chương trình đào tạo vovinam việt võ đạo

82 3.7K 7
chương trình đào tạo vovinam việt võ đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chương trình khung đào tạo vovinam cho huấn lluye6n5 viên và những ai muốn tự học theo trình tự môn vovinam

Chương Trình Đào Tạo Chương trình học Vovinam Việt Đạo được chia ra làm 3 phần: Sơ đẳng, trung đẳng và cao đẳng. Người học Vovinam bắt đầu từ những đòn thế căn bản đến nâng cao theo các trình độ sau: I. Sơ đẳng: 1. Tự vệ: - Màu đai: màu phục Vovinam - Thời gian tập: 3 tháng - Kỹ thuật:  - Phương pháp hô hấp - Thở ngực - Bài tập khởi động - 4 lối Chém cạnh tay - 4 lối Gạt cạnh tay - 4 lối đánh Chỏ - Các lối Ðấm thẳng, móc, lao, múc, thấp, bật, phạt ngang. - Các lối Ðá căn bản -5 lối đứng tấn: trung bình tấn, Ðinh tấn, Tam giác tấn, cung tiển tấn, Qụy tấn  10 thế Khóa gỡ  2 thế Khóa tay dắt (1, 2)  5 thế Chiến lược (từ 1 đến 5) 2. Nhập môn: - Màu đai: xanh đậm - Thời gian tập: 3 tháng - Kỹ thuật:  - Ôn phần cũ - Ðấm và đá di động - 4 lối đánh gối - Nhảy chân trì - Các lối Tấn: trảo mã, Dinh tấn thấp, Ðộc cước tấn, hồi tấn… kết hợp với thủ pháp  5 thế Chiến lược từ 6 đến 10  12 Đòn căn bản phản các lối đấm - Bài quyền: Nhập Môn Quyền 3. Lam đai đệ nhất cấp: - Màu đai: xanh đậm 1 vạch vàng - Thời gian tập: 6 tháng - Kỹ thuật:  - Ôn phần cũ - 5 lối chạy tại chổ - Phương pháp Té ngã - Ðấm và đá di động có mục tiêu - 4 lối đánh Chỏ 5-8 -Áp dụng các thế Chiến lược tập giao đấu  10 thế Khóa gỡ - Nắm tóc trước lối 1 và 2 - Nắm tóc sau lối 1 và 2 - Nắm tay cùng bên - Nắm tay khác bên - Hai tay nắm một tay trước - Hai tay nắm hai tay trước - Hai tay nắm 2 tay sau - Khoá sau vòng gáy lối 1 - Khoá tay dắt số 3 và 4  2 thế Khóa tay dắt (3,4)  4 thế Phản các lối đá  4 Đòn chân tấn công (1 đến 4)  5 thế Chiến lược (từ 11 đến 15) - Bài quyền: Thập Tự quyền. 4. Lam đai đệ nhị cấp: - Màu đai: xanh đậm 2 vạch vàng - Thời gian tập: 6 tháng - Kỹ thuật:  - Ôn phần cũ - 5 lối đá di động và chuyển tấn - Phương pháp đấm, chém, gạt, đỡ di động  2 thế Khóa tay dắt (5,6)  2 đòn Xô ẩn (1,2)  5 thế Chiến lược (từ 16 đến 20)  2 Đòn chân tấn công (5,6) - Bài quyền:  Long Hổ Quyền,  Song Luyện 2, hoặc  Liên Hoàn Đối Luyện 1 5. Lam đai đệ tam cấp: - Màu đai: xanh đậm 3 vạch vàng - Thời gian tập: 6 tháng - Kỹ thuật:  16 thế Phản đòn cơ bản trình độ 2 (bao gồm đấm và đá)  3 Đòn chân tấn công (7, 8, 9)  10 thế Vật căn bản (từ 1 đến 10) - Bài quyền:  Tứ Trụ Quyền  Song Luyện Vật 1, hoặc  Liên Hoàn Đối Luyện 2  Nhu Khí Công Quyền 1 II. Trung đẳng: 6. Hoàng đai: - Màu đai: Vàng không vạch - Thời gian tập: 2 năm - Kỹ thuật:  15 thế Phản đòn tay trình độ 3 (bao gồm đấm thẳng, móc, hai tay từ 3 đến 7)  5 thế Chiến lược từ 21 đến 25  12 thế tay không đoạt dao găm căn bản. - Bài quyền:  Ngũ Môn Quyền  Song Dao Pháp  Song Luyện 2  Song Luyện Dao 7. Hoàng đai đệ nhất cấp: - Màu đai: Vàng 1 vạch đỏ - Thời gian tập: 2 năm - Kỹ thuật:  15 thế Kiếm căn bản  5 Đòn chân tấn công (từ 10 đến 14)  5 thế Chiến lược từ 26 đến 30.  Khóa gỡ gồm: - Khóa nghẹt cổ trước và sau - Khoa sau vòng gáy lối 2 - Bóp cổ sau lối 2 - Các thế Nắm tay lối 2 - Bóp cổ trước lối 3 - Bài quyền:  Viên Phương Quyền  Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp  Song Luyện 3  Nhu Khí Công Quyền 2 8. Hoàng đai đệ nhị cấp: - Màu đai: Vàng 2 vạch đỏ - Thời gian tập: 3 năm - Kỹ thuật:  7 Đòn chân tấn công (từ 15 đến 21)  8 thế Vật căn bản (từ 11 đến 18)  12 thế Tay thước và Phân thế - Bài quyền:  Thập Thế Bát Thức Quyền  Lão Mai Quyền  Song Luyện Vật 2  Song Luyện Kiếm 9. Hoàng đai đệ tam cấp: - Màu đai: Vàng 3 vạch đỏ - Thời gian tập: 4 năm - Kỹ thuật:  12 thế Côn căn bản và Phân thế  9 thế tay không đoạt Súng trường  4 thế tay không đoạt Súng ngắn - Bài quyền:  Mộc Bản Pháp (Tay Thước)  Việt Đạo Quyền  Tứ Tượng Côn Pháp  Song Luyện 4  Liên Hoàn Đối Luyện 3. Mười Điều Tâm Niệm 1 Vote Người học Vovinam Việt Đạo có mười điều tâm niệm để rèn luyện kỷ luật, thuật, đạo, nhân cách, đối nhân xử thế, ý chí kiên cường tình đoàn kết… 1. Việt Đạo Sinh Nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại. 2. Việt Đạo Sinh Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích. 3. Việt Đạo Sinh Đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mền đồng đạo. 4. Việt Đạo Sinh Tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự sĩ. 5. Việt Đạo Sinh Tôn trọng các phái khác, chỉ dùng để tự vệ và bênh vực lẽ phải. 6. Việt Đạo Sinh Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh. 7. Việt Đạo Sinh Sống trong sạch, trung thực, giản dị và cao thượng. 8. Việt Đạo Sinh Kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến. 9. Việt Đạo Sinh Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động. 10. Việt Đạo Sinh Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ. Nghiêm Lễ Nghiêm Lễ là gì? Nghiêm Lễ – Lễ là lối chào của Vovinam Việt Đạo qua 2 động tác Nghiêm-Lễ và Lễ. Nghiêm Lễ là động tác bàn tay phải khép chặt đặt lên trái tim, hai chân khép hình chữ V, lưng thẳng và mắt nhìn về phía người đối diện. Lễ là động tác cúi người về trước cho tới khi mũi bàn tay trái chạm gối trái, mắt ngước nhìn vào người được chào. Dừng khoảng 2 giây rồi trở về tư thế Nghiêm – Lễ. Ý nghĩa của việc đặt bàn tay phải lên ngực trái tim có ý nghĩa bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái, đức dũng đi đôi với lòng nhân, thuật gắn liền với đạo. Việt Đạo Sinh chỉ được dùng để rèn luyện sức khỏe, tự vệ, cảnh cáo và cảm hóa người chứ không được dùng để trừng phạt, trả thù người. Thực hiện nghi thức Nghiêm Lễ với ai? Khi nào? Người môn sinh Vovinam Việt Đạo thực hiện nghi thức Nghiêm Lễ với sư hoặc Huấn luyện viên. Khi đến đường phải thực hiện nghi thức Nghiêm Lễ trước và sau khi tập luyện với Di ảnh cố sư sáng tổ Nguyễn Lộc, cố chưởng môn Lê Sáng và với sư, Huấn luyện viên phụ trách. Khi tập luyện, thi triển một bài quyền, song luyện, đa luyện… người môn sinh Vovinam phải thực hiện nghi thức Nghiêm Lễ trước và sau khi tập với Di ảnh cố sư sáng tổ Nguyễn Lộc, cố chưởng môn Lê Sáng và với bạn đồng môn cùng tập luyện với mình. Mục Đích Học Thư Chưởng Môn Vovinam Việt Đạo – Lê Sáng Các môn đệ thân mến ! Làm việc gì cũng cần có mục đích. Mục đích phải mang lại lợi ích cho con người thì việc làm mới có ý nghĩa, mới được mọi người công nhận, và người thực hiện sẽ cảm thấy hứng khởi mà đặt hết tâm trí vào công việc. Học cũng vậy, nếu không có mục đích, chẳng khác gì người đi đường không biết mình đi đâu, người lính ra trận mà không biết mình ra trận để làm gì? Tuy vậy, có những mục đích cao xa đáng nâng lên thành lý tưởng, và có những mục đích tầm thường thiển cận, chỉ có giá trị và được đặt ra trong một giai đoạn nào đó mà thôi. Người bắn cung, dù có lắp tên căng dây, nhưng nhắm mắt buông dây bừa đi thì đó là không có mục đích, sự bắn cung chẳng có ý nghĩa gì. Nếu chỉ nhằm những đích gần và thấp, rồi dí sát vào tận nơi mà bắn, hẳn dễ trúng lắm. Song sự bắn trúng đó chẳng mang lại cảm giác thích thú gì, vì đích đó tầm thường, thấp kém quá, có gì đáng hãnh diện ? Cho nên khi mới học bắn có thể nhắm những đích gần và thấp, sau đó phải đặt lên một tầm mức cao xa hơn, việc bắn mới có ý nghĩa. Nhưng điểm quan trọng là ở chỗ suy nghĩ để tìm phương cách: Làm thế nào đạt tới, làm sao cho trúng đích? Chính những tính toán và sự sửa soạn để vươn tới thành quả đó là một cơ hội cho ta tự kiện toàn chính mình, gặt hái được nhiều kinh nghiệm để trở nên trưởng thành hơn. Học cũng vậy, có mục đích mới có hứng thú để tạo đà tiến bộ. Cũng như học bắn cung, lúc đầu có thể nhắm những đích gần và thấp, như học để tự vệ, học vì ham thích thuật, muốn trở thànhnhân vật giỏi võ. Ðó chỉ là ý nghĩ đầu tiên của những người mới bước chân vào ngưỡng cửa Vovinam Việt Đạo. Sau đó, người sinh sẽ thấy rằng: thuật và đạo là những chất liệu cùng quan thiết để xây dựng con người có ý chí, nghị lực, khoan hòa, đức độ, biết sống vì mọi người thì sẽ được mọi người yêu thương, tin tưởng. Ðược vậy, chắc chắn sẽ dễ dàng thành công trong đời sống. Ðó là học với tinh thần đạo, cao xa mà thiết thực, mọi môn sinh nếu cố gắng, kiên nhẫn theo đuổi, rèn luyện và tu dưỡng, đều đạt tới đích cả. Với nhận thức trên, môn sinh Vovinam Việt Đạo học để thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, để có ý chí hơn, có nghị lực hơn, để tin tưởng cái giá trị thực sự nơi con người của mình, tin tưởng khả năng đóng góp của mình sẽ đắc lực hơn vào việc mưu cầu hạnh phúc chung cho gia đình, cho xã hội. Chưởng môn Lê Sáng. Ý Nghĩa Của Sợi Đai Đen Hệ thống đẳng cấp Vovinam Việt Đạo hiện nay không còn sử dụng đai đen. Tuy nhiên, sinh Vovinam Việt Đạo cần biết ý nghĩa sợi đai mà mình mang trên người thông qua nhiều cách khác nhau như: quá trình tập luyện, mồ hôi xương máu đổ trên đó, hay ý nghĩa phẩm chất, nhân cách của người mang sợi đai màu đen trên người. Ý nghĩa của nó thật sự thâm thúy và hầu như ai đã từng đọc, tìm hiểu về ý nghĩa sợi đai đen đều rất tâm đắc. Ở đây, chúng tôi gửi đến các sinh Vovinam Việt Đạo bài viết của một vị sư người Nhật nói về sợi đai đen. sinh cần biết, văn hóa thuật của Việt Nam và Nhật Bản có những sự tương đồng và khác biệt rất rõ rệt. Chính vì thế, hãy đọc và cảm nhận, đừng để bị hòa tan hay choáng ngợp. ” Thông qua chuyên mục này tôi đã nhận được thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là “Tập bao lâu để lên được đai đen?” Tôi không biết câu hỏi này ở các đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ. Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe. Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một sư có trình độ và một đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi. Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó. Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng phục mà thôi. Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi. Cách thức luyện tập Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một miếng vải người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một sĩ huyền đai như thế nào. Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp. Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời. Đặt cho mình một mục tiêu Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi. Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp”? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”? Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu. Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn. Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một sinh đai đen. Đạt được mục tiêu trong luyện tập Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp. Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao thuật nào đó? Mặc dù những người luyện lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công. Thực tế Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình. Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập thuật. Đạt được chiếc đai đen Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có. Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập. Khi người sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết. Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”. (Thầy Kensho Furuya) 3 Mục đích và 5 Tôn chỉ Vovinam Việt Đạo 3 Mục đích hoạt động của môn phái Vovinam Việt Đạo: Môn phái Vovinam Việt Đạo hoạt động nhằm 3 mục đích: * Bảo tồn, chấn hưng và phát triển môn phái Vovinam Việt Đạo do cố sư Nguyễn Lộc sáng tạo năm 1938. Vovinam Việt Đạo nêu cao tinh thần truyền thống bất khuất của dân tộc, khai thác trọn vẹn hai phần CƯƠNG và NHU của con người, và phối hợp mọi tinh hoa thuật đã có trên thế giới. * Sưu tầm, nghiên cứu và phát sinh các thế để tu bổ, xây dựng cho nền thuật Vovinam mỗi ngày một phong phú và tiến bộ. * Huấn luyện môn sinh trên ba phương diện lực – thuật và Tinh Thần đạo. Về Ðạo: Môn phái luyện tập cho môn sinh có một thân hình dắn dỏi, vũng vàng; một sức lực mạnh mẽ dẻo dai để có thể bền bỉ chịu đựng trước mọi khó khăn, cực nhọc, đẩy lui các bệnh tật, giữ cho thân thể luôn luôn tráng kiện và lành mạnh. Về Thuật: Môn phái sẽ huấn luyện cho môn sinh một kỹ thuật tinh vi để tự vệ hữu hiệu và sẵn sàng bênh vực lẽ phải. Về Tinh Thần Ðạo: Môn phái sẽ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí bất khuất, một tính tình hào hiệp, biết khép mình trong kỷ luật tự giác, biết sống hợp quần trong tình đồng đạo, biết hy sinh trong nếp sống vị tha và trở nên những công dân gương mẫu, phục vụ cho bản thân, gia đình, tổ quốc và nhân loại. 5 Tôn chỉ hoạt động của môn phái Vovinam Việt Đạo: Ðể thực hiện 3 mục đích nêu trên, Môn Phái Vovinam Việt Đạo hoạt động theo 5 tôn chỉ dưới đây: * Mọi hoạt động của môn phái Vovinam Việt Đạo đều dựa trên một nền tảng vững chắc: Lấy Con người làm cứu cánh, lấy Ðạo hạnh làm phương châm, lấy Kỹ thuật và Ý chí quật cường làm phương tiện. * Môn phái Vovinam Việt Đạo là một đại gia đình, trong đó môn đồ thương yêu kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương yêu ấy sẽ đan kết thành kỷ luật của môn phái, một giềng mối vửng chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ để nêu cao danh dự môn phái, phục vụ dân tộc và nhân loại. * Môn phái Vovinam Việt Đạo tích cực góp phần vào công cuộc giáo dục thanh thiếu niên. * Hoạt động của môn phái không có tính cách chính trị và tôn giáo. * Môn phái Vovinam Việt Đạo luôn luôn tôn trọng các phái khác. Dạy & Học xưa và nay Từ thuở ban sơ, khi đời sống con người còn rất hoang dã thì người ta đã biết sử dụng đến thuật để đấu tranh sinh tồn trước các loài thú dữ và cả với những đồng loại của mình. Theo định nghĩa khái quát thì là hành động dùng một hay nhiều bộ vị trên cơ thể của mình đấu chọi với đối phương. Sau, dần dần con người biết dùng tới các vật cứng, sắc, nhọn gọi là vũ khí để hỗ trợ thêm khi cần thiết phải đối phó với số đông, hay trong các cuộc hỗn chiến. Thuật là phương pháp, là cách thức hợp lý làm tăng thêm tính hiệu quả khi sử dụng các bộ vị hay các loại công cụ ấy trong chiến đấu. Sau nâng dần lên khéo léo hơn gọi là kỹ thuật, đẹp mắt hơn gọi là nghệ thuật. Từ cái đến cái thuật là cả một quá trình nghiên cứu, truyền đạt, lưu giữ và cải tiến cho càng ngày càng hoàn chỉnh, hiệu quả, phong phú hơn. Cái gạch nối đó nhờ vào công sức của một số người không nhiều, có khả năng thiên phú, lòng đam mê và chịu khó khổ luyện. Rồi xã hội con người cũng dần phát triển, từ cuộc sống hoang dã đơn lẻ, mang tính cá thể đến hình thành các bộ tộc, bộ lạc…mang tính tập thể, thì việc đấu tranh giành sự sống ngày càng quyết liệt hơn, các cuộc hỗn chiến ngày càng xảy ra nhiều hơn giữa các bộ tộc, bộ lạc với nhau, và con người bắt đầu thấy thuật đóng một vai trò rất quan trọng vì sự sống còn của một con người sự tồn vong của một đất nước, một dân tộc. Người ta bắt đầu luyện tập nghệ để tự vệ, để bảo vệ thành quả lao động và nhất là bảo vệ một dân tộc. Từ đó hình thành một vị trí rất được trân trọng trong xã hội cho cái gạch nối ấy , đó là thầy dạy võ. Đối với nhiều dân tộc trên thế giới thì thuật là chất liệu quan trọng kiến tạo nên lịch sử, các anh hùng một thời đánh đông dẹp bắc hầu hết đều là các bậc tướng. thuật quan trọng là thế. Cho nên vị trí của những người dạy thời xưa cũng rất được trọng vọng. Tuy nhiên việc truyền đạt thuật cũng không kém phần phức tạp. Vì vậy những sư đều đặt ra các quy định rất nghiêm khắc nhằm chế ngự, ràng buộc những học trò của mình, hoặc lấy đó để định hướng cho các môn đệ, bởi thuật là con dao 2 lưỡi ! Người học hầu hết phải trải qua phần xem xét về khả năng tư duy, đạo đức và cả năng khiếu, đồng thời trải qua một thời gian thử thách nhất định. Sau khi thành tài, người sỹ có thể sử dụng sở học của mình trong nhiều lĩnh vực cần đến thuật, trong đó có cả vai trò của một hiệp sỹ hiện diện tận hang cùng ngõ hẻm để “thế Thiên hành đạo, trừ gian diệt ác”. Bởi thời xưa không như bây giờ, luật pháp chưa thể hiện diện khắp mọi lúc, mọi nơi được. Các trận đấu ngày xưa dù dưới hình thức nào, các sỹ đều lừa thế vào đòn hết sức kỹ thuật theo một đấu pháp rất linh hoạt uyển chuyển, ra vào, tránh né, tấn công, phòng thủ đều theo một nguyên tắc mang tính nghệ thuật cao. Một trận đấu có khi kéo dài cả vài giờ đồng hồ thậm chí cả ngày trời! Do vậy người sỹ phải biết cách phân bố sức lực và không bao giờ vào đòn tới tấp mà thiếu hiệu quả. Thầy dạy ngày xưa không chỉ tinh thông thuật mà còn am tường y thuật, lý số, có thể xử lý các tình huống gây tổn thương, bệnh tật bằng các phương pháp ngoại khoa cổ truyền nhưng không kém phần hiệu quả. Thế nên thuật đã một thời đươc xem như một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy công sức và vai trò của người thầy dạy được tôn vinh và đánh giá rất cao theo nhiều nghĩa, bao gồm vật chất lẫn tinh thần. Người trong xã hội trước đây đã có câu nói “giàu học võ, khó học văn” để nói lên sự quan trọng đó. Bởi vì các nho sinh nghèo dưới thời phong kiến đều có thể tự học ở bất kỳ đâu, nhưng học thì không! Không có trường dạy mà chỉ có thể mời thầy dạy về nhà, nếu như gia đình đó nhiều tiền bạc. Học trò học phải cơm bưng, rượu rót cho thầy hoặc đến ở hẳn nhà thầy, để ngoài giờ học thì giúp việc cho gia đình thầy, nhưng có khi cả năm trời cũng chỉ dược thầy dạy cho một đòn ! Ngày nay theo xu hướng phát triển của thời đại. Luật pháp được hình thành và can thiệp hầu hết các tình huống ở khắp mọi nơi, đó là nguyên do lớn nhất làm giảm dần các cuộc đọ sức nhằm giải quyết những mâu thuẫn lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân hay một tập thể với một tập thể. Bên cạnh đó các loại vũ khí phục vụ chiến tranh ngày càng hiện đại, khiến người ta thấy rằng thuật không còn hữu hiệu là mấy trong các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, bảo vệ giang sơn Tổ quốc nữa. thuật chuyển dần từ tính chiến đấu cao qua tính thể thao, phục vụ sức khoẻ con người. Các tổ chức thuật dần dần được ra đời với nhiều hình thức: Câu lạc bộ, các hiệp hội, các trung tâm huấn luyện… Tất cả các hình thức này đều có chung một điểm, đó là dạy mang tính đại trà và phục vụ cho mục đích thể thao. Từ tính chất đó, các đòn đánh hiểm hóc có thể gây chết người chỉ còn được truyền đạt mang tính lý thuyết chứ không được đem ra áp dụng trong các cuộc thi đấu nữa! Mặt khác, chương trình huấn luyện được tinh giảm dần cho phù hợp với mục đích, phù hợp với mọi lứa tuổi… Và quan trọng hơn nữa là tình trạng thương mại hoá trong một số tổ chức thuật đã góp phần làm mờ nhạt hình ảnh cao đẹp của tinh thần thuật và đạo. Một số người dạy chân chính thì lui về phía sau mai danh ẩn tích, vì bởi họ không phù hợp với quan điểm mới mẽ này. Với họ, thuật không đơn thuần là một môn thể thao tự chọn, thuật không chỉ rèn luyện cho thể chất con người mạnh mẽ, cường tráng, nhanh nhẹn, dẽo dai. Mà thuật còn tạo cho con người lòng dũng cảm, sự can đảm, tính trung thực, luôn lấy đạo đức, luôn lấy lẽ phải làm phương châm trong cuộc sống. Một số người dạy khác thì rất thức thời, nhạy cảm với từng thời kỳ của xã hội và biết vận dụng khả năng thuật của mình để làm cho đời sống vật chất phong phú hơn. Việc dùng môn quy để chế ngự hoặc ràng buộc môn đệ gần như không còn được mang ra áp dụng nữa, miễn sao người tham gia học càng đông càng tốt để thấy đó là sự phát triển mạnh của phái. thuật trở thành một phong trào thể thao có lợi cho cả đôi bên. Cũng chính từ hình thức phong trào đó mà người học cũng không lấy gì làm mặn mà với thuật! Quan hệ giữa người dạy và người học cũng không còn như xưa. Nghĩa là giới hạn giữa thầy và trò, một ranh giới rất được trân trọng kia, tưởng chừng như không gì có thể phá vỡ được, đã bị tính phong trào, tính thương mại xoá mờ! Điều này thể hiện khá rõ qua các giải đấu. Người ta không nghĩ đến việc cọ xát để trưởng thành nữa, mà chỉ còn nghĩ đến một cách rất tầm thường đó là danh vị. Từ đó không ít những cuộc cãi vả xảy ra, tình cảm mất đi thay vào đó là sự hiềm khích hận thù ! Các sỹ thời nay khi tham gia vào các trận đấu dù dưới hình thức nào đều mang được rất ít nghệ thuật vào trận, đòn ra đều không theo được những gì đã học, đôi khi còn có những động thái đi ngược với tinh thần thượng võ. Đồng thời ngoại trừ một số trận đấu quyền Anh chuyên nghiệp, còn lại các trận đấu khác đều được giới hạn trong một thời gian rất ngắn. Nhưng điều đáng nói là các sỹ vẫn không giữ được phong độ cho tới giây phút cuối cùng của trận đấu, bởi vì họ đã rất phí sức khi liên tục tung ra những đòn kém hiệu quả, khiến không ít người khi xem phải thốt lên “đấu như thế này thì đâu cần phải tốn thời gian học !”. Bên cạnh đó, các cuộc biểu diễn ngoạn mục thường diễn ra song hành với các cuộc đối kháng, đôi khi lại tình phô bày một lổ hổng quá lớn về kỹ thuật khiến người xem tỏ ra ngao ngán. Bởi lẽ chỉ trước đó ít phút sỹ này trong một pha biểu diễn đã hết sức xuất sắc tả xung hữu đột một chống 3, chống 4. Các đòn đánh đều mang đậm chất nghệ thuật trong võ. Thế nhưng sau đó cũng chính sỹ này trong một trận đối kháng lại không đưa được một đòn mang tính kỹ thuật nào vào trận, dù chỉ chọi với một người! Việc phô diễn tréo ngoe này hoá ra phản tác dụng! Xã hội phát triển kéo theo sự trợ giúp đắc lực của khoa học, của y học hiện đại. Do vậy mà hình ảnh cao đẹp của người thầy dạy tự tay chữa thương cho học trò cũng dần dần lùi sâu vào dĩ vãng! Cũng chẳng còn ai nghĩ đến chuyện học phải kèm theo học y thuật, lý số nữa rồi. Tất cả đều mai một. Tiếc thay ! Nguồn: vothuat.com Thư Chưởng Môn 1 – Về Vovinam Việt Đạo “…VOVINAM mang sứ vụ truyền dạy cho người biết võ, rồi hướng dẫn họ phải làm gì lợi ích cho mình, cho người. Tinh thần đó phải được thể hiện bằng nếp sống tình cảm, cách ăn nết ở, cách đối đãi tha nhân, sao cho mọi người đều hiểu và tin tưởng, yêu thương mình. Phải truyền thông ấn tượng tốt vào cảm quan của đối tượng tinh thần đạo thật sự không biên giới quốc gia, giai cấp và tôn giáo…” Các môn đệ thân mến, VOVINAM là một môn phái đạo do Cố sư Sáng tổ Nguyễn Lộc sáng tạo vào năm 1938 tại Hà Nội – miền Bắc Việt Nam. Vào năm 1954, chỉ trong một thời gian ngắn đã lan rộng ra khắp các tỉnh, quận, huyện. Tới thập niên 1970 mới bắt đầu đặt kế hoạch phát triển quốc tế và hiện nay VOVINAM đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Ngay khi sáng tạo, Cố sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghĩ tới toàn thể nhân loại, đặt tên cho môn của mình là VOVINAM để tất cả các dân tộc trên thế giới đều dễ đọc, dễ nhớ, VOVINAM lại là từ quốc tế hóa, bao gồm hai ý nghĩa: thuật và đạo Việt Nam. Do đó, VOVINAM là cội nguồn, còn Việt Đạo là hoa kết trái của VOVINAM. Gọi là VOVINAM hay Việt Đạo đều được cả vì cùng chung một nguồn gốc. Cách gọi đúng nhất là VOVINAM VIỆT ĐẠO. [...]... hỏi 49: Tại sao Việt Đạo sinh phải hát những bài đạo ca trong buổi sinh hoạt môn phái? Luôn luôn trong những buổi sinh hoạt môn phái, Việt Đạo sinh hát những bài đạo cao vì: - Đạo ca đã được chọn lựa nên có tính chất Việt Đạo - Việt Đạo sinh hát để mọi người hiểu được tình cảm, tinh thần của người môn sinh Việt Đạo - Thính giả thường ít được thưởng thức văn nghệ Việt Đạo nên họ sẽ thích... giữa Việt Đạo và Xã hội ra sao? Việt Đạo là một phần tử trong xã hội, của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử nên giữa Việt Đạo và xã hội có những mối tương quan mật thiết Nếu không có xã hội làm môi trường hoạt động thì cũng không có Việt Đạo, vì Việt Đạo từ xã hội mà ra, do xã hội mà có Ngược lại, xã hội không thể làm ngơ, không thể chi dụng những công dân do Việt Đạo đào tạo, ... thiệu Vovinam cho quần chúng hiểu và có mỹ cảm đối với Việt Đạo hay có thể gia nhập Vovinam Việt Đạo Việt Đạo sinh từ chối những cuộc biểu diễn trong những truờng hợp: - Có tính kỳ thị phái, gây chia rẽ - Có sự lủng củng nội bộ của đoàn thể, tôn giáo mời biểu diễn - Không gây được sự phát huy Việt Đạo - Khung cảnh, môi trường, khán giả không thích hợp với cuộc biểu diễn Việt Đạo (biểu... tinh thần đạo thật sự không biên giới quốc gia, giai cấp và tôn giáo Đó mới đích thực là tinh thần: VOVINAM VIỆT ĐẠO Thư Chưởng Môn 2 – Ý nghĩa Lối Nghiêm Lễ “… Đức dũng đi đôi với Lòng nhân, thuật đi kèm với đạo Người Việt Đạo Sinh chỉ được dụng khi đã đặt vào đó một tình thương…” Các môn đệ thân mến, Hôm nay, chúng ta đề cập tới ý nghĩa lối nghiêm lễ của Vovinam Việt Đạo “Bàn... nhuần tinh thần đạo mà có Khi đặt tay lên tim nghiêm lễ, người môn sinh Vovinam Việt Đạo luôn phải nhớ rằng: chỉ được dùng khi đã đặt vào đó một tình thương, tức là bàn tay thép phải đi đôi với trái tim từ ái; đức dũng phải đi đôi với lòng nhân; thuật phải song hành với đạo Người môn sinh Vovinam Việt Đạo chỉ dùng để cảnh cáo, cảm hóa, khuyến dụ người chứ không dùng để trừng phạt,... ta đối xử như thế nào? Thường thì những ngưòi tìm đến Việt Đạo đều mong học được một ít thuật Do đó, nếu không có sự ràng buộc bởi một lý tưởng, họ sẽrời xa Việt Đạo một khi thấy không cần thiết học thêm thuật nữa Câu hỏi 37: Nếu có những người bị ép buộc học Việt Đạo thì ta đối xử ra sao? Nếu có những người bị ép buộc học Việt Đạo, ta cũng sẽ cho họ thấy lý tưởng cao quý của chúng... lố lăng trong các buổi sinh hoạt Câu hỏi 48: Tại sao Việt Đạo sinh không được trình diễn những bài ca ủy mỵ, yếu hèn hay kích động, lố lăng trong những buổi sinh hoạt môn phái? Do những nguyên nhân sau: - Không thích hợp với tinh thần Việt Đạo sinh - Việt Đạo sinh không phải là những ca sĩ chuyên môn để trình diễn những bài ca đó - Việt Đạo sinh ca hát dễ nung cao chí khí và sự nỗ lực làm... tôn chỉ của Việt Đạo Vì mục đích và tôn chỉ Việt Đạo được coi là nền tảng căn bản của lý tưởng Việt Đạo Câu hỏi 67: Cả 3 thái độ hợp, hòa, và chống nêu trên để đối với đoàn thể xã hội, còn đối với cá nhân trong cuộc sống thì sao? Đối với cá nhân trong cuộc sống thì 3 thái độ trên vẫn được áp dụng, tuy nhiên tùy theo mức độ thầm nhuần tinh thần đạo của người môn sinh Việt Đạo, để nói... cho người Huấn luyện viên Vovinam- Việt Đạo (Phần 1) Phần 1: Mở Đường Câu hỏi 1: Đường là gì? đường là nơi riêng biệt để tập và dạy Câu hỏi 2: Tại sao cần thiết lập đường? Vì với đà phát triển của Môn phái, các đường mới cần được thiết lập để đáp ứng nhu cầu phát triển Môn phái, để đại chúng hóa nền học Vovinam Câu hỏi 3: Khi nghiên cứu thiết lập một đường, chúng ta cần phải... Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể là tiêu hướng của mọi quan hệ tập thể với các thành tố: Lý tưởng: Phát huy tinh thần Việt và khả năng Việt bằng hệ thống Cách Mạng Tâm Thân cho người Việt, thành tinh thần đạo Việt Nam (Việt Đạo) Tiêu hướng: Quảng bá và phát huy Việt Đạo dưới mọi hình thức Ý hướng: Yêu nước, biểu dương, thể hiện và bảo vệ công bằng xã hội, tình nhân ái nhưng không trực tiếp . thế Chiến lược từ 21 đến 25  12 thế tay không đoạt dao găm căn bản. - Bài quyền:  Ngũ Môn Quyền  Song Dao Pháp  Song Luyện 2  Song Luyện Dao 7. Hoàng đai đệ nhất cấp: - Màu đai: Vàng 1 vạch. đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao) . Để làm được một miếng vải người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu. ràng buộc những học trò của mình, hoặc lấy đó để định hướng cho các môn đệ, bởi võ thuật là con dao 2 lưỡi ! Người học võ hầu hết phải trải qua phần xem xét về khả năng tư duy, đạo đức và cả năng

Ngày đăng: 14/04/2014, 12:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan