Thực trạng kinh tế nhật bản giai đoạn 1974 đến nay

13 9.9K 23
Thực trạng kinh tế nhật bản giai đoạn 1974 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài tập lớn

Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974 đến nay. Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ)[18], GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới[19]. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật 1. Kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974-1991 Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-74 là nhân tố chủ yếu kết thúc sự thần kỳ Nhật Bản. Nhưng đây không phải là nhân tố duy nhất mà chỉ là đòn quyết định đánh vào kinh tế Nhật, làm bộc lộ những mâu thuẫn đã tích tụ sau kỷ nguyên tăng trưởng cao. Lạm phát đã bùng nổ ngay sau khi dầu mỏ tăng giá. Năm 1974 giá bán buôn tăng 37% và giá tiêu dùng tăng gần 25%. Tiền lương phải tăng theo càng thúc đẩy lạm phát. Mức giá năng lượng năm 1985 gấp 8 lần năm 1970. Người tiêu dùng đã có lúc hoảng sợ phải mua hàng để tích trữ. Tình hình đã buộc Nhật phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế nhằm hạn chế tác động của các nhân tố tiêu cực, bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định và quốc tế hoá nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm 1974-85 chỉ còn trung bình 4,3%, chưa bằng một nửa của thời kỳ trước đó nhưng vẫn cao nhất trong các nước OECD. Thời kỳ này Nhật chú trọng phát triển các ngành công nghệ mới, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng; thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy đã chủ động đối phó được với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979-80): kinh tế không hỗn loạn, lạm phát được kiểm soát, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế giữ được ở mức khoảng 3%. 1.1. Giai đoạn 1974-1985 là giai đoạn tự do hóa nền kinh tế Đây là thời kỳ chuyển đổi. Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm 1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986. Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa. Còn cuộc khủng hoảng thứ ba có nguyên nhân từ việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza. Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu (mà giá dầu lại tăng vọt) và nhu cầu nước ngoài (mà thị trường nước ngoài cũng bị khủng hoảng), nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và sản lượng công nghiệp) của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề. Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp, ), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn, ) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế mới. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài tăng vọt với hai động lực chính là tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế đang phát triển và chọc thủng hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế phát triển.[5] 1.2. Giai đoạn 1985-1990 là giai đoạn bong bóng kinh tế (cũng gọi giai đoạn đồng Yên cao) Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc điểm như đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh. Nguyên nhân khiến bong bóng kinh tế hình thành có nhiều. Nguyên nhân đầu tiên là việc Yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này. Ngân hàng Nhật Bản đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) để đối phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành. Kết quả là kinh tế tăng trưởng mạnh và đầu cơ tài sản bắt đầu làm tăng giá tài sản. Mặt khác, các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư của mình khi tỷ giá Yên/Dollar thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai đen tối trên thị trường chứng khoán Mỹ. Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản. Giá tài sản trong đó có giá cổ phiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí nghiệp đầu tư. Lạm phát tăng tốc kích thích tiêu dùng. Bong bóng kinh tế nói chung và bong bóng giá tài sản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào đầu thập niên 1990. Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kích thích họ mua các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xưởng phim của Mỹ, mua các tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản sau một thời gian dài đầu tư vào các xí nghiệp trong khu vực chế tạo thì đến thời kỳ này bắt đầu đầu tư vào các tài sản tài chính. Họ cũng tích cực cho vay đối với các dự án phát triển bất động sản. Họ còn sẵn sàng chấp nhận các tài sản tài chính và bất động sản làm thế chấp khi cho các xí nghiệp và cá nhân vay. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các tổ chức tín dụng của Nhật Bản sau này mắc phải tình trạng nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bong bóng giá tài sản vỡ. Năm 1989, Nhật Bản nâng thuế suất thuế tiêu dùng. Cùng năm Iraq xâm lược Kuwait dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh khiến giá dầu lửa tăng vọt. Tháng 10 năm 1990, Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992.Do xuất khẩu vẫn giữ vai trò trung tâm của sự phát triển, đồng Yên yếu càng thúc đẩy xuất khẩu.Thêm nữa, đầu những năm 1980 kinh tế tòan cầu suy thoái, nhu cầu dầu mỏ giảm xuống buộc OPEC từ năm 1983 phải giảm giá dầu. Các yếu tố này làm cho thặng dư mậu dịch của Nhật ngày càng lớn và mâu thuẫn với các bạn hàng nhất là Mỹ và EU càng gay gắt. Hiệp định Plaza tháng 9/1985 đã nhất trí thoả thuận giảm giá đồng đôla và đồng Yên đã lên giá gấp đôi, từ chỗ 260 Yên/1USD năm 1985 lên 130 Yên/1USD năm 1987. Đồng yên lên giá có làm kinh tế Nhật suy thoái trong 2 năm 1985 và 1986 nhưng không làm giảm khả năng xuất khẩu của NB mà lại dẫn tới cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn theo hướng giành hiệu quả cao. Nhật chuyển các cơ sở sản xuất có giá trị gia tăng thấp ra nước ngoài bằng đầu tư trực tiếp (1982: 7,7 tỷ USD; 1988: 44 tỷ USD; 1990: 56,9 tỷ USD), tạo ra những địa bàn sản xuất với giá thành thấp. Ở trong nước đổi mới kỹ thuật hơn nữa để chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các biện pháp cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường, thúc đẩy nhập khẩu và kiềm chế xuất khẩu quá mức, giảm thuế thu nhập, kích cầu trong nước, tăng đầu tư công trình công cộng…. cũng đồng thời được thực hiện. Thành công về tổng thể của những cố gắng này đã giúp kinh tế Nhật phục hồi từ cuối năm 1987 và duy trì được mức phát triển trung bình 5,3% cho đến năm 1990. Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì" : tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập niên 1980. Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23,577 km (14,653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[21], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. 2. Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1992 đến nay Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5%[6] - thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước. Đặc biệt, từ 1997 và nhất là từ đầu 1998 kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12/02). Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là -1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức với một môi trường đã thay đổi khác trước. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật. Trong giữa những năm 1990 có vài dấu hiệu của thị trường được khôi phục, với hy vọng kinh tế sẽ phục hồi, tuy nhiên bức tranh kinh tế tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Tháng 3/2001, giá thị trường cổ phiếu bị giảm tiếp tục dưới mức 12.000. Giá trị bất động sản cũng lao xuống vực thẳm, giảm giá trị 80% từ năm 1991 đến năm 1998 trong suốt giai đoạn kinh tế suy thoái. GDP trong suốt thời kỳ kinh tế đình trệ từ năm 1990 chỉ tăng từ 428.826 tỷ Yên đến 469.480 tỷ Yên vào cuối năm 2000. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế LG (Hàn Quốc), cách đây hơn 2 thập kỷ, quy mô của nền kinh tế Nhật Bản lớn gấp 11 lần kinh tế Hàn Quốc, tính theo GDP, song đã giảm xuống mức 5,3 lần vào thời điểm gần đây. Quy mô và tỷ trọng giao dịch trên thị trường chứng khoán hai nước cũng đã từ mức 10 lần xuống 4 lần trong cùng thời gian nói trên. Sự thu hẹp khoảng cách đáng kể này được cho là xuất phát từ sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Hàn Quốc trong 2 thập kỷ qua, trong khi kinh tế Nhật Bản luôn trong tình trạng trì trệ. Theo bảng xếp hạng 500 tập đoàn hàng đầu thế giới của Financial Times, năm 2000, Nhật Bản có 77 công ty và con số này đã giảm xuống 49 công ty vào năm 2009. Phần đóng góp của Nhật Bản vào nền kinh tế toàn cầu đã giảm từ 18% năm 1994 xuống còn 10% năm 2006. Trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, câu lạc bộ của các nước công nghiệp hóa giàu có trên thế giới, Nhật Bản chỉ được xếp cuối cùng về khả năng thu hút FDI. Những năm 1980, Nhật Bản là nền kinh tế tăng trưởng nhanh với tỷ lệ đầu tư vào công nghiệp cao. Nhưng Nhật Bản ngày nay là một nền kinh tế có chi phí cao phải chịu sự vượt quá khả năng, trong đó các công ty ít có sự khích lệ hơn để đầu tư mạnh. Đầu tư tính theo tỷ lệ GDP là 20% năm 2009, giảm mạnh từ 33% vào năm 1990. Để duy trì tăng trưởng và việc làm trong thời điểm suy thoái, Chính phủ Nhật Bản lựa chọn cách thức chi tiêu mạnh tay, đặc biệt vào những dự án cơ sở hạ tầng lớn. Kết quả là, nợ chính phủ leo thang. Nhật Bản lại phải gánh một khoản nợ công cao nhất thế giới với 219,9% GDP tính đến tháng 9/2012. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Nhật Bản cũng đang ở mức báo động với con số thâm hụt 30.800 tỷ Yên (khoảng 340,3 tỷ USD) tương đương 6,4% GDP. Khoản nợ này là hệ lụy tất yếu sau việc nước này chi một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế trong suốt “thập kỷ mất mát” những năm 1990, cũng như hàng loạt gói tài chính bơm vào nền kinh tế để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nhật Bản cũng đã không thành công trong việc cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo trợ, hệ thống tiết kiệm bưu điện, và các rào cản đối với sự cạnh tranh khác trong nước. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường quốc tế đã giảm sút nghiêm trọng bởi đồng Yên đã tăng 4,7% so với USD và 13% so với euro. Theo đánh giá của Chính phủ Nhật Bản, các tập đoàn của nước này đã chậm chân hơn rất nhiều doanh nghiệp của các quốc gia khác trong việc phát triển ở các thị trường các nước đang phát triển - nơi chiếm đến 4 tỷ dân số cùng doanh số lên đến 5.000 tỷ USD mỗi năm. Như vậy, các nhà xuất khẩu Nhật đang kém cạnh tranh ở các thị trường truyền thống là EU và Mỹ và cũng đang chậm chân ở các thị trường mới nổi. Việc đồng Yên tiếp tục tăng giá cũng góp phần không nhỏ vào sự trì trệ của nền kinh tế Nhật. Đồng Yên lên giá làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản. Doanh nghiệp ra nước ngoài Để chống lại xu hướng chung của sự tăng giá đồng Yên, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ di dời nhà máy ra nước ngoài, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn, khiến ngành công nghiệp trong nước của Nhật Bản bị rỗng nghiêm trọng, cơ hội tìm kiếm việc làm trong nước cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, đồng Yên “đắt đỏ” làm cho quỹ dự trữ ngoại tệ của Nhật giảm mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm sút. Trong khi các nước Châu Á khác bận rộn tìm cách ký kết các hiệp định buôn bán tự do (FTA) và cố gắng thúc đẩy sự hợp tác khu vực trong thập kỷ qua, Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng “thờ ơ” với những chuyển động kinh tế tại châu Á. Theo một bản nghiên cứu về những luồng vốn toàn cầu của Viện Toàn cầu McKinsey, hầu hết các khoản đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đều đổ vào các thị trường phát triển ở Bắc Mỹ hoặc Châu Âu. Nhưng chính châu Á mới là điểm khởi đầu của sự phát triển năng động nhất trên thế giới trong nhiều năm, và cũng tại đó, thật ngạc nhiên là Nhật Bản vẫn là một bên tham gia nhỏ bé. Từ năm 1990 đến năm 2006, phần đóng góp của Nhật Bản vào tài chính toàn cầu ở châu Á đã giảm từ 23% xuống còn 12%, trong khi phần đóng góp của Trung Quốc đã tăng từ mức dưới 1% lên 5%. Trong khi tổng tài sản tài chính của Nhật Bản vẫn không thay đổi, các nước còn lại của châu Á đã tăng nhanh với tỉ lệ đáng ngạc nhiên - và dẫn đầu vẫn là Trung Quốc. Sự chậm trễ trên đã được Nhật Bản nhận ra nhưng thực sự hành động chuyến hướng thì dường như mới đang bắt đầu. Có sự tranh luận về nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản trì trệ liên tục hơn 10 năm. Một số tranh luận cho rằng nguyên nhân nằm ở phía cung của nền kinh tế, cụ thể là do tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm sút. Những người theo trường phái trọng cung cho rằng: tất cả các yếu tố đầu vào là năng suất tổng nhân tố, tư bản, số lao động có việc làm, và thời gian lao động đều đồng loạt giảm là những nhân tố trực tiếp làm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm đi. Các chủ thể kinh tế không nhận thức kịp thời sự giảm sút của tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, nên đã có xu hướng đầu tư thiết bị và thuê mướn lao động quá nhiều, gây ra hiện tượng dư cung. Những người theo trường phái trọng cầu (chủ nghĩa Keynes) cho rằng, nguyên nhân của trì trệ kinh tếNhật Bản là do có khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu khiến cho mức tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng tiềm năng. Trì trệ kéo dài là vì nền kinh tế liên tục nằm trong các pha suy thoái của những chu kỳ kinh tế (pha suy thoái có xu hướng dài hơn trong khi pha phục hồi có xu hướng ngắn đi). Chính những chính sách tài chính và tiền tệ kích cầu của Nhật Bản được tiến hành không đủ mức và không kịp thời đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản không thoát ra hẳn khỏi suy thoái do bong bóng kinh tế tan vỡ, và tiếp theo là rơi vào một vòng xoáy ác tính mà hậu quả tai hại là mắc vào cái bẫy thanh khoản và giảm phát. Có thể nêu ra một cách chắc chắn về tương lai của nền kinh tế Nhật Bản thì đó là tăng trưởng GDP nói chung của nước này sẽ rất chậm trong vài thập niên tới. Ngay cả trong các hoàn cảnh tốt nhất, tăng trưởng GDP tổng thể của Nhật không chắc có thể vượt quá mức trung bình hàng năm 1,5%. Các quốc gia công nghiệp phát triển như Nhật Bản không phát triển một cách nhanh chóng bởi vì họ đang bị hạn chế bởi sự thay đổi dần dần của các biên giới công nghệ toàn cầu. Trong trường hợp của Nhật Bản tăng trưởng GDP tiếp tục hạn chế bởi tỷ lệ sinh rất thấp, đang khiến cho tăng trưởng dân số âm. Thước đo mang tính thông tin về sự thành công và thịnh vượng của các nền kinh tế phát triển là GDP bình quân đầu người - mặc dù là một thước đo đơn giản nhưng được sử dụng khá rộng rãi. Trong thế kỷ 20, các nền kinh tế phát triển thành công thường có tăng trưởng GDP đầu người hàng năm từ 1,5% đến 2,0% nhưng có những lý do lo ngại rằng Nhật Bản không thể đạt được mức tăng trưởng này. Tỷ lệ sinh thấp đứng đầu trong những lý do đó. Cơ cấu tuổi của dân số đang thay đổi do tỷ lệ người có độ tuổi trên 65 trong tổng dân số tăng lên nhanh chóng. Mặc dù sự thay đổi này đang diễn ra ở nhiều nước nhưng Nhật Bản có tỷ lệ cao nhất trong số các nước OECD (23% năm 2010) và tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng. Sự thay đổi này gây ra một vấn đề tài chính rõ ràng đối với cả các hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm y tế nhà nước. Chính phủ Nhật Bản đang phải chịu một khoản thâm hụt tài chính lớn cùng với một khoản nợ khổng lồ, làm tăng khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính giống Hy Lạp trong tương lai. Hiện tại không có nguy cơ xảy ra khủng hoảng bởi vì mức độ tiết kiệm trong nước cao hiện có thể đủ để bù cho thâm hụt ngân sách chính phủ nhưng tình trạng này không thể tiếp tục mãi. Dân số già hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất hay sản lượng mỗi lao động bởi nó có thể sẽ gây ra việc các nguồn lực kinh tế chuyển dịch theo hướng các ngành công nghiệp phục vụ người già. Năng suất lao động của Nhật Bản trong các ngành chế tạo thường cao hơn trong các ngành dịch vụ. Nếu dân số đang già hóa dẫn đến sản lượng chế tạo ít đi (ví dụ, cầu nội địa ít hơn về ô tô) và cầu nhiều hơn về dịch vụ (như chăm sóc y tế, du lịch hoặc các hoạt động giải trí khác) thì Nhật Bản có thể phải chịu một sự giảm sút về sản lượng mỗi lao động. Ngay cả với một mức độ sản lượng mỗi lao động không đổi, thì sản lượng mỗi người trong tổng dân số cũng sẽ giảm bởi vì những thay đổi trong cơ cấu tuổi quốc gia đang làm giảm tỷ trọng tổng dân số trong lực lượng lao động. [...]... quản lý có thể kích thích sự đổi mới doanh nghiệp Kể từ giữa thế kỷ 19, Nhật Bản đã có một cách tiếp cận rất thực tế và linh hoạt đối với các vấn đề kinh tế - một sự linh hoạt đã giúp đưa nền kinh tế Nhật lên hàng các quốc gia công nghiệp phát triển vào những năm 1970 Mặc dù thành tích quá khứ là điềm báo tốt cho tương lai nhưng việc thực hiện sáu điều trên sẽ là khó khăn đối với bất cứ xã hội nào Việc... còn thiếu trong nền chính trị Nhật Bản hiện nay Nếu không có tiến triển trong 6 vấn đề này thì sự tăng trưởng được đo bằng GDP bình quân đầu người sẽ tiếp tục tụt hậu so với tiềm năng của nó Điều nguy hiểm không phải là một sự sụp đổ mà là một sự thể hiện đáng thất vọng có thể khiến Nhật Bản tiếp tục trượt xuống hơn nữa khỏi vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới ... thực hiện để cải thiện hệ thống an sinh xã hội, nhưng cần phải thực hiện nhiều hơn nữa Thứ hai, nền kinh tế cần bãi bỏ điều tiết kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp dịch vụ mà năng suất đã tụt lại phía sau sản xuất Năng suất được tăng cường từ việc bãi bỏ điều tiết sẽ làm giảm sự tụt hậu gây ra bởi sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Thứ ba, xây dựng một môi trường khuyến khích đối với các nhà... bị kiềm chế trong những cấu trúc doanh nghiệp lớn Nhật Bản đang tiếp tục tụt hậu sau các quốc gia phát triển khác về các chỉ số hoạt động kinh doanh, khuyến khích đổi mới có thể giúp giải quyết vấn đề này Thứ tư, các cơ hội việc làm tốt hơn cho phụ nữ sẽ giúp tăng năng suất Mặc dù phụ nữ có thể đạt được nhiều thành quả kinh tế và xã hội nhưng ở Nhật Bản những thập kỷ vừa qua, việc quản lý doanh nghiệp... thập kỷ vừa qua, việc quản lý doanh nghiệp vẫn còn chủ yếu tập trung vào nam giới Phụ nữ Nhật Bản được đào tạo tốt nhưng kỹ năng của họ thường bị bỏ phí trong lực lượng lao động Khuyến khích họ tham gia vào các công việc để tranh thủ các kỹ năng của họ sẽ nâng cao năng suất lao động tổng thể Thứ năm, kinh tế Nhật Bản cần mở cửa cho nhập khẩu và đón nhận đầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào nhiều hơn, đặc... vào các đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một khởi đầu hữu ích Sự cạnh tranh tăng lên từ việc nhập khẩu và từ các công ty nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản sẽ giúp cho việc cải thiện năng suất trong nền kinh tế Cuối cùng, nền kinh tế sẽ có lợi từ việc nhập cư Những người nhập cư phần lớn là những người trẻ, đó là điều rất tích cực bởi hai lý do: một mặt họ sẽ làm tăng tỷ lệ của người lao... tác động tiêu cực đến năng suất Với tỷ lệ sinh thấp trong vòng 4 thập kỷ qua, số người lớn ở độ tuổi 20-24 đang giảm đi nhanh chóng Từ năm 1995 đến 2010, số người ở độ tuổi này giảm 32% và dựa trên số người ở độ tuổi 0-4 tuổi vào năm 2010, dự kiến số người này sẽ giảm hơn 20% vào năm 2030 Nếu các lao động trẻ là nguồn tư duy sáng tạo trong các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối... người của Nhật Bản thấp nhưng có nhiều chiến lược để tránh được sự u ám về dài hạn Dưới đây là 6 chiến lược chủ yếu Thứ nhất, hệ thống an sinh xã hội phải được cứu vãn bằng cách tăng thuế lương bổng, nâng độ tuổi nhận tiền trợ cấp và có thể giảm các mức trợ cấp trong tương lai Bảo hiểm y tế nhà nước sẽ đòi hỏi mức tiền đóng cao hơn và các mức độ cùng chi trả cao hơn Mặc dù một số bước đã được thực hiện . Quốc. 2. Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1992 đến nay Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình. Thực trạng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1974 đến nay. Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong. triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn

Ngày đăng: 10/04/2014, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan