Nghiên cứu xây dựng khung theo dõi, đánh giá kế hoạch năm năm 2011 -2015 ngành công thương

52 499 0
Nghiên cứu xây dựng khung theo dõi, đánh giá kế hoạch năm năm 2011 -2015 ngành công thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG 8718 HÀ NỘI, 12/2010 BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN BỘ CÔNG THƯƠNG 54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG 54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ThS. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT HÀ NỘI, 12/2010 LỜI MỞ ĐẦU Công tác kế hoạch (từ khâu lập kế hoạch, theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch và điều chỉnh) trong những năm vừa qua của ngành công thương tuy đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn còn gặp nhiều bất cập, đặc biệt trong việc thu thập số liệu, đánh giá tình hình thực hiện và việc đưa ra các giải pháp can thiệp kịp thời khi có những biến động trong kỳ kế hoạch. Xuất phát từ những yêu cầu phải thay đổi phương thức xây dựng, theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được các chuyên gia của ADB hỗ trợ để nghiên cứu phương pháp theo dõi, đánh giá kế hoạch d ựa trên kết quả, từ đó nhân rộng phương pháp này, phổ biến cho các Bộ, UBND các tỉnh, các Sở học tập và triển khai thực hiện. Cụ thể, ngày 30 tháng 5 năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký quyết định số 555/2007/QĐ-BKH ban hành Khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010. Trên cơ sở Quyết định này, các Bộ, ngành triển khai xây dự ng Khung theo dõi, đánh giá của mình và gửi các báo cáo đánh giá để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, việc đổi mới công tác kế hoạch, cụ thể là công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch đã được Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) triển khai mạnh mẽ. Trước yêu cầu đổi mới này, Vụ Kế hoạch đã đề xuất và được Bộ giao thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng Khung theo dõi, đánh giá kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành công thương”. Mục tiêu của đề tài là xây dựng khung theo dõi, đánh giá kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành công thương để có thể căn cứ vào đó đánh giá và có biện pháp điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. Phạm vi của đề tài: Xây dựng các chỉ số/chỉ tiêu tổng hợp, mang tính vĩ mô để đánh giá tình hình phát tri ển của toàn ngành công nghiệp và thương mại nói chung và các chỉ số/chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển của 6 ngành công nghiệp chính là: điện, khai thác và chế biến dầu khí, phân bón, cơ khí, thép, dệt may và da giày. Thời gian nghiên cứu: Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Báo cáo đề tài gồm 3 phần chính sau đây : PHẦN 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ PHẦN 2: XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI, Đ ÁNH GIÁ KẾ HOẠCH 2011-2015 NGÀNH CÔNG THƯƠNG PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đề tài được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp sau đây: - Phương pháp tổng hợp (tham khảo, phân tích, tổng hợp, kế thừa những kết quả đã có). - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp xử lý thống kê, dự báo Sau đây là nội dung Báo cáo đề tài. PHẦN 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ I. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH VỀ KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ 1. Khái niệm về theo dõi Theo dõi, theo khái niệm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã được chấp nhận rộng rãi là “thu thập dữ liệu một cách có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến một hoạt động phát triển đang được thực hiện, để những người quản lý và các đối t ượng liên quan có được thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra sử dụng nguồn vốn đã được phân bổ”. Theo dõi thực hiện kế hoạch là quá trình thu thập liên tục các thông tin về tình hình và tiến độ thực hiện các mục tiêu, chỉ số, chỉ tiêu và định hướng mà kế hoạch đã đề ra. Mục đích của theo dõi kế hoạch là cung cấp một cách kịp thời, chính xác và hợp lý các thông tin về những gì hiện đang xảy ra, qua đó có thể điều chỉnh kế hoạch và các nguồn lực sao cho phù hợp nhất đối với những đòi hỏi và cơ hội của tình trạng thực tế. Nó cũng ghi nhận một cách chi tiết những gì đang xảy ra nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trách nhiệm giải trình hay cho việc đánh giá trong tương lai. Theo dõi kế hoạch được th ực hiện bắt đầu khi khởi động một kế hoạch, một chương trình, chính sách hoặc dự án. Theo dõi là một quá trình liên tục, nó đo lường tiến độ thực hiện mục tiêu. Việc theo dõi các kết quả thực hiện kế hoạch phát triển, chính sách hoặc chương trình một cách liên tục có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý. • Có hai hình thức theo dõi là: - Theo dõi mức độ tuân thủ (theo dõi quá trình): để đảm bảo rằng các hành động đã dự kiến phải được thực hiện - Theo dõi tác động: để đo lường tác động của một vài hoạt động đối với việc đạt được mục tiêu đã đề ra 2. Khái niệm đánh giá Đánh giá là một quá trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống một dự án, một chương trình, hay một kế hoạch phát triển đang được thực hiện hoặc đã kết thúc, bao gồm đánh giá từ việc lập kế hoạch, thiết kế chương trình, dự án đến quá trình thực hiện và kết quả của kế hoạch, chương trình, dự án hay chính sách. Đánh giá là nhận định có phân tích nêu lên kết quả của kế hoạch, là việc xem xét có hệ thống nhưng định kỳ và khách quan một kế hoạch đang thực hiện hoặc đã kết thúc thực hiện và các kết quả của chú. Đánh giá kế hoạch là quá trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống từ khi lập kế hoạch, xây dựng các chính sách đến quá trình triển khai thực hiện và kết quả thực hi ện kế hoạch. Đánh giá nhằm mục đích xác định tính phù hợp và mức độ đạt được các mục tiêu, hiệu quả phát triển, hiệu suất sử dụng nguồn lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Đánh giá cũng nhằm cung cấp các thông tin và bài học giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định về các dự án, chương trình hay các chính sách có hiệu quả. Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống về thực hiện một kế hoạch, một chương trình, một chính sách để đưa ra đánh giá về tiến độ, sự liên quan những thành công và những tồn tại hạn chế, hiệu quả chi phí… Đánh giá là việc sử dụng thông tin có được từ quá trình theo dõi để phân tích các kế hoạch, chương trình và các dự án để xác định liệu có cần sự thay đổi hay điều chỉnh không. Trong bước thực thi kế hoạch, đánh giá được sử dụng để xác định các họat động có đáp ứng các mục tiêu kế hoạch một cách có hiệu quả và hiệu lực hay không. Nhiệm vụ của đánh giá là đi xa hơn theo dõi một bước, vì nó là quy trình phản ánh về những gì đã và đang xảy ra. Thực hiện công tác đánh giá để đánh giá chung về thực hiện kế hoạch và để đánh giá những thành công và chưa đủ của chủ tr ương, chính sách hoặc một chương trình, một kế hoạch. Nó không chỉ ra giá trị thực của những gì đã thực hiện mà còn đưa ra những lựa chọn trong tương lai về chiến lược và những ưu tiên cho việc tiếp tục quá trình phát triển. 3. Mối quan hệ giữa theo dõi và đánh giá Đánh giátheo dõi có quan hệ mật thiết với nhau, theo dõi đưa ra các thông tin về tiến độ thực hiện của một kế hoạ ch, một chính sách, chương trình hay dự án tại bất kỳ thời điểm nào cùng với các chỉ tiêu phấn đấu và kết quả tương ứng. Báo cáo theo dõi chỉ mang tính mô tả. Đánh giá cung cấp những bằng chứng về và phân tích về việc tại sao các chỉ tiêu phấn đấu và kết quả dự kiến đạt được hoặc không đạt được. Đánh giá cho thấy rõ các nguyên nhân và đây là vấn đề quan trọng, đưa ra những v ấn đề cần làm những gì… Đánh giá cũng hỗ trợ cho công tác theo dõi và việc theo dõi phục vụ cho công tác đánh giá, mặc dù chức năng thực hiện của 2 nhiệm vụ này là khác nhau. Đánh giá nâng cao hiệu quả của công tác theo dõi: khi một hệ thống theo dõi cho chúng ta biết các tín hiệu về các nỗ lực đang thực hiện là không đúng. Cần phải có các thông tin đánh giá trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch chứ không phải để đến khi hoàn thành xong k ế hoạch, để kịp thời phát hiện ra các điểm không phù hợp, các điểm hạn chế và xác định được các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế này. Theo dõi và đánh giá có chức năng khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, cái nọ củng cố cho cái kia. Theo dõi là một chức năng liên tục, sử dụng việc thu thập dữ liệu về các chỉ số đã xác định nhằm giúp cho ngưới quản lý và các bên có liên quan chính thấy được mức độ tiến bộ và thành tựu đạt được của các mục tiêu cũng như tiến triển trong sử dụng nguồn vốn phân bổ của một biện pháp can thiệp phát triển đang diễn ra. Đánh giá là việc đánh giá hệ thống và có mục tiêu một kế hoạch, dự án, chương trình hoặc chính sách đang được thực hiện hoặc đã kết thúc, thiết kế, thực hiện và kết quả nhằm mục đ ích xác định tính phù hợp và thực hiện mục tiêu, hiệu quả phát triển, hiệu lực, tác động và tính bền vững của nó. Công tác theo dõi và đánh giá bổ trợ cho nhau trên nhiều phương diện như: sự bổ trợ có tính tuần tự, từ các thông tin theo dõi có thể tạo ra các câu hỏi mà đánh giá sẽ trả lời hoặc ngược lại thông tin đánh giá có thể nay sinh các lĩnh vực mới cần theo dõi. Sự bổ trợ về thông tin, tứ c là cả cả hai quá trình theo dõi và đánh giá cùng sử dụng một thông tin nhưng đặt ra các câu hỏi khác nhau và phân tích khác nhau. Sự bổ trợ tương tác là các nhà quản lý sử dụng song song theo dõi và đánh giá để hỗ trợ các hoạt động quản lý của họ. Trong khi theo dõi báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đang triển khai thì công tác đánh giá là phân tích tại sao đạt được hoặc không đạt được các kết quả dự tính. Theo dõi sự gắ n kết các hoạt động và nguồn lực với các mục tiêu thì đánh giá những đóng góp từ các hoạt động vào kết quả đạt được… Bảng 1: Tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa công tác theo dõi đánh giá Theo Dõi Đánh Giá - Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch đang triển khai về sự thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch. - Phân tích nguyên nhân tại sao các kết quả đạt được hay không đạt được như các kết quả đã dự tính. - Sự gắn kết các hoạt động và nguồn lực với mục tiêu đặt ra - Đánh giá những đóng góp từ các hoạt động vào kết quả đạt được. - Xác định các chỉ số, chỉ tiêu có liên quan đến các chỉ tiêu đặt ra - Phân tích và nghiên cứu các kết quả ngoài ý muốn thông qua việc tổng hợp, phân tích các cuộc điều tra là chủ yếu Định kỳ báo cáo với lãnh đạo Đảng, chính quyền, cơ quan, cảnh báo khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và những vấn đề tồn tại Rút ra bài học kinh nghiệm nêu lên những kết quả quan trọng hoặc các tiềm năng của kế hoạch, đưa ra những kiến nghị về cải tiến kế hoạch sau. Theo Dõi Đánh Giá - Theo dõi xem xét quá trình thực hiện thông qua so sánh và phân tích số liệu theo thời gian - Đánh giá việc đạt được các mục tiêu đề ra bằng cách so sánh các chỉ tiêu đề ra bằng cách so sánh các chỉ số trước và sau khi có hoạt động - Theo dõi được thực hiện liên tục và có hệ thống - Thực hiện định kỳ như đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ hay đánh giá tác động - Được thực hiện bởi các cơ quan quản lý, kế hoạch và các bên có liên quan Các chuyên gia đánh giá độc lập chuyên sâu bên ngoài 4. Khái niệm về chỉ số, chỉ tiêu Chỉ số là một thước đo để đo lường các tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chỉ số là biến số định tính hoặc định lượng, cho ta các phương tiện đơn giản để đo lường kết quả hoạt động, phản ánh được các thay đổi liên quan tới một biện pháp can thiệp và hỗ trợ cho công tác theo dõi và đánh giá. Chỉ số bao gồm: Chỉ số đầu vào, chỉ số đầu ra, chỉ số kết quả. Chỉ số là nhân tố hoặc biến số định lượng hoặc định tính đóng vai trò là phương tiên đơn giản và tin cậy để đo lường thành quả, phản ánh những thay đổi liên quan đến một can thiệp phát triển hoặc giúp đánh giá tình hình phát triển. Chỉ tiêu là lượng hoá của chỉ số, thể hiện các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu là “… một mục tiêu cụ thể được biểu hiện bằng con số, thời điểm và địa điểm mà con số đó được thực hiện”. Về bản chất chỉ tiêu là giá trị định lượng của một chỉ số mà tổ chức, quốc gia hay xã hội mu ốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu được đo lường mỗi năm hoặc vào thời điểm cuối của một kế hoạch. 5. Khung theo dõi và đánh giá Khung theo dõi và đánh giá là một công cụ quản lý ma trận được sử dụng để phân loại trật tự logic của một chuỗi các sự kiện theo thứ tự và là công cụ phân tích trong thực hiện kế hoạch. Khung theo dõi và đánh giá tóm tắt hệ thống theo dõi và đánh giá được lập trong giai đoạn xây dựng kế hoạch. Về bản chất, khung theo dõi, đánh giá được xây dựng trên cơ sở khung logic 1 gắn kết giữa các chỉ tiêu, chỉ số đầu 1 Khung logic xác định các yếu tố chiến lược (đầu vào, đầu ra, kết quả, mục tiêu, mục đích) và các mối quan hệ nhân quả của chúng, các chỉ số và các giả định hoặc rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại, do đó sẽ tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, thực thi, theo dõi và đánh giá kế hoạch. vào, đầu ra và các chỉ số kết quả hay tác động, là sự lồng ghép các thành phần then chốt của theo dõi và đánh giá kế hoạch. Khung theo dõi và đánh giá là một bản mô tả các câu hỏi hoạt động, những yêu cầu thu thập thông tin (bao gồm cả các chỉ số) các công tác phản ánh và rà soát với những cơ quan tham gia, các nguồn lực, các hoạt động cần thiết để vận hành hệ thống theo dõi kế hoạch. Bảng 2: Mẫu khung theo dõi và đánh giá Chỉ số, chỉ tiêu Cơ quan thực hiện theo dõi đánh giá và báo cáo đối với: Mục tiêu Hoạt động, đầu vào Đầu ra Kết quả, tác động Đầu ra Kết quả, tác động 1 2 3 4 5 6 Khung theo dõi đánh giá phải được xây dựng một cách hệ thống, các tiêu chí và nội dung theo dõi phải đo lường được và phải dễ hiểu và các bên có liên quan nhất trí tán thành. Khung theo dõi và đánh giá cần phải xác định được tối thiểu những nội dung sau: - Lĩnh vực ưu tiên và khu vực kết quả then chốt - Chương trình can thiệp đối với khu vực kết quả then chốt - Kết quả mong muốn của ch ương trình - Chỉ số thực hiện then chốt đối với kết quả - Cơ sở dữ liệu ban đầu cho chỉ số then chốt - Chỉ số then chốt cho từng giai đoạn, từng năm - Chủ thể chính sẽ chỉ đạo/điều phối chương trình - Sự đóng góp của các tiểu ngành vào kết quả chung của kế hoạch. II. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA VIỆC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ Công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý, các cơ quan tổ chức, cung cấp các thông tin phản hồi, đo lường việc thực hiện đang diễn ra và đánh giá định kỳ sự tiến bộ đạt được của kế hoạch đ ã định ra công cụ chính xuyên suốt trong quy trình này. Đo lường việc thực hiện và đánh giá giúp hiểu rõ hơn những gì đã đạt được, từ đó kịp thời điều chỉnh các mục tiêu, các hoạt động để đạt được các kết quả đã định. Việc xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá sẽ giúp cho các nhà hoạch định kế hoạch tiến thêm một bước nữa trên con đường đánh giá đó là các mục tiêu đạt ra đã đạt được chưa và làm sao, làm thế nào có thể thực hiện kế hoạch đạt được mục tiêu này một cách có hiệu quả cao nhất. Hệ thống theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho ta biết được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và biết được các nguyên nhân gây nên. Giúp cho lãnh đạo, chỉ đạo điều hành biết được tiế n độ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch, từ đó xác định được kế hoạch có đạt được như mong muốn không? Cung cấp các cơ sở, luận chứng rõ ràng cho việc đưa ra quyết định đúng đắn hay điều chỉnh các quyết định theo hướng tích cực hơn. Mặt khác việc theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bao gồm cả một quá trình t ừ các yếu tố đầu vào, đầu ra hay các tác động, mục tiêu cuối cùng có thể đạt được của kế hoạch phát triển đã đề ra. Tìm ra các nguyên nhân, các nhân tố, các giải pháp làm cho mục tiêu chỉ tiêu đề ra đã đạt được hoặc chưa đạt được Công tác theo dõi, đánh giá sẽ cung cấp các thông tin liên tục về tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã được đề ra trong kế hoạch về sự thay đổi, mức độ thay đổi, ti ến triển, giúp phát hiện các thay đổi bên ngoài ý muốn. Nếu không thực hiện việc theo dõi, đánh giá hoặc không được tiến hành thường xuyên, thiếu hệ thống về tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình dự án, các nhà quản lý, các đối tượng liên quan khó có thể có các số liệu chính xác về việc thực hiện và không thể biết được các chương trình, dự án… có những vấn đề gì, tình hình chuyển biến đến đâu. Tất cả thông tin thu th ập được từ việc theo dõi có thể giúp cho các nhà quản lý, các đối tượng nắm bắt được tình hình rõ ràng và cụ thể hơn. Công tác đánh giá và quá trình đánh giá một kế hoạch phát triển, chính sách hoặc một chương trình dự án đang diễn ra hoặc đã hoàn thành để xác định mức độ phù hợp, hiệu quả, hiệu lực, tác động và khả năng duy trì nó. Từ việc đánh giá này chúng ta sẽ rút ra bài học để phục vụ cho quá trình quy ết định các kế hoạch, chính sách, chương trình mới. [...]... tiêu đề ra trong bản kế hoạch đến đâu III CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH DỰA TRÊN KẾT QUẢ 1 Đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả Bước đầu tiên trong việc thực hiện hoặc xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giáđánh giá mức độ sẵn sàng và năng lực thực hiện việc theo dõi đánh giá dựa trên kết quả của tổ chức Khi đánh giá mức độ sẵn sàng cần... người hưởng lợi Một khung logic thường gặp bao gồm các mục tiêu tổng thể chính, các kết cục hoặc kết quả mong muốn và các chương trình hoặc các hoạt động cần thiết để đạt được kết quả 2 Xây dựng khung logic cho kế hoạch 5 năm 2011- 2015 ngành công thương Trên cơ sở các nhiệm vụ và mục tiêu đã được xây dựng tại bản Kế hoạch 5 năm ngành công thương 2011- 2015, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2009, cần thiết... hoạch cần được xây dựng theo một khung lôgic Khung logic là công cụ để truyền đạt các thông tin quan trọng chính của một bản kế hoạch hoặc một dự án thông qua chu trình lập kế hoạch Khung logic thường được sử dụng để thiết kế tổng thể bản kế hoạch để cải thiện việc theo dõi, tăng cường việc theo dõi và đánh giá kế hoạch theo định kỳ Thực chất, khung logic là khung “nguyên nhân và kết quả” với một chuỗi... và đánh giá là phải có được những cán bộ giỏi, có trình độ, được đào tạo bài bản, để họ có thể hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ theo dõi và đánh giá Vì vậy để xây dựng năng lực theo dõi và đánh giá, cần bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch đào tạo về theo dõi và đánh giá cho tất cả các đối tượng liên quan Một khía cạnh quan trọng trong việc thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá là đầu tư xây dựng. .. vào khung theo dõi đánh giá khi chuyển đề tài này thành Quyết định ban hành Khung theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 45 năm 2011- 2015 của ngành công thương trong năm 2011) 4 Phát triển xuất khẩu bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát nhập siêu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng 4.1 Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng mặt hàng có giá. .. quân 5 năm 2011- 2015 tăng 7,5-8% /năm, trong đó: giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,5-8,5% Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19%; công nghiệp và xây dựng khoảng 40,7%; dịch vụ 40,3% Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 5 năm đạt 12,1% /năm Kiểm soát nhập siêu ở mức cho phép Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011- 2015 bằng... USD Malaysia đang lên kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước có thu nhập cao (15.000 USD/người /năm) 1 GDP của nước này đã đạt mức 383 tỷ USD trong năm 2009 so với mức 94 tỷ USD của Việt Nam PHẦN 2: XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH 2011- 2015 NGÀNH CÔNG THƯƠNG I ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 1 Mục tiêu... chính của một bản kế hoạch hoặc một dự án thông qua chu trình lập kế hoạch Khung logic thường được sử dụng để thiết kế tổng thể bản kế hoạch để cải thiện việc theo dõi và tăng cường việc theo dõi và đánh giá kế hoạch theo định kỳ Thực chất, khung logic là khung “nguyên nhân và kết quả” với một chuỗi các hoạt động được thể hiện các tác động mong muốn đối với những người hưởng lợi Một khung logic thường... trong một bản kế hoạch càn được xây dựng theo một khung logic Khung logic xác định các yếu tố chiến lược (đầu vào, đầu ra, kết quả, mục tiêu, mục đích) và các mối quan hệ nhân quả của chúng, các chỉ số và các giả định hoặc rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại, do đó sẽ tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, thực thi, theo dõi và đánh giá kế hoạch Khung logic là một công cụ để truyền... 7,5%, ngành công thương dự kiến đặt ra những mục tiêu như sau: 2.1 Về công nghiệp: Đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân toàn ngành 13,5% /năm Tăng trưởng GDP công nghiệp và xây dựng bình quân 8,4% /năm Đến năm 2015, công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 7,5% giá trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm 90,0%, công nghiệp điện, khí đốt, nước chiếm 2,5% Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng công . tài Nghiên cứu, xây dựng Khung theo dõi, đánh giá kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành công thương . Mục tiêu của đề tài là xây dựng khung theo dõi, đánh giá kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành. BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 CỦA NGÀNH CÔNG. hiện kế hoạch. Khung theo dõi và đánh giá tóm tắt hệ thống theo dõi và đánh giá được lập trong giai đoạn xây dựng kế hoạch. Về bản chất, khung theo dõi, đánh giá được xây dựng trên cơ sở khung

Ngày đăng: 18/04/2014, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan