Chi tiết trong tác phẩm báo chí

27 3.9K 25
Chi tiết trong tác phẩm báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chi tiết trong tác phẩm báo chí

iBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN QUANG HẢI chi tiÕt trong t¸c phÈm b¸o chÝ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số : 62 32 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG HÀ NỘI - 2008 CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. Vũ Văn Hiền Phản biện 1: PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn Phản biện 2: PGS, TS. Dương Xuân Sơn Phản biện 3: PGS, TS. Lê Thanh Bình Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước theo Quyết định số: 5550 /QĐ - BGDĐT ngày 25 /08/2008. Họp tại Phòng bảo vệ luận án - Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào hồi 8 giờ ngày 19 tháng 10 năm 2008. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện H ọc viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Trần Quang Hải (2004), “Nhà báo với việc sử dụng tình tiết cho tác phẩm báo chí”, Tạp chí Người làm báo, (4), tr. 20-21. 2. Trần Quang Hải (2006), “Về chi tiết trong tác phẩm báo chí”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, (5), tr. 51-52. 3. Trần Quang Hải (2006), “Vai trò của yếu tố chi tiết và các tiêu chí lựa chọn, sử dụng cho tác phẩm báo chí”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, (8), tr. 50-52. 4. Trần Quang Hải (2006), “Chi tiết - hồn cốt và sức mạnh của tác phẩm báo chí”, Tạp chí Ngườ i làm báo, (8), tr. 18-19. 5. Trần Quang Hải (2006), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, (9), tr. 22-24. 6. Trần Quang Hải (2007), “Chi tiết trong phóng sự báo chí qua một số tác phẩm được giải năm 2004”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, (3), tr. 29-31. 7. Trần Quang Hải (2007), “Thể loại báo chíchi tiết trong một số thể loại báo chí ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyề n thông, (8), tr. 19 - 21. 8. Trần Quang Hải (2008), “ Nhà báo - từ năng lực đến vận dụng sáng tạo trong lựa chọn, sử dụng chi tiết cho tác phẩm báo chí”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, (3), tr. 28 -30. 9. Trần Quang Hải (2008), “ Những yêu cầu đặt ra khi sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, (6), tr. 42 - 44. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo cách nhìn thông thường, chi tiết trong tác phẩm báo chí chỉ tựa như một con ốc, một cái đinh vít trong một cỗ máy và không mấy quan trọng. Nhưng trên thực tế, những yếu tố nhỏ ấy nếu được quan tâm thích đáng và biết cách sử dụng, có thể tạo nên những công năng rất lớn, mang những sức mạnh không ngờ và một sứ c hấp dẫn bí ẩn. Vai trò của chi tiết trong các tác phẩm báo chí là không thể phủ nhận. Từ lý do trên, tác giả luận án quyết định chọn đề tài: “Chi tiết trong tác phẩm báo chí” làm đối tượng nghiên cứu. Hy vọng công trình sẽ bước đầu góp phần lý giải sâu sắc hơn về chi tiết cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp tích cực nhằm phát huy sức mạnh của chi tiết, cũng là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của tác phẩm báo chí trong xu thế đổi mới và hội nhập của báo chí đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Dù đang thiếu những công trình chuyên biệt nghiên cứu về chi tiết như đã nói, nhưng trong mấy năm gần đây, vấn đề trên cũng ít nhiều đã được một số tác giả trong và ngoài n ước quan tâm cả trên bình diện lý thuyết và thực tiễn. Ở bình diện lý thuyết, nhìn một cách khái lược, có thể tạm chia thành các xu hướng sau đây: Hướng thứ nhất, tiếp cận chi tiết ở bình diện khái niệm. Hướng tiếp cận này tập trung làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm, cung cấp cho người đọc một số nhận thức cơ bản về thuật ngữ chi tiết mà đại diện là nhà nghiên c ứu Tạ Ngọc Tấn với cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí. Hướng thứ hai, tiếp cận chi tiết ở bình diện đặc trưng, tính chất. 2 Hướng tiếp cận này được các nhà nghiên cứu ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền như Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng cùng nhiều thành viên khác quan tâm và có những đóng góp nhất định trong việc làm rõ các nét đặc trưng cơ bản nhất của đối tượng. Hướng thứ ba, tiếp cận chi tiết ở bình diện vai trò, tầm quan trọng và chức năng. Tác giả nhận thấy, nhiều nhà nghiên cứu báo chí trong và ngoài nước đều có chung một thái độ trong việc đề cao vai trò và tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm báo chí. Có thể tìm thấy quan điểm nói trên trong nhiều công trình và bài báo. Chẳng hạn, tác giả Đức Dũng với cuốn Viết báo như thế nào?, tác giả Hữu Thọ với cuốn Công việc của người viết báo, nhà nghiên cứu báo chí người Nga A.A. Chertưchơnưi với cuốn Các thể loại báo chí, cùng nhiều nhà nghiên cứu báo chí khác như E.P. Prôkhôrốp, Karen Storơkan v.v… Ở bình diện thực tiễn, qua khảo sát ở các cơ sở đào tạo báo chí trên toàn quốc, tác giả thấy: vấn đề chi tiết vẫn chưa trở thành một đối tượng được quan tâm nghiên cứu tương xứng với vai trò của nó. Hiện ở thư viện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới chỉ có hai công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn về chi tiết với tư cách là đối tượng khảo sát chuyên biệt, tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở bước khám phá ban đầu. Cụ thể là: luận văn tốt nghiệp cử nhân Báo chí “Chi tiết trong tác phẩm phóng sự báo chí”(năm 1995), của Vũ Thu Thuỷ và luận văn Thạc sĩ báo chí của chính tác giả luận án với nhan đề:“Chi tiết trong phóng sự báo chí” (năm 2000). Từ các ý kiến, quan điểm của các tác giả qua nhữ ng tác phẩm và công trình trên, tác giả luận án bước đầu có một số nhận xét như sau: Thứ nhất, trong các giáo trình về báo chí ở nước ta, số trang dành cho 3 việc nghiên cứu về chi tiết còn chưa nhiều. Cho đến nay, cả ở trong và ngoài nước chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết với tư cách là một đối tượng độc lập và chuyên biệt. Thứ hai, các công trình khoa học có đề cập đến chi tiết hiện mới chỉ dừng lại ở những đánh giá khái quát. Nhiều vấn đề về chi tiết trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tiễn - theo tác giả - đang cần được trực tiếp tìm hiểu và đào sâu hơn. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu, thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về chi tiết trong tác phẩm báo chí, nhằm tiếp cận nó trên những góc độ mới, cả về chiều rộng lẫn bề sâu, với hy vọng có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn. 3. Mục đích và nhiệm v ụ của luận án 3.1. Mục đích của luận án Từ thao tác khảo sát thực tiễn sử dụng chi tiết của các nhà báo qua các tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc (BCTQ) giai đoạn 1991 - 2005, luận án cung cấp một cái nhìn tương đối có hệ thống về vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí đồng thời đưa ra những khuyến nghị để có thể tìm tòi, chọn lựa và sử dụng chi tiết có chấ t lượng và hiệu quả hơn. 3.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Xác lập cơ sở lý thuyết về đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng chi tiết của các tác giả qua một số tác phẩm đoạt giải BCTQ (báo in) trong một giai đoạn cụ thể (1991- 2005) thuộ c các thể loại tin, bình luận, phóng sự; rút ra những nhận xét về thành công, hạn chế và nguyên nhân thực trạng của việc sử dụng chi tiết. - Nêu lên những yêu cầu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao 4 chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tư liệu, tài liệu liên quan đến chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung; trong các thể loại tin, bình luận, phóng sự thuộc loại hình báo in nói riêng. Phạm vi khảo sát là các tác phẩm (báo in) đặc sắc, tiêu biểu đoạt Giải BCTQ giai đoạn từ 1991 đến 2005; trên các tiêu chí: tiêu biểu về thời kỳ, tiêu biểu về chủ đề và nội dung phản ánh; tiêu biểu về thể loại và nhất là về loại chi tiết được sử dụng trong tác phẩm. 5. Giả thuyết khoa học Công trình nhằm hướng tới một số mục tiêu khoa học nhất định. Về mặt lý thuyết, cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện, sâu hơn về khái niệm, đặc trưng, tính chất, vai trò và tầ m quan trọng của chi tiết trong tác phẩm báo chí. Từ đó, gợi mở hướng nghiên cứu về một số yếu tố quan trọng khác của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, sự kiện, cảm hứng, giọng điệu, ngôn ngữ Về mặt thực tiễn, qua việc khảo sát tình hình sử dụng chi tiết qua các tác phẩm báo chí đoạt giải giai đoạn nói trên, không chỉ cho thấy ý th ức và hiện trạng sử dụng chi tiết của các nhà báo mà còn giúp chúng ta phần nào nhận rõ diện mạo của báo chí Việt Nam đương đại. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng. Phương pháp luận bộ môn của luận án sẽ dựa trên nề n tảng của hệ thống lý luận về báo chí học. Luận án cũng đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: so sánh và đối chiếu; phân tích và tổng hợp; thống kê, 5 phân loại và khái quát hóa; phỏng vấn sâu để phân tích, đánh giá về chi tiết trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn một cách khách quan, khoa học. 7. Đóng góp mới của luận án Luận án nhấn mạnh một số phương diện mới về lý luận như: - Làm rõ nội hàm khái niệm chi tiết; bước đầu phân loại, nhận diện các tính chất cơ bản, các yếu tố chi phối chi tiết; phân tích vai trò, tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm báo chí. - Khảo sát phương pháp tiếp cận và nghệ thuật sử dụng chi tiết trong các tác phẩm báo chí đoạt giải BCTQ giai đoạn 1991 - 2005 để nhận diện những đóng góp cơ bản về nội dung tư tưởng cũng như năng lực sáng tạo của các tác giả đồng thời rút ra những kinh nghiệm quí báu về cách thức và nghệ thu ật khai thác, chọn lựa, sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động sáng tạo báo chí trước yêu cầu đổi mới và hội nhập báo chí hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài, danh mụ c tài liệu tham khảo và phụ lục, phần chính văn của luận án bao gồm 3 chương, 6 tiết, 176 trang. 6 Chương 1 TÁC PHẨM BÁO CHÍCHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ Nội dung khoa học của chương này chủ yếu là xác lập cơ sở lý thuyết về đối tượng, tạo tiền đề cho việc khảo sát và nghiên cứu về thực tiễn sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí đoạt giải BCTQ giai đoạn 1991-2005. 1.1. TÁC PHẨM BÁO CHÍ 1.1.1. Khái niệm tác phẩm báo chí Dựa trên định nghĩa về tác phẩm báo chí của nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, tác giả có bàn thêm và mở rộng giới hạn của thuật ngữ nhằm làm rõ hơn một số điểm mà do lối viết cô đọng của mình, nhà nghiên cứu chưa có điều kiện thể hiện. 1.1.2. Các đặc điểm của tác phẩm báo chí Việc tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của tác phẩm báo chí - với chúng tôi - có ý nghĩa như tạo một tiền đề để nghiên cứu về yếu tố chi tiết được thuận lợi hơn. 1.1.3. Những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm báo chítác phẩm văn học So sánh những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm báo chítác phẩm văn học - theo tác giả luận án là cần thiết - vì đây là cơ sở để nhìn nh ận rõ hơn sự khác biệt của chi tiết trong tác phẩm thuộc hai loại hình vốn rất gần nhau ở Việt Nam. 1.2. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ 1.2.1. Khái niệm chi tiết trong tác phẩm báo chí Trong cái nhìn mang tính đối chiếu, có thể thấy, nếu sự kiện là một biến cố, một trạng thái đặc biệt, nổi bật của hiện thực; vấn đề là sản phẩm của những xung đột, mâu thu ẫn giữa các sự kiện trong quá trình vận động; đề tài là một phạm vi hiện thực hàm chứa các sự kiện, vấn đề; chính kiến là sự thể hiện thái độ, quan điểm của nhà báo thì chi tiết là “vật liệu” cần thiết và cơ bản được sử dụng để tạo nên tác phẩm báo chí. 7 1.2.2. Bước đầu phân loại chi tiết trong tác phẩm báo chí Vấn đề phân loại chi tiết trong các tác phẩm báo chí, cho đến nay, giới nghiên cứu truyền thông đều thừa nhận là khá phức tạp. Để có một cái nhìn giản dị về vấn đề, tác giả tạm dựa vào đối tượng phản ánh làm tiêu chí phân loại. Đối tượng phản ánh của báo chí vốn rất đa dạng nhưng tựu trung lại, có ba nhóm chính: nhóm nhân vật, nhóm sự kiệ n, nhóm sự việc. Theo đó, tác giả luận án tạm phân loại chi tiết theo một hệ thống như sau: 1. Hệ chi tiết về con người Con người trong tư cách là đối tượng phản ánh thường hiện diện ở ba loại phẩm chất: loại phẩm chất về ngoại hình diện mạo sẽ quy định kiểu chi tiết miêu tả diện mạo ngoại hình; loại phẩm chất về hành vi ngôn ngữ sẽ quy định kiểu chi tiết miêu tả ngôn ngữ hành vi; loại phẩm chất về nội tâm, tính cách sẽ quy định kiểu chi tiết miêu tả tính cách và nội tâm. 2. Hệ chi tiết về sự kiện Sự kiện là linh hồn của tác phẩm báo chí, là yếu tố quan trọng không thể thiếu được, là khối nam châm thu hút mối quan tâm của công chúng và chỉ thực sự nổi bật, toát ra sức hấp dẫn qua hệ thống các chi tiết miêu t ả về nó. Theo đó, tạm có thể chia các loại chi tiết về sự kiện như sau: sự kiện lớn và sự kiện nhỏ, sự kiện nóng và sự kiện lạnh, sự kiện chìm và sự kiện nổi, sự kiện gây sốc, bức xúc và sự kiện mang tính suy ngẫm Khi đối tượng miêu tả là sự kiện, hệ thống chi tiết về sự kiện sẽ chịu một sự chi phối khá sâu sắc từ bản chất của sự kiện.ắChngr hạn: muốn diễn tả một sự kiện nóng, người làm báo thường phải sử dụng một hệ thống chi tiết mang tính chất “tăng nhiệt” và ngược lại. 3. Hệ chi tiết về sự việc Về nội hàm, sự việc và sự kiện là hai khái niệm có những nét tương đồng giao thoa về ngữ nghĩ a. Tuy nhiên, nét khác biệt là ở chỗ: nếu sự kiện thu hút công chúng quan tâm về tầm vóc, quy mô, tính chất của một biến cố, hiện tượng, vấn đề nào đó, thì sự việc hướng người ta quan tâm tới bản chất của biến cố, hiện tượng, vấn đề bằng cách miêu tả, phân tích, diễn [...]... sáng tạo chi phối chi tiết Nhìn từ góc độ nhà báo trong tư cách là chủ thể sáng tạo với chi tiết, có các yếu tố cơ bản sau đây chi phối chi tiết trong tác phẩm báo chí: Quan niệm của nhà báo với chi tiết; cảm hứng sáng tạo của nhà báo với chi tiết; góc nhìn, chính kiến - thái độ của nhà báo với chi tiết; phong cách nhà báo với chi tiết 1.2.5 Vai trò, tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm báo chí Nếu... văn hóa với chi tiết; khuynh hướng, tôn chỉ, mục đích và bản sắc của tờ báo với chi tiết 1.2.4.2 Những yếu tố bên trong chi phối chi tiết Hệ thống các yếu tố bên trong chi phối chi tiết bao gồm: Đề tài với chi tiết; chủ đề với chi tiết; thể loại tác phẩm với chi tiết; sự kiện với chi tiết; chi tiết với chi tiết; tình tiết với chi tiết, ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu của tác giả với chi tiết 9 1.2.4.3... thức của tác phẩm báo chí; sự tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm báo chítác phẩm văn học luận án cũng dành nhiều trang cho những vấn đề quan trọng khác như: bước đầu phân loại các dạng chi tiết; các tính chất cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí; các yếu tố bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí chi phối chi tiết; vai trò, tầm quan trọng của chi tiết trong việc... hay chi tiết là giá trị cơ bản và đặc sắc nhất lôi cuốn, hấp dẫn người đọc Từ đó có thể nói, chi tiết trong tác phẩm báo chí mang chức năng tác động vào mỹ cảm của công chúng Tuy nhiên, con đường tác động này của tác phẩm báo chí khác với những sản phẩm thuộc loại hình khác 1.2.5.3 Chi tiết với vai trò cung cấp thông tin - tác động vào tư tưởng, thái độ, hành động của công chúng Chi tiết trong tác phẩm. .. về nó các kiểu chi tiết mang tính thông báo và tường thuật, còn sự việc lại thu hút trong nó các kiểu chi tiết mang tính chất cụ thể và thực chứng 1.2.3 Các tính chất cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí Hiện tại, giới nghiên cứu và những người quan tâm đến chi tiết trong tác phẩm báo chí vẫn còn những vấn đề chưa thống nhất trong quan niệm và cách nhìn về các tính chất của chi tiết, mặc dù về... Nếu như trong văn học, hình tượng đóng vai trò là linh hồn của tác phẩm, thì trong báo chí, chi tiết cũng có một ý nghĩa tương tự 1.2.5.1 Chi tiết với tư cách là vật liệu cơ bản của tác phẩm báo chí Nhà văn Nguyễn Công Hoan phát biểu: “… dù nằm ở vị trí nào trong tác phẩm, chi tiết đều đóng vai trò là những vật liệu cơ bản, cùng với các yếu tố khác làm nên hình hài, diện mạo của tác phẩm, chi tiết là... LƯỢNG CỦA CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ 3.2.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí 3.2.1.1 Cần một ý thức mới trong sử dụng chi tiết Một ý thức được coi là mới về chi tiết, theo chúng tôi, cần hội đủ các bình diện sau đây: Một là, phải mang một tinh thần mới của thời đại trong cái nhìn về chi tiết; hai là, bên cạnh sự táo bạo và bản lĩnh, người làm báo phải rèn... hấp dẫn của một tác phẩm báo chí Trên lý thuyết cũng như trong thực tiễn, việc các nhà nghiên cứu báo chí, nhất là các nhà báo đang ngày càng quan tâm và ý thức rõ hơn về chi tiết trong tác phẩm báo chí thuộc các thể loại khác nhau là bằng chứng thuyết phục về những gì chúng tôi bước đầu trình bày, phân tích *** Chương 2 CHI TIẾT TRONG CÁC TÁC PHẨM TIN, BÌNH LUẬN, PHÓNG SỰ ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC... là một bộ phận của tác phẩm báo chí, chi tiết phải có những tính chất, đặc điểm riêng Trên tinh thần đó, luận án bước đầu đề xuất một số tính chất cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí gồm: tính trực tiếp, thời sự, thời điểm; tính xác thực, chân thật, cụ thể; tính hệ thống; tính khách quan; tính đặc thù và tính đa dạng 1.2.4 Các yếu tố chi phối chi tiết trong tác phẩm báo chí Tác giả luận án cho... thuật sử dụng chi tiết của các tác giả qua các tác phẩm đoạt giải thuộc giai đoạn chọn khảo sát Trên cơ sở đó, xác định những yêu cầu đặt ra khi sử dụng chi tiết đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí 17 3.1 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG CHI TIẾT QUA CÁC TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1991 - 2005 Trong quá trình . khác biệt của chi tiết trong tác phẩm thuộc hai loại hình vốn rất gần nhau ở Việt Nam. 1.2. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ 1.2.1. Khái niệm chi tiết trong tác phẩm báo chí Trong cái nhìn. tiễn sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí đoạt giải BCTQ giai đoạn 1991-2005. 1.1. TÁC PHẨM BÁO CHÍ 1.1.1. Khái niệm tác phẩm báo chí Dựa trên định nghĩa về tác phẩm báo chí của nhà nghiên. với chi tiết 1.2.4.2. Những yếu tố bên trong chi phối chi tiết Hệ thống các yếu tố bên trong chi phối chi tiết bao gồm: Đề tài với chi tiết; chủ đề với chi tiết; thể loại tác phẩm với chi tiết;

Ngày đăng: 05/04/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan