hệ thống tiền tệ thế giới

25 1.3K 0
hệ thống tiền tệ thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hệ thống tiền tệ thế giới

I. Bối cảnh thế giới: Do sự phá giá đồng USD và các đồng tiền khác nên tháng 3 năm 1973 chế độ tỉ giá cố định theo vàng và USD, Hệ thống Bretton Woods sụp đổ, giống như chế độ bản vị vàng trước nó, bởi vì các nước thành viên không theo luật chơi nữa. Về phần mình, Hoa Kỳ bắt đầu từ những năm 1960 làm suy yếu độ tin cậy các cam kết của nước này đối với giá vàng cố định theo đô la khi theo đuổi các chương trình xã hội mở rộng và chiến tranh Việt Nam. Các nước tham gia hệ thống cũng từ chối tuân thủ luật chơi. Cụ thể là, Đức đã vô hiệu hóa việc tích lũy tài sản dự trữ bằng cách triệt tiêu các hoạt động thị trường mở. Đức biện minh cho biện pháp này bằng lý luận là Đức phải chịu sự không công bằng khi phải đối phó với lạm phát do các chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ gây ra. Hoa Kỳ từ chối thay đổi các chính sách của mình theo đòi hỏi của Đức với lý luận rằng trường hợp này cũng ngược đời giống như cái đuôi vẫy con chó vậy. Hoa Kỳ giữ quan điểm là nếu Đức không muốn tích lũy đô la Mỹ thì Đức phải thả nổi tỷ giá hối đoái và chấp nhận đồng tiền lên giá. Cuối cùng điều này cũng xảy ra năm 1972. II. Đặc điểm hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế từ năm 1972 đến nay: 1. Hệ thống tiền tệ hậu Bretton Woods – Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS): Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, cùng với cú sốc giá dầu do OPEC tạo ra trong giai đoạn 1973 – 1974, từ năm 1973 các nước được tự do chọn hoặc cam kết khả năng chuyển đổi của đồng tiền của họ ở một giá cố định (tỷ giá hối đoái cố định), hay để cho thị trường quyết định (tức là thả nổi). Từ năm 1967, IMF đã thiết lập tài khoản rút vốn đặc biệt (SDR) để bổ sung vào hệ thống hạn mức tín dụng của IMF (Sửa đổi lần thứ nhất các điều khoản của IMF vào năm 1967). Theo đó, mỗi thành viên của IMF được phân bổ một số lượng SDR nhát định và tỉ lệ thuận với hạn mức tín dụng tại IMF. Giá trị ban đầu của SDR được xác định bằng 1/35 ounce vàng, tức tương đương với $1. Tháng 1/1976, các nước công nghiệp đã nhóm họp tại Rambouillet và thông qua “Sửa đổi lần thứ hai các điều khoản của IMF”. Theo đó, các nước thành viên chính thức công bố hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá thả nổi, cho phép các thành viên quyền quyết định chế độ cũng như chính sách tỷ giá của mình, đồng thời quy định không được gắn đồng tiên của mình với vàng. Việc thả nổi tỉ giá sẽ đặt ra các vấn đề cho các quốc gia. Đó là: • Khả năng dao động lớn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. • Khả năng dao động lớn của tỷ giá hối đoái thực: Độ lệch của các tỷ giá không những không dự đoán được mà còn thường lệch ra ngoài các nền tảng được dự đoán trước theo lý thuyết cân bằng mãi lực hay cân bằng sức mua PPP. • Lạm phát cao và biến đổi. Cùng với đó, Liên minh tỷ giá hối đoái Châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là hệ thống tiền tệ Châu Âu năm 1979, nhằm ngăn chặn sự giao động quá mạnh của các đồng tiền Châu Âu. Đơn vị tiền tệ Châu Âu (European Currency Unit - ECU) ra đời như một đơn vị thanh toán vì mục đích này và được xem là tiền thân của đồng Euro sau này. Hệ thống EMS ra đời ngày 13/3/1979 (còn được biết đến với tên gọi “con trăn tiền tệ”) với những thống nhất: • Cơ sở hệ thống EMS là hệ thống tỷ giá Châu Âu. • Cơ chế xác định tỷ giá: thông qua đơn vị tiền tệ quy ước. 2 • Đơn vị tiền tệ quy ước ECU – European Currency Unit. Ngày 14/3/1979 xác định 1 ECU = 1.35 USD và tỷ trọng này thường sẽ được xác định lại 5 năm 1 lần. • Hợp tác tiền tệ - European Monetary Cooperation Fund. • Để khống chế sự vân động hỗn loạn của tỷ giá, EMS sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ (tức là các NHTW sẽ mua hoặc bán tiền tệ khi cần thiết) • Nhiệm vụ: − Phục vụ cho việc trang trải nợ của các NHTW trong khuôn khổ EMS. − Kiểm soát các CSTT của các nước thành viên EEC. • Mục tiêu: − Hình thành một “khu vực ổn định ” với đồng tiền riêng để tạo ra một đối trọng dựa trên sự bá quyền của đô la Mỹ. − Bảo vệ cộng đồng trước sự bành trướng của đô la Mỹ. − Tiến đến xóa bỏ đô la Mỹ trong các tài khoản Tây Âu. − Lấy tiền tệ là sự ổn định tỉ giá của các đồng tiền và sự tăng cường ủng hộ lẫn nhau về tài chính. Tuy hệ thống EMS được thiết kế cân xứng với trung tâm là đồng ECU, nhưng nó đã nhanh chóng tiến triển thành chế độ bản vị mác Đức giống như chế độ bản vị đô la Bretton Woods bởi vì Đức có sức mạnh kinh tế chủ đạo và danh tiếng về lạm phát thấp. Và sau một thời gian hoạt động, hệ thống EMS đã xuất hiện trục trặc sau năm 1989. Vào đầu thập niên 90, N-1 nước (7 nước trong EMS) đang bị suy thoái trầm trọng và muốn có một chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích các nền kinh tế của họ. Nhưng Đức, trong vai trò của nước thứ N, đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ và có lạm 3 phát tăng vọt (do thống nhất nước Đức), do đó Đức muốn một chính sách tiền tệ khắt khe hơn. Vì các nước trong hệ thống EMS cố định theo đồng DM họ bị buộc phải tuân thủ luật chơi, theo đuổi chính sách của Đức. Lãi suất cao ở Đức khiến cho vốn chuyển từ Pháp và Anh sang Đức (để tài trợ việc thống nhất) làm tăng lãi suất ở các nước này. Theo luật của cuộc chơi, Pháp, Anh và các thành viên khác phải bán dự trữ ngoại hối của họ và chấp thuận các điều kiện tiền tệ thắt chặt và lãi suất cao. Thị trường dự đoán rằng Pháp và Anh vì các lý do chính trị không thể kéo dài chính sách này được và bắt đầu đầu cơ vào đồng tiền của các nước này, buộc hệ thống phải sụp đổ vào năm 1992 - 1993. 2. Nguyên nhân sự rối loạn của hệ thống tiền tệ quốc tế trong những năm đầu thập kỷ 1990: − Hậu quả chính sách mở rộng tiền tệ của đa số các nước sau khủng hoảng 1987. − Sự sụp đổ bức tường Berlin 1989. − Những bất đồng nội bộ trong cộng đồng Châu Âu. − Tình trạng đầu cơ tài chính và những tác động đến nền kinh tế các nước. 3. Hệ thống tiền tệ quốc tế từ 1980 – 1999. Liên minh tiền tệ Châu Âu (Eurozone): a. Giai đoạn hung mạnh của đồng Đô-la (1980 – 1989): Trong giai đoạn từ năm 1980 – 1985, Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền đồng thời mở rộng tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát, dẫn đến đồng ÚD tăng giá, thâm hụt ngân sách, và thâm hụt cná cân vãng lai. Chính sách kiềm chế lạm phát khiến cho lãi suất ở Mĩ tăng, lãi suất bình quân tăng từ 11,2 % năm 1979 lên 20% năm 1981, lãi suất cơ bản cao hơn đến 21.5 %, lãi suất công trái tăng vọt lên 17,3%, dong vốn đầu tư ồ ạt chạy vào MĨ. Tuy nhiên, việc USD tăng giá tác dộng làm thu hẹp xuất khẩu của Mỹ, cán cân vàng lai của Mĩ ngày càng xấu đi nhanh chóng, đến năm 1985, thâm hụt cán cân vãng lai của mỹ đã chiếm đến 3,5 % GDP. Những mối quan tâm ngày càng tăng về kinh tế mĩ và sự kiện lên giá của USD đã trở thành một lý do căn bản để đi đến hiệp đinh Plaza (Plaza accord). 4 b. Hiệp định plaza, thỏa ước louver: Ngày 22/9/1985, hiệp định plaza (plaza accord) được bộ trưởng tài chính 5 nước Mĩ, Anh, Nhật, Đức, Pháp kí tại khách sạn plaza, New York, Mĩ. Mục đích của hiệp định là làm cho đồng USD mất giá một cách có kiểm soát so với các tiền tệ chủ yếu khác. Theo hiệp định này, các nước đã cam kết “ hợp tác với nhau chặt ché hơn nữa để khiến cho đồng USD tiếp tục giảm giá”. Dể thực hiện cam kết này, các nước đã tiến hành mua DEM và JYP, bán ra USD. Chỉ trong vòng mấy tháng sau khi hiệp định plaza được kí kết, tỉ giá JPY/USD từ 250 JPY/USD đã lên 149 JPY/USD. Tuy nhiên, việc đồng USD giảm giá quá nhanh dẫn đến những lo ngại về nguy cơ sụp đổ của đồng USD. Điều này dẫn đến ngày 22/2/1987, hiệp định louvrre được nhóm các nước G7 thông qua tại bảo tàng Louvre - Paris, Pháp đã tuyên bố chấm dứt những thọa thuận nhằm phá giá USD trong hiệp định Plaza. Các nước cũng thỏa thuận sẽ hợp tác với nhau chặt chẽ để duy trì sự biến động tỉ giá xung quanh mức tỉ giá hiện hành. Sau hiệp đinh Louvre, tỉ giá được duy trì tương đối ổn định cho đến tháng 10/1987, khi diễn ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York và hàng laọt thị trường chừng khoán trên thế giới. Để giảm thiểu rủi ro do suy thoái kinh tế, các nước đồng loạt áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất. Đến năm 1988, khi cán cân thương mại Mĩ bắt đầu có đấu hiệu được cải thiện, giá trị của USD cũng bắt đầu được khôi phục. c. Giai đoạn 1990 – 1999: Năm 1988, chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu Jacques Delors đã lập ban soạn thảo Báo cáo Delors, lên kế hoạch ba bước tiến tới thành lập Liên minh kinh tếtiền tệ Châu Âu. Đó là: Bước đầu tiên, bắt đầu từ 1.7.1990 cho phép chuyển vốn tự do hoá giữa các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), thực hiện tự do hóa lưu thông và thanh toán để tạo sự nhất trí lớn trong chính sách kinh tế. Lúc này các nước bắt đầu chú trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế, bước đầu áp dụng các chương trình hội nhập nhiều năm với những mục tiêu cụ thể cho các biến số về lạm phát và ngân sách. Các chương trình này chịu sự đánh giá của Hội đồng các Bộ trưởng kinh tế và Tài Chính (ECOFIN) có mục tiêu là nhằm đảm bảo duy trì lạm phát thấp, tài chính nhà nước vững mạnh và ổn định tỷ giá hối đoái 5 giữa các nước thành viên – theo đúng yêu cầu của Hiệp ước Masstricht (ký ngày 7/12/1991), làm chuẩn bị cho việc phát hành đồng tiền chung của cộng đồng. Bước thứ hai, từ 1.1.1994, khi Viện tiền tệ Châu Âu (EMI), tiền thân của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hình thành và tình trạng ngân sách quốc gia các nước thành viên EU được xem xét. Tháng 12/1995, Hội đồng Châu Âu nhất trí tên của đơn vị tiền tệ chung của liên minh là EURO. Ngày 13.12.1996 các Bộ trưởng Bộ tài chính của EU đi đến thoả thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm tạo riềng mối kỷ luật về ngân sách các nước thành viên và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung. Cùng thời gian này, thiết kế về mệnh giá của đồng EURO cũng đã được thông qua. Ngày 2/5/1998, Hội đồng họp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, bỏ phiếu quyết định việc thành viên nào sáp dụng đồng EURO bắt đầu từ giai đoạn 3. Tỷ giá chuyển đổi song phương giữa các đồng tiền của các quốc gia thành viên được ấn định căn cứ vào cơ chế tỷ giá của Hệ thống tiền tệ Châu Âu (Europian Moneytary System – EMS). Đồng thời Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ban Giám đốc điều hành của ngân hàng trung ương Châu Âu (Europian Central Bank – ECB) được chỉ định. Tháng 6/1998, ECB được thành lập. ECB cùng các ngân hàng trung ương quốc gia hình thành nên Hệ thống ngân hàng trung ương Châu Âu (ESCB). EMI đã hoàn thành nhiệm vụ của nó và chuẩn bị ngừng hoạt động. Bước thứ ba, xác định 11 quốc gia thành viên ban đầu của Liên minh Kinh tếTiền tệ Châu Âu (Eurozone) theo các tiêu chuẩn hội tụ đươc quy định trước và ngày 1.1.1999, Liên minh tiền tệ Châu Âu bắt đầu đi vào hoạt động cùng với việc thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khu vực. − Từ năm 1999 – 2002: Giai đoạn quá độ. EURO trở thành đồng tiên chung theo đúng nghĩa và tỷ lệ hối đoái giữa đồng Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được xác 6 định không thể thay đổi. Các đồng tiền của quốc gia ban đầu sẽ lưu hành song song với EURO. − Đồng EURO sẽ thay thế đồng ECU với tỷ lệ 1:1 − Một cơ chế tỷ giá mới, gọi là cơ chế tỷ giá 2 – ERM 2 gắn đồng tiền của các nước chưa đủ điều kiện gia nhập với đồng EURO cũng sẽ đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các nước chưa đủ điều kiện với các điều kiện kinh tế vĩ mô của khu vực đồng Euro, đồng thời giúp đảm bảo sự ổn định của tỷ giá trong liên minh châu Âu nói chung. − Vào 1/1/2002, tiền giấy và tiền xu Euro chính thức đưa vào lưu thông. Tiền giấy và tiền xu nội tệ bắt đầu rút khỏi lưu thông. − 28/1/2002, Hà Lan là nước đầu tiên hoàn thành việc thay thế toàn bộ đồng tiền quốc gia cũ bằng đồng tiền chung. Ailen và Pháp cũng kết thúc giai đoạn tồn tại song song của 2 đồng tiền vào 9/2 và 17/2. Với 9 nước còn lại, thời kỳ này đồng loạt chính thức kết thúc vào ngày 28/2. Hiện nay EURO được xem là dự trữ tài chính thứ 3 toàn cầu sau USD va DM trong đó: USD và các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển (OECD) đóng vai trò rất quang trọng. 4. Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay: Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành được gọi là một hệ thống “không hệ thống”, trong đó có nhiều chế độ tỉ giá song song cùng tồn tại: − Chế độ tỉ giá không có đồng tiền pháp định riêng. − Chế độ bản vị tiền tệ. − Chế độ tỉ giá cố định thông thường. 7 − Chế độ tỉ giá cố định với biên độ dao động rộng. − Chế độ tỉ giá cố định trượt. − Chế độ tỉ giá cố định trượt có biên độ. − Chế độ tỉ giá thả nổi có điều tiết không báo trước. − Chế độ tỉ giá thả nổi độc lập. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá của các nước. Những ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi này mang lại như xây dựng được một chính sách tiền tệ độc lập, cân xứng và tỷ giá hối đoái là công cụ đóng vai trò ổn định tự động, … chính là lý do mà đa số các quốc gia lựa chọn hình thức này. Tuy nhiên, không phải là không có những hạn chế trong việc sử dụng hình thức này. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì trật tự hơn, còn tỷ giá thả nổi dễ gây đầu cơ khiến mất ổn định, gây tổn hại cho ngoại thương và đầu tư, các chính sách kinh tế trở nên kem hoặc không liên kết, dễ gây ảo tưởng về sự độc lập lớn hơn, … Chính vì vậy mà các quốc gia ngày nay cần nắm rõ ưu cũng như nhược điểm của hình thức này để có biện pháp kết hợp đúng đắn hơn. Cùng với đó là hoạt động của các định chế tài chính quốc tế cũng được tăng cường và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực: đời sống - kinh - tế xã hội của các nước. Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu mở ra khả năng hợp tác tiền tệ trong các khu vực và trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á. 8 KẾT LUẬN Thế giới đã được chứng kiến một sự kiện kinh tế kỳ diệu trong thập kỷ vừa qua, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử tiền tệ thế giới, một sự kiện đã được tổng thống Pháp Jacques Chirac gọi là “sự cải cách lớn nhất và quan trọng nhất về kinh tế và tài chính trong vòng 50 năm qua”. Đó là sự ra đời của Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU) và đồng tiền chung châu Âu (EURO). Dù đã gặp không ít khó khăn kể từ khi được thai nghén về ý tưởng cũng như từ khi ra đời, đồng euro đãdần vượt qua được mọi thử thách để trở thành một trong những đồng tiền có ảnhhưởng nhất thế giới, một đối thủ cạnh tranh thực sự của đồng đô la Mỹ đã một thời gian dài làm mưa làm gió. Hệ thống tiền tệ châu Âu tất nhiên không thể hoàn toàn vô hiệu hoá đượcnhững hiện tượng khủng hoảng nhưng đã có khả năng giảm bớt đáng kể nhữngtiến trình bất lợi này. “Nếu như chúng ta không có đồng Euro, hậu quả của cuộc khủng hoảng tại Châu Âu sẽ có quy mô lớn hơn rất nhiều” - đó là nhận xét của Christian Noyer, quan chức điều hành Ngân hàng Quốc gia Pháp. Tại nhiều quốc gia, nhu cầu nội địa sụt giảm trong khi thâm hụt tài chính ngày một trầm trọng hơn. Một số thành viên như Hi Lạp là một ví dụ nổi bật cho những căng thẳng về tài chính. Ireland ở ngay phía sau. Những quốc gia này cần phải cắt giảm thâm hụt tài chính trong bối cảnh suy thoái và chi phí lao động bị cắt giảm nếu họ không phục hồi lại tính cạnh tranh trong Eurozone. Điều này sẽ gây ra những thách thức rất lớn về kinh tế và xã hội cùng với khả năng xảy đến những cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nói tóm lại, một liên minh tiền tệ nhất thiết sẽ đòi hỏi sự ra đời một đồng tiền chung. Và để ra đời một đồng tiền như vậy, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị như tồn tại tại một thể chế khu vực dưới dạng quỹ tiền tệ khu vực, một đơn vị kế toán hay thanh toán chung cùa khu vực. Có như vậy, đồng tiền chung mới có thể ra đời một cách suôn sẻ và hiệu quả 9 CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1972 ĐẾN NAY ***********  Hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế 1. Hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế là gì? Hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế (International Monetary System) là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và các tổ chức điều chỉnh các quan hệ tài chính giữa các quốc gia. 2. Hệ thống tiền tệ quốc tế đã qua và hiện nay 1. Giai đoạn lưỡng kim bản vị: trước năm 1875 2. Bản vị vàng hay kim bản vị cổ điển : 1875-1914 3. Thời kì giữa hai cuộc đại chiến thế giới: 1915-1944 4. Hệ thống Bretton Woods: 1945-1972 5. Hệ thống từ năm 1973 đến nay I .HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1972 - 1990 1. Sự tiếp nối của chế độ Bretton Woods sau khi bị sụp đổ 1971: Quyền rút vốn đặc biệt - SDR (1967) và Hội nghị Jamaca (1976) + Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods đã được hủy bỏ năm 1971 mở đường cho chế độ tỷ giá thả nổi phát triển trên thế giới. So với hệ thống tỉ giá cố định, hệ thống tỉ giá thả nổi có ưu thế: 10 [...]... đơn vị tiền tệ quốc tế, được xác định thông qua rổ tiền tệ Lúc đầu rổ tiền tệ bao gồm 16 đồng tiền mạnh nhất nhưng hiện nay rổ tiền tệ chỉ gồm 5 đồng tiền mạnh của 5 quốc gia thành viên có thị phần xuất hẩu lớn nhất thế giới đó là 5 đồng tiền: USD, GBP, DEM, JPY và FRF SDR không chỉ là đồng tiền dự trữ mà còn là loại tiền tệ định giá trong giao dịch quốc tế Từ khi SDR được coi là một loại tiền tệ, giá... kinh - tế xã hội của các nước • Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu mở ra khả năng hợp tác tiền tệ trong các khu vực và trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á 2 Các yếu tố cấu thành • Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỉ giá • Thiết chế tài chính • Hệ thống điều chỉnh (1) Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá 14 Bốn hệ thống tỷ giá: • Thả nổi tự do (Free Float) – Gồm nhiều nước... EURO ( sẽ phân tích trong phần sau) 2 Hệ thống tiền tệ của các nước: chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của các nước 3 Khả năng hợp tác tiền tệ Đông Nam Á và Châu Á III HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY 1 Đặc trưng - đặc điểm • Hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá của các... chính thế giới, với việc sử dụng chung một đồng tiền làm cho đồng Euro có vị thế lớn trên thế giới, thách thức địa vị độc tôn của USD, tạo ra một trật tự tiền tệ đa cực trong hệ thống tiền tệ thế giới; làm giảm rủi ro khi sử dụng một loại tiền duy nhất la USD Thúc đẩy mạnh mẽ thương mại toàn cầu trong việc thúc đẩy mạnh mẽ thương mại nội khối và mở rộng quan hệ thương mại ngoại khối Việc liên minh, liên... thả nổi đồng markka do bị các thế lực đầu cơ Ngày 17 tháng 8 năm 1992 ,Italia phải đình chỉ hoạt động trong khuân khổ ERM Tây Ban Nha ,Thụy sỹ ,Na Uy lần lượt phá giá đồng nội tệ Cuối cùng ,biên độ dao đông của các đồng tiền trong ERM được mở rộng dẫn đến hệ thống eRM tránh khỏi sự sụp đổ hoàn toàn II HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1990-1999 1 Liên minh tiền tệ Châu Âu: Đồng tiền chung của cộng đồng châu... các đồng tiền của các thành viên trong EC 4 Sự rối loạn của hệ thống tiền tệ quốc tế trong những năm đầu thập kỷ 1990 + Hậu quả chính sách mở rộng tiền tệ của đa số các nước sau khủng hoảng 1987 :Áp lực tăng lạm phát trên toàn thế giới ,buộc các nước phải đồng loạt tăng lãi suất nhằm kiểm soát được tỉ lệ lạm phát Mỹ và Anh rơi vào tình trạng suy thoái năm 1991 cùng với đó là sự hỗn loạn tiền tệ với... xem là tiền thân của đồng Euro, hầu hết các đồng tiền của EU bị buộc vào nhau theo Cơ chế Tỷ giá Hối đoái (Exchange Rate Mechanism – ERM) của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (European Monetary System) Đơn vị tiền tệ Châu Âu - ECU 12 Loại tiền tệ %tham gia Loại tiền tệ %tham gia Marks Đức (DEM) 30.1 PesetaTâyBanNha (ESP) 5.3 Francs Pháp (FFR) 19.0 KronesĐan Mạch (DKK) 2.45 Bảng Anh (GBP) 13.0 Punts Ireland... hàng trung ương quan hệ thống lược châu trọng nhất trên thế giới, Âu chịu trách nhiệm về chính - Bảo đảm cho các hệ - Chủ trương chính (ECB) sách tiền tệ của 13 quốc gia thống thanh toán và sách cho các ngân hàng quyết toán hoạt động Trung ương của các hiệu quả quốc gia thành viên thuộc khu vực đồng Euro thực hiện - Duy trì lòng tin của công chúng vào các - Đề cao tính liên ngân hệ thống thanh toán, hàng... định các thị trường tiền tệ quốc tế và chấm dứt sự giảm giá của đồng đô la Mỹ từ sau Thỏa ước Plaza năm 1985 3 .Hệ thống tiền tệ châu Âu với sự ra đời của EMS Vào 13/3/1979 Hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM) được thành lập, và EMS chính thức hoạt động, một phần trọng tâm trong hiệp định EMS là sự ra đời của ECU ( European currency unit ), được xem là tiền thân của đồng Euro, hầu hết các đồng tiền của EU bị buộc... tiền tệ, giá trị của nó trở nên ổn định hơn bất kỳ giá trị đồng tiền nào đã tham gia vào SDR Bản chất SDR làm cho nó trở thành một loại tiền tệ định giá hấp dẫn trong các hợp đồng tài chính và thương mại quốc tế trong môi trường bất ổn định của tỷ giá hối đoái 2 Hiệp định Plaza và Thỏa ước Louvre _ bước nhảy trong hệ thống tiền tệ thế giới Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza là thỏa ước tài chính được . NAY ***********  Hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế 1. Hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế là gì? Hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế (International Monetary System) là hệ thống các tập quán,. đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển (OECD) đóng vai trò rất quang trọng. 4. Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay: Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành được gọi là một hệ thống “không hệ thống ,. đồng tiền lên giá. Cuối cùng điều này cũng xảy ra năm 1972. II. Đặc điểm hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế từ năm 1972 đến nay: 1. Hệ thống tiền tệ hậu Bretton Woods – Hệ thống tiền tệ châu

Ngày đăng: 14/04/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan