nghiên cứu mô hình trồng rau sạch rau an toàn cung cấp cho thị trường

31 2.3K 9
nghiên cứu mô hình trồng rau sạch rau an toàn cung cấp cho thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình rau an toàn 1.1 Lý thuyết về liên kết kinh tế trong tiêu thụ sản phẩm 1.1.1 Khái niệm vai trò của liên kết kinh tế.  Khái niệm - Liên kết kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau, để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả cao kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia. - Theo Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 38-HĐBT 10/4/19898 về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ thì liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất.

Chương 1 cơ sở lý thuyết về xây dựng hình rau an toàn 1.1 Lý thuyết về liên kết kinh tế trong tiêu thụ sản phẩm 1.1.1 Khái niệm vai trò của liên kết kinh tế.  Khái niệm - Liên kết kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau, để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả cao kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia. - Theo Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 38-HĐBT 10/4/19898 về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ thì liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất. + Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động cuả mình để thực hiện. Liên kết kinh tế diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như ở trong cùng một khu công nghiệp, một vùng kinh tế Nhưng cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng lớn như toàn quốc gia, giữa các quốc gia với nhau…Nó có thể thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra một cách liên tục, thường xuyên. -Mục tiêu của liên kết kinh tế là tọa ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết, để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như tăng ngân sách Nhà nước, hoặc cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, để bảo vệ lợi ích kinh tế cho nhau có khoản thu nhập cao nhất.  Vai trò của liên kết kinh tế: Đối với doanh nghiệp: -Theo Porter liên kết để tăng sức canh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp: các doanh nghiệp liên kết và phát triển quan hệ này để tăng sức mạnh cạnh tranh giành thắng lợi đối với các đối thủ khác trong nước. 1 -Tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ: tận dụng được các lợi thế của các đối tacs liên kết về thị trường, nguyên liệu… -Liên kết giữa các doanh nghiệp để tích lũy vốn tăng khả năng sản xuất, nâng cao trình độ xã hội hóa của nền sản xuất: vốn là 1 trong những nguồn đầu vào quan trọng của doanh nghiệp,có vốn giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng về quy hay về thị trường… - Liên kết kinh tế giúp cho quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ giữa các khâu một cách hiệu quả hơn - Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và ngày càng phát triển và có tác động trực tiếp vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của các quốc gia trên Thế Giới. Vì vậy liên kết kinh tế giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhạy và ứng dụng máy móc khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất nhằm tăng sản lượng đáp ứng kịp thời các nhu cầu trên thị trường. Đối với Nhà nước - Giúp tăng thu ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí mà các doanh nghiệp phải nộp: do việc liên kết giúp Doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn. - ổn định nền kinh tế, tránh các tranh chấp trên thị trường. - Nhu cầu thị trường được đáp ứng thỏa mãn kịp thời. 1.1.2.Các hình thức liên kết kinh tế 1.1.2.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế của hoạt động liên kết kinh tế theo trình tự thực hiện các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng a. Liên kết kinh tế để tạo các yếu tố đầu vào: o Liên kết để tạo nguồn vốn: Có nhiều phương thức để tạo nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp. Các chủ thể sở hữu vốn liên kết kinh tế với nhau liên doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần. o Liên kết để tạo và sử dụng nguyên liệu: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến công nghiệp với cơ sở khai thác sản xuất nguyên liệu nguyên thủy. o Liên kết để tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc: Để có nguồn thiết bị phụ tùng cung ứng thường xuyên cho công tác sửa chữa, hiện đại hóa máy móc thiết bị, doanh nghiệp sử dụng thiết bị có thể thiết lập quan hệ liên kết kinh tế với doanh nghiệp chế tạo thiết bị. 2 o Liên kết để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động, cán bộ kỹ thuật quant lý. b.Liên kết kinh tế ở khâu sản xuất. o Liên kết ngang: liên kết giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất mặt hàng, nhóm sản phẩm tương tự. o Liên kết dọc: liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất bán thành phẩm cung cấp cho nhau để tiếp tục chế biến ra sản phẩm cuối cùng. o Liên kết hỗn hợp: kết hợp cả liên kết ngang lẫn liên kết dọc. o Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến từng bộ phận chi tiết để lắp ráp thành sản phẩm hoản chỉnh o Liên kết thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ. 1.1.2.2 Căn cứ vào hình thức tổ chức thực hiện liên kết. a. Liên kết qua hợp đồng kinh tế. b. Liên kết thông qua việc hình thành tổ chức thực hiện liên kết kinh tế. o Liên kết chặt: Sự hình thành tổ chức liên kết kinh tế gắn liền với sự tập trung quant lí có sự phân cấp quant lí. Tất cả các thành viên đều chịu sự chỉ huy của một đầu mối. Mức độ độc lập các thành viên được xác định theo vị trí và tính chất của chúng o .Liên kết lỏng: Các thành viên tham gia loại hình này vẫn giữ nguyên tính độc lập trong kinh doanh. Tổ chức liên kết kinh tế chỉ điều hành những quan hệ liên kết mà các thành viên nhất trí phối hợp thực hiện theo nghị quyết chung. 1.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị 1.2.1 Khái niệm, vai trò của chuỗi giá trị *Khái niệm và nội dung của chuỗi giá trị Chuỗi giá trị (value chain) được biết đến như là một khái niệm từ quant lý kinh doanh đầu tiên được phổ cập tả bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách của ông với tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance. Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. 3 Trong chuỗi giá trị categorizes chung chung giá trị tăng thêm các hoạt động của một tổ chức. The "các hoạt động chính" bao gồm: Inbound hậu, hoạt động (sản xuất), các hậu, tiếp thị và bán hàng (nhu cầu), và các dịch vụ (bảo trì). The "hỗ trợ các hoạt động" bao gồm: quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, và mua. Các chi phí và giá trị trình điều khiển được xác định giá trị cho mỗi hoạt động. Trong khuôn khổ chuỗi giá trị của nó được thực hiện một cách nhanh chóng nhất để quản lý kinh tế Trung Quốc suy nghĩ như là một công cụ phân tích mạnh mẽ cho quy hoạch chiến lược. Mục đích của nó là để tối đa hóa giá trị sáng tạo trong khi giảm thiểu chi phí Chuỗi giá trị của doanh nghiệp gắn liền với nhiều mảng hoạt động rộng khắp. Những nhà cung cấp cũng có chuỗi gái trị (giá trị ngược dòng), họ tạo ra và phân phối các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, để doanh nghiệp thu mua và sử dụng chuối giá trị của mình. Nhà cung cấp không chỉ phân phối những sản phẩm mà họ còn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác có nhiều sản phẩm di chuyển qua các kênh để đến với người mua được gọi là kênh giá trị (channel value). Chuỗi giá trị của các doanh nghiệp cùng trong một ngành là khác nhau, phản ánh quá trình phát triển và chiến lược của mỗi doanh nghiệp, và thành quả thu được trong quá trình thực hiện. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp có phạm vi cạnh tranh khác nhau, tương ứng với tiềm lực của lợi thế cạnh tranh. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp gồm 9 hoạt động tống quát, liên kết với nhau theo những cách đặc trưng. Chuỗi tổng quát được dùng để biểu thị phương thức mà chuỗi giá trị được xây dựng cho một doanh nghiệp riêng lẻ, phản ánh những hoạt động đặc trưng của họ. Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ của doanh nghiệp. Đây là bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua. Theo Michael E.Porter hoạt động giá trị gồm có hoạt động cơ sở và hoạt động hỗ trợ: - Hoạt động cơ sở (hoạt động chính): Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau. Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm: 4 Logistic đầu vào: Nhập kho, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất từ các nhà cung cấp. Vận hành: Quá trình chuyển đổi từ nguyên liệu đầu vào thành thành phẩm sau cùng ví dụ như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp… Logistic đầu ra: là các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ và phân phối vận chuyển thành phẩm từ nhà máy vào chuỗi cung ứng của các nhà bán buôn, bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối cùng Marketing & Sale: Là các hoạt động liên quan đến việc cung cấp các phương tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm của của mình như quảng cáo, khuyến mại… Dịch vụ: Là các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, như lắp đặt, sửa chữa, cung cấp phụ tùng,… - Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm: Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: bao gồm các hoạt động như quant trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý,…Cơ sở hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho những hoạt động đơn lẻ nào. Tùy thuốc vào đặc điểm quy của doanh nghiệp mà cơ sở hạ tầng có thể bao gồm toàn bộ hoặc phân chia giữa các đơn vị khác nhau. Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện, đào tạo, phát triển và các vấn đề liên quan đến thu nhập, tiền lương của mọi người làm việc trong doanh nghiệp. Quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua vai trò của nó trong việc quyết định tới động lực lao động, kỹ năng trình độ, năng suất lao động và chi phí nhân công. Phát triển công nghệ: mỗi hoạt động giá trị đều có yếu tố công nghệ, công nghệ được ứng dụng trong toàn doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị, vận chuyển hàng hóa đến sản phẩm bên trong đều chứa những ứng dụng của công nghệ. Phát triển công nghệ là việc nghiên cứu và phát triển tự động hóa các quy trình, hệ thống viễn thông và không dây, các công nghệ để hỗ trợ các hoạt động tạo lập giá trị. Phát triển công nghệ liên quan đến sản phẩm và đặc trưng của sản phẩm vì thế phát triển công nghệ rất quan 5 trọng đối với lợi thế cạnh tranh trong mọi ngành, thậm chí giữ vai trò quyết định trong 1 số ngành nhất định như sản xuất thép. Thu mua: hay chính là việc thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của mình. Thu gom đầu vào bao gồm nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng và các sản phẩm để tiêu thụ khác như tài sản, máy móc thiết bị văn phòng, nhà xưởng, Hoạt động này diễn ra và lan tỏa toàn doanh nhiệp. Mỗi hoạt động giá trị đều có đầu vào, nhân lực và một hình thái công nghệ nào đó để thực hiện các chức năng của nó. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh nghiệp sẽ được coi như là có lợi nhuận nếu như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra. Trong hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa và các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên hình về chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên. 6 Vai trò của chuỗi giá trị - hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp. Thông qua hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngoài ra, hình còn là cơ sở để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị (outsourcing). - Chuỗi giá trị là công cụ cơ bản để phân tích lợi thế cạnh tranh và tìm ra phương pháp nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đó. Phân tích chuỗi giá trị giúp tìm hiểu bản chất và các yếu tố xác định sức cạnh tranh, và đóng góp cụ thể vào việc nâng cao tầm nhìn từ từng công ty riêng lẻ đến nhóm các công ty kết nối lẫn nhau - Chuỗi giá trị có vai trò đáng giá trong việc thiết kế nên cấu trúc tổ chức: cấu trúc tổ chức là tập hợp các hoạt động nhất định thành các đơn vị tổ chức như sản xuất, marketing… - Chuỗi giá trị cung cấp một phương pháp hệ thống để chia cắt doanh nghiệp thành những hoạt động rieeng biệt và từ đó người ta có thể dùng để nghiên cứu các hoạt động diễn ra như thế nào và chúng được tập hợp lại thành nhóm theo cách nào? - phân tích chuỗi giá trị quan trọng: nó giúp ta tìm hiểu các ưu và nhược điểm của những công ty và đất nước chuyên môn hóa trong sản xuất thay vì dịch vụ, và tìm hiểu tại sao cách thức kết nối của các nhà sản xuất với thị trường sau cùng có thể ảnh hưởng đến khả năng hưởng lợi từ việc tham gia vào thị trường toàn cầu. Điều nhà phân tích làm là bảo đảm phân tích xem xét toàn bộ chu trình sản xuất, bao gồm chu trình điều chỉnh quan hệ với thị trường sau cùng. Điều này buộc nhà phân tích phải xem xét không chỉ hiệu quả của mắt xích sản xuất trong chuỗi giá trị, mà cả những yếu tố xác định sự tham gia của các nhóm nhà sản xuất cụ thể trên các thị trường sau cùng. 1.2 Ứng dụng các lý thuyết kinh tế và chuỗi giá trị trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn • Ứng dụng về chuỗi giá trị trong tiêu thu sản phẩm rau an toàn Để có được rau an toàn thi việc trồng rau phải áp dụng theo các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn mà Bộ và trên Thế Giới đưa ra. Vì vậy sẽ ứng dụng chuỗi giá trị cho sản phẩm rau an toàn theo cách thức khai thác thương hiệu GAP. Hệ thống quant lí chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm do Doanh nghiệp quant lí điều hành, 7 Doanh nghiệp là chủ sở hữu Giấy chứng nhận GAP, điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo GAP nên chi trả toàn bộ chi phí hoạt động cho bộ máy nhân sự, chi phí phân tích mẫu, chứng nhận GAP,… Doanh nghiệp ký hợp đồng với HTX/THT/nông dân để tài trợ một phần chi phí (có thể là giống, phân, thuốc BVTV,…) và thu mua toàn bộ sản phẩm GAP với giá trị tăng thêm 15-25 %. HTX/THT chỉ là bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp. Sản phẩm GAP là sản phẩm của Doanh nghiệp do đó Doanh nghiệp lo việc xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm. Doanh nghiệp có vòng giao dịch rộng, năng lực kinh doanh tốt sẽ nhanh chóng khai thác tối đa giá trị của thương hiệu GAP. Giá cả luôn được đảm bảo giá trị tăng thêm và số lượng hàng GAP được bao tiêu, đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định. Doanh nghiệp có mối quan hệ gắn kết chặt chẻ với vùng nguyên liệu GAP và nhóm nông dân sản xuất theo GAP thông qua hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng, đầu tư nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Thực hiện một số hình liên kết đơn giản giữa những người dân sản xuất rau an toàn với những người thu mua, với các tổ chức thương mại, siêu thị.Và doanh nghiệp mình sẽ tiến hành giám sát, hướng dẫn và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đối với những người mua, còn đối với người sản xuất thì Doanh nghiệp mình sẽ là cầu nối trong việc tiêu thụ sản phẩm. 8 nông dân thương lái nhà hàng khách sạn người tiêu dùng Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ở Hải Phòng và hình tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam. 2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. hình tiêu thụ rau hay chuỗi cung rau rau tại Hải Phòng ở hiện tại như sau Theo điều tra của chúng tôi, với 300 người tiêu dùng thì có tới 80,33% hiểu và biết được quy trình trồng rau an toàn và có 78,3% người tiêu dùng cho rằng việc sử dụng rau an toàn là rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nhưng có tới 37,33% cho rằng họ hoàn toàn không yên tâm với sản phẩm rau, củ khi mua về, và có 35,3% thì yên tâm vì họ cho rằng rau của họ được mua ở nhơngx người quen biết lâu năm hoặc những cửa hàng quen. Hơn nữa, có tới 98,32% người tiêu dùng mong muốn được sử dụng rau an toàn cho mỗi bữa ăn. Qua đây ta có thể thấy được nhu cầu và mong muốn được sử dụng sản phẩm rau an toàn là 1 nhu cầu rất lớn mà chúng ta còn bỏ ngỏ, quản lí còn lỏng lẻo, đây là một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy chúng ta cần phải có những hướng đi đúng đắn, định hướng và xây dựng quy hoạch những vùng trồng rau an toàn, đảm bảo cung cấp đầy đủ, chất lượng cho người tiêu dùng không chỉ trong thành phố mà còn hướng ra thị trường nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau của thành phố Hải Phòng, từ năm 2001, UBNd huyện An dương đã quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch sản xuất rau trên địa bàn huyện. Cho đến nay đã quy hoạch được các vùng chuyên canh sản 9 Chợ Siêu thị xuất rau và tổ chức thực hiện đã đạt được nhiều kết quả nhất định trên nhiều mặt. Những năm gần đây quy sản xuất rau, số xã sản xuất rau với diện tích lớn hơn 100 ha tăng từ 6 xã năm 2006 lên 8 xã năm 2008. Những năm gần đây quy sản xuất trên địa bàn huyện tăng mạnh. Năm 2006 tổng diện tích là 1558 ha thì đến năm 2008 tăng 1800 ha, tốc độ tăng bình quân 3 năm khoảng 7,7%/năm. Trong các xã sản xuất rau trên địa bàn huyện thìAn Hòa có diện tích sản xuất rau lớn nhất 328 ha năm 2008. Xã An Đồng có diện tích 25 ha năm 2008, xã Lê Thiện có 105 ha diện tích đất trồng rau. Diện tích sản xuất rau của 1 số xã trong 2 năm 2007, 2008: Tên xã Năm 2007 Năm 2008 Diện tích (ha) Cơ cấu (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng của cả huyện 1.783 100 1.800 100 An Đồng 31 1,74 25 1,39 Hồng Thái 120 6,73 123 6,83 An Hòa 320 17,95 328 18,22 Lê Thiện 100 5,61 105 5,83 Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích trồng rau của xã An Hòa là lớn nhất (328 ha), chiếm 18, 22 % tổng diện tích rau của huyện An Dương. An Đồng có diện tích trồng rau thấp nhất và có xu hướng giảm từ 31 ha năm 2007 còn 25 ha năm 2008, chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất 1, 39% năm 2008. Năng suất rau của một số xã năm 2007 và năm 2008: Tên xã Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng (tạ/ha) % Sản lượng (tạ/ha) % Bình quân 182,37 100 186,81 100 An Đồng 195 106,92 195 104,38 Hồng Thái 190 104,18 192 102,78 An Hòa 199 109,12 201 107,59 Lê Thiện 185 101,44 185 99,03 (Nguồn: Phòng kinh tế huyện An Dương) Qua bảng trên ta thấy năng suất rau bình quân trên 1ha của An Dương năm 2007 là 182, 37, năm 2008 tăng lên 186,81 tạ/ha, bình quân tăng 4,44 tạ/ha. Nguyên nhân do các hộ đã đưa một số giống cây trồng có năng suất cao thay cho những loại cây trồng kém chất lượng. Từ bảng trên ta thấy xã An Hòa có sản lượng tăng coa từ 109 tạ/ha tăng 201 tạ/ha, còn lại các xã có xu hướng giữ vững sản lượng đã đạt được. Nhìn chung năng suất rau của các xã chênh lệch nhau không đáng kể, từ 185 tạ/ha của xã An đồng năm 2008 đến khoảng 201 tạ/ha cuả xã An Hòa năm 2008. Trong những năm gần đây sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương đã được quan tâm 10 [...]... giúp cho người nông dân làm giàu, nâng cao thu nhập Đồng thời sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn toàn xã ( Nguồn:internet) 17 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn và xây dựng hình tiêu thụ tại địa bàn Thành phố Hải Phòng 3.1 Lý thuyết về rau an toàn và các vấn đề liên quan tiêu chuẩn rau 1 Thế nào là rau an toàn - Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau. .. của con người về rau an toàn, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng Trong khi đó sản lượng các sản phẩm rau an toàn thì còn thấp, chưa đáp ứng đủ vì vậy cần phải có những hình và cách thức canh tác mới tiên tiến đảm bỏa chất lượng 24 hình chuỗi cung ứng rau an toàn: Chợ Nông dân trồng Doanh nghiệp Nhà hang, khách sạn Người dùng tiêu Siêu thị Dựa theo hình này chúng tôi sẽ là nhà cung cấp trực tiếp... tới hơn 20 năm trồng rau rồi” Ta có thể thấy rằng mong muốn trồng rau an toàn nhưng việc hiểu và áp dụng vào sản xuất thực tế là cả một vấn đề lớn Như vậy, để duy trì thương hiệu rau an toàn và sản phẩm rau an toàn vẫn có chỗ đứng trên thị trường, bảo đảm người trồng rauAn Thọ và huyện An Dương có thu nhập, đòi hỏi công tác quản lý sản xuất rau an toàn ở địa phương chặt chẽ Điều quan trọng là cần... khách hang, sản phẩm của người dân trồng ra sẽ được chúng tôi hướng dẫn về mặt kĩ thuật, cách thức để đảm bảo rau đạt tiêu chuẩn chất lượng về rau an toàn, đồng thời DN sẽ tìm các đối tác khách hang để cung ứng rau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới người tiêu dung để đảm bảo người tiêu dùng được ăn rau an toàn (rau sạch)  Quy trình trồng rau an toàn: - Về đất trồng: Đất để sản xuất rau an toàn ... tượng hay logo VietGAP Cơ quan chức năng và các công ty kinh doanh liên kết tổ chức việc thu mua nông sản sạch, rau an toàn xuất khẩu ra nước ngoài, song song với việc giới thiệu sản phẩm rau an toàn nhằm tăng khả năng tiêu thụ ra các tỉnh thành lân cận và cung cấp rau an toàn cho thành phố hải Phòng 3.3 Xây dựng hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Hiện nay, rau là nhu cầu không thể thiếu... chế rau, quả an toàn Việc nhiêu vùng sản xuất rau an toàn ra đời hình thành nên nhiều cửa hàng chuyên buôn bán rau an toàn Mạng lưới các cửa hàng ngày càng mở rộng cả về quy và số lượng, mang đến 1 lượng lớn rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng Cùng với sự liên kết chặt chẽ với hệ thống các siêu thị, nhà hàng, khách sạn thì việc đảm bảo đầu ra không phải là vấn đề lớn khi mà nhu cầu của thị trường. .. bà con trồng cũng đủ sản lượng 100 tấn cung cấp trên thị trường (Nguồn: báo Hải Phòng) Song quản lý chất lượng rau cũng không đơn giản Khi được hỏi về việc sản xuất rau an toàn đúng cách thì có tới 74% người trồng rau tại xã An Thọ cho biết có nghe đến việc sản xuất rau an toàn nhưng vẫn chưa hiểu cách sản xuất rau đúng quy trình là như thế nào, có 12% người chưa nghe đến việc trồng rau an toàn và... ăn bán trú của các trường học, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các chợ đầu mối và các cửa hàng kinh doanh rau an toàn tại thành phố Thanh Hoá Từ hình thí điểm sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thắng giá trị kinh tế mỗi năm đạt doanh thu từ 300 - 300 triệu đồng/ha Với thành công trên, Quảng Thắng sẽ mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên tới 12ha Xây dựng thương hiệu rau an toàn mang tên Quảng Thắng... trách nhiệm cao cho người trồng 30 + Thúc đẩy, hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tiêu thụ rau an toàn bằng việc phát triển các chợ đầu mối tiêu thụ, phát triển hệ thống các cửa hàng kinh doanh rau, hệ thống kho mát để bảo quản rau theo quy phù hợp tại các chợ, cửa hàng + Xây dựng các gian hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, mở trang web chuyên cung cấp rau an toàn, ngoài việc... chính sách khuyến khích trồng rau an toàn chưa thực sự hợp lí, nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc trồng và tiêu thụ còn nhiều khó khăn uống tới miền Nam và miền Trung thì phong trào trồng rau an toàn phát triển mạnh mẽ hơn, có nhiều mô hình trồng rau an toàn bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công như: Người dân Quảng Thắng - thành phố Thanh Hoá, trước đây chỉ biết trồng lúa và hoa màu theo . tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ở Hải Phòng và mô hình tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam. 2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Mô hình tiêu thụ rau hay chuỗi cung rau rau tại Hải Phòng. Thắng đã có 2,5ha diện tích trồng rau an toàn cho giá trị kinh tế cao. Mô hình sản xuất rau an toàn thí điểm áp dụng Vietgap/GP.PS trong sản xuất và kinh doanh rau an toàn được đưa vào thực hiện. phẩm rau an toàn vẫn có chỗ đứng trên thị trường, bảo đảm người trồng rau xã An Thọ và huyện An Dương có thu nhập, đòi hỏi công tác quản lý sản xuất rau an toàn ở địa phương chặt chẽ. Điều quan

Ngày đăng: 13/04/2014, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan