tiểu luận hoạch định chiến lược tài chính giai đoạn sung mãn & suy thoái

27 853 1
tiểu luận hoạch định chiến lược tài chính giai đoạn sung mãn & suy thoái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU Đ ẠI HỌC *** CHƯƠNG 32: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH Giai đoạn Sung mãn & Suy thoái GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện: Nhóm 9 - Lớp NHĐêm 2&3 K19 Danh sách nhóm: 1. Hoàng Sơn 7. Nguyễn Duy Sơn 2. Phan Trường An 8. Nguyễn Hữu Châu Sơn 3. Vũ Thị Nguyệt Tú 9. Vũ Thị Thu Trang 4. Trọng Thị Thu Nga 10. Nguyễn Thị Bích Tâm 5. Nguyễn Anh Nhã Phi 11. Đàm Thị Hương Trang 6. Trần Võ Thị Hương Thủy 12. Nguyễn Thanh Minh Phúc ***** TP Hồ Chí Minh Tháng 07 Năm 2010 MỤC LỤC    Trang I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 01 1 . CHU KỲ SỐNG CỦA DOANH NGHIỆP 01 1.1. Giai đoạn khởi sự 01 1.2. Giai đoạn tăng trưởng 02 1.3. Giai đoạn sung mãn 02 1.4. Giai đoạn suy thoái 03 2 . NGHỊCH LÝ RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH 04 3 . HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH C ỦA DOANH NGHIỆP 07 II. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN BÃO HÒA VÀ SUY THO ÁI CỦA DOANH NGHIỆP 08 1 . HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN BÃO HÒA 1.1. Đặc điểm kinh doanh giai đoạn bão hòa 08 1.2. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong giai đoạn bão hòa 09 1.3. Quyết định chính sách tài chính cho giai đoạn bão hòa 09  Quyết định tài trợ bằng nợ vay 10  Quyết định đầu tư 11  Chính sách chi trả cổ tức cao 11 1.4. Ảnh hưởng của chính sách tài chính đến tỷ số giá thu nhập, giá cổ phần doanh nghiệp 12 1.5. Chính sách mua lại cổ phần 13 2 . HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI 2.1. Đặc điểm của giai đoạn suy thoái 14 2.2. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong giai đoạn suy thoái 15 2.3. Quyết định chính sách tài chính cho giai đoạn suy thoái 15  Quyết định tài trợ bằng nợ vay 16  Quyết định đầu tư 17  Quyết định chính sách chi trả cổ tức rất cao 18 2.4. Ảnh hưởng của chính sách tài chính đến tỷ số giá thu nhập, giá cổ phần doanh nghiệp 19 2.5. Các chiến lược tài chính khác để trì hoãn cái 2.6. chết hoặc tránh được cái chết 20 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 . CHU KỲ SỐNG CỦA DOANH NGHIỆP Một chu kỳ sống của doanh nghiệp bao gồm 4 giai đoạn chính:  Giai đoạn khởi sự  Giai đoạn tăng trưởng  Giai đoạn bão hòa (bão hòa)  Giai đoạn suy thoái Đặc điểm của từng giai đoạn: là cơ sở để nhà quản trị nhận biết doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào. Từ đó, nhà quản trị có thể hoạch định chính sách tài chính phù hợp cho từng giai đoạn. 1.1. GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ Đây là giai đoạn khởi nghiệp của các ý tưởng trong kinh doanh, doanh nghiệp mới đưa sản phẩm ra thị trường. Doanh nghiệp không chắc chắn việc sản xuất sản phẩm của mình có hiệu quả hay không, sản phẩm của doanh nghiệp có được khách hàng chấp nhận hay không, nếu được chấp nhận thì cũng không chắc là thị trường sẽ tăng trưởng đến một quy mô hiệu quả đủ để bù đắp những chi phí Th ờ i gian để triển khai, đưa sản phẩm ra thị trường. Nếu tất cả những điều trên đều đạt được thì cũng không chắc doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh được thị phần trong giai đoạn này. Trong giai đoạn khởi sự, dòng tiền của doanh nghiệp luôn âm. Nói cách khác, doanh nghiệp có EBIT < 0, tức hoạt động kinh doanh bị lỗ. Nguyên nhân là không thể có doanh thu, hoặc doanh thu rất thấp, trong khi dòng tiền chi ra rất lớn cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng Như vậy, giai đoạn này rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp là rất cao (cao nhất trong 4 giai đoạn), các quyết định tài trợ phải hướng đến rủi ro tài chính thấp, thậm chí rủi ro tài chính bằng 0. 1.2. GIAI ĐO ẠN TĂNG TRƯỞNG Giai đoạn này doanh nghiệp đã thật sự hiện hữu, chứ không chỉ là kế hoạch kinh doanh và khái niệm sản phẩm như giai đoạn nguồn tài trợ ban đầu. M ột khi đã tạo được nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, doanh nghiệp sẽ có được nguồn thu nhập ổn định và ngày càng gia tăng (tăng trưởng doanh số cao), tỷ suất sinh l ợi rất cao và có thể tăng trên 100%/năm. Trong giai đoạn doanh số tăng trưởng nhanh này, rủi ro kinh doanh dù đã giảm bớt so với giai đoạn mới khởi sự nhưng vẫn còn cao. Trong giai đoạn khởi sự, mục tiêu của doanh nghiệp là làm thế nào để thị trường chấp nhận sản phẩm của mình, thì đến giai đoạn này, mục tiêu của doanh nghiệp là dành và chiếm lĩnh thị phần. Để đạt được điều này là không đơn giản. Khi có sự gia nhập ngành mạnh mẽ, một sự chậm trễ trong việc đưa sản phẩm ra thị trường có thể tạo nên rất nhiều tốn kém nếu một đối thủ cạnh tranh có thể xác lập thị phần của họ trước. 1.3. GIAI ĐO ẠN BÃO HÒA (SUNG MÃN) Ở giai đoạn này, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Do cầu sụt giảm, tăng trưởng doanh thu có thể ở trên mức bình thường nhưng không còn tăng nhanh như trước nữa. Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp bắt đầu giảm dần tới mức bình thường. Tuy không kém phần thách thức, nhưng dù sao doanh nghiệp cũng cảm thấy “dễ thở” hơn ở giai đoạn này. Xét về mặt nào đó thì giai đoạn trưởng thành cũng là lúc thu hoạch mùa màng sau một quá trình cố gắng không ngừng. Lượng tiền mặt sẽ dồi dào vì không còn phải đổ vào các khoản chi tiêu mua sắm trang thiết bị (dòng tiền dương). Các khoản khấu hao đã được thu hồi xong, cũng như các khoản vay đã trả xong sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ làm hài lòng cổ đông vì mức cổ tức từ các khoản thặng dư sẽ trở nên hấp dẫn hơn các doanh nghiệp đang phát triển khác. 1.4. GIAI ĐO ẠN SUY THO ÁI Ở giai đoạn này, tăng trưởng doanh thu của doanh nghi ệp sụt giảm do cầu sụt giảm hoặc gia tăng các sản phẩm thay thế. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tiếp tục bị thu hẹp, một vài doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hoặc t hậm chí là thua lỗ. Những doanh nghiệp duy trì được khả năng sinh lợi cũng chỉ đạt được tỷ suất sinh lợi trên vốn rất thấp. Đây thực sự là thời gian đáng sợ đối với doanh nghiệp. Doanh thu giảm sút dần cho đến khi lợi nhuận không còn. Ở thời gian đầu của giai đoạn suy thoái, mức lợi nhuận vẫn có t hể duy trì để hoàn trả các khoản nợ vay hoặc dùng để chia lại cho cổ đông. Song tình trạng này sẽ không kéo dài khi lợi nhuận dần dần bị co hẹp đến khi biến mất. Đặc biệt, thời điểm trên có khả năng sẽ xuất hiện nhanh hơn dự kiến nếu thị trường có biến động lớn hoặc doanh nghiệp để mất khách hàng truyền thống vào tay các đối thủ cạnh tranh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải quay sang tìm kiếm các nguồn vốn khác trên thị trường tài chính như vốn vay ngân hàng để giải quyết tình trạng này. Tóm lại, trên thực t ế, thời gian diễn ra từng giai đoạn trong vòng đời doanh nghiệp dài hay ngắn tùy thuộc vào sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong việc sắp xếp các nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh của từng thời kỳ. Nắm bắt được quy luật phát triển theo vòng đời của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có được những chính sách tài chính thích hợp cho từng giai đoạn, giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển và tồn tại trong thời gian lâu nhất có thể. 2. NGHỊCH LÝ RỦI RO K INH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH Nghiên cứu mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là nền tảng để hoạch định chính sách tài chính trong từng giai đoạn của chu kỳ sống của doanh nghiệp. 2.1. RỦI RO KINH DOANH  Rủi ro kinh doanh là rủi ro do đặc thù của ngành kinh doanh.  Các yếu tố tác động đến rủi ro kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành là giống nhau; Các yếu tố t ác động đến rủi ro kinh doanh giữa các ngành là khác nhau; Các nhân tố tác động đến rủi ro kinh doanh trong từng giai đoạn của chu kỳ sống của một doanh nghiệp cũng khác nhau.  Rủi ro kinh doanh gắn với tính khả biến và tính không chắc chắn trong EBIT của một doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh được đo lường bằng hệ số phương sai của EBIT theo thời gian. Phương sai (EBIT) = độ lệch chuẩn / EBIT mong đợi.  Rủi ro kinh doanh có tính vĩnh viễn, không thể triệt tiêu được. 1. Rủi ro kinh doanh do nhiều yếu tố gây ra:  Tính khả biến của doanh số theo chu kỳ kinh doanh: doanh số có khuynh hướng dao động lớn thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn.  Tính biến đổi của giá bán: giá cả trong ngành càng cạnh tranh nhiều  giả cả không ổn định  doanh thu cũng không ổn định  rủi ro kinh doanh càng lớn.  Tính biến đổi của chi phí: tính biến đổi trong chi phí của các yếu tố dùng để sản xuất các sản phẩm của doanh nhiệp càng cao  rủi ro kinh doanh càng lớn.  Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: sức mạnh thị trường của doanh nghiệp càng lớn (sức cạnh tranh hiện tại và tiềm năng cạnh tranh trong tương lai lớn) rủi ro kinh doanh càng thấp vì có khả năng kiểm soát chi phí và giá cả sản phẩm.  Tăng trưởng: các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh  rủi ro kinh doanh cao (EBIT biến đổi mạnh). Tăng trưởng nhanh tạo nên nhiều căng thẳng trong hoạt động của một doanh nghiệp. Phải xây dựng thêm các cơ sở mới, các chi phí hoạt động gia tăng, phải gia tăng nhanh bộ khung quản lý có tài và các sản phẩm mới cũng đòi hỏi các chỉ tiêu tốn kém cho công tác nghiên cứu phát triển. Các yếu tố này thường đưa đến tính khả biến cao của EBIT.  Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL): Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến việc sử dụng tài sản có các định phí. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) là phần trăm thay đổi trong EBIT do 1% thay đổi trong doanh số. M ột doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm đối với các thay đổi trong doanh số, tức là rủi ro kinh doanh sẽ cao. DOL = Phần trăm thay đổi trong EBIT / Phần trăm thay đổi doanh thu 2.2. RỦI RO TÀI CHÍNH Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần (EPS) và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi, trong cấu trúc vốn của mình. Mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng, như thanh toán lãi và vốn vay, thanh toán các khoản phải trả và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến hạn. Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi làm tăng các chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp (lãi vay và cổ tức ưu đãi), làm tăng mức EBIT mà doanh nghiệp phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động (nghĩa là làm tăng Rủi ro tài chính). Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL) càng nhiều, thì rủi ro tài chính càng cao. Đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng tỷ suất mong đợi của vốn cổ phần (EPS), thông qua việc sử dụng các chi phí tài chính cố định (nợ, vốn cổ phần ưu đãi), nghĩa là có thể làm tăng tính khả biến của EPS và xác suất mất khả năng chi trả, hay nói cách khác làm gia tăng rủi ro tài chính. DFL = Phần trăm thay đổi trong EPS / Phần trăm thay đổi trong EBIT Rủi ro tài chính của một doanh nghiệp có thể rất thấp hoặc thậm chí bằng 0. Tùy vào mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của chu kỳ sống, mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ chấp nhận được của rủi ro tài chính. 2.3. NGHỊCH LÝ RỦI RO KINH DOANH, RỦI RO TÀI CHÍNH Đòn bẩy tổng hợp (DTL) xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng cả hai đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính trong nỗ lực gia tăng thu nhập cho cổ đông. DTL tiêu biểu cho sự gia tăng (sụt giảm) của doanh thu thành gia tăng (sụt giảm) tương đối lớn trong thu nhập mỗi cổ phần. DTL = Phần trăm thay đổi trong EPS / Phần trăm thay đổi trong doanh thu  DTL = DOL x DFL Điều này có nghĩa là, nếu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đang được đánh giá là cao, thì để giữ cho rủi ro tổng thể của doanh nghiệp không thay đổi, doanh nghiệp phải giảm rủi ro t ài chính xuống thấp. Hoặc ngược lại, nếu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp thấp, thì doanh nghiệp có thể chấp nhận một rủi ro tài chính cao để tận dụng những lợi thế của “tấm chắn thuế” hoặc có những chính sách tài trợ phù hợp cho giai đoạn sống hiện tại của doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là rủi ro kinh doanh sẽ gắn liền với quyết định đầu tư và rủi ro tài chính sẽ gắn liền với quyến định tài trợ. Giả định như doanh nghiệp đang ở giai đoạn bão hòa (bão hòa), rủi ro kinh doanh ở giai đoạn này không cao như các giai đoạn trước vì biên lợi nhuận (EBIT) đã ổn định, dòng tiền dương đáng kể (do tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn tăng trưởng và không có nhiều dự án đầu tư trong giai đoạn này). Lúc này, doanh nghiệp có thể chấp nhận một mức rủi ro tài chính cao hơn, bằng cách sử dụng tài trợ nợ vay cho đầu tư, để đảm bảo mức chi trả cổ tức cao cho cổ đông từ lợi nhuận giữ lại. Nghịch lý rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính sẽ được trình bày rõ hơn ở phần B của Chương về hoạch định chính sách tài chính trong giai đoạn bão hòa và bão hòa. 3. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH C ỦA DOANH NGHIỆP 3.1. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐO ẠN KINH DOANH Từ việc nhận định các đặc điểm của giai đoạn kinh doanh, nhà quản trị có thể xác định đúng đắn giai đoạn sống của doanh nghiệp để có được những chính sách tài chính thích hợp cho từng giai đoạn, giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển và tồn tại trong thời gian lâu nhất có t hể. 3.2. NGHỊCH LÝ RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH Tương ứng với từng giai đoạn, tiến hành đánh giá rủi ro kinh doanh của giai đoạn đó ở mức độ nào (rất cao, cao, trung bình, thấp). Từ đó, cho phép chúng ta chấp nhận rủi ro tài chính ở mức độ nào (rất thấp, thấp, trung bình, cao). 3.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Từ rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính đã xác định  Quyết định lựa chọn và thực hiện các chính sách tài chính phù hợp: - Chính sách đầu tư. - Chính sách t ài trợ. - Chính sách phân phối (chia cổ tức). 3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẾN TỶ SỐ GIÁ THU NHẬP (P/E), GIÁ CỔ PHẦN CỦA DOANH NGHIỆP [...]...B HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRON G GIAI ĐOẠN BÃO HÒA VÀ S UY THOÁI C ỦA DO ANH NGHIỆP 1 HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH GIAI ĐO AN BÃO HÒ A 1 ĐẶC ĐIỂM KINH DO ANH GIAI ĐO ẠN BÃO HÒ A a Doanh nghiệp đã có một thị phần tư ơng đối tốt, ổn định (do kết quả đầu tư của công ty trong hoạt động tiếp thị ở giai đoạn tăng trư ởng) b Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh... rằng tỷ lệ tài trợ nợ có thể tăng trong giai đoạn này (nghĩa là chấp nhận m ột rủi ro t ài chính tương đối cao) DTL = DOL x DHL Nếu DO L (đòn bẩy rủi ro k inh doanh) giảm, doanh nghiệp có thể chấp nhận một DH L (đòn bẩy rủi ro tài chính) cao mà vẫn không làm thay đổi DTL (đòn bẩy rủi ro tổng hợp của doanh nghiệp) o QUYẾT ĐỊNH CHÍNH S ÁCH TÀI CHÍNH CHO GIAI ĐOẠN SUY THO ÁI Trong giai đoan suy thoái, do... Nội dung I Cơ sở lý luận An Tú Nga x x Thủy Hoà ng Phi Sơn x Hương Trang Th u Trang Phúc Tâ m Duy Sơn Châu Sơn x II Giai đo ạn sung mãn 1 Đặc điểm của giai đoạn 2 Đánh g iá rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính x x x x x 3 Chính sách Nợ x 4 Chính sách cổ tứ c x x x x 5 Ảnh hưởng đến giá cổ phần, P/E x 6 Chính sách m ua lại cổ phần x x x III Giai đo ạn suy thoái 1 Đặc điểm của giai đoạn 2 Đánh giá rủi... RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRON G GIAI ĐOẠN BÃO HÒA: “Rủi ro kinh doanh TRUNG BÌNH, Rủi ro tài chính TRUNG BÌNH” Khi giai đoạn tăng trư ởng đã hoàn t ất một cách t hành công, doanh nghiệp bư ớc vào giai đoạn bão hòa, thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng theo chiều hướng giảm dần so với các giai đoạn trước Với mứ c EBIT ổn định, rủi ro kinh doanh trong giai đoạn bão hòa giảm xuống mứ... Cấu trúc vốn trong giai đoạn này sẽ là vốn cổ phần và gia tăng tài trợ nợ Sử dụng nợ trong giai đoạn này dùng để đáp ứng m ột tỷ lệ chi trả cổ tứ c toàn bộ cho các cổ đông m à còn được dùng để tái đầu tư sản phẩm mới thay thế Như vậy, chính sách tài chính trong giai đoạn suy thoái sẽ là:  Chính sách đầu tư: KHÔNG ĐẦU TƯ SẢN PHẨM HIỆN TẠITÁI ĐẦU TƯ S ẢN PHẨM MỚ I  Chính sách tài trợ: CẤU TRÚC VỐ... đi kèm sẽ đư ợc xem là vẫn giảm từ mức độ của giai đoạn bão hòa trước Nếu trong giai đoạn bão hòa, rủi ro kinh doanh đư ợc xác định là độ dài của giai đoạn bão hòa, thì tr ong giai đoạn suy th oái, rủi ro kinh doanh còn lại duy nhất là “nên cho phép doanh nghiệp tiếp tục tồn tại bao lâu nữa” Việc kéo dài giai đoạn suy thoái có thể làm giảm hơn nữa giá trị tài sản của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến... doanh nghiệp vẫn không đổi Tuy nhiên, với dòng tiền dương đáng kể trong giai đoạn này thì việc sử dụng tài trợ Nợ có hợp lý hay không? Doanh nghiệp sử dụng Nợ trong giai đoạn này để làm gì? 3 Q UYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO GIAI ĐO ẠN BÃO HÒ A Trong giai đoạn bão hòa (bão hòa), doanh nghiệp sẽ không còn tăng trưởng như giai đoạn trước (do cầu về s ản phẩm đã bão hòa), mức tăng trưởng doanh thu... trưởng này 2 HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH GIAI ĐO ẠN SUY THO ÁI o ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN SUY THOÁI a Cầu s ản phẩm hiện tại sụt giảm, làm cho doanh thu cũng giảm xuống mức thấp, tỷ suất sinh lợi bị thu hẹp, và các dòng tiền mặt thu vào cũng giảm b Doanh thu không biến động nhiều dẫn đến EBIT của doanh nghiệp cũng không biến động nhiều, và do đó rủi ro kinh doanh giảm so với các giai đoạn trước, còn... ới có thể bị thất bại Vì vậy, ngay trong giai đoạn bão hòa, doanh nghiệp đã phải lên kế hoạch về một danh mục các sản phẩm và triển khai ngay khi s ản phẩm hiện tại đang ở trong giai đoạn bão hòa, để có thể t ận dụng được dòng tiền dư thừa trong giai đoạn này o RỦI RO KINH DO ANH, RỦI RO TÀI CHÍNHGIAI ĐOẠN S UY THO ÁI “Rủi ro kinh doanh TH ẤP, Rủi ro tài chính CAO” Bất chấp chiều hư ớng sụt giảm... doanh thu trong giai đoạn bão hòa tuy vẫn còn ở mứ c cao nhưng về tốc độ tăng, đã không còn nhanh như ở giai đoạn tăng trư ởng mà tương đối ổn định với một biên l ợi nhuận hợp lý c Sự ổn định của EBIT, hay nói cách khác là rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đang ở giai đọan bão hòa đã giảm xuống m ức trung bình (chứ không còn cao như các giai đoạn trước) d Khi chuyển sang giai đoạn sung mãn thì n hu cầu . RỦI RO TÀI CHÍNH 04 3 . HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH C ỦA DOANH NGHIỆP 07 II. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN BÃO HÒA VÀ SUY THO ÁI CỦA DOANH NGHIỆP 08 1 . HOẠCH ĐỊNH CHÍNH. Chính sách mua lại cổ phần 13 2 . HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI 2.1. Đặc điểm của giai đoạn suy thoái 14 2.2. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong giai đoạn. chính trong giai đoạn suy thoái 15 2.3. Quyết định chính sách tài chính cho giai đoạn suy thoái 15  Quyết định tài trợ bằng nợ vay 16  Quyết định đầu tư 17  Quyết định chính sách chi trả

Ngày đăng: 11/04/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan