khái quát về công ty đa quốc gia

29 1.1K 1
khái quát về công ty đa quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ Phần I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Khái niệm, lịch sử ra đời, mục đích hoạt động của các công ty đa quốc gia. 1.1. Khái niệm Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational Corporation) hoặc MNE (Multinational Enterprises) là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. 1.2. Cơ sở hình thành công ty đa quốc gia. - Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ. - Thứ hai: đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghiệp bậc cao. - Thứ ba: tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Cơ sở để hình thành nên điều đó chính là cơ sở lý thuyết thương mại quốc tế: + Thuyết lợi thế so sánh: chuyên môn hóa làm tăng hiệu quả. + Thuyết thị trường không hoàn hảo: Thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ không hoàn hảo. + Thuyết Chu kỳ sản phẩm: các sản phẩm có một chu kỳ phát triển nhất định 1.3. Tiêu chuẩn cơ bản của một công ty đa quốc gia. *Về mặt định lượng: - Số lượng các quốc gia hoạt động là 2 trở lên. - Tỉ lệ lợi nhuận thu từ những hoạt động ở nước ngoài phải từ 25 - 30% - Mức độ thâm nhập thị trường nước ngoài phải vững chắc đủ để ra quyết định. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 1 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Nhiều quốc gia cùng sở hữu công ty. * Về mặt định tính - Tổ chức được xem là đa quốc gia khi sự quản lý mang tính quốc tế hóa và hoạt động phải mang tính quốc tế - Triết lý quản trị của công ty có thể phân thành : "dân tộc" (hướng nội), đa dạng (hướng theo thị trường nước ngoài), khu vực hay vùng (hướng đến khu vực rộng hơn, có thể là toàn cầu) 2. Sự khác biệt giữa quản lý tài chính của một công ty đa quốc gia so với công ty đơn thuần nội địa. 2.1. Về hệ thống tiền tệ: Trong quản lý tài chính đòi hỏi tính toán lưu lượng tiền tệ luân chuyển vào và ra qua các nghiệp vụ tài chính phát sinh, do đó phải tính toán bằng tiền bản xứ và qui đổi ra đơn vị tiền tệ thống nhất (ngoại tệ mạnh). Như thế, trong phân tích tài chính phải có các chỉ tiêu phân tích tỷ giá hối đoái, hoặc phân tích ảnh hưởng sự biến động giá trị của tiền tệ đối với tình hình tài chính công ty. 2.2. Về thể chế chính trị và kinh tế: Mỗi một quốc gia có một khuôn mẫu kinh tế và chính trị riêng, rất đặc thù và rất khác nhau giữa các quốc gia. Sự khác biệt này là một vấn đề thực sự quan trọng trong đối sách của công ty đa quốc gia trong việc cố gắng để điều hành và quản lý, trên qui mô toàn thế giới, các công ty con hoặc các đại lý chi nhánh của chúng. 2.3. Về ngôn ngữ: Khả năng giao tiếp là yêu cầu hàng đầu trong mọi giao dịch kinh doanh, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò trọng yếu. Vì vậy các nhà doanh nghiệp muốn bành trướng việc kinh doanh của mình ra khỏi biên giới đất nước thì vấn đề hàng đầu là khả năng ngoại ngữ, càng thông thạo nhiều thứ tiếng thì khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước khác càng cao. 2.4. Về văn hóa: Ngay cả các nước ở trong cùng một khu vực địa lý có những mối liên hệ truyền thống từ xa xưa cũng rất khác nhau về văn hoá. Chính bản sắc văn hoá riêng biệt này đã định hình và ảnh hưởng sâu xa đến hoạt động kinh doanh trong xã hội và vì thế các công ty đa quốc gia đã bị ảnh hưởng trong việc xác định mục tiêu kinh doanh ở nước ngoài. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 2 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ 2.5. Về vai trò của chính phủ: Các mô hình tài chính mặc nhiên chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trường, nơi đó thuật ngữ “cạnh tranh” được xác định bởi các thành phần tham gia, chính phủ nắm trong tay quyền lực thiết lập trật tự kinh tế và luật lệ căn bản cũng tham gia vào quá trình này 2.6. Về rủi ro chính trị: Trong những tình huống xảy ra những vấn đề chính trị bất lợi, chính phủ có thể áp đặt quyền lực tối cao lên tài sản của công ty như trưng dụng, sung công mà không có một khoản bồi thường nào. Qua thực tế, ngay cả nhân mạng cũng không được bảo đảm. Một số đại diện của các công ty đa quốc gia đã bị bắt làm con tin tại Iraq và Kuwait trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh là một ví dụ điển hình. 3. Sự phát triển và ảnh hưởng của công ty đa quốc gia. 3.1. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia đầu tiên. Dấu vết của các công ty xuyên quốc gia được các nhà lịch sử lần theo từ thế kỉ thứ 17 - kỉ nguyên của các cuộc khám phá ra vùng đất mới và xâm chiếm thuộc địa. Hai công ty xuyên quốc gia được coi như là ra đời sớm nhất là công ty British East India Company được thành lập dưới hiến chương của Hoàng gia Anh để thực hiện buôn bán thương mại với Ấn Độ vào cuối thế kỉ 17 và Dutch East India Company. Những công ty xuyên quốc gia rất lớn và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens Từ chỉ 3.000 công ty ĐQG vào năm 1900, nay đã tăng lên đến 63.000. Cùng với 821.000 chi nhánh trên khắp thế giới, các công ty này tuy chỉ đang trực tiếp sử dụng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20 triệu ở các nước đang phát triển) song đã tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới - riêng 1.000 công ty hàng đầu chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp thế giới. Trái với những ý nghĩ cho rằng đó là những tổ chức rất lớn, phần lớn trong số 63.000 công ty ĐQG có số nhân viên ít hơn 250 người, một số hãng dịch vụ thậm chí có số nhân viên còn ít hơn. Tất nhiên, những công ty giàu có nhất (93 trong số top 100) vẫn đóng ở Mỹ, Nhật và châu Âu, nhưng giả định thường thấy cho rằng các công ty lớn phải là của Mỹ không còn Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 3 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ đúng nữa. Năm 1962, gần 60% trong số 500 công ty ĐQG hàng đầu của thế giới là của Mỹ, đến năm 1999 tỉ lệ này chỉ còn 36%. 3.2. Quá trình phát triển đến ngày nay và ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế và xã hội. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia khi mà chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà chính trị đại diện và chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị. Các công ty ĐQG, cho dù có bị xem là “lợi nhuận là trên hết”, vẫn mang lại lợi ích cho nước sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp những hàng hóa và dịch vụ trước đó không có, và trên hết thảy là mang đến vốn, công nghệ và kiến thức quản trị. Nhưng danh sách các tác hại từ hoạt động của họ cũng dài không kém. Một trong những lĩnh vực mà người ta thấy rõ sức mạnh nhất là văn hóa. Vì các công ty ĐQG thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có sáu công ty bán 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới), họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến một số chính phủ và tổ chức tôn giáo lo ngại có thể làm xã hội mất ổn định. McDonald (với khoảng 29.000 nhà hàng tại 120 nước) bị cáo buộc là cổ xúy cho chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác động của các công ty ĐQG không chỉ dừng ở thời trang và thực phẩm. Do họ có ảnh hưởng trong việc tạo ra việc làm và nguồn thu thuế, chính phủ ở các nước đang phát triển cạnh tranh nhau để giành được vốn đầu tư của họ. Trong quá trình đó thuế suất, chính sách xã hội, quan hệ công đoàn, tập quán kế toán và nhiều điều khác được quyết định có cân nhắc đến sự hiện diện của các công ty này. Thoạt tiên khi các công ty bước ra toàn cầu, họ bán hàng ở nước ngoài, nhưng sản xuất và kiểm soát hoạt động của mình tại quê nhà. Theodore Levitt, trong tạp chí Harvard Business Review năm 1983, đã đúc kết: dựa vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và cơ sở sản xuất ngay tại nước nhà, các công ty này xuất khẩu sản phẩm đồng nhất đi khắp thế giới. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 4 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ Nhưng đến đây cũng là lúc bắt đầu hình thành giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa. Trong giai đoạn này, cả hoạt động kinh doanh và sản xuất được chuyển ra khắp địa cầu, nhưng tổng hành dinh của công ty mẹ vẫn nắm chặt việc kiểm soát. Do muốn cắt giảm chi phí, các hãng lớn ở phương Tây di chuyển phần lớn cơ sở sản xuất của họ sang các nước có mức lương thấp hơn. Trong thập niên 1990, điều này đã góp phần tạo nên mức gia tăng nhanh chóng về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển lớn về địa điểm của quyền kiểm soát này. Ngày càng có nhiều công ty ĐQG chuyển hoạt động và quyền kiểm soát các chức năng kinh doanh chủ chốt ra khỏi tổng hành dinh, theo gương của các công ty như IBM. Mới đây, IBM đã mở một tổng hành dinh khu vực ở Singapore, với 1.000 nhân viên đảm trách các hoạt động ngày càng phát triển trong vùng, và cho biết sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch các chuyên gia ra khỏi Mỹ. Dự kiến trong năm 2004, hình thức này sẽ tăng tốc thành điều mà các chuyên gia gọi là kỷ nguyên thứ ba của các công ty ĐQG, mà một số dấu hiệu có thể kể như sau: * Ngày càng phân tán các tổng hành dinh. Các công ty lớn hiếm khi chuyển tông hành dinh chính của họ từ nước này sang nước khác. Nhưng ngày càng có nhiều công ty thiết lập tông hành dinh khu vực hay dời một số phòng ban sang nơi khác. * Các qui trình kinh doanh chủ chốt ngày càng được chuyển sang các nước đang phát triển. Nhờ các kỹ năng và mạng lưới công nghệ thông tin cho việc truyền bá thông tin kỹ thuật số ngày càng dễ dàng, qui trình này ngày càng nhanh chóng. Một báo cáo mới đây của Hãng tư vấn Bain & Co ước tính đến năm 2006 thị trường gia công dịch vụ cho nước ngoài (offshoring) ở Ấn Độ sẽ tăng 57% và thị trường ở Nga sẽ tăng 45%. * Hãng tư vấn Accenture dự báo sẽ có mức độ tăng trưởng rất mạnh về việc đưa các dịch vụ tài chính kế toán ra gia công ở nước ngoài; những công việc đó từ lâu không còn thuộc về tông hành dinh. Các công ty đang dần nhận ra rằng đưa loại công việc này ra gia công ở nước ngoài chỉ là thay đổi quyền kiểm soát chứ không phải đánh mất quyền kiểm soát. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 5 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ * Gia tăng hội nhập của các nhà quản lý có quốc tịch khác nhau. Càng lúc sẽ càng có nhiều tổng giám đốc mang quốc tịch khác với quốc tịch của công ty mà họ làm việc. Hiện nay số này vẫn còn rất hiếm. Tuy nhiên ở cấp kế cận - nguồn cung cấp các tổng giám đốc tương lai - ngày càng có nhiều nhà quản lý xuất phát từ các quốc gia khác nhau. * Gia tăng sử dụng hoạt động R&D từ các nguồn khác ngoài các phòng thí nghiệm của chính công ty. Ví dụ, năm 2003 Hãng General Motors lắp một số xe hơi của mình với động cơ có thể chạy xăng hoặc ethanol hay hỗn hợp của cả hai. Động cơ này được phát triển ở trung tâm công nghệ ở Brazil của Delphi, một hãng Mỹ chuyên sản xuất linh kiện ôtô tự hào cho biết có trụ sở ở Troy, Michigan, Paris, Tokyo và Sao Paulo… Top 10 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes: Vị trí Công ty Quốc gia Lĩnh vực Doanh thu (tỷ USD) Lợi nhuận (tỷ USD) Tài sản (tỷ USD) Giá trị thị trường (tỷ USD) 1 General Electric Mỹ Đa lĩnh vực 182,52 17,41 797,77 89,87 2 Royal Dutch Shell Hà Lan Dầu khí 458,36 26,28 278,44 135,10 3 Toyota Motor Nhật Hàng tiêu dùng lâu bền 263,42 17,21 324,98 102,35 4 ExxonMobil Mỹ Dầu khí 425,70 45,22 228,05 335,54 5 BP Anh Dầu khí 361,14 21,16 228,24 119,70 6 HSBC Holdings Anh Ngân hàng 142,05 5,73 2.520,45 85,04 7 AT&T Mỹ Dịch vụ viễn thông 124,03 12,87 265,25 140,08 8 Wal-Mart Stores Mỹ Bán lẻ 405,61 13,40 163,43 193,15 9 Banco Santander Tây Ban Nha Ngân hàng 96,23 13,25 1.318,86 49,75 10 Chevron Mỹ Dầu khí 255,11 23,93 161,17 121,70 4. Các dạng cấu trúc tổ chức của công ty. 4.1. Cấu trúc tổ chức cho những công ty mới bắt đầu đi vào thị trường quốc tế. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 6 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ Khi một công ty lần đầu tiên bước vào vũ đài quốc tế, nó đều nhìn nhận những nỗ lực này là mở rộng hoạt động nội địa. MNC sẽ điều khiển kinh doanh ở hải ngoại trực tiếp thông qua phòng Marketing, phòng xuất khẩu, hay một công ty con. 4.1.1 Cấu trúc phòng nhập khẩu. Sơ đồ 1: Cấu trúc phòng nhập khẩu. 4.1.2 Cấu trúc theo chi nhánh. Sơ đồ 2: Cấu trúc theo chi nhánh 4.2. Cấu trúc bộ phận kinh doanh quốc tế Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 7 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ Một công ty đa quốc gia đã có những hoạt động kinh doanh quốc tế lớn mạnh, sâu rộng thì cấu trúc theo dạng bộ phận xuất khẩu hay theo dạng chi nhánh tỏ ra không còn phù hợp. Các MNC sẽ tổ chức theo cấu trúc bộ phận quốc tế để tập trung hóa các bộ phận này. Sơ đồ 3: Cấu trúc theo bộ phận kinh doanh quốc tế Hình thức này đem lại một số những lợi ích (thuận lợi): - Cho phép các nhà quản trị tập trung các đầ mối quản lý cấp trung gian tránh sự quá tải của các hình thức đã nêu ở trên. - Nâng cao vai trò của hoạt độnng kinh doanh quốc tế so với trong nội địa. - Giúp công ty phát triển lực lượng nòng cốt những nhà quản trị giàu kinh nghiệm quốc tế. Nhưng cũng có một vài trở ngại đáng kể (nhược điểm): - Nó chia cắt hoạt đông kinh doanh thành thị trường trong nuớc và ngoài nước. - Cách sắp xếp này tạo một áp lực rất lớn cho các quản trị phải suy nghĩ về các vấn đề có tầm vóc toàn cầu và họ suy nghĩ rất nhiều về phân bổ nguồn lực cho thị trường nào. 4.3. Cấu trúc tổ chức toàn cầu Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 8 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ Khi một công ty đa quốc qia có thu nhập ngày càng nhiều từ các hoạt động ở hải ngoại, thì chiến lược của họ trở nên tập trung vào toàn cầu hơn và cấu trúc sử dụng để thực hiện chiến lược này phải phù hợp.Vì thị trường nội địa là hơi nhỏ, các công ty này đã có những cấu trúc toàn cầu truyền thống . Gồm 5 loại cơ bản : - Sản phẩm toàn cầu - Khu vực toàn cầu - Chức năng toàn cầu - Hỗn hợp - Ma trận 4.3.1 Cấu trúc sản phẩm toàn cầu: Là cấu trúc mà các sản phẩm nội địa chịu trách nhiệm khắp nơi đối với các nhóm sản phẩm (hình 4) trong cơ cấu này mỗi bộ phận có đầu ra của nó trên thế giới. Nhìn vào bộ phận sản phẩm C, nhóm Châu Âu điều hành phần lớn các quốc qia. Tương tự như ở 4 châu lục khác trong từng trường hợp nhà quản trị sẽ có những hỗ trợ chức năng nội bộ cho những sản phẩm còn lại. Tất cả các hoạt động sản xuất marketing, nhân sự, tài chính, liên kết với sản phẩm C sẽ chiu sự điều khiển của bộ phận này. Sơ đồ 4: Cấu trúc theo bộ phận sản phẩm toàn cầu Lợi ích: Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 9 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Một hãng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau ,cấu trúc này cho phép mỗi loại sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đặc trưng của khách hàng. - Giúp phát triển một lực lượng cán bộ quản trị giàu kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ lưỡng, hiểu được loại sản phẩm đặc trưng. - Giúp công ty có những chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu đặc trưng của khách hàng. Những trở ngại đối với cấu trúc sản phẩm toàn cầu - Sự cần thiết của việc tăng các phương tiện và nhân sự trong mỗi bộ phận. - Phải mất thời gian để phát triển nhà quản trị điều khiển cấu trúc này. - Khó kết hợp các hoạt động của những bộ phận sản phẩm khác nhau. 4.3.2 Cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu Là cấu trúc mà trách nhiệm điều hành cơ bản được đại diện bởi nhà quản trị khu vực, mỗi người này chịu trách nhiệm về một vùng địa lý cụ thể. Ví dụ (sơ đồ 5) dưới sự sắp xếp này mỗi bộ phận chịu trách nhịêm về tất cả các chức năng trong vùng đó, đó là sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính. Xuất hiện một vài điểm tương tự về cấu trúc giữa khu vực quốc tế và sự sắp xếp sản phẩm quốc tế, tuy nhiên họ điều khiển bằng nhiều cách khác nhau. Với mỗi sự sắp xếp sản phẩm quốc tế, mỗi bộ phận sản phẩm chịu trách nhiệm cho đầu ra của nó trên thế giới. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 10 [...]... sử dụng cấu trúc này hoặc không đòi hỏi các công ty hỉa cân nhắc kỹ lưỡng giữa thuận lợi và khó khăn Sơ đồ 7: Cấu trúc tổ chức hỗn hợp Công ty đa quốc gia 13 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc tế Vũ GVHD: TS Nguyễn Ngọc 4.3.5 Cấu trúc ma trận địa lý Cấu trúc ma trận địa lý là sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban Quốc gia Quốc gia A Quốc gia B Quốc gia C Sản phẩm Sản phẩm I Sản phẩm II Sản phẩm... hình Công ty mẹ - con là kết quả và là giải pháp để thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN Nhà nước mà cụ thể hơn là các Tổng công ty Nhà nước của Chính phủ Hiện nay đã có 8 tập đoàn kinh tế được hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con được thành lập từ kết quả của sự chuyển đổi, sắp xếp lại các Tổng công ty Nhà nước Công ty đa quốc gia 16 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc. .. xuất kinh doanh đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con Tập đoàn có 150 đơn vị trực thuộc, với 71.000 lao động, gồm: Công ty mẹ, các công ty con gồm: 35 doanh nghiệp nhà nước, 33 Cty TNHH nhà nước một thành viên, 70 công ty cổ phần, 7 trường nghiệp vụ, 5 công ty liên doanh liên... dụng khoản vay và đầu tư quá mức của các thành viên tập đoàn Chưa kể, cùng với sự tăng liên tục về số lượng công ty con, công ty cháu, rồi công ty liên kết, đồng thời sở hữu chéo của nhau, tất yếu sẽ hình thành những nhóm đặc quyền liên kết với nhau chặt chẽ và tác Công ty đa quốc gia 20 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc tế Vũ GVHD: TS Nguyễn Ngọc động trở lại tới chính sách của các bộ, ngành theo hướng có lợi... Trung Quốc, thì thấy rằng Trung Quốc có 503 tập đoàn nhà nước có công ty mẹ là xí nghiệp quốc hữu, đã có tới 3 tập đoàn trong danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới về vốn và doanh thu, tài sản trung bình của một tập đoàn kinh tế là 12,4 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 24.800 tỷ đồng Việt Nam Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có 3 Tổng công ty là Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Dầu khí và Tổng công. .. chuyên môn của họ hơn - Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng Công ty đa quốc gia 12 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc tế Vũ GVHD: TS Nguyễn Ngọc Nhược điểm: - Không có hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn Khi hoạt động của công ty tăng về qui mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của anh ta sẽ bị... 285 (http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=20363) Công ty đa quốc gia 28 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc tế Vũ GVHD: TS Nguyễn Ngọc Danh sách nhóm 07 1 Phạm Hồng Sơn Lớp 34K07.1 2 Bùi Thị Kiều Trang Lớp 34K07.1 3 Trần Liên Hà Lớp 34K07.1 4 Thu Hiền Lớp 34K07.1 5 Uyên Vân Lớp 34K07.1 6 Trần Hữu Thanh Lớp 34K07.1 Công ty đa quốc gia 29 Nhóm: 07 ... bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp - Tiếp tục đổi mới thể chế về thuế, bao gồm các loại thuế liên quan đến tập đoàn như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất, nhập khẩu Công ty đa quốc gia 23 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc tế Vũ GVHD: TS Nguyễn Ngọc - Tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính, như thủ tục hải quan, thủ tục về công chứng, nhất là đổi mới đăng ký kinh doanh đối với tập đoàn,... hình thức công ty mẹ - công ty con” Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM : "Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm... thời gian để đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết Công ty đa quốc gia 14 Nhóm: 07 HP: Tài chính quốc tế Vũ GVHD: TS Nguyễn Ngọc Phần II CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 1 Khái quát về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 1.1 Khái niệm Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế, mà thực chất xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi Chẳng . chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ Phần I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Khái niệm, lịch sử ra đời, mục đích hoạt động của các công ty đa quốc gia. 1.1. Khái niệm Công ty đa quốc gia, . quả, công ty phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 Quốc gia Sản phẩm Quốc gia A Quốc gia B Quốc. quyết định. Công ty đa quốc gia Nhóm: 07 1 HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Nhiều quốc gia cùng sở hữu công ty. * Về mặt định tính - Tổ chức được xem là đa quốc gia khi sự quản

Ngày đăng: 17/04/2014, 17:07

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan