Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

71 6.3K 81
Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ năm 1986 - mốc thời gian đất nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, và nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Cùng với sự đầu tư phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, xem đây là một nội dung chiến lược thể hiện sâu sắc bản chất chế độ của Nhà nước ta. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta có nhiệm vụ trước hết là bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, như đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trong lịch sử và gần đây nhất là Hiến pháp 1992. Quyền dân chủ đó trước hết được thể hiện ở chỗ người dân được thực hiện các quyền cơ bản nhất như quyền được đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…Đây chính là các hoạt động trong lĩnh vực hộ tịch, “Hộ tịch là một trong những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một con người từ sinh ra cho đến khi chết. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình ở mỗi địa phương” và cơ quan chịu trách nhiệm về công tác hộ tich chính là hệ thống cơ quan tư pháp. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sâu sát và cụ thể hơn hoạt động hộ tịch, từ những ngày đầu như Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 764 của Thủ tướng chính phủ ngày 08/5/1956 và mới đây như Nghị định 158/ 2005 NĐ-CP, hay Nghị định 06/2012 NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 158/2005 /NĐ-CP và tiến tới đây cho ban hành Luật hộ tịch nhằm đưa ra một văn bản chính xác và nhất quán nhất điều chỉnh công tác hộ tịch để công tác này đạt được hiệu quả trên thực tế. Được tách ra từ huyện Hòa Vang trước đây, tuy mới thành lập vào năm 2005 nhưng quận Cẩm Lệ đã nhanh chóng bắt kịp được với xu hướng phát triển chung của cả thành phố. Và đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn về đội ngũ quản lý cũng như là sự thay đổi về địa phận hành chính, nhiều khó khăn trong quản lý dân cư, dân số,… quận đã nhanh chóng ổn định được đời sống của người dân cũng như đạt được nhiều thành tựu với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang…Đặc biệt là trong hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cấp quận, do mới có sự thay đổi về mặt nhân sự cũng như là bắt đầu triển khai hoạt động trên một địa bàn mới tách ra, tất nhiên sẽ kèm theo nhiều khó khăn, đối với hoạt động của cơ quan tư pháp – nơi tiến hành công tác hộ tịch nói riêng và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khác trên địa bàn quận nói chung [21]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cũng như hạn chế trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịch vào thực tiễn. Từ những nhận định trên và qua thực tế ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn thực tiễn về hoạt động hộ tịch cũng như góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hộ tịch nhằm thực hiện tốt hơn quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.

Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã và đang công tác tại Khoa Luật – Đại học Huế đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua, 4 năm học tập trên giảng đường Đại học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên, Thạc sĩ Trần Việt Dũng đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị đang công tác tại Phòng Tư pháp quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết góp phần giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Và mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, cho nên sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô, bạn bè để tôi có thể hoàn thiện hơn bài làm của mình, cũng như góp phần làm cho đề tài có giá trị hơn trong thực tiễn. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Hạnh MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích của đề tài 5 3 . Ý nghĩa của đề tài 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 6 6. Bố cục đề tài 7 B. PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HỘ TỊCH 7 1.1. Khái niệm công tác hộ tịch 7 1.2. Đăng ký hộ tịch và các thủ tục trong đăng ký hộ tịch 8 1.2.1. Đăng ký hộ tịch 8 1.2.2. Thủ tục đăng ký hộ tịch 9 1.2.3. Phân loại thủ tục đăng ký hộ tịch 10 1.3. Quảnhộ tịch 10 1.4. Hệ thống tổ chức quản lý và đăng ký hộ tịch 11 1.4.1. Cơ quan quảnhộ tịch 11 1.4.2. Cơ quan đăng ký hộ tịch 12 1.4.2.1. Sở Tư pháp 12 1.4.2.2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện 13 1.4.2.3. Uỷ ban nhân dân cấp xã 14 1.4.3. Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài 14 1.5. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch 15 1.6. Vai trò, vị trí của công tác hộ tịch đối với các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 35 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 35 2.2. Thực trạng công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 2006 – 2012 37 2.2.1. Thực trạng đăng ký hộ tịch 38 2.2.1.1. Thực trạng đăng ký khai sinh 38 2.2.1.2. Thực trạng đăng ký kết hôn 39 2.2.1.3. Thực trạng đăng ký khai tử 41 2.2.1.4. Thực trạng đăng ký nuôi con nuôi 42 2.2.1.5. Thực trạng đăng ký giám hộ 42 2.2.1.6. Thực trạng đăng ký nhận cha, mẹ, con 43 2.2.1.7. Thực trạng thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch 43 2.2.1.8. Thực trạng đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi 44 2.2.2. Thực trạng quảnhộ tịch 46 2.3. Những tồn tại, vướng mắc và những nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 47 2.3.1. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 48 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 55 2.3.2.1. Nguyên nhân từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác hộ tịch 55 2.3.2.2 . Nguyên nhân từ công tác quản lý của cơ quan tư pháp 55 2.3.2.3. Nguyên nhân từ trình độ hiểu biết pháp luật của người dân 57 2.4. Các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 57 2.4.1. Các giải pháp chung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 57 2.4.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịch 58 2.4.1.2. Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền đăng ký hộ tịch 59 2.4.1.3. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động đăng ký và quảnhộ tịch 60 2.4.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch 61 2.4.1.5. Nâng cao hiểu biết của người dân về công tác hộ tịch 62 2.5.2. Các giải pháp cụ thể nhằm góp phần cao hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 62 2.5.2.1. Tăng cường đội ngũ cán bộ hộ tịch 62 2.5.2.2. Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch 63 2.5.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hộ tịch cho nhân dân quận Cẩm lệ 64 2.5.2.4. Cần đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn cho công tác hộ tịch 65 2.5.2.5. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận 65 C. KẾT LUẬN 67 A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ năm 1986 - mốc thời gian đất nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, và nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Cùng với sự đầu tư phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, xem đây là một nội dung chiến lược thể hiện sâu sắc bản chất chế độ của Nhà nước ta. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta có nhiệm vụ trước hết là bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, như đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trong lịch sử và gần đây nhất là Hiến pháp 1992. Quyền dân chủ đó trước hết được thể hiện ở chỗ người dân được thực hiện các quyền cơ bản nhất như quyền được đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…Đây chính là các hoạt động trong lĩnh vực hộ tịch, “Hộ tịch là một trong những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một con người từ sinh ra cho đến khi chết. Công tác đăng ký và quảnhộ tịch được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình ở mỗi địa phương” và cơ quan chịu trách nhiệm về công tác hộ tich chính là hệ thống cơ quan tư pháp. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sâu sát và cụ thể hơn hoạt động hộ tịch, từ những ngày đầu như Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 764 của Thủ tướng chính phủ ngày 08/5/1956 và mới đây như Nghị định 158/ 2005 NĐ-CP, hay Nghị định 06/2012 NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 158/2005 /NĐ-CP và tiến tới đây cho ban hành Luật hộ tịch nhằm đưa ra một văn bản chính xác và nhất quán nhất điều chỉnh công tác hộ tịch để công tác này đạt được hiệu quả trên thực tế. Được tách ra từ huyện Hòa Vang trước đây, tuy mới thành lập vào năm 2005 nhưng quận Cẩm Lệ đã nhanh chóng bắt kịp được với xu hướng phát triển chung của cả thành phố. Và đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn về đội ngũ quản lý cũng như là sự thay đổi về địa phận hành chính, nhiều khó khăn trong quản lý dân cư, dân số,… quận đã nhanh chóng ổn định được đời sống của người dân cũng như đạt được nhiều thành tựu với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang… Đặc biệt là trong hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cấp quận, do mới có sự thay đổi về mặt nhân sự cũng như là bắt đầu triển khai hoạt động trên một địa bàn mới tách ra, tất nhiên sẽ kèm theo nhiều khó khăn, đối với hoạt động của cơ quan tư pháp – nơi tiến hành công tác hộ tịch nói riêng và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khác trên địa bàn quận nói chung [21]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cũng như hạn chế trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịch vào thực tiễn. Từ những nhận định trên và qua thực tế ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn thực tiễn về hoạt động hộ tịch cũng như góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hộ tịch nhằm thực hiện tốt hơn quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. 2. Mục đích của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ thêm về các quy định của pháp luật về hộ tịchcông tác quảnhộ tịch. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động, nâng cao hiệu quả của công tác hộ tịch trên địa bàn đáp ứng yêu cầu của nền hành chính thông thoáng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được thực hành triệt để. 3 . Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Giúp chúng ta hiểu rõ về cơ chế, phương thức thủ tục cũng như là sự điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch nói chung, đó chính là căn cứ để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần nâng cao vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật đến với người dân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình từ soạn thảo các quy phạm điều chỉnh đến đưa chúng vào cuộc sống, vai trò của cơ quan chủ quản cũng như ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân. Là một nội dung cần thiết để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện để pháp luật đi sâu hơn vào đời sống thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động cụ thể trong việc thực hiện công tác hộ tịch tại địa phương bao gồm phương thức, thủ tục, số liệu…. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu trên cơ sở pháp luật Việt Nam về hộ tịch và các văn bản khác có nội dung liên quan. Đồng thời, đề tài còn dựa trên số liệu thực tế về công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2006 đến 2012, nhằm góp phần tăng cường tính thực tiễn của quá trình nghiên cứu cũng như đưa ra được những hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận Mác – Lê nin: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong sự phát triển lịch sự cụ thể, trong mối liên hệ mật thiết với những yếu tố quy định chúng và gắn liền với đời sống thực tế. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh… 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, phần nội dung được chia thành 02 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác hộ tịch Chương 2: Thực trạng và giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần tăng cường hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HỘ TỊCH 1.1. Khái niệm công tác hộ tịch Từ trước đến nay, vẫn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “Hộ tịch”. Có quan niệm cho rằng: Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà. Hộ tịch gồm ba sổ để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh, khai tử [25]. Quan niệm thứ hai lại cho rằng, việc ghi chép vào sổ sách không phải là hộ tịch mà bản thân các sự kiện liên quan đến tình trạng nhân thân của con người mới là hộ tịch. Có thể xem cách hiểu thứ hai là cách hiểu khá thấu đáo và toàn diện, được khoa học công nhận và được quy định khá rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, những sự kiện về hộ tịch rất đa dạng, nếu theo quan niệm cũ trước đây, hộ tịch chủ yếu bao gồm các sự kiện về sinh, tử, kết hôn thì theo quy định hiện nay của pháp luật, hộ tịch bao gồm 9 sự kiện cơ bản như: sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc . Các sự kiện hộ tịch được xem là các sự kiện cơ bản, bởi các sự kiện này có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân. Theo điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký hộ tịch [9], Điều 57 Bộ luật Dân sự 2005 [2] và tại Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/08/2005 về đăng ký và quảnhộ tịch [10]: “ Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho đến khi chết”. Công tác hộ tịch bao gồm quảnhộ tịch, đăng ký hộ tịch và những hoạt động khác có liên quan đến quảnhộ tịch và đăng ký hộ tịch như giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký và quảnhộ tịch cũng như là xử lý vi phạm trong lĩnh vực này. 1.2. Đăng ký hộ tịch và các thủ tục trong đăng ký hộ tịch 1.2.1. Đăng ký hộ tịch Đăng ký hộ tich bao gồm hai nhóm hành vi: Thứ nhất, xác nhận các sự kiện sinh; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi. Đây là trường hợp đăng ký hộ tịch thuộc nhóm thứ nhất, trong đó xác nhận các sự kiện hộ tịch là việc cơ quan đăng ký hộ tính xác nhận bằng cách ghi vào sổ dành riêng cho các loại việc, đồng thời cấp cho các đương sự giấy chứng nhận tương ứng với từng loại việc cụ thể (như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn v.v ). Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Thứ hai, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định. Đây là trường hợp đăng ký hộ tịch thuộc nhóm thứ hai, cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi việc đó vào sổ hộ tịch. Hành vi ghi vào sổ hộ tịch không làm phát sinh hiệu lực pháp lý vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyền đã đem lại hiệu lực pháp lý cho các việc tương ứng. Sau khi ghi vào sổ sẽ dẫn đến việc thay đổi một số quan hệ nhân thân, nhưng cơ quan đăng ký hộ tịch không phải cấp một loại giấy tờ gì, mà việc ghi vào Sổ đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là sự chính thức hóa các sự kiện đó, hoặc giúp cho cơ quan nhà nước nắm được những thay đổi đó của cá nhân. 1.2.2. Thủ tục đăng ký hộ tịch Là một loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động tư pháp. Thủ tục đăng ký hộ tịch là cách thức, trình tự luật định mà các cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch và cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải tuân thủ khi thực hiện việc đăng ký một sự kiện hộ tịch. Thủ tục đăng ký hộ tịch được quy định chặt chẽ bởi các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta, các quy phạm pháp luật về thủ tục đăng ký hộ tịch nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. 1.2.3. Phân loại thủ tục đăng ký hộ tịch Thủ tục đăng ký hộ tịch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: a. Theo tiêu chí sự kiện hộ tịch, thủ tục đăng ký hộ tịch được chia thành thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết hôn; thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, thủ tục đăng ký khai tử b. Theo tiêu chí chủ thể có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, thủ tục đăng ký hộ tịch được chia thành thủ tục do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tiến hành, thủ tục do cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành… c. Theo tiêu chí đối tượng đăng ký hộ tịch, thủ tục đăng ký hộ tịch được chia thành thủ tục đăng ký hộ tịch áp dụng với công dân Việt Nam, người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số Ngoài ra, thủ tục đăng ký hộ tịch còn được phân loại theo các tiêu chí đặc thù, đó là tiêu chí thời điểm và tính chất của việc đăng ký hộ tịch. Theo các tiêu chí này, thủ tục đăng ký hộ tịch được phân loại thành thủ tục đăng ký đúng hạn và thủ tục đăng ký quá hạn, thủ tục đăng ký lần đầu và thủ tục đăng ký lại. 1.3. Quảnhộ tịch Quảnhộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu của công tác quảnhộ tịch là xác định rõ ràng, đầy đủ nhân thân và những sự kiện thay đổi của mỗi người dân, thu thập đầy đủ các thông tin về dân số, để phục vụ cho công tác thống kê có căn cứ xây dựng các chương trình kế hoạch Nhà nước; tổ chức bộ máy đăng ký hộ tịch gọn nhẹ, hoạt động nhịp [...]... 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Quận Cẩm Lệ được thành lập vào cuối năm 2005 trên cơ sở chia tách huyện Hoà Vang thành hai đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, đó là huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ Về vị trí địa lý, quận Cẩm Lệ nằm ở trung tâm thành. .. được quy định tại Khoản 4, Điều 18 Luật Tổ chức Chính phủ 2011: “ Thống nhất quảncông tác tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp, tổ chức và quảncông tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch. ”[15] Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tổ chức, hoạt động thì chính phủ được coi là tổ chức quản lý đặc biệt - chủ thể hình thức đối với công tác quảnhộ tịch Có nghĩa là công tác quảnhộ tịch được giao... hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ Bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ Trong trường hợp... lợi cho mọi người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc xin cấp giấy chứng nhận về hộ tịch Quảnhộ tịch là một lĩnh vực quản lý thân trạng của công dân và thực trạng của từng gia đình với những nét chính yếu nhất Vì vậy công tác quảnhộ tịch phải bảo đảm tính nguyên tắc và tính khoa học Xét đối tượng quản lý thì đối tượng quản lý của quảnhộ tịch bao gồm tổng thế rất nhiều đặc điểm nhân... của công tác hộ tịch đối với các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Công tác quảnhộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước trên ba phương diện cơ bản: [17] Thứ nhất, quảnhộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ. .. thành phố Đà Nẵng, tiếp giáp 5/7 quận, huyện còn lại, phía Đông giáp quận Ngũ Hành Sơn; phía Tây và Nam giáp huyện Hòa Vang; phía Bắc giáp các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu Quận Cẩm Lệ và nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Nam của thành phố Quận có 6 đơn vị hành chính phường trực thuộc, có diện tích: 33,76 km 2, chiếm 2,63% diện tích toàn thành phố; dân số: 92.824 người, chiếm 10% số dân toàn thành phố, ... Giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ tịch hoặc Phó chủ tịch huyện được giao phụ trách công tác hộ tịch 1.4.2.3 Uỷ ban nhân dân cấp xã Trên cơ sở quán triệt tinh thần cải cách hành chính, Nghị định 158/2008 NĐ-CP đã phân cấp việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp xã cơ quan chủ yếu thực hiện... cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi b Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch 1 Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải... tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây 2 Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ. .. 3 Cấp lại bản sao giấy tờ hộ tịch từ hộ tịch gốc Như vậy, Nghị định 158/2005 NĐ-CP đã tạo ra một cơ chế thuận lợi, giảm bớt gánh nặng cho việc thực hiện chức năng đăng ký và quảnhộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đồng thời tạo điều kiện cho Sở Tư pháp có thể nhân danh mình trong một số hoạt động hộ tịch, góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong đăng ký và quảnhộ tịch của cơ quan Tư pháp 1.4.2.2 . tại, vướng mắc trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 47 2.3.1. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 48 . trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 55 2.3.2.1. Nguyên nhân từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác hộ tịch 55 2.3.2.2 . Nguyên nhân từ công. chính xác và nhất quán nhất điều chỉnh công tác hộ tịch để công tác này đạt được hiệu quả trên thực tế. Được tách ra từ huyện Hòa Vang trước đây, tuy mới thành lập vào năm 2005 nhưng quận Cẩm

Ngày đăng: 10/04/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan