp lý.- QPPL điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của các tổ chức.- QPPL bảo vệ: là QP có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế NN liên quan đến trách nhiệm pháp lý.2.3.Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong QPPL có thể phân chia thành:- Quy phạm pháp luật dứt khoát: là những quy phạm trong đó chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, dứt khoát.- Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm trong đó nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu.- Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm trong đó cho phép các chủ thể tự quy định cách cử sự của mình.- Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm trong đó nội dung thường khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định.2.Một số phương thức thể hiện chủ yếu của quy phạm PL2.1Quy phạm thể hiện theo cơ cấu ba bộ phận- Trật tự các bộ phận trong quy phạm có thể thay đổi- Một quy phạm pháp luật có thể không có đầy đủ ba bộ phận- Các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung2.2Quy phạm thể hiện trong điều luật- Một quy phạm có thể được trình bày trong một điều luật- Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm- Một điều luật có thể khái quát một nội dung giống nhau của các quy phạm2.3Quy phạm thể hiện theo nội dung- Thể hiện trực tiếp: Nội dung được thể hiện trực tiếp trong quy phạm- Thể hiện viện dẫn: Nội dung được viện dẫn từ điểu luật khác- Thể hiện mẫu: Nội dung được viện dẫn từ luật khácBÀI 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT1.Khái niệm HTPL Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.2.Thành phần của hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật.- Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành HT PL.- Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.- Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật:- Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống XH cần có sự điều chỉnh bằng PL. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ XH đặc thù.- Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thoả thuận và phương pháp quyền uy - phục tùng.- Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: có những đặc điểm chủ yếu là: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra…) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.- Phương pháp quyền uy phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng.Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các QH XH, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả 2 phương pháp này.3.Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam theo cách phân chia phổ biến, trong hệ thống pháp luật có một số ngành luật điển hình:- Ngành luật Hiến pháp;-Ngành luật Hành chính;- Ngành luật Hình sự;- Ngành luật TT HS;- Ngành luật Dân sự;- Ngành luật TT DS;- Ngành luật HN - GĐ;- Ngành luật Lao động;- Ngành luật T/mại;- Ngành luật Đất đai;- Ngành luật Tài chính;- Ngành luật Ngân hàng.Lưu ý:Sự phân chia các ngành luật chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ: - Các quan hệ xã hội tồn tại đan xen trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vì thế, một quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. - Quan điểm của các nhà khoa học phân chia cũng khác nhau.4.Hệ thống văn bản QPPL và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam4.1 Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.4.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay:4.3 Phân loại: Có nhiều cách phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành 2 loại:-Văn bản luật;-Văn bản dưới luật.Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản QPPL tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. - Hai là, mối liên hệ về nội dung, các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với nhau về nội dung. 4.4 Hiệu lực của văn bản QPPLt: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên 3 mặt: -Theo thời gian;-Theo không gian; -Theo đối tượng tác động. Ngoài ra, văn bản QPPL còn có thể có hiệu lực trở về trước.5.Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của HTPLCó bốn tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật:- Tính toàn diện: tính toàn diện thể hiện ở 2 mức độ * Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành luật, các chế định PL * Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm PL. - Tính đồng bộ: hệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn.- Tính phù hợp: pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội.- Trình độ kỹ thuật lập pháp: pháp luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật.6.Hệ thống hoá PL: 6.1 Khái niệm: Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật. Ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật. Mục đích của hệ thống hoá pháp luật: góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất.6.2 Các hình thức hệ thống hoá pháp luật:- Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực. * Chủ thể tập hợp hoá: mọi chủ thể. * Kết quả của pháp điển hoá: là một tập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. - Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn chế định thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. * Về chủ thể: Pháp điển hoá chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. * Về kết quả của pháp điển hoá: là một văn bản QP PL có nội dung tổng hợp hơn và hiệu lực pháp lý cao hơn các văn bản trước đó điều chỉnh cùng một vấn đề.*Giới thiệu một số hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhận diện và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể theo các tiêu chí của hệ thống pháp luật ./.BÀI 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT1.Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật1.1Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.1.2Đặc điểm của quan hệ pháp luật- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. - Quan hệ pháp luật là một loại quan hệ tư tưởng, QHPL thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng.-Quan hệ pháp luật mang tính ý chí NN.-Nội dung của QHPL là các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ đó; hay nói cách khác các bên tham gia QHPL có các quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.- Quan hệ pháp luật có tính xác định (có cơ cấu chủ thể xác định và phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo các căn cứ cụ thể nhất định).2.Thành phần của quan hệ pháp luật 1.3 Chủ thể2.1.1. Khái niệm: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ PLNhững điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi - Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của PL. - Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. - Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi: * Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. * Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật hoặc được Nhà nước bảo vệ trong các quan hệ pháp luật nhất định. Thông qua hành vi và ý chí của người thứ ba. * Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Vì khi không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì Nhà nước cũng không cần phải tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó. * Năng lực pháp luật của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.Lưu ý:- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể.- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với các quốc gia khác nhau, hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ở mỗi NN, năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau2.1.2. Các loại chủ thể: 1) Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch). - Đối với công dân: * Năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. * Năng lực hành vi của công dân: xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người. Khi công dân đạt những điều kiện do pháp luật quy định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn… thì được xem là có năng lực hành vi. - Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: Năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hơn so với công dân.2) Pháp nhân: là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện cơ bản như sau:- Là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp. - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật.- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực chủ thể của pháp nhân: - Năng lực pháp luật của pháp nhân: * Năng lực pháp luật của pháp nhân mang tính chuyên biệt. * Phát sinh: từ thời điểm được cơ quan NN có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập. Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực PL của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động. * Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất… * Năng lực hành vi của pháp nhân: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân. Ngoài pháp nhân còn có các thực thể nhân tạo khác tuy không phải là pháp nhân nhưng có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật khi có năng lực chủ thể như công ty hợp danh, tổ hợp tác, xí nghiệp thành viên của công ty…3) Nhà nước: là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật, vì nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội, nhà nước. Nhà nước là chủ thể của các quan hệ pháp luật quan trọng.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật2.2.1. Quyền chủ thể- Khái niệm: Quyền chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể được hình thành trên cơ sở các quy định của pháp luật. - Đăc điểm: * Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép. * Khả năng của chủ thể yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ hoặc yêu cầu họ chấm dứt những hành vi cản trở nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền chủ thể của mình. * Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình.2.2.2. Nghĩa vụ pháp lý: - Khái niệm: Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. - Đặc điểm: * Là sự bắt buộc chủ thể phải có những xử sự nhất định theo quy định của pháp luật * Cách xử sự này nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác trong quan hệ pháp luật. * Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý sẽ được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.2.3. Khách thể của quan hệ pháp luật - Là những lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. - Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.2.Sự kiện pháp lý1.4Khái niệm: Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.1.5Phân loại:- Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được phân loại thành: * Sự biến pháp lý. * Hành vi pháp lý. - Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ PL, có ba loại sự kiện: * Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ PL. * Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ PL. * Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ PL /..BÀI 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT1.Khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật1.1Khái niệm Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội được các quy định của pháp luật điều chỉnh. Hành vi hợp pháp chính là hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định.1.2Các hình thức thực hiện pháp luật:- Tuân theo pháp luật: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm. Hành vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động. - Thi hành pháp luật: Chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động. - Sử dụng pháp luật: chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. - Áp dụng pháp luật: là hình thức thục hiện pháp luật tong đó Nhà nước, thông qua cơ quan cán bộ Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật.2.Áp dụng pháp luật - một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt1.3Các trường hợp cần áp dụng pháp luật- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. - Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. - Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có sự tranh chấp mà các chủ thê không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp. - Khi Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó.1.4Đặc điểm của áp dụng pháp luật- Mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực NN. - Có hình thức, thủ tục chặt chẽ. Hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Ý chí của chủ thể áp dụng pháp luật được thể hiện trong các văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản pháp luật cá biệt) là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng vào từng trường hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc xác định biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể. - Mang tính cá biệt, cụ thể. - Có tính sáng tạo.Áp dụng PL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực NN, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện (hoặc các tổ chức được trao quyền) nhằm áp dụng các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.1.5Các giai đoạn của quá trình áp dụng PL.- Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng. - Lựa cọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phám pháp luật đó. - Ban hành văn bản áp dụng pháp luật. - Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.1.6Áp dụng pháp luật tương tự: việc áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục kịp thời các "lỗ hổng" của pháp luật. Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự:- Điều kiện chung: * Vụ việc được xem xét có liên quan đến quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân, đòi hỏi Nhà nước phải xem xét giải quyến. * Phải chứng minh một cách chắc chắn vụ việc cần xem xét giải quyết không có QPPL nào trực tiếp điều chỉnh. - Điều kiện riêng: * Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: phải xác định được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong trường hợp đã dự kiến có nội dung gần giống với vụ việc mới nảy sinh. * Đối với áp dụng tương tự pháp luật: phải xác định là không có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc tương tự với vụ việc cần giải quyết (không thể giải quyết vụ việc theo nguyên tắc tương tự quy phạm pháp luật). - Cách thức áp dụng pháp luật tương tự: * Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là việc lựa chọn quy phạm hiệu lực pháp luật làm căn cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nảy sinh chưa được dự kiến trước nhưng có dấu hiệu tương tự với một vụ việc khác được quy phạm pháp luật này trực tiếp điều chỉnh. * Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.*Giới thiệu quy trình áp dụng pháp luật cụ thể. Nhận diện và đánh giá một quy trình áp dụng pháp luật cụ thể./. BÀI 5: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ1.Vi phạm PL ;1.1Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm PL- Khái niệm: Là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Dấu hiệu của vi phạm pháp luật * Là hành vi xác định của con người; * Trái pháp luật; * Có lỗi; * Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.1.2Cấu thành của vi phạm pháp luật1.2.1Mặt khách quan của vi phạm PL- Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm PL mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. - Mặt khách quan là của vi phạm pháp luật gồm: * Hành vi trái PL: thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. * Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà xã hội phải gánh chịu; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời. * Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội: trong đó hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại của xã hội đóng vai trò là kết quả tất yếu. Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng…), thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm…vv.1.2.2Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật- Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. - Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tố sau đây: * Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau: * Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra. * Cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. * Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. * Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả nên không nhận thấy trước thiệt hại cho XH do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó. * Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm PL. * Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.1.2.3Khách thể của vi phạm pháp luậtLà những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm PL xâm hại tới. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.1.2.4Chủ thể của vi phạm pháp luật- Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước.1.3Phân loại vi phạm pháp luật Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH, vi phạm PL được chia thành bốn loại: - Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. - Vi phạm hành chính: là hành vi trái PL, có lỗi, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được PL hành chính quy định. - Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái PL, kỷ luật của đơn vị, cơ quan nhà nước. - Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân). Vi phạm dân sự chủ yếu được quy định trong BLDS.2.Trách nhiệm p/ lý 2.1Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý - Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. - Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý: * Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. * Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. * Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước.2.2Phân loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào việc phân loại VP PL, có bốn loại trách nhiệm pháp lý: - Trách nhiệm hình sự; - Trách nhiệm dân sự; - Trách nhiệm hành chính; - Trách nhiệm kỷ luật.*Nhận diện và phân tích vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý./.**********BÀI 6: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XHCN1.Ý thức pháp luật1.1Khái niệm, đặc trưng của ý thức pháp luật XHCN- Khái niệm ý thức pháp luật XHCN: là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội XHCN, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá của con người về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân. - Đặc trưng của ý thức pháp luật: * Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội: thể hiện ở hai khía cạnh: ý thức pháp luật vừa phụ thuộc vào tồn tại xã hội (do tồn tại xã hội quyết định), vừa có tính độc lập tương đối (bảo thủ, kế thừa, lạc hậu, vượt trước so với tồn tại xã hội). * Ý thức pháp luật là hiện tượng có tính giai cấp: hiểu biết, thái độ của các giai cấp đối với pháp luật là khác nhau, chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền mới được phản ánh trong pháp luật.1.2Cấu trúc của ý thức pháp luật1.2.1Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành: - Hệ tư tưởng pháp luật: là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, lý thuyết về pháp luật. - Tâm lý pháp luật: là tình cảm, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của con người đối với pháp luật.1.3 Chức năng của ý thức pháp luật - Chức năng đánh giá: hành vi và pháp luật - Chức năng điều chỉnh hành vi - Chức năng nhận thức hành vi - Chức năng dự báo: sự phát triển của pháp luật1.4 Phân loại ý thức pháp luật1.4.1 Căn cứ trên mức độ và phạm vi nhận thức: - Ý thức pháp luật thông thường: là kinh nghiệm của chủ thể về pháp luật, chỉ phản ánh được các mối liên hệ bên ngoài của pháp luật mà chưa phản ánh được bản chất của pháp luật. - Ý thức pháp luật lý luận: là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm về PL, phản ánh được mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật.1.4.2 Căn cứ theo chủ thể mang ý thức PL: - Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức của bộ phận tiên tiến trong xã hội, phản ánh xu thế phát triển của xã hội. - Ý thức PL nhóm: là ý thức PL của một nhóm người. - Ý thức pháp luật cá nhân: là ý thức pháp luật của mỗi người.1.5 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật XHCNSự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật XHCN: - Ý thức pháp luật là tiền đề tư tuởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. - Ý thức pháp luật góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật. - Ý thức pháp luật là đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan. Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật.1.6 Các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật. - Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học. - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật. - Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào hoạt động xây dựng pháp luật. - Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật. - Kết hợp giáo dục PL với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của nhân dân. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.2.Pháp chế XHCN2.1Khái niệm pháp chế XHCN- Khái niệm pháp chế XHCN: “Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác” - Các biểu hiện của pháp chế XHCN: * Pháp chế XHCN là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. * Pháp chế XHCN là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. * Pháp chế XHCN là nguyên tắc trong xử sự của công dân. Ý nghĩa của pháp chế: pháp chế là đ/ kiện cơ bản để p/ huy dân chủ.2.2Các nguyên tắc của pháp chế XHCN- Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật. - Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc. - Pháp chế phải công bằng, hợp lý. - Bảo đảm các quyền tự do của công dân - Mọi vi phạm pháp luật phải được ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời. - Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả. - Không tách rời pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý.2.3Vai trò của pháp chế2.4Những điều kiện bảo đảm cho sự phát triển của pháp chế XHCN- Các điều kiện kinh tế - Các đ/ kiện chính trị - Các đ/ kiện tư tưởng - Các điều kiện xã hội - Những đ/ kiện pháp lý - Những b/ đảm pháp lý * Các biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật * Các biện phạm xử lý vi phạm pháp luật * Các biện pháp bảo vệ và khôi phục các quyền bị vi phạm, khắc phục hậu quả của vi phạm pháp luật. *Các b/pháp về tổ chức * Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.*Nhận diện và đánh giá các biểu hiện của ý thức pháp luật và pháp chế. /.BÀI 7: CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT1.Điều chỉnh PL1.1Khái niệm điều chỉnh pháp luật: là quá trình Nhà nước dùng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể, thông qua đó tác động lên các quan hệ xã hội.1.2Đối tượng điều chỉnh pháp luật: là những quan hệ xã hội mà Nhà nước thấy cần phải tác động bằng pháp luật. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hai hướng:- Những quan hệ xã hội không phù hợp với ý chí của NN, NN điều chỉnh theo hướng hạn chế, loại trừ chúng. - Những quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của Nhà nước thì Nhà nước sẽ ghi nhận và bảo vệ.1.3Phương pháp điều chỉnh của pháp luật: là cách thức mà Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội. Cách thức tác động đó là: ngăn cấm, bắt buộc, cho phép và khuyến khích.1.4Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật:- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình điều chỉnh pháp luật; - Xây dựng pháp luật; - Tổ chức thực hiện pháp luật; - Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật.2.Cơ chế điều chỉnh PL1.5Khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật: dưới góc độ hệ thống thì cơ chế điều chỉnh pháp luật là một hệ thống thống nhất các phương tiện, quy trình pháp lý, thông qua đó thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội nhằm thực hiện những nghĩa vụ và mục đích mà NN đã đặt ra.1.6Vai trò của các yếu tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật:- Quy phạm pháp luật: là yếu tố có vai trò ghi nhận nội dung điều chỉnh pháp luật, xác định quan hệ xã hội chủ nghĩa được pháp luật điều chỉnh. - Văn bản áp dụng pháp luật: yếu tố này có vai trò ở hai giai đoạn khác nhau của quá trình điều chỉnh pháp luật. Một là, cụ thể hóa những quy tắc xử sự chung thành các quy tắc xử sự cụ thể; hai là cụ thể hóa các biện pháp chế tài đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. - Quan hệ pháp luật: là mô hình để các chủ thể thực hiện sự điều chỉnh pháp luật. - Chủ thể quan hệ pháp luật: là yếu tố thực hiện nội dung điều chỉnh pháp luật. Tức là họ thực hiện trên thực tế nội dung của các quy phạm pháp luật; các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. - Trách nhiệm pháp lý: là yếu tố loại bỏ vi phạm pháp luật, làm cho cơ chế điều chỉnh pháp luật diễn ra một cách bình thường. - Ý thức pháp luật: là cơ sở tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình điều chỉnh pháp luật để việc điều chỉnh pháp luật tiến hành đúng đắn, có cơ sở khoa học và đạt hiệu quả cao. - Pháp chế: đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh pháp luật diễn ra phù hợp pháp luật, đúng đắn.

BÀI 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.K/ niệm và đặc điểm 1.1 Khái niệm Quy phạm pháp luật XHCN: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội 1.2 Đặc điểm Các đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật: - Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. - Được nhà nước bảo đảm thực hiện. - Mang tính bắt buộc chung. - Nội dung của QP PL thể hiện hai mặt cho phép và bắt buộc. 2. Cơ cấu của QPPL 1.3 Giả định 1.3.1Khái niệm giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm…) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. 1.3.1 Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của PL. 1.3.2 Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tế. 1.3.3 Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào? 1.3.4 Phânloại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại. - Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. 1 - Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. 1.4 Quy định : 1.4.1Khái niệm quy định : là bộ phận của quy phạm PL, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của PL chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước. 1.4.1Vai trò: mô hình hoá ý chí của NN, cụ thể hoá cách thức xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ PL. 1.4.2Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều kiện bảo đảm nguyên tắc pháp chế. 1.4.3Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ làm gì và như thế nào? 1.4.4Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định. - Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. - Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. 1.4 Chế tài 1.4.1 Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. 1.4.2Vai trò: nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. 1.4.3Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. 2 1.4.4Các xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật. 1.4.5Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, có 2 loại: - Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng. - Chế tài không cố định: nêu lên nhiều b/pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất và thẩm quyền áp dụng, chế tài được chia thành 4 loại: - Chế tài hình sự. - Chế tài hành chính. - Chế tài dân sự. - Chế tài kỷ luật. 2 Phân loại các quy phạm pháp luật 2.1Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm PL có thể phân chia theo các ngành luật, cụ thể: - QPPL hình sự. - QPPL dân sự. -QPPL hành chính, 2.2.Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành: - QPPL định nghĩa: là QP có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một k/ niệm pháp lý. - QPPL điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của các tổ chức. 3 - QPPL bảo vệ: là QP có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế NN liên quan đến trách nhiệm pháp lý. 2.3.Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong QPPL có thể phân chia thành: - Quy phạm pháp luật dứt khoát: là những quy phạm trong đó chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, dứt khoát. - Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm trong đó nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. - Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm trong đó cho phép các chủ thể tự quy định cách cử sự của mình. - Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm trong đó nội dung thường khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. 2. Một số phương thức thể hiện chủ yếu của quy phạm PL 2.1 Quy phạm thể hiện theo cơ cấu ba bộ phận - Trật tự các bộ phận trong quy phạm có thể thay đổi - Một quy phạm pháp luật có thể không có đầy đủ ba bộ phận - Các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung 2.2 Quy phạm thể hiện trong điều luật - Một quy phạm có thể được trình bày trong một điều luật - Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm - Một điều luật có thể khái quát một nội dung giống nhau của các quy phạm 2.3 Quy phạm thể hiện theo nội dung - Thể hiện trực tiếp: Nội dung được thể hiện trực tiếp trong quy phạm - Thể hiện viện dẫn: Nội dung được viện dẫn từ điểu luật khác - Thể hiện mẫu: Nội dung được viện dẫn từ luật khác 4 BÀI 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. Khái niệm HTPL Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. 2. Thành phần của hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật. - Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành HT PL. - Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. - Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật: - Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống XH cần có sự điều chỉnh bằng PL. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ XH đặc thù. - Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thoả thuận và phương pháp quyền uy - phục tùng. 5 - Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: có những đặc điểm chủ yếu là: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra…) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. - Phương pháp quyền uy phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các QH XH, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả 2 phương pháp này. 3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam theo cách phân chia phổ biến, trong hệ thống pháp luật có một số ngành luật điển hình: - Ngành luật Hiến pháp; -Ngành luật Hành chính; - Ngành luật Hình sự; - Ngành luật TT HS; - Ngành luật Dân sự; - Ngành luật TT DS; - Ngành luật HN - GĐ; - Ngành luật Lao động; - Ngành luật T/mại; - Ngành luật Đất đai; - Ngành luật Tài chính; - Ngành luật Ngân hàng. 6 Lưu ý: Sự phân chia các ngành luật chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ: - Các quan hệ xã hội tồn tại đan xen trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vì thế, một quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. - Quan điểm của các nhà khoa học phân chia cũng khác nhau. 4. Hệ thống văn bản QPPL và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 4.1 Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. 4.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay: 4.3 Phân loại: Có nhiều cách phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành 2 loại: - Văn bản luật; - Văn bản dưới luật. Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản QPPL tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. - Hai là, mối liên hệ về nội dung, các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với nhau về nội dung. 7 4.4 Hiệu lực của văn bản QPPLt: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên 3 mặt: - Theo thời gian; - Theo không gian; -Theo đối tượng tác động. Ngoài ra, văn bản QPPL còn có thể có hiệu lực trở về trước. 5.Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của HTPL Có bốn tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật: - Tính toàn diện: tính toàn diện thể hiện ở 2 mức độ * Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành luật, các chế định PL * Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm PL. - Tính đồng bộ: hệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn. - Tính phù hợp: pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. - Trình độ kỹ thuật lập pháp: pháp luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật. 6.Hệ thống hoá PL: 6.1 Khái niệm: Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật. Ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật. 8 Mục đích của hệ thống hoá pháp luật: góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất. 6.2 Các hình thức hệ thống hoá pháp luật: - Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực. * Chủ thể tập hợp hoá: mọi chủ thể. * Kết quả của pháp điển hoá: là một tập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. - Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn chế định thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. * Về chủ thể: Pháp điển hoá chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. * Về kết quả của pháp điển hoá: là một văn bản QP PL có nội dung tổng hợp hơn và hiệu lực pháp lý cao hơn các văn bản trước đó điều chỉnh cùng một vấn đề. *Giới thiệu một số hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhận diện và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể theo các tiêu chí của hệ thống pháp luật 1 ./. 1 9 BÀI 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật 1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. 1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật - Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. - Quan hệ pháp luật là một loại quan hệ tư tưởng, QHPL thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng. -Quan hệ pháp luật mang tính ý chí NN. -Nội dung của QHPL là các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ đó; hay nói cách khác các bên tham gia QHPL có các quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. - Quan hệ pháp luật có tính xác định (có cơ cấu chủ thể xác định và phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo các căn cứ cụ thể nhất định). 2.Thành phần của quan hệ pháp luật 1.3 Chủ thể 2.1.1. Khái niệm: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ PL Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể. 10 [...]... người - Ý thức pháp luật cá nhân: là ý thức pháp luật của mỗi người 1.5 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luậtpháp luật XHCN Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật XHCN: - Ý thức pháp luật là tiền đề tư tuởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thi n pháp luật - Ý thức pháp luật góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật - Ý thức pháp luật là đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách... chỉnh pháp luật: - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình điều chỉnh pháp luật; - Xây dựng pháp luật; - Tổ chức thực hiện pháp luật; - Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật 2.Cơ chế điều chỉnh PL 1.5 Khái niệm cơ chế điều chỉnh pháp luật: dưới góc độ hệ thống thì cơ chế điều chỉnh pháp luật là một hệ thống thống nhất các phương tiện, quy trình pháp lý, thông qua... lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật 1.6 Các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật - Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật 23 - Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông... tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động - Thi hành pháp luật: Chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động - Sử dụng pháp luật: chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động - Áp dụng pháp luật: là hình... phân tích vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý./ ********** BÀI 6: Ý THỨC PHÁP LUẬTPHÁP CHẾ XHCN 1 Ý thức pháp luật 1.1 Khái niệm, đặc trưng của ý thức pháp luật XHCN 21 - Khái niệm ý thức pháp luật XHCN: là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội XHCN, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải... việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng 16 - Lựa cọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phám pháp luật đó - Ban hành văn bản áp dụng pháp luật - Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật 1.6 Áp dụng pháp luật tương tự: việc áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục kịp thời các "lỗ hổng" của pháp luật Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự: -... niệm Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội được các quy định của pháp luật điều chỉnh Hành vi hợp pháp chính là hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định 1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật: - Tuân theo pháp luật: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm Hành... trong các quan hệ pháp luật nhất định Thông qua hành vi và ý chí của người thứ ba * Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi Vì khi không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì Nhà nước cũng không cần phải tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó... chí, sự kiện pháp lý được phân loại thành: * Sự biến pháp lý * Hành vi pháp lý - Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ PL, có ba loại sự kiện: * Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ PL 14 * Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ PL * Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ PL / BÀI 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 1 Khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật 1.1 Khái... chủ 2.2 Các nguyên tắc của pháp chế XHCN - Tôn trọng tính tối cao của Hiến phápLuật - Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc - Pháp chế phải công bằng, hợp lý - Bảo đảm các quyền tự do của công dân 24 - Mọi vi phạm pháp luật phải được ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời - Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách . của hệ thống pháp luật 1 ./. 1 9 BÀI 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật 1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp. tính hệ thống của hệ thống pháp luật. Ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thi n hệ thống pháp luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật. 8 . điểu luật khác - Thể hiện mẫu: Nội dung được viện dẫn từ luật khác 4 BÀI 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. Khái niệm HTPL Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ

Ngày đăng: 18/04/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

  • BÀI 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

  • BÀI 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan