Nghiên cứu sử dụng các hợp chất polyphenol trong một số giống chè ở việt nam

75 3K 9
Nghiên cứu sử dụng các hợp chất polyphenol trong một số giống chè ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TIỂN CÔNG NGHỆ HÓA SINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁC HỢP CHẤT POLYPHENOL TRONG MỘT SỐ GIỐNG CHÈ VIỆT NAM” 8412 Hà Nội 2010 MỤC LỤC Tóm tắt thông tin về đề tài Các ký hiệu viết tắt trong đề tài PHẦN 1: MỞ ĐẦU PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỢP CHẤT POLYPHENOL THỰC VẬT 2.1.1. Flavonoid thực vật 2.1.2. Tanin thực vật 2.2. CÂY CHÈ VIỆT NAM 2.2.1. Nguồn gốc cây chè 2.2.2. Vai trò của cây chè đối với nền kinh tế 2.2.3. Các vùng chè của Việt Nam 2.2.4. Cơ cấu giống chè 2.2.5. Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hóa - sinh – y dược học trên cây chè (Camellia sinensis O. Kuntz) PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng thực vật 3.1.2 Đối tượng động vật 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chiết xuất và định lượng Polyphenol tổng số theo phương pháp của Folin – Denis. 3.2.2. Chiết xuất và định lượng Flavonoid tổng số theo phương pháp của B.C. Talli 3.2.3. Định lượng Tanin tổng số theo phương pháp Dược Điển Việt Nam 3.2.4 Phân tích thành phần Flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng và phổ tử ngoại 3.2.5 Xác đị nh hoạt độ peroxydaza trong máu theo E. C. Xavron 3.2.6. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của các chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ các mẫu lá chè khác nhau 3.2.7. Nghiên cứu tác dụng độc tế bào invitro của các chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ các mẫu lá chè khác nhau 3.2.8 Xác định độc tính cấp theo phương pháp của A. Wallace Hayes 3.2.9 Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ chè Trung Du lá xanh – F 14 (in vivo) Trang 1 3 3 4 10 12 12 13 14 15 17 22 22 22 24 24 24 25 27 27 27 28 29 30 31 3.2.10. Nghiên cứu tác dụng hạ lipid huyết của chế phẩm Flavonoid F 14 (chiết xuất từ chè Trung Du lá xanh) trên mô hình tăng lipid huyết nội sinh gây bởi Triton WR -1339 trên chuột nhắt trắng. 3.2.11. Nghiên cứu hoạt tính chống ung thư và chống di căn ung thư trên động vật thực nghiệm 3.2.12 Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HOÁ HỌC 4.1.1. Khảo sát sự có mặt của nhóm chất Polyphenol bằng các phản ứng định tính đặc trưng 4.1.2. Xác định trọng lượng khô tuyệt đối của lá chè 4.1.3. Định lượng Polyphenol tổng số trongchè 4.1.4. Định lượng Tanin tổng số trongchè 4.1.5. Chiết xuất và định lượng Flavonoid tổng số trongchè 4.1.6. Phân tích thành phần Flavonoid tổng số thu được bằng sắc ký lớp mỏng và phổ tử ngoại. 4.2 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC 4.2.1.Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (Antioydant) của các chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ các giống chè khác nhau đối với nhóm máu O củ a người. 4.2.2 Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ các giống chè khác nhau. 4.2.3 Nghiên cứu tác dụng gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư của các chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ các giống chè khác nhau. 4.2.4.Nghiên cứu độc tính cấp của chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ chè TDLX 4.2.5. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của chế phẩm F 15 4.2.6. Tác dụng hạ lipid huyết của F 15 trên mô hình tăng lipid huyết nội sinh gây bởi Triton WR – 1339 trên chuột nhắt trắng 4.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Flavonoid chiết xuất từ chè TDLX lên sự phát triển ung thư trên cơ đùi chuột gây bởi dòng tế bào S -180 PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 33 34 35 35 35 36 36 37 39 39 41 46 46 49 52 56 58 61 62 65 67 1 Phần 1:MỞ ĐẦU Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) là một trong những loại cây có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhân loại và có bề dày lịch sử phát triển. Hầu như mọi dân tộc trên trái đất đều biết uống trà; đây là loại nước uống phổ biến nhất mang tính toàn cầu. Việc uống trà truyền thống đã giúp cho con người dần dần nhận biết những giá trị đích thực của chè đối với sức khỏ e; những cảm nhận ban đầu của người dùng chè lâu năm đã từng bước kiểm chứng và khẳng định thông qua hàng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về các hợp chất thiên nhiên có trong chè. Cùng với sự phát triển sản xuất và chế biến làm đồ uống, một hướng nghiên cứu khác vừa mang tính truyền thống vừa mang tính khoa học đã nâng giá trị của cây chè lên tầm cao hơn: Cây dược liệ u với những hợp chất thiên nhiên có nhiều tác dụng sinh học quý đối với sức khỏe con người. Giá trị dược học và chất lượng cảm quan của chè phụ thuộc chủ yếu vào thành phần của nó. Các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của chè cho biết có khoảng 120 – 130 hoạt chất khác nhau trong cây chè và chúng sắp xếp thành các nhóm sau: nhóm đường; nhóm pectin; nhóm tinh dầu; protein và axit amin; các sắc tố; các chất vô cơ; vitamin; các enzim; chất nhựa; các ch ất hữu cơ; các chất thực vật thứ sinh (polyphenol, tannin, cafein….). Hàm lượng của các chất này có thể thay đổi tùy theo từng giống chè, điều kiện sinh thái, mùa vụ, thời điểm thu hái… Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã khẳng định: Polyphenolmột trong những hợp chất có gía trị đặc biệt quan trọng đối với chất lượng chè nói chung và tác dụng sinh dược học nói riêng. Việt Nam việc nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh dược học của các polyphenol và Flavonoid khai thác từ chè với mục đích phục vụ y – dược học là một hướng nghiên cứu mới; việc khai thác ứng dụngchè xanh để chữa trị bệnh mới dừng lại kinh nghiệm dân gian đơn giản; các nghiên cứu về chè chủ yếu tập trung lĩnh vực nâng cao năng suất và chất lượng chè, dùng chè làm thực phẩm; chưa quan tâm khai thác ngu ồn nguyên liệu giàu các chất polyphenol thiên nhiên từ chè vào mục đích phòng và chữa bệnh cho con người. Việt Nammột trong những quốc gia có diện tích trồng chè lớn, có nhiều vùng chè với các đặc điểm sinh thái đặc trưng, trồng nhiều giống chè khác nhau; vì vậy việc nghiên cứu, điều tra tìm ra những vùng chè, giống chè có hàm lượng và chất lượng polyphenol ưu việt để định hướng khai thác một cách có hiệu quả nguồn nguyên liệu phong phú này vào mục đích phục vụ sức khỏe cộng đồng là một hướng nghiên cứu mới, cần thiết và có nhiều triển vọng. Với mong muốn đóng góp những hiểu biết để 2 nâng cao giá trị cây chè Việt Nam và hướng tới ứng dụng các hợp chất Polyphenol từ cây chè Việt Nam vào mục đích bảo vệ sức khỏe chúng tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu sử dụng các hợp chất polyphenol trong một số giống chè trồng Việt Nam ” Những nội dung chính của đề tài • Chiết xuất và định lượng các hợp chất polyphenol chủ yếu trong lá của một số giống chè trồng Việt Nam - Định lượng Polyphenol tổng số - Chiết xuất và định lượng Flavonoit tổng số ( giàu các chất catechin và 1 tỷ lệ nhỏ các flavonoit khác) vì vậy gọi tên là chế phẩm giàu catechin. Thu 16 chế phẩm - Định lượng Tanin tổng số - Phân tích các chế phẩm giàu catechin bằng sắc ký lớp mỏng và ph tử ngoại. • Nghiên cứu tác dụng sinh học của các chế phẩm polyphenol ( tức các chế phẩm giàu catechin) chiết xuất từ lá chè. a.Kiểm tra hoạt tính chống oxy hóa của các chế phẩm giàu catechin thu từ chè. b.Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chế phẩm giàu catechin trên các chủng vi khuẩn kiểm định. Chọn những mẫu có hoạt tính kháng khuẩn cao để định lượng ( tìm nồng độ ức chế tối thiể u – xác định MIC, IC 50 ). c.Nghiên cứu độc tính tế bào ( thử trên tế bào ung thư) d. Từ những kết quả thu được trên tiến hành sàng lọc để chọn ra một vài mẫu có hàm lượng polyphenol cao, hoạt tính sinh học tốt để nghiên cứu tiếp một số hoạt tính sinh học theo định hướng. - Thử độc tính cấp, LD 50 - Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan trên động vật thực nghiệm - Nghiên cứu tác dụng bảo vệ tim mạch ( Thử trên động vật thực nghiệm về tác dụng điều chỉnh cholesterol trong máu) - Nghiên cứu tác dụng chống ung thư trên động vật thực nghiêm • Tổng kết đề tài Tổng hợp số liệu và thu thập kết quả từ các chuyên đề nghiên cứu. Viết báo cáo nghiệm thu đề tài. 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số đặc điểm của các hợp chất polyphenol thực vật [7, 12, 22,23] Hợp chất phenol là các nhóm chất khác nhau rất phổ biến trong thế giới thực vật, chúng thường tồn tại dưới dạng glycozit dễ tan trong nước và thường tập trung các không bào của tế bào thực vật. Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có vòng thơm (vòng benzen) mang một hay hai, ba hoặc nhiều nhóm hydroxyl (OH) gắn trực tiếp vào vòng benzen. Tuỳ thuộc vào số lượng và vị trí tương hỗ của các nhóm này mà các tính chất lý hoá học hoặc ho ạt tính sinh học thay đổi. Dựa theo số lượng nhóm hydroxyl mà người ta phân biệt thành: *Nhóm phenol đơn giản: gồm các chất được cấu tạo từ 1 vòng benzen và 1 hay nhiều nhóm OH, được phân thành các: mono phenol; di phenol (pyrocatechin, rezoxyn ); tri phenol (pyrogalon, oxy hydroquinon ) * Nhóm hợp chất phenol phức tạp (polyphenol): trong thành phần cấu tạo, ngoài vòng benzen còn có dị vòng mạch nhánh, được phân thành các nhóm: monome và polyme + Monome hay polyphenol đơn giản: được chia thành - Nhóm C 6 – C 1 (axit phenol cacbonic): trong cấu trúc phân tử có thêm nhóm cacbonyl, thường gặp hạt nảy mầm. -Nhóm C 6 – C 3 ( axit cumaric, axit cafeic): có gốc cacbonyl được nối với nhân benzen qua hai nguyên tử cacbon, thường gặp thực vật bậc cao. -Nhóm C 6 – C 3 – C 6 : gọi là các Flavonoid và được chia thành các nhóm phụ như flavon, flavonol (sắc tố vàng), antoxyanidin (sắc tố xanh, đỏvà tím), catechin (không màu) +Nhóm hợp chất polyphenol polymer: được chia thành các nhóm phụ như Tanin, Lignin, Axit Humic…. 4 đồ 1: đồ phân loại các hợp chất Phenol và Polyphenol Các hợp chất polyphenol chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống thực vật, chúng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý và sinh hoá quan trọng; vào các quá trình trao đổi chất dưới nhiều hình thức khác nhau như quá trình hô hấp tế bào (vận chuyển H + trong quá trình photphoryl hoá oxy hoá ), quá trình quang hợp, điều hòa sinh trưởng phát triển của thực vật…. Thành phần Polyphenol của lá chè rất đa dạng, nhưng bao gồm chủ yếu là: các Flavonoid và tanin. Các polyphenol này chiếm 20 -35 % trọng lượng chè khô ( lá búp non). 2.1.1. Flavonoid thực vật Trong số các polyphenol thiên nhiên, các hợp chất Flavonoid có ý nghĩa thực tiễn lớn vì chúng phân bố rộng rãi trong thế giới thực vật, ít độc đối với cơ thể và có nhiều hoạt tính sinh - dược họ c giá trị. Các Flavonoid không được tổng hợp người và động vật; chúng được tìm thấy động vật là do động vật ăn thực vật mà có. Flavonoid được cấu tạo bởi khung cacbon CF -C 3 -C 6 , gồm 2 vòng Benzen (vòng A và B) và một vòng pyron (vòng C); trong đó vòng A kết hợp với vòng C tạo thành khung Chroman. Humic Phenol đơn giản Nhóm C6 - C1 Axit phenolcacbonic Nhóm C6 - C3 Axit Cumaric Axit Cafeic Nhóm C6 - C3- C6 Flavonoid Phenol Polymer Diphenol Triphenol Tanin Lignin Glycozit: O - Glycozit C - Glycozit Monophenol Các chất phenol Polyphenol Aglycon: Flavon, Flavonol, Flavanon, Flavanonol, Chalcon, Auron, Catechin, Leucoanthocyanidin, Anthocyanidin, izoflavonoid, neoflavonoid, BiFlavonoit 5 Trong thực vật Flavonoid tồn tại 2 dạng: Dạng tự do (gọi là Aglycon) và dạng liên kết với đường (glycozit). Các glycozit khi bị thủy phân bằng axit hoặc enzym sẽ giải phóng ra đường và aglycon. Tùy theo mức độ oxy hóa của mạch 3 cacbon, sự có mặt hay không của nối đôi giữa C 2 - C 3 và nhóm Cacbonyl C 4 mà phân loại các Aglycon của Flavonoid thành các nhóm phụ sau: * Flavon, Flavonol, Flavanon, Flavanonol, Catechin, Leucoanthoxyanidin, Anthoxyanidin, Chalcon, Auron. Catechin là hợp chất Flavonoid phổ biến trong thiên nhiên và có nhiều trong quả và lá chè. * Ngoài ra còn có các dẫn xuất: - IzoFlavonoid (vòng B nối với vòng C vị trí C 3 ) - NeoFlavonoid (vòng B nối với vòng C vị trí C 4 ) - BiFlavonoid (2 phân tử Flavonoid liên kết với nhau) -Các công trình nghiên cứu đã cho biết thành phần Flavonoid trongchè xanh chủ yếu là: *Catechin và các dẫn xuất của catechin như: catechin, epigallocatechin (EGC), gallocatechin (GC), epigallocatechin gallat (EGCG), epicatechin (EC), epicatechin gallat(ECG)… *Các chất flavonol: Quercetin, Kaempferol, Myricetin và các dẫn xuất khác của flavonol *Theaflavin và diosmin: Theaflavin sản phẩm của sự oxy hóa đồng thời epigallocatechingalat và epigallocatechin. -Còn các Flavonoid trong chè đen chủ yếu là Theaflavin và Thearubigin. Thearubigin là nhóm sản phẩm oxy hóa đã bị polimer hóa của catechin và các hợp chất gallat của nó. Công thức hóa học của một số Flavonoid trongchè xanh (Camellia sinensis) O H H O o O A C B 1 2 3 4 5 6 7 8 1 ' 2 ' 3' 4' 5' 6 ' Khung cacbon của Flavonoid O H HO o O 1 2 4 5 6 7 8 R O H R ' OH flavonol kaemferol (R = R' = H) quercetin (R = OH; R' = H) myricetin (R = R' = OH) 6 O H H O o 1 2 3 4 5 6 7 8 O H O H O H catechin (-) epicatechin catechingallat gallocatechingallat Teaflavin Teaflavingallat -Việc nghiên cứu về cấu trúc hóa học, các đặc điểm lý - hóa - sinh học và khả năng ứng dụng của Flavonoid vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống đã trở thành một trường phái lớn mạnh nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, Anh, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc ). Người ta đã tìm thấy hơn 4.000 chất Flavonoid tế thực vật (là dẫn xuất của các Aglycon kể trên) cùng với tác dụng sinh họ c của chúng. Tuy nhiên, với mỗi loại cây cỏ các nhà nghiên cứu lại luôn khám phá ra những cái mới và bị hấp dẫn bởi những tác dụng sinh - dược học của chúng. Dưới đây là một số dẫn liệu về tác dụng sinh - dược học tiêu biểu của Flavonoid đã được công bố trên các kênh thông tin quốc tế (sách chuyên ngành, tạp chí, hội nghị ). a. Tác dụng chống oxy hóa (antioxydant) Do bản chất cấu tạo polyphenol nên Flavonoid trong tế bào thực vật hoặc trong cơ thể động vật và người chịu tác động của các biến đổi oxy hóa - khử, bị oxy hóa từng bước và tồn tại các dạng hydroquinon, semiquinon, quinon. Những 7 Flavonoid có các nhóm hydroxyl sắp xếp vị trí ortho dễ dàng bị oxy hóa dưới tác dụng của các enzym polyphenoloxydaza và peroxydaza có trong tế bào động, thực vật; phản ứng như sau: 1. O 2 + Flavonoid (khử) ⎯ ⎯ ⎯ ⎯ ⎯ → ⎯ xydazapolyphenol Flavonoid (dạng bị oxy hóa) + H 2 O (Hydroquinon) (Semiquinon hoặc Quinon) 2. H 2 O 2 + Flavonoid (khử) ⎯ ⎯ ⎯ → ⎯ peroxydaza Flavonoid (dạng bị oxy hóa) + H 2 O (Hydroquinon) (Semiquinon hoặc Quinon) Semiquinon hoặc quinon là những gốc tự do bền vững, có thể nhận điện tử và hydro từ những chất cho khác nhau để trở lại dạng hydroquinon. Các chất này có khả năng phản ứng với các gốc tự do hoạt động để triệt tiêu chúng. Khi đưa Flavonoid vào cơ thể sẽ sinh ra gốc tự do bền vững hơn các gốc tự do được hình thành trong quá trình bệnh lý (viêm nhiễm, ung thư, lão hóa ), chúng có kh ả năng giải tỏa các điện tử trên mạch vòng của nhân thơm và hệ thống nối đôi liên hợp, làm triệt tiêu các gốc tự do hoạt động. Các gốc tự do tạo nên bởi Flavonoid phản ứng với các gốc tự do hoạt động và trung hòa chúng nên không tham gia vào dây chuyền phản ứng oxy hóa tiếp theo. Vì vậy Flavonoid được gọi là "Những tác nhân thu dọn và hủy diệt" các gốc tự do độc hại. Tác dụng chống oxy hóa c ủa Flavonoid tăng dần khi tăng nồng độ của chúng và tuân theo trật tự fustin < catechin < quercetin < rutin = luteolin < kaempferol < morin. b.Tác dụng đối với enzym Các Flavonoid có khả năng tác động đến hoạt động của nhiều hệ enzym động vật trong các điều kiện in vitro và in vivo. Khả năng tương tác với protein là một trong những tính chất quan trọng nhất của các hợp chất Polyphenol, quyết định hoạt tính sinh học của chúng. Phản ứng xả y ra giữa nhóm oxyphenolic (-OH) và oxy cacbonyl của các nhóm peptit để tạo thành liên kết hydro. Tính bền vững của liên kết phụ thuộc vào số lượng và vị trí nhóm OH và kích thước phân tử của hợp chất phenol. Do bản thân các chất Flavonoid khi trong cơ thể động vật tồn tại dạng oxy hóa hoặc khử và chịu nhiều biến đổi phức tạp cho nên có thể trong các điều kiện khác nhau nó sẽ thể hiện hoạt tính sinh học khác nhau: kìm hãm hoặc kích thích hoạt động enzym, hoặc kích thích có mức độ và có điều kiện - theo những cơ chế phức tạp hơn trong những nghiên cứu in vitro. c. Tác dụng kháng sinh, chống viêm nhiễm Tác dụng chống viêm nhiễm và kháng khuẩn của Flavonoid đã được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Một số tác giả nghiên cứu tác dụng của 24 anthoxyanin, leucoanthoxyanin và axit phenolic lên Salmonella (vi khuẩn thương hàn) [...]... hoạt tính sinh dược học của các hoạt chất trong chè từng vùng địa lý khác nhau 2.2.4 Cơ cấu giống chè Về cơ cấu giống chè, hiện nay Quỹ gen của Tập đoàn giống chè có khoảng 150 giống chè, trong đó có chủ yếu là: các giống chè bản địa như nhóm giống chè Trung du, nhóm giống chè Shan, PH1, LDP1, LDP2, A1, …; các giống chè nhập nội của Đài Loan, Trung Quốc như chè Kim tuyên, chè Thúy ngọc, Tứ quý, Olong... Keo am tích … ;các giống chè nhập của Nhật Bản như Yabukita, Menori; các giống chè nhập của ấn Độ như Manipur, Assami, PT 95 …; các giống chè nhập của 15 Indonexia như TC1, TC2, TC3, TC4, TC5; các giống chè nhập của Srilanca như Cynyrual 143, … Dưới đây là một số giống chè hiện đang được trồng phổ biến các vùng chè của Việt Nam a.Nhóm giống chè Trung du - Là các giống địa phương hỗn hợp, lai tạo,... là các flavan – 3- ols (catechin), chiếm 90 % trong các hợp chất phenol của lá chè Các Flavonoid trong chè đen chủ yếu là theaflavin và thearubigin – phức hợp các sản phẩm oxy hóa của các hợp chất phenol chè xanh Thearubigin là nhóm sản phẩm oxy hóa đã bị polimer hóa của catechin và các hợp chất galat [18] Các Flavonoid được coi là các chất chống oxy hóa mức độ cao bởi chúng có khả năng loại bỏ các. .. sinh tổng hợp và tích lũy trong cây chè trồng các vùng sinh thái khác nhau thì khác nhau, do đó tác dụng sinh dược học của chúng cũng không đồng nhất Chính vì vậy các nghiên cứu về hàm lượng, thành phần và tác dụng sinh dược học của các hợp chất tự nhiên trong cây chè trồng các vùng khác nhau vẫn tiếp tục được tiến hành b Các nghiên cứu trong nước nước ta, do vị trí quan trọng của cây chè trong nền... 2.2.5 Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hóa - sinh – y dược học trên cây chè (Camellia sinensis O Kuntz) a .Các nghiên cứu ngoài nước Ngoài những nghiên cứu liên quan đến vấn đề trồng trọt và chế biến chè, đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu của các tác giả nhiều nước trên thế giới công bố 17 tác dụng chữa bệnh của chè xanh Trong cây chè người ta quan tâm chủ yếu đến các hợp chất polyphenol. .. xuất khẩu của chè Việt Nam chủ yếu là các nước: Đài Loan, Mỹ, Anh, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc… 2.2.3 Các vùng chè của Việt Nam - Việt Nam, cây chè có khả năng thích nghi rộng từ các tỉnh Lâm Đồng đến Hà Giang, nhưng được trồng tập trung chủ yếu sáu vùng chè: (1) Vùng chè Tây Bắc (miền núi phía Bắc): gồm 2 tỉnh là Lai Châu, Sơn La – là vùng chè nổi tiếng với các giống chè Shan (2) Vùng chè Việt Bắc - Hoàng... epicatechin và gallic hóa Theo các kết quả nghiên cứu đó, thì cây chè cổ Việt Nam tổng hợp các chất catechin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam Trung Quốc và sự tiến hóa của cây chè thế giới là như sau: Camellia → chè Việt Nam chè Vân Nam lá to→ chè Assam (Ấn độ) Ngày nay, cây chè đã được phân bố khá rộng rãi trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan – Nam phi ) đến 45 độ vĩ bắc... hội) tuy nhiên, các nghiên cứu còn lẻ tẻ chưa có hệ thống Từ năm 2000 – 2008, nhóm nghiên cứu của một số nhà khoa học (TS Đào Thị Kim Nhung, TS Hà Thị Thanh Bình, Ths Đỗ Thị Gấm) thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ hóa sinh, đã tiến hành khảo sát các hợp chất polyphenol trongchè trồng vùng Tân Cương (Thái Nguyên) trên sản phẩm chè Trung Du cho biết: các hợp chất polyphenol có hoạt... thư ác tính thấp một cách đáng ngạc nhiên Các nghiên cứu cũng đưa ra mối liên quan giữa mức tiêu thụ chè và tỷ lệ mắc bệnh ung thư Một số công trình nghiên cứu khác đã chứng minh tác dụng kìm hãm của polyphenol chè lên sự hình thành, phát triển và di căn của khối u Tác dụng này chủ yếu là do hiệu quả chống oxy hóa cao và chống tăng sinh khối u của các hợp chất polyphenol trong chè Chè xanh có thể bảo... trong việc nâng cao chất lượng chè uống Còn các nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh dược học của các chất polyphenol khai thác từ chè Việt Nam với mục đích phục vụ lĩnh vực y dược còn rất ít; chỉ những năm gần đây mới xuất hiện một số công trình của trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Trung tâm nghiên cứu và phát triển . Polyphenol từ cây chè Việt Nam vào mục đích bảo vệ sức khỏe chúng tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu sử dụng các hợp chất polyphenol trong một số giống chè trồng ở Việt Nam ” Những nội dung. định lượng các hợp chất polyphenol chủ yếu trong lá của một số giống chè trồng ở Việt Nam - Định lượng Polyphenol tổng số - Chiết xuất và định lượng Flavonoit tổng số ( giàu các chất catechin. của Tập đoàn giống chè có khoảng 150 giống chè, trong đó có chủ yếu là: các giống chè b ản địa như nhóm giống chè Trung du, nhóm giống chè Shan, PH1, LDP1, LDP2, A1, …; các giống chè nhập nội

Ngày đăng: 16/04/2014, 11:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan