Hệ thống điện sử dụng trong đường sắt đô thị (metro)

35 2.9K 24
Hệ thống điện sử dụng trong đường sắt đô thị (metro)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG ĐIỆN SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ I. Giới thiệu chung: Những yêu cầu điện năng cơ bản trên đường tàu điện ngầm là động cơ điện kéo tàu, thang máy, thang cuốn, máy bơm và quạt của hệ thống thông gió, các hệ thống thông tin tín hiệu, điều khiển trung tâm, thiết bị cơ cấu vệ sinh-môi trường, điện chiếu sáng trong các nhà ga, máy bán vé và thu phí tự động, các thiết bị, nhà xưởng và các khu chức năng trong depot. II. Hệ thống cung cấp điện năng: 1. Các trạm nguồn cung cấp: - Cung cấp năng lượng trạm hạ thế có thể được tiến hành từ nguồn trung tâm của hệ thống điện qua trạm kéo xây dựng ở mặt đất. Cung cấp như vậy thuộc về hệ thống cung cấp trung tâm (tập trung) và cho phép giảm được chiều dài tuyến cao áp, cũng như tránh được việc sử dụng các ô độc lập tại trung tâm cung cấp đối với tải trọng không lớn của trạm hạ thế. Ngày nay hệ thống cung cấp điện không tập trung (phân tán) được phổ biến rộng rãi trên đường tàu điện ngầm. Trong hệ thống đó, người ta xây dựng trạm kéo-hạ áp đồng thời. Ưu việt của trạm kéo như vậy là khi khoảng cách trạm kéo không cần sử dụng cáp dài để liên kết các trạm với đường dây tiếp xúc và tuyến cáp cao áp giữa các trạm kéo và hạ áp, giảm được sự hao hụt điện áp trong mạng kéo, giảm được sự không ổn định, rò rỉ điện. - Trạm nhận điện 110/22KV: Cung cấp điện cho đường tàu điện ngầm được thực hiện từ hệ thống cung cấp điện thành phố bằng dòng 3 pha điện áp 15,22KV. Từ nguồn độc lập của hệ thống điện thành phố, nguồn chính từ trạm điện 110/15,22KV (có ít nhất 02 trạm nhận điện), thường là loại lắp đặt ngoài trời khí hoặc dầu. Trạm có công suất dự phòng sao cho một trong hai trạm có sự cố mất điện, trạm còn lại vẫn đủ công suất cấp điện cho toàn bộ hệ thống, trong chế độ hoạt động bình thường, mỗi trạm điện sẽ cung cấp một nữa công suất ước tính, khi một trạm gặp sự cố, trạm còn lại có thể tăng công suất lên định mức của trạm. 1 - Trạm điện sức kéo 22KVAC/1500VDC(750 VDC): Dòng điện cao áp từ trạm điện đô thị theo tuyến cáp tới trạm phân phối trạm kéo và sau đó toả ra các cụm riêng biệt. Biến đổi năng lượng điện cấu tạo từ các biến thế và nắn dòng. Biến dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều gọi là máy biến áp chỉnh lưu. 2 Các trạm biến áp kéo luôn sẵn sàng 100%. Các trạm biến áp kéo sẽ được bố trí cách nhau khoảng 4 Km đảm bảo điện áp sụt và có khả năng cấp điện kéo dài (trong trường hợp trạm biến áp kéo bị sự cố, hai trạm liền kề sẽ đảm nhiệm thay vai trò cấp nguồn điện sức kéo). Đối với hệ thống cấp điện trên cao dùng 1500 VDC và hệ thống cấp điện ray thứ 3 là 750 VDC, điện áp sụt và công suất chỉnh lưu (KW) được tính toán cho phù hợp, từ đó xác định số lượng băng chỉnh lưu và công suất của mỗi băng ( hoạt động và dự phòng). Các trạm biến áp- chỉnh lưu sẽ có vị trí tại các nhà ga. Các trạm biến áp - chỉnh lưu sẽ được lắp đặt trên nền của các nhà ga ngầm. Trạm biến áp chỉnh lưu biến áp dòng điện xoay chiều 15KV,22KV thành dòng điện một chiều 1.500V và dòng điện một chiều này được cung cấp cho đoàn tàu qua bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao và các đường dây tiếp xúc bên trên. Cực dương của dòng điện một chiều 1.500V được nối với các đường dây tiếp xúc bên trên qua bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao và cực âm được nối với đường ray. Bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao được sử dụng cho việc cung cấp điện để vận hành đoàn tàu và bảo vệ dòng điện. Bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao sử dụng một chức năng ngắt dòng điện siêu tải để ngăn dòng điện siêu tải và sự chập mạch ngay lập tức. - Các trạm điện dịch vụ của ga và depot 6KV/380-220V, thường là loại lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời. Hai mạch phân phối trung thế 6KV sẽ được kéo dài đến depot để cung cấp nguồn cho các khu chức năng. 3 - Các trạm điện dịch vụ OCC 22KV/380-220V, thường là loại lắp đặt trong nhà. Mạch vòng phân phối 22 KV sẽ được kéo dài tới toà nhà OCC để cung cấp nguồn cho toà nhà OCC và toà nhà hành chính, nguồn cung cấp khẩn cấp sẽ được lắp đặt bên cạnh trạm điện của OCC, nguồn điện khẩn cấp sẽ tự khởi động trong trường hợp mất nguồn điện 22KV. Nguồn điện khẩn cấp sẽ có khả năng tự động chuyển công suất yêu cầu cần thiết, lên đến giá trị định mức cần thiết trong vòng 20 giây khi mất điện áp từ các fi đơ vòng lặp 22KV được xác nhận. Sự chuyển đổi từ nguồn điện lưới sang nguồn khẩn cấp sẽ được thực 4 hiện tự động nhờ bộ chuyển mạch và ngược lại được thực hiện bằng lệnh điều khiển từ xa qua hệ thống SCADA, khi nguồn điện lưới được tái lập. - Dòng điện 110KV được hạ áp xuống 15KV,22 KV tại trạm biến áp và cung cấp cho các nhà ga hay các trạm phụ để cấp cho đoàn tàu hoạt động. Sử dụng biến áp hai đầu 15KV.22KV do mạng trung thế của TPHCM là 15KV đang chuyển đổi sang 22KV, tuy nhiên nhiều khả năng đến năm 2020 sẽ chưa chuyễn xong. Do vậy, để dễ ứng cứu khi có sự cố cần đầu tư máy biến áp trung thế hai cấp điện áp, việc này sẽ làm tăng giá thành máy biến áp lên khoảng 10% (sử dụng máy biến thế 2 cấp 15KV và 22KV). - Hệ thống nguồn tái sinh: Sử dụng nguồn năng lượng tái sinh từ một đoàn tàu này để cung cấp cho đoàn tàu khác trong thời gian ít hoạt động như sáng sớm và lúc nữa đêm là rất khó khăn. Nên sử dụng hệ thống tái sinh năng lượng sử dụng Chopper kết hợp với nạp ắcquy. 2. Hệ thống nguồn sức kéo DC: - Máy biến áp chỉnh lưu có đặt điểm là tải của các pha không đồng thời mà luân phiên nhau theo sự làm việc của các dương cực của các bộ chỉnh lưu thủy ngân hoặc bán dẫn đặt ở mạch thứ cấp của máy biến áp. Như vậy máy biến áp luôn làm việc trong tình trạng không đối xứng. Do đó phải chọn sơ đồ nối dây sao cho đảm bảo được điều kiện từ hoá bình thường của các trụ lõi thép và giảm nhỏ chập mạch của điện áp và dòng điện chỉnh lưu. Muốn như vậy phải tăng số pha của dây quấn thứ cấp (thường chọn số pha bằng 6) và ở phía thứ cấp có đặt thêm cuộn cảm cân bằng. - Các trạm biến áp- chỉnh lưu sẽ có vị trí tại các nhà ga. Các trạm biến áp- chỉnh lưu sẽ được lắp đặt trên nền của các nhà ga ngầm. Trạm biến áp chỉnh lưu biến áp dòng điện xoay chiều 15KV,22KV thành dòng điện một chiều 1.500V và dòng điện một chiều này được cung cấp cho đoàn tàu qua bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao và các đường dây tiếp xúc bên trên. Cực dương của 5 dòng điện một chiều 1.500V được nối với các đường dây tiếp xúc bên trên qua bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao và cực âm được nối với đường ray. Bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao được sử dụng cho việc cung cấp điện để vận hành đoàn tàu và bảo vệ dòng điện. Bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao sử dụng một chức năng ngắt dòng điện siêu tải để ngăn dòng điện siêu tải và sự chập mạch ngay lập tức. 3. Truyền động kéo: - Việc sử dụng động cơ một chiều kích từ nối tiếp rất phổ biến trong truyền động của đầu tàu điện kéo. Đặt tính mômen-tốc độ của nó là lý tưởng. Mômen lớn ở tốc độ thấp và tốc độ lớn khi mômen nhỏ. Động cơ điện một chiều có khả năng thay đổi tốc độ liên tục và dễ điều khiển, còn động cơ điện xoay chiều chỉ phù hợp với các động cơ có tốc độ ít thay đổi, điều khiển bằng thiết bị điện tử có giá trị kinh tế rất lớn. - Ngoài một số hệ thống xoay chiều tần số thấp, đa số đường sắt chạy điện được cung cấp bằng điện áp một chiều qua đường dây trên không hoặc qua ray thứ ba. Hệ thống đường sắt ở thành phố có khoảng cách ngắn và mật độ giao thông cao dùng hệ thống một chiều là thích hợp. Nhưng một số hệ thống đường sắt, giữa các thành phố cách xa là hệ thống xoay chiều một pha lấy từ lưới điện tần số 50 hoặc 60Hz và có điện áp khoảng 15KV,22KV,25KV. - Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp dùng trong một số kiểu đầu máy được cung cấp qua bộ chỉnh lưu và một biến áp hạ áp, trong đó phía sơ cấp nối với nguồn xoay chiều cao áp. Ở các tốc độ thấp(điện áp thấp), việc điều khiển tiến hành bằng cách điều chỉnh các đầu phân thế trên dây quấn sơ cấp. Ở các tốc 6 độ cao (có điện áp định mức) việc điều khiển được thực hiện bằng cách giảm dòng điện kích từ. - Trong hệ thống đường sắt, các thành phần điều hòa của đường dây cung cấp rất lớn. Các cáp tín hiệu ở gần và song song với đường sắt cần được bọc kim tốt để tránh các loại nhiễu. Vì nguồn điện là một pha nên có mặt tất cả các sóng điều hòa. - Bộ chỉnh lưu có điều khiển dùng tiristo tránh được dùng máy biến áp có các đầu phân thế. Việc điều khiển chính xác lực kéo cho phép hệ bánh xe và ray không trượt với nhau. Nhưng cần phải tránh hệ số công suất quá nhỏ và các thành phần điều hòa quá lớn để giữ cho dòng điện trong đường dây nguồn ổn định ở trị số cho phép. - Hệ thống đường sắt có 4 động cơ kéo có thể dùng hai bộ biến đổi điện áp một chiều làm việc song song vì điều khiển cần lệch pha nhau. Các thời điểm đóng của hai bộ biến đổi lệch nhau tùy theo dạng sóng. - Hãm hệ thống truyền động có bộ biến đổi điện áp một chiều có thể bằng biến trở nối với mạch phần ứng và giữ dòng điện kích từ không đổi. Nhưng để tiết kiệm năng lượng dùng hãm tái sinh trả lại năng lượng cho nguồn một chiều, nghĩa là chiều dòng điện trên cuộn cảm phải giữ nguyên giống như khi làm việc ở chế độ động cơ. Để đảm bảo khả năng tự kích từ, khi chuyễn sang chế độ máy phát, nối dây phần ứng hay phần cảm cần phải đảo ngược lại. - Mạng kéo trên đường tàu điện ngầm được chia ra mạng tiếp xúc và mạng xả. Mạng tiếp xúc bao gồm đường dây tiếp xúc tuyến ga chính và tuyến ga liên kết. Mạng xả là tuyến cáp xả. - Sự phân nhánh mạng tiếp xúc bằng cách xây dựng trên đường dây tiếp xúc khoảng không phủ lên bộ phận thu nhận dòng của một toa.Được tiến hành trên các tuyến chính, tại những vị trí tiếp xúc với tuyến chính của đường cụt, các tuyến liên kết giữa các đường và tuyến trong depot điện. - Cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện-băng tải, bơm,quạt,các tổ sửa chữa di động… được tiến hành trực tiếp từ trạm hoặc từ tuyến cung cấp trục chính tổng. 4. Lưới phân phối trung thế: - Nguồn điện xoay chiều 15KV, 22KV từ hai trạm biến áp này được truyền dẫn đến các phân trạm điện kéo hạ áp và chỉnh lưu sang dòng điện một chiều 1.500VDC (750VDC) để cung cấp cho động cơ điện một chiều trên tàu hoạt động. - Nguồn điện xoay chiều 15KV, 22KV từ hai trạm biến áp này cũng cung cấp cho các trạm điện hạ thế biến áp từ 15KV,22KV xuống còn 380V,220V để sử dụng cho các thiết bị điện như thang máy, thanh cuốn, quạt, máy bơm, các cơ cấu tín hiệu, điều khiển trung tâm và thông tin, thiết bị vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, v.v - Các đường dây truyền dẫn này là đường dây trung thế 15KV,22KV. Thường sử dụng dây nhôm trần lõi thép tiết diện khoảng 50-240MCM. 7 - Hệ thống phân phối mạch vòng điện áp 15KV, 22KV độc lập kèm theo mạch liên kết tương hỗ lẫn nhau với chế độ dự phòng công suất 1+1 và 2+1 tuỳ theo giai đoạn khai thác. - Có hai hệ thống mạch vòng phân phối điện điện áp 22 KV độc lập kèm theo mạch liên kết tương hỗ lẫn nhau. Sơ đồ hệ thống phân phối 22KV 8 5. Nguồn điện dự phòng: - Sẽ có hai nguồn điện lưới trung thế đi song song, một đường vận hành và một đường dự phòng để đề phòng sự cố mất điện và duy tu sửa chữa. - Ngoài ra ở mỗi nhà ga sẽ được lắp đặt máy phát điện diesel để đề phòng mất điện lưới. - Sử dụng các nguồn dự trữ như UPS, bình ắcqui, bóng đèn sạt điện tích năng Nicken, tụ bù mắc nối tiếp với động cơ Để phòng trường hợp mất điện toàn bộ đột ngột. 6. Hệ thống bảo vệ, Giám sát và điều khiển trạm biến áp : - Các hệ thống bảo vệ an toàn điện và tiếp đất, bao gồm tiếp đất cho thiết bị, cho cáp và các bộ phận kim loại không mang điện. - Hệ thống SCADA giám sát các trạm nhận điện, trạm điện sức kéo và các trạm điện dịch vụ. - Trạm biến áp tiếp nhận và các trạm biến áp chỉnh lưu sẽ được vận hành tự động và sẽ được giám sát cũng như điều khiển bởi một trung tâm kiểm soát tại một khu vực riêng biệt. - Hệ thống cung cấp và phân phối nguồn điện sẽ được điều khiển và giám sát từ xa bởi hệ thống SCADA nằm trong OCC. - Các sơ đồ liên khoá và các chương trình SCADA sẽ được cung cấp để đảm bảo nguồn khẩn cấp không cung cấp ra các fi đơ của Công ty Điện lực TP.HCM và/hoặc không có sự xung đột giữa hai nguồn cung cấp này. 7. Bảo vệ mạch điện kéo: - Hàng năm trên thế giới, trong các hệ thống metro thường xuyên xãy ra các vụ hỏa hoạn, các vụ hỏa hoạn này gây ra những tổn thất lớn về người và vật 9 chất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thảm họa này nhưng xét các nguyên nhân thuần túy do các thiết bị kỹ thuật gây ra thì các trường hợp đoản mạch trong mạch điện kéo là nguy cơ lớn nhất dẫn tới hỏa hoạn. Việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh thì công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật lớn nhất để xây dựng và vận hành các hệ thống này là rất cần thiết. - Phương pháp bảo vệ mạch điện kéo chống dòng đoản mạch trong metro trên cơ sở đo nửa tổng các dòng điện trong các phân trạm điện kéo liền kề. Phương pháp bảo vệ mới này có nhiều đặt tính ưu việt hơn hẳn các phương pháp khác và nó có thể giải quyết triệt để vấn đề bảo vệ chống dòng đoản mạch trong mạch điện kéo metro. Các phương pháp khác chưa khắc phục triệt để vấn đề “vùng chết”, Tức là vẫn tồn tại một vùng nằm giữa hai phân trạm điện kéo liền kề mà tại đó khi có xuất hiện đoản mạch thì không có một máy ngắt nào của các phân trạm điện kéo liền kề nhận biết được nên không ngắt điện áp ngay vì vậy đoản mạch sẽ gây ra hỏa hoạn hoặc phá hủy các thiết bị. Để loại trừ hiện tượng này người ta phải áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ như lắp đặt thêm các thiết bị đắt tiền như máy ngắt, máy phân li điều này dẫn đến độ tin cậy của cả hệ thống giảm đi, không những thế còn làm xuất hiện sự ngắt mạch giả tạo làm cho đoàn tàu phải ngừng ngoài ý muốn dẫn đến sai lệch lịch chạy tàu, tạo nên những khó khăn trong vận hành hệ thống. Phương pháp bảo vệ mạch điện kéo trên cho phép loại trừ hoàn toàn “vùng chết” mà không cần dùng đến các thiết bị hỗ trợ cũng như giảm rất nhiều số lần ngắt mạch giả tạo. Các trạm biến áp- chỉnh lưu sẽ có vị trí tại các nhà ga. Các trạm biến áp- chỉnh lưu sẽ được lắp đặt trên nền của các nhà ga ngầm. Trạm biến áp chỉnh lưu biến áp dòng điện xoay chiều 15KV,22KV thành dòng điện một chiều 1.500V và dòng điện một chiều này được cung cấp cho đoàn tàu qua bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao và các đường dây tiếp xúc bên trên. Cực dương của dòng điện một chiều 1.500V được nối với các đường dây tiếp xúc bên trên qua bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao và cực âm được nối với đường ray. Bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao được sử dụng cho việc cung cấp điện để vận hành đoàn tàu và bảo vệ dòng điện. Bộ ngắt điện một chiều tốc độ cao sử dụng một chức năng ngắt dòng điện siêu tải để ngăn dòng điện siêu tải và sự chập mạch ngay lập tức. II. Hệ thống tiếp xúc điện: 1. Đường dây tiếp xúc bên trên (Overhead): - Đường dây tiếp xúc bên trên cung cấp điện cho các đoàn tàu bên trong đường hầm, những đoạn đường trên cao, trên mặt đất và Depot, nguồn điện được cung cấp cho các đoàn tàu bởi đường dây tiếp xúc bên trên có điện áp 1.500V(+20%/-30%). Đường dây tiếp xúc bên trên được sử dụng trong đường hầm sẽ có dạng hình chữ T, được làm bằng nhôm, kết nối chặt với một khung bằng đồng có dạng hình khe(170mm2), đường dây bên trên có công suất 3.000W. - Phần mở của đường dây tiếp xúc bên trên sẽ bao gồm đường dây truyền điện, đường dây treo, các phụ kiện, các chuổi cách điện và các tuyến nhánh, các 10 [...]... hoạch trạm 110KV Công viên Phú Lâm 2x20 MVA cấp nguồn cho tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – Tân Kiên) - Quy hoạch 08 trạm 110KV cấp điện cho các tuyến đường sắt đô thị dự kiến đưa vào vận hành trước 2020 - Tổng công suất cấp điện cho các tuyến đường sắt đô thị là 540 MVA, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu phụ tải cho hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM 35 ... xảy ra hiện tượng phóng điện gây nguy hiểm Hệ thống đường ray thứ 3 sử dụng nguồn điệnđiện áp thấp, lý do vì có thể xảy ra hiện tượng phóng điện từ ray dẫn điện sang đường ray chạy tàu Đồng thời hệ thống sử dụng dòng điện có cường độ cao (đôi lúc lên đến 3000A) do đó tổn thất điện áp (trên một đơn vị chiều dài) là rất lớn Điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa các trạm cấp điện phụ phải được rút ngắn... biệt trong đường hầm cứng giảm không gian trong đường hầm 4 3 SYSTRA Tối ưu hóa đường kính hầm, vốn đầu tư Kích thước đường hầm tăng, thấp Không có thay đổi về đầu máy toa vốn đầu tư cao Không có xe thay đổi về kích thước đầu máy toa xe 4 3 NJPT Đúng Vì thế nhiều đoạn đường sắt ngầm Sử dụng hệ thống treo cứng sử dụng đường ray thứ 3 để tiết kiệm không gian trong đường hầm.Những tuyến đường sắt có chiều... cách để thiết kế đường dây tiếp xúc, tùy thuộc vào từng hệ thống, tuổi thọ, tốc độ yêu cầu của đoàn tàu Trường hợp ở trong đường hầm thì sử dụng hệ thống treo cố định (Tương tự như ray thứ 3 nhưng được bố trí trên cao) Một số hệ thống treo đường dây tiếp xúc - Hệ thống được đặt trên cao nên khó có khả năng tiếp xúc với hành khách và nhân viên.Do đó hệ thốngđộ an toàn cao hơn so với đường ray thứ 3... Sử dụng làm cột điện đặt trên kết cấu móng của cầu cạn trên cao 19 Kết cấu này được sử dụng khi có yêu cầu về sử dụng vật liệu chỉ được xử lý đơn giản Khi nhu cầu cung cấp với số lượng lớn thì giá thành sẽ thấp hơn rất nhiều Nền móng được xử lý tuỳ theo mỗi hình thức cột sử dụng 2 Hệ thống cấp điện bằng đường ray thứ 3 (Sau đây sẽ gọi tắt là hệ thống ray thứ 3): Đường ray thứ 3 Hệ thống ray thứ 3 được... thiết kế, công nghệ nên khả năng tiếp xúc giữa đường dây dẫn và cần lấy điện được tăng lên đáng kể Hệ thống sử dụng điện áp một chiều 1500V, Khoảng cách cấp điện cao nên số trạm biến áp thấp, tổn thất điện năng thấp hơn so với đường ray thứ 3 Việc thiết kế đường dây tại cái điểm giao cắt 12 đơn giản đảm bảo được việc truyền điện liên tục So với đường dây thứ 3 thì cấu trúc của hệ thống phức tạp hơn,... do đường dây nằm trên cao, phải có các thiết bị chuyên dùng, chi phí bảo dưỡng cao Yếu tố thẩm mỹ kém hơn so với đường ray thứ 3, chiếm dụng không gian bên trên đoàn tàu, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị - Hệ thống đường tiếp xúc trên không bảo gồm các đường cung cấp điện, lấy nguồn từ trạm biến áp điện kéo và cấp điện cho các đầu máy tàu điện qua cần lấy điện Mục đích chính là nhằm cung cấp nguồn điện. .. thiểu và giảm điện áp Khung bằng đồng kết chặt sẽ được sử dụng cho dây truyền điện cho tuyến chính và khung bằng thép được sử dụng bên trong Depot, thông thường, một giá đỡ có thể di chuyển được sử dụng để hỗ trợ cho các đường dây truyền điện, đường dây treo - Một thiết bị phân chia FCO, LBS sẽ được sử dụng để tạo thành từng phần của dây tiếp xúc bên trên, điều này sẽ cho phép ngắt dòng điện tại phần... dòng điện phụ thuộc vào thiết kế của hệ thống Tái sử SYSTRA Thấp Cao dụng Đúng Sử dụng điện áp cao ưu việt hơn vì Giống cột bên trái năng tàu sử dụng dòng điện tái sinh từ bộ hãm NJPT lượng hiệu quả hơn Nhận xét Đúng như NJPT trình bày SYSTRA Không gây hại đến môi trường Nhiễu loạn 28 NJPT Nhận xét Định nghĩa về nhiễu loạn điện từ không Giống như cột bên trái chỉ giới hạn đến hệ thống phân phối điện. .. Đường ray thứ 3 Hệ thống ray thứ 3 được lắp đặt ngay cạnh hệ thống ray chạy tàu Trên tàu sử dụng hệ thống này được trang bị một bộ phận lấy điện được gọi là đế tiếp điện (shoe) Một loại đế tiếp điện 20 Hệ thống sử dụng điện áp một chiều 600 hoặc 750 V (chủ yếu là 750 V) Tốc độ đoàn tàu cho phép chỉ khoảng 70 km/h, tuy nhiên với những công nghệ mới thì đoàn tàu có thể đạt tốc độ trên 100 km/h Có nhiều

Ngày đăng: 14/04/2014, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan