Phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh trung học phổ thông

12 403 0
Phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh trung học phổ thông

1 mở đầu I. Lí do chọn đề tài Trong quá trình dạy học văn, muốn đạt đợc chất lợng, hiệu quả là phải phát huy tính tích cực và vai trò chủ động của học sinh, "coi học sinh là bạn đọc sáng tạo". Dĩ nhiên điều mong muốn đó còn phụ thuộc vào yếu tố ngời dạy, ngời học, chơng trình sách giáo khoa và những tác động của môi trờng xã hội, gia đình, v.v. Nhng điều tiên quyết là năng lực khám phá, thởng thức, tiếp nhận tri thức văn học của học sinh trong học tập. Việc bồi dỡng năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học cho học sinh là một việc làm thờng xuyên ở các giờ dạy học văn trong các trờng THPT. Việc bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cũng là công việc cần thiết để nâng cao chất lợng học tập. Đây là thể thơ có đời sống, sức sống đặc trng mà lâu nay chúng ta vẫn đồng hoá với việc dạy và học thơ nói chung. Thơ tự do với đặc trng thể loại, đòi hỏi phải có phơng hớng, biện pháp chiếm lĩnh riêng. Điều đó đã đặt ra vấn đề phải tìm phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh Trung học phổ thông. II. Lịch sử vấn đề Về thơ tự do, trong phong trào Thơ mới có nhiều ý kiến cho rằng thơ mới chính là thơ tự do, một thể thơ đã phá bỏ những luật thơ truyền thống. Nhng cũng ngay trong thời kì ấy tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận định: "Thơ tự do chỉ là phần nhỏ của thơ mới. Trong phong trào Thơ mới trớc hết là một cuộc thử nghiệm táo bạo để định lại giá trị của những khuôn phép xa". Nh vậy, thơ tự do là một loại thể riêng, đợc khai sinh trong phong trào Thơ mới. Trớc một năm ra đời cuốn Thi nhân Việt Nam, năm 1941, trên hai tờ báo Tiếng dân và Dân báo có cuộc bút chiến về "vấn đề thơ cũ, thơ mới" giữa hai ông Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Sau cuộc bút chiến ấy, cũng nh sau những cuộc bút chiến trớc, ngời ta vẫn không biết rõ thơ tự do hay thơ mới là gì. Sau đó Tạp chí Tri tân, số 9 10, 1941 cho đăng bài Thơ tự do của Lê Thanh để giải thích về thơ tự do. Trong bài viết, ông Lê Thanh đã chỉ ra nguồn gốc thơ tự do, định nghĩa và điệu thơ. Những vấn đề 2 đó là cơ sở cho các nhà nghiên cứu sau này tiếp bớc. Trong cuộc tranh luận thơ ở Việt Bắc năm 1949, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã bảo vệ quan điểm sáng tác của mình khi ông làm thơ không vần, làm thơ câu dài, câu ngắn và không theo một hình thức thơ có sẵn ; đóthơ tự do. Quan điểm của ông bị không ít các nhà thơ, nhà văn trong hội nghị phản đối. Đến năm 1969, tác giả Bằng Giang cho ra mắt đọc giả cuốn sách Từ thơ mới đến thơ tự do (Nhà xuất bản Phù sa, Sài Gòn), đã nhấn mạnh về sự ra đời của thể thơ này bằng cách dẫn ý của Đại Mạch, ngời dẫn mục Tin Thơ trong tạp chí Đời mới, số 59, 1953: "Thơ tự do khác thơ mới ở nội dung, chứa đựng những rung cảm mới của con ngời mới và hình thức không bị câu thúc bởi câu, chữ, vần điệu nh thơ mới". Năm 1971, hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam, hình thức thể loại, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971) đã tổng kết, nhận diện các thể thơ Việt Nam, trong đó có đề cập đến thơ tự do. Về đặc trng thể loại, tác giả chuyên luận cha bàn một cách cụ thể rõ ràng, song đã xác định đợc dấu ấn ra đời của nó, đó là thể thơ đợc ra đời từ phong trào Thơ mới. Trong xu thế phát triển của thời đại, thơ tự do đã bắt mạch vào đời sống, đã khẳng định đợc vị thế của mình, trên báo Văn nghệ, số tháng 9 năm 1994, tác giả Trần Thanh Đạm viết: "Phong trào Thơ mới nổi lên lúc đầu nh là một cuộc cải cách về hình thức nghệ thuật thơ, tức là về thi pháp, một cuộc vận động cởi trói cho thơ khỏi những ràng buộc của các khuôn phép cũ, nhất là của thể Đờng luật, đợc xem là tiêu biểu cho thơ cũ. Đồng thời, đó cũng là sự đề xuất ra các thể thức mới cho thơ, trớc hết là thơ tự do" (Thơ mới 1932 1945 và thơ hôm nay). Cùng năm 1994, trên báo Văn nghệ, GS. TS Trần Đình Sử có bài Hành trình thơ Việt Nam hiện đại, đã thuyết phục ngời đọc bằng những số liệu cụ thể về sự phát triển của thơ tự do. Giáo s đã thống kê trong tập Thơ Việt Nam 1945 1985 (Nhà xuất bản Văn học, 1985), có 98 bài thơ tự do trên tổng số 213 bài thơ. Vợt qua nhạc tính bề ngoài để đi vào nhịp điệu bên trong, thơ tự do đã chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Những nhà thơ thời ấy đều làm theo thiên hớng thơ tự do nh Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Văn Cao, Trong sự hiện diện của thơ tự do trên diễn đàn thi ca Việt Nam, cùng 3 đồng thời là xuất hiện hàng loạt bài nghiên cứu phê bình về thể thơ này. Chẳng hạn những bài Hai vấn đề liên quan của Mai Ngọc Chừ, trong sách Vần thơ Việt Nam dới ánh sáng của ngôn ngữ học (Nhà xuất bản Đại họctrung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991) ; Từ thơ tự do đến thơ văn xuôi của Vũ Duy Thông, trong sách Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 1975 (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu về thơ của các tác giả khác, nhng các tác giả chỉ điểm đến thơ tự do một cách khái quát. Theo sát con đờng phát triển của thơ trong giai đoạn văn học hiện đại, GS. TS Mã Giang Lân đã có những đánh giá về phơng diện nội dung và hình thức của thơ tự do: "Từ năm 1945 về sau, thơ Việt Nam phát triển phong phú, trong đó thơ tự do chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một thể thơ quen thuộc, gần gũi với mọi ngời". Trong chống Mĩ cứu nớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực tế đất nớc không ngừng biến đổi. Những chiến công vang dội của hai miền, những con ngời mới mang phẩm chất anh hùng, những nếp sống và t tởng tình cảm mới đã tác động đến nội dung và hình thức thơ. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp thơ tự do phát triển ở hai dạng hợp thể và biến thể. Vào những năm chống Mĩ thơ tự do chuyển mạnh sang phá thể. Xu hớng thơ tự do phát triển trong xã hội hiện đại đã tạo điều kiện cho suy nghĩ sáng tạo của mỗi nhà thơ. Chúng tôi có thể nhận ra các ý chung nhất từ các bài nghiên cứu nh sau: Thơ tự do không bị câu thúc bởi số lợng câu chữ, vần điệu, cấu trúc bài thơ biến đổi linh hoạt, cởi mở theo cảm xúc, hình thức thơ không gò ép niêm luật nh thơ truyền thống, thơ Đờng luật. Thơ tự do ra đời từ phong trào Thơ mới, trong quá trình phát triển, thơ tự do luôn phản ánh đợc hiện thực xã hội và thể hiên đợc nhịp điệu của cuộc sống hằng ngày đang diễn ra. Xu thế phát triển của thơ tự do ngày càng lớn mạnh, phong phú, và sẽ trở thành một thể thơ chính của thơ Việt Nam hiện đại. Có nhiều ý kiến bàn về thơ tự do, nhng các bài viết cha đẩy tới điểm mút của thể loại. Mỗi bài viết chỉ khởi dậy một ý, nên không làm bộc lộ đầy đủ đặc trng về thể loại. Về vấn đề dạy thơ, từ trớc đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu lí luận, các nhà giáo, các nhà lí luận dạy học văn quan tâm nghiên cứu. 4 Nhng với thể loại thơ tự do nói riêng và dạy thơ tự do lại cha đợc nhiều ngời quan tâm. Lẽ dĩ nhiên, thơ tự do cũng nằm trong loại thể thơ nói chung nên việc dạy và học, phân tích, bình giá cũng có thể theo cách chung của thơ. Thuật ngữ "thơ tự do" là một thuật ngữ mới ở Việt Nam, xuất hiện trong phong trào Thơ mới (1932 1945), nên quan niệm về thơ tự do cũng còn nhiều ý kiến cha thống nhất. Năm 1971, PGS Trần Thanh Đạm đã bàn cụ thể về "Thơ và giảng dạy thơ" trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo thể loại. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến đặc điểm của thơ cách luật và thơ tự do. Nhng khi hớng dẫn các phơng pháp, biện pháp phân tích thơ, tác giả cha đề cập con đờng riêng để phân tích thơ tự dothơ cách luật. Cả hai loại thơ đều có những thao tác chung, nên các bớc, phơng hớng phân tích thơ tự do vẫn cha có đợc tiếng nói riêng. Về việc dạy thơ, năm 1978 GS. Phan Trọng Luận đã bàn rất rõ trong cuốn Phơng pháp phân tích tác phẩm trong nhà trờng. Một cuốn sách đợc viết công phu, có tính phơng pháp luận, Giáo s rất hứng thú bàn về công việc phân tích tác phẩm "Năng lực phân tích khám phá càng cao càng giúp cho phát hiện đợc nhiều khía cạnh phong phú bất ngờ của thế giới vi mô trong tác phẩm". Dựa trên năng lực phân tích tác phẩm văn chơng ấy, bạn đọc có nhiều ý tởng khác nhau về năng lực phân tích thơ: Thất ngôn bát cú, thơ lục bát, hay thơ tự do Từ những năm 1990 trở lại đây, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng đã viết nhiều công trình khoa học nghiên cứu phơng pháp giảng dạy tác phẩm văn chơng nói chung, tác phẩm trữ tình nói riêng trong các cuốn sách: Văn học tầm nhìn và biến đổi (Nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 1996), cuốn Hiểu văn dạy văn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2000), Đọc và tiếp nhận văn chơng (Nhà xuất bản Giáo dục, 2002). Từ cách nhận diện "Nội dung quyết định phơng pháp, đúng nhng cha đủ. Chính khoa học phơng pháp cũng quyết định lựa chọn và khai thác nội dung". Giáo s chỉ rõ: "Nắm vững tính chất và đặc điểm độc đáo của thể loại tác phẩm trữ tình là tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục suy nghĩ về các chỉ dẫn và kết luận về phơng pháp" và "cần 5 điểm lại đặc điểm thể loại và thi pháp tác phẩm trữ tình để định hớng phơng pháp". Những luận điểm khoa học đó đã đặt nền móng cho việc dạy học tác phẩm văn chơng theo thể loại, đặc biệt là tác phẩm thơ trữ tình. Năm 1998, PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hơng trong cuốn Phơng pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trờng phổ thông trung học (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), đã đi sâu vào vấn đề tiếp nhận văn học, vấn đề tác động của tác phẩm đối với bạn đọc. Từ đó hớng dẫn bạn đọc tiếp nhận tác phẩm theo thể loại: truyện, thơ, kịch, Tuy không đi sâu vào tìm hiểu cách thức tiếp nhận thơ tự do, nhng trên cơ sở tìm hiểu, hớng dẫn tiếp nhận tác phẩm thơ cổ theo đặc trng loại thể, tác giả đã gợi mở phơng hớng cho đề tài phát triển. Trong cuốn Dạy học văn ở trờng phổ thông (Nhà xuất bản Giáo dục, 2000), tác giả đặt ra vấn đề phải định hớng phân tích tác phẩm văn chơng theo đặc trng thể loại nhằm khai thác những tiềm năng tác động của tác phẩm và nhằm phát huy "nội lực" cũng nh vai trò chủ thể của học sinh. Tác giả đã phân tích bình giá một số bài thơ tự do. Điều đó đặt cơ sở cho cách dạy học thơ tự do. Tìm những giải pháp hớng dẫn học sinh và bạn đọc tiếp cận, khám phá tác phẩm là trăn trở của những tác giả công trình nghiên cứu về lí luận và phơng pháp dạy học văn. Định hớng cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học, trong cuốn sách Nghệ thuật đọc diễn cảm, PGS. TS Vũ Nho đã có những giải pháp tìm hiểu thơ qua việc đọc. Với thơ tự do, tác giả đã nhấn mạnh, đây là thể thơ không bị quy định bởi số lợng từ ngữ, nhng nhịp điệu là yếu tố dễ nhận thấy, nên khi đọc phải truyền đạt đợc nhịp điệu, chất nhạc của thơ. Nhịp điệu là một đặc trng cơ bản của thơ tự do, đọc ra âm hởng của nhịp điệu là đã tham gia vào quá trình cảm thụ và tiếp nhận. Những năm gần đây việc đọc tác phẩm đợc quan tâm và đợc hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đọc không chỉ là một hoạt động của mắt hay của miệng phát âm, mà trong đọc đã có hoạt động phân tích, thẩm bình. Hình thành lí thuyết đọc hiểu đối với thế giới không phải là mới, nhng ở Việt Nam là bắt đầu một con đờng, cách thức để đánh giá tác phẩm. 6 Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn đã theo sát chơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông và cập nhật nghiên cứu, trình hệ thống sách đọc hiểu. Trong đó có bài nghiên cứu về Đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình. Đọc hiểu theo loại thể là vấn đề đang đợc các nhà s phạm quan tâm, những ngời biên soạn sách giáo khoa cũng rất chú trọng, thấy đó là một phơng pháp mới trong dạy và học văn. Và luận án của chúng tôi cũng không nằm ngoài những vấn đề đang đợc quan tâm đó. Luận án mạnh dạn đề xuất phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do trong chơng trình THPT cho học sinh, với mong muốn tìm đợc một cách dạy học thể thơ, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó góp một tiếng nói vào việc đổi mới lí luận dạy và học văn nói chung, thơ tự do nói riêng. III. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 1. Mục đích 1.1. Chỉ ra đợc đặc trng cơ bản của thơ tự do. 1.2. Tìm các phơng pháp biện pháp cụ thể để phân tích thơ tự do, từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy văn. 1.3. Bồi dỡng năng lực cảm thụ thơ tự do cho giáo viên và học sinh. 2. Nhiệm vụ của luận án 2.1. Nghiên cứu đặc trng thơ tự do từ các vấn đề cụ thể: Khái niệm thơ tự do trong thơ, Nhịp điệu, ngôn ngữ thơ tự do, cái tôi trữ tình và tứ thơ tự do. 2.2. Nghiên cứu năng lực tiếp nhận thơ tự do của học sinh và đề xuất phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh. 2.3. Khảo sát dạy và học thơ tự do trong nhà trờng THPT, tiến hành thực nghiệm ở trờng phổ thông để khẳng định giá trị của những đề xuất khoa học đã nêu. 2.4. Thiết kế thực nghiệm bài thơ Đất nớc của Nguyễn Đình Thi và bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên để chứng minh tính khả thi của những giải pháp. IV. Phơng pháp nghiên cứu 1. Phơng tổng hợp và triển khai lí luận; 2. Phơng pháp khảo sát; 3. Phơng pháp thực nghiệm. 7 V. ý nghĩa của luận án - Chỉ ra đặc trng thơ tự do. - Tìm ra phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do để giúp học sinh THPT tự khám phá, cảm thụ, chiếm lĩnh thể loại này trong các giờ giảng chính khoá. Mặt khác, dựa trên những đặc trng thơ tự do cũng nh những biện pháp phân tích, học sinh có thể tìm hiểu những tác phẩm thơ ngoài chơng trình, ngoài giờ học trên lớp. VI. Giới hạn luận án Đề tài nghiên cứu đặc trng thơ tự do qua những bài thơ tự do đợc giảng dạy trong chơng trình THPT, từ đó và đề xuất những phơng hớng, biện pháp giảng dạy thơ tự do sau đó dạy thực nghiệm, đối chứng. VII. Giả thuyết khoa học Nếu lí luận về đặc trng thơ tự do và những đề xuất về "phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh THPT" có tính khả thi thì chúng tôi đã đóng góp một nội dung khoa học khá quan trọng cho lí luận dạy học tác phẩm văn chơng theo đặc trng thể loại. Luận án sẽ góp phần đổi mới phơng pháp dạy học văn nói chung, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thơ tự do trong chơng trình phổ thông. VIII. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án đợc chia làm 3 chơng: Chơng 1: Thơ tự do và đặc trng thơ tự do. Chơng 2: Thơ tự do trong chơng trình trung học phổ thông và việc bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho giáo viên và học sinh. Chơng 3: Thực nghiệm dạy học theo phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh. 8 Chơng 1 Thơ tự do v Đặc trng thơ tự do 1.1. Sự hình thành và phát triển của thơ tự do 1.1.1. Thơ tự do ở phơng Tây Thế kỉ XIX, thơ tự do phát triển mạnh mẽ ở Phơng Tây, những nhà thơ có quan niệm mới mẻ về thơ tự do nh Vitexlap Nedơval (Tiệp Khắc), Pablô Nêruđa (Chi Lê), Maiacốpxki (Nga), Octavio Paz (Mêxicô), Paul Verlaine (Pháp), Các quan niệm đều thể hiện, "Không có sai lầm nào tệ hại hơn là vạch ra những phơng án nghệ thuật áp dụng cho các nhà thơ. Mỗi ngời trong họ có một thứ nhạc cụ riêng với những vang hởng riêng và tâm trạng riêng không giống với những ngời khác". 1.1.2. Thơ tự do ở phơng Đông Ngay từ thời Hán, Nguỵ, Tề Lơng ở Trung Quốc đã xuất hiện lối thơ Cổ thể. Thơ Cổ thể Trung Quốc cũng không hạn định số câu, số chữ trong bài thơ. Câu thơ thờng có 5 chữ, 7 chữ nhng cũng có khi câu dài câu ngắn không đều. "Thể thơ này cũng không quy định niêm luật và cũng không yêu cầu đối ngẫu". Sau này nh nhà thơ Nadim Hikmét (Thổ Nhĩ Kì), nhà thơ Rabin dranat Tagor (ấn Độ) đã nhận ra việc làm thơ "Đâu phải thơ đợc viết ra chỉ để cắt nghĩa một điều gì đó. Khi tình cảm tự tìm cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ". Những quan niệm về thơ tự do ở phơng Đông đã ảnh hởng mạnh mẽ đến Việt Nam. 1.1.3. Thơ tự do ở Việt Nam Dựa vào những tiêu chí và mục đích nghiên cứu, ngời ta có thể chia thơ thành các thể loại khác nhau. "Dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do" và "Đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xa nay phân chia một cách tổng quát thành 2 loại lớn: Thơ cách luật và thơ tự do". "Gọi là thơ tự do vì hình thức của nó không theo một thể thức ổn định, cố định nào cả. Số chữ trong từng câu, số câu trong từng bài, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hoàn toàn phóng khoáng, tuỳ theo nội dung của bài thơ và chủ định của nhà thơ". Nói về thơ tự do là nói trong thế đối sánh với thơ có luật lệ gò bó, cố định, còn thật ra thơ tự do cũng tự giác tuân theo những quy luật cơ bản về âm thanh, nhịp điệu. 9 1.2. Đặc trng cơ bản của thơ tự do 1.2.1. Khái niệm "tự do" trong thơ "Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu, có thể chia thơ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào phơng thức phản ánh có thể chia ra thơ tự sự và thơ trữ tình. Dựa vào thể luật có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do. Xét về mặt gieo vần có thể chia ra thơ có vần và thơ không vần. Cũng có khi ngời ta phân loại theo thời đại nh thơ Đờng, thơ Tống, thơ Lý Trần, ". Thể thơ tự dothơ không làm theo những quy phạm của thơ cách luật nh niêm, đối, vần, nhịp, câu thơ, dòng thơ. Để làm bộc lộ đặc trng bản chất của khái niệm tự do trong thơ chúng ta luôn luôn phải đặt nó trong tơng quan đối chiếu với thơ cách luật để nhận diện thơ tự do từ các yếu tố: số chữ trong một câu thơ, số câu trong một khổ thơ, vần thơ và nhịp thơ. Thơ tự do có thể không cần gieo vần hoặc nếu gieo vần thì cũng rất phóng túng không theo quy luật nhất định. Có thể gieo vần liên tiếp, có thể gieo vần gián cách, vần ôm Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chúng ta có thể hiểu về thơ tự do: "hình thức của thơ phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối Thơ tự dothơ phân dòng nhng không theo thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do". 1.2.2. Câu thơ tự do Câu thơ trong thơ tự do rất đa dạng và phong phú. Nếu trong thơ cách luật, thơ thất ngôn bát cú mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu thơ tơng ứng với một dòng thơ 7 chữ ; thơ lục bát, câu lục ở trên có 6 chữ, câu bát ở dới 8 chữ ; thơ ngũ ngôn, câu thơ 5 chữ. Thì trong thơ tự do có đủ các loại câu từ 1,2,3,4,5, chữ cho đến 6,7,8,9,10 chữ. Mỗi câu thơ không nhất thiết tơng ứng với một dòng thơ. Một câu thơ có thể vắt thành nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có thể dài ngắn không xác định, ngắn từ một, hai tiếng, dài có thể đến 12 tiếng hoặc hơn. Nhiều nhà nghiên cứu văn học khi tìm hiểu dòng thơ và câu thơ đều nhận định: Hiện tợng vắt dòng xuất hiện nhiều trong thơ hiện đại, thơ cổ điển thờng dùng dòng thơ để diễn đạt trọn vẹn ý. 10 1.2.3. Nhịp điệu thơ tự do Nói về nhịp điệu chủ yếu dựa vào cách thức tổ chức câu thơ, đoạn thơ, tiết tấu, âm thanh, vần bằng, vần trắc, niêm đối trong bài thơ. Nhịp điệu đã trở thành một yếu tố quen thuộc và tơng đối ổn định trong các thể thơ. Tuy nhiên, nhịp điệu không thuần tuý chỉ là hình thức ngắt nhịp ngôn từ có tính chất hình thức mà chúng ta có thể tìm thấy đặc điểm cho từng thể loại, mà nhịp điệu còn là nhịp điệu cảm xúc, nhịp điệu cuộc sống nh trong thơ tự do đã thể hiện. Thơ tự do tạo điều kiện nhiều nhất để thơ có đợc vẻ riêng về nhịp điệu mà mỗi bài thơ phải phấn đấu để có đợc. Vẻ riêng của nhịp điệu trong thơ tự do là nhịp điệu không những của hình thức bên ngoài mà còn là nhịp điệu bên trong. Nhịp điệu cuộc sống và nhịp điệu cảm xúc trong thơ tự do có tính hoà điệu giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Nhịp điệu thơ tự do không ngắt nhịp theo một định ớc có sẵn, nó co giãn bởi cảm xúc của nhà thơ rung động trớc cuộc sống. Đó là nhịp điệu hình thành từ âm thanh cuộc sống hiện thực, những khoảng im lặng giữa những câu thơ là nơi trú ngụ kín đáo của nhịp điệu thơ tự do. 1.2.4. Ngôn ngữ thơ tự do Ngôn ngữ thơ tự do gần với câu văn xuôi, nó nh lời nói thờng nhng không phải là lời nói thờng. Câu thơ, dòng thơ thờng co dãn dài ngắn khác nhau không theo một thể thức nhất định. Gắn với ngôn ngữ đời sống, nên ngôn ngữ thơ tự do giản dị, hạn chế tối đa cách sử dụng từ ngữ cổ, điển cố, Ngôn ngữ nh thơ tự do tiến cận với ngôn ngữ đời thờng đòi hỏi phải có độ căng trong cảm xúc và làm ánh lên hình ảnh, nên trong một số bài thơ ta thấy hiện hữu ngôn ngữ đối thoại nh ngôn ngữ văn xuôi. Sự mở rộng ngôn ngữ thơ ra ngoài văn phạm thơ truyền thống đã cho phép thơ tự do có khả năng diễn các trạng thái cảm xúc một cách dễ dàng hơn, không bị niêm luật câu thúc nh thơ cổ điển. Sự phong phú và đa dạng cũng nh khả năng của ngôn ngữ thơ tự do đã góp phần thay đổi diện mạo loại hình câu thơ Việt Nam trên con đờng hiện đại hoá. Những cách tân của thơ tự do đã đợc sự đón nhận của thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều 11 này khẳng định những cách tân ngôn ngữ thơ tự do là rất có ý nghĩa trong sự phát triển của thơ ca dân tộc. 1.2.5. Cái tôi trữ tình trong thơ tự do Thơ tình nào cũng nhấn vào sợi dây tình cảm, sự rung động tâm trạng riêng t của cá nhân. Nhờ có sự sáng tạo mang tính chủ quan mà thơ ca có nhiều giọng điệu, t tởng, hình tợng thơ phong phú. Tính chủ quan trong sáng tạo đợc thể hiện bằng cái tôi trong thơ. Không ai có thể đứng ngoài thời đại, xã hội, dân tộc mình. Là ngời luôn sáng tạo ra một hiện thực thứ hai, nhà thơ lại càng ý thức sâu sắc về cuộc sống, nhịp đập của thời đại. Thơ tự do mang màu sắc của cái tôi tự do không có nghĩa nhà thơ tự do viết, tự do bộc lộ những gì mình muốn. Cái tôi trữ tình trong thơ tự do là cái tôi không khép mình trong khuôn sáo cũ, cái tôi viết, thể hiện trong thơ nh đời sống hiện thực sinh động, phong phú, đáp ứng nhu cầu bức xúc của ngời thởng thức nghệ thuật. Thơ tự do mang nặng tính chất hiện tại. Ngời làm thơ tự do nhất định đứng giữa cuộc đời, thu nhận cuộc sống với tất cả mọi xấu đẹp của nó, và họ cũng không cần tìm đến một thế giới thần tiên nào khác để trốn tránh, ẩn náu, gửi gắm vào đó tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống để tìm sự yên ổn trong phơng tiện nghệ thuật. 1.2.6. Tứ trong thơ tự do Tứ trong thơ tự do là một yếu tố ảnh hởng đến cấu trúc, độ dài độ ngắn của bài thơ, là thớc đo để đánh giá nhịp độ, cờng độ cảm xúc, chiều sâu nhận thức, phong cách nghệ thuật và thi pháp thể loại. Tứ thơ, hình tợng thơ không bao giờ nảy sinh trên một nền cảm xúc tẻ nhạt, trong không gian, thời gian tuột trôi đi mà ta không nhận ra mình, ra thời đại mình đang hàng ngày hàng giờ biến động. Đó là ý thức về phía ngời sáng tạo, còn đối với độc giả, với ngời nghiên cứu, khi đi vào khám phá khai thác một bài thơ tự do, điều quan trọng là phải xác định đợc tứ thơ của nó và xác định sự vận động của hình tợng thơ. Nếu không xác định đợc hình tợng thơ sẽ rất khó chiếm lĩnh bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó. Với thơ tự do không những phát hiện hình tợng thơ trong toàn bài mà còn phải phát hiện hình tợng thơ trong từng khổ thơ, từng ý thơ. 12 1.3. Xu hớng phát triển thơ tự do 1.3.1. Thơ tự do trong phong trào Thơ mới Để thấy rõ thể thơ tự do trong phong trào Thơ mới, chúng tôi thống kê 11 tập thơ (gồm 547 bài) của 10 nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Trong đó thơ tự do có 49/462 bài, chiếm tỉ lệ 11% trong tổng số các bài thơ. 1.3.2. Thơ tự do trong kháng chiến 1945 - 1975 1.3.2.1. Thơ tự do trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954): Thơ tự do chiếm tỉ lệ rất cao trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Hầu hết những bài thơ xuất sắc là làm theo thể thơ tự do. Để thấy đợc hớng phát triển của thơ tự do trong những năm chống Pháp cứu nớc, chúng tôi khảo sát tập Thơ kháng chiến 1945-1954, (NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn, 1986). Số bài thơ tự do có trong tập thơ là 66 bài trên tổng số 136 bài, chiếm tỉ lệ 48,53%. 1.3.2.2. Thơ tự do trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975): Từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp đến thời chống Mĩ, thơ tự do ngày càng gia tăng. Khảo sát Tuyển tập thơ Việt Nam - Giai đoạn chống Mĩ cứu nớc, (NXB Hội Nhà văn, 1999). Chúng tôi thấy thơ tự do có 267 bài trên tổng số 362 bài trong tập thơ, chiếm 74,20 %, điều đó cho thấy thơ tự do trong thời chống Mĩ đã tự khẳng định đợc mình bằng nhiều phẩm chất mới trong nền thơ hiện đại Việt Nam. 1.3.3. Thơ tự do từ 1975 đến nay Thơ tự do trong những năm kháng chiến đã thực hiện tốt sứ mệnh của mình, nó phản ánh mọi cung bậc hiện thực đời sống. Sau năm 1975, thể thơ tự do vẫn tiếp tục chiếm u thế và khẳng định vị thế của mình. Theo khảo sát Tuyển tập Thơ Việt Nam 1975 - 2000, (NXB Hội Nhà văn, 2000). Thơ tự do có 645/1144 bài, chiếm 56%. Nhận diện thơ tự do trong thời kì này vừa tiếp nối khuynh hớng thi pháp thơ tự do của thời thơ mới, thời kháng chiến, lại vừa muốn bứt phá, với những vợt qua những quan niệm, cách tân độc đáo. 13 Chơng 2 Thơ tự do trong chơng trình Trung học phổ thông v việc bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho giáo viên v học sinh 2.1. Tình hình dạy thơ tự do trong nhà trờng phổ thông 2.1.1. Vị trí của thơ tự do trong chơng trình ngữ văn phổ thông Trong chơng trình Văn học chỉnh lí hợp nhất năm 2000, các tác phẩm văn học kể cả dạy chính khoá và đọc thêm là 176 bài. Trong đó các tác phẩm thơ là 104 bài, còn lại các thể loại khác nh văn xuôi, hịch, phú, cáo, là 72 bài. Trong thể loại thơ, loại thơ tự do chiếm một tỉ lệ cao hơn hẳn các thể thơ khác (thơ Đờng, thơ song thất lục bát, thơ lục bát, ). Số lợng thơ tự do có 22 bài, chiếm 22,92% so với các thể thơ khác trong chơng trình. 2.1.2. Sức hấp dẫn của thơ tự do trong chơng trình THPT Hình thức bài thơ, trong cách nhìn của các nhà thơ cổ điển là một cấu trúc khép kín, ngôn từ đợc sắp xếp theo quy phạm khuôn mẫu dựng sẵn. Còn với thơ tự do, cái giới hạn về hình thức chỉ mang ý nghĩa tơng đối. Bởi cấu trúc bài thơ luôn có xu hớng vận động theo dòng cảm xúc của nhà thơ. Những bài thơ tự do trong chơng trình THPT là những bài thơ tiêu biểu, đã trải qua thời gian thẩm định của bạn đọc và khẳng định đợc giá trị của mình trong diễn đàn thi ca. Một trong những điểm sáng thẩm mĩ của thơ tự do là nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu thời gian. Thơ tự do ngày càng thích hợp với tiếng nói của tâm hồn bạn đọc. 2.2. Năng lực tiếp nhận thơ tự do của giáo viên và học sinh 2.2.1. Năng lực tiếp nhận tác phẩm văn chơng Năng lực tiếp nhận tác phẩm văn chơng bao gồm toàn bộ quá trình chuyển hoá từ văn bản nghệ thuật thành tác phẩm nghệ thuật. Tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình lâu dài, có nhiều cấp độ, thực chất đó là một quá trình tái tạo mới hình tợng nghệ thuật dựa theo đặc điểm cá nhân và cảm xúc của từng ngời. Đó là quá trình tri giác tác phẩm, cụ thể hoá và khái quát hoá nghệ thuật để hiểu đợc giá trị đích thực của tác phẩm. Quá trình tiếp nhận là một quá trình vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Tính chủ quan 14 trong tiếp nhận là một thuộc tính, bởi vì quá trình tiếp nhận là quá trình diễn ra trong t duy, tình cảm tâm sinh lí bạn đọc. Mặt khác, tiếp nhận tác phẩm ở mỗi bạn đọc phụ thuộc vào t chất, trình độ vốn sống của từng ngời. Chính từ đặc điểm này giáo viên dạy văn cần phải uốn nắn điều chỉnh, bồi dỡng năng lực tiếp nhận tác phẩm cho học sinh. 2.2.2. Năng lực của giáo viên 2.2.2.1. Năng lực cảm hiểu về thơ tự do: Nói về năng lực cảm hiểu thơ tự do, trớc hết phải nói đến khả năng hiểu biết, nắm bắt, làm chủ thi pháp thể loại của nó. Làm chủ đợc thi pháp thể loại là giáo viên đã có điểm tựa vững vàng để cảm nhận, phân tích tác phẩm. Để phân tích một bài thơ tự do, điều trớc tiên giáo viên cần ý thức: mô hình của bài thơ không phải là mô hình định sẵn, nhịp điệu bài thơ, không chỉ là nhịp điệu ngôn ngữ bên ngoài mà là nhịp điệu bên trong, nhịp điệu tâm hồn, dòng cảm xúc của bài thơ không bị cản trở bởi vần luật v.v 2.2.2.2. Năng lực soạn giáo án: Để soạn giáo án, dạy thơ tự do, giáo viên ngoài việc thực hiện đúng các bớc lên lớp còn phải thể hiện đợc quá trình hoạt động sáng tạo, tiếp nhận kiến thức của học sinh. Một bài soạn tỏ ra có năng lực tốt phải đợc thể hiện trong một giờ dạy tốt, học sinh hứng thú tiếp nhận tác phẩm. Với thơ tự do, giáo án đó còn phải đợc thiết kế sao cho phù hợp với đặc trng thể tài của tác phẩm nhằm làm nổi bật những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật vô cùng phong phú, phức tạp, có tính độc đáo, không lặp lại của một bài thơ cụ thể. 2.2.2.3. Năng lực đổi mới phơng pháp dạy học thơ tự do: Mỗi thể loại văn học đòi hỏi một phơng thức, phơng pháp khám phá khai thác riêng. Trong quá trình hớng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm, không thể nói phơng pháp diễn giảng là cũ mòn không thích ứng với cách dạy học hiện đại hay phơng pháp nêu vấn đề gợi mở thầy hỏi - trò trả lời là tối u. Trong từng bài dạy cụ thể, từng tác phẩm cụ thể mà ngời giáo viên có thể thao tác ứng dụng linh hoạt, có thể là đan xen các phơng pháp trong bài giảng để học sinh hứng thú tiếp nhận tác phẩm. Đó là con đờng bồi dỡng năng lực tiếp nhận cho hoc sinh có hiệu quả. Phơng pháp đọc - hiểu chỉ thực sự đợc chú ý trong những năm gần đây, ở chơng trình Ngữ văn đang đợc đa vào giảng dạy chính thức từ năm học (2006 -2007). Sách giáo khoa đã cải tiến cách đọc, cách khám phá tác phẩm. 15 2.2.2.4. Năng lực thực hiện quá trình lên lớp: Trong giờ giảng văn, năng lực phân tích thơ tự do của giáo viên đợc thể hiện đồng thời ở hai chức năng: tổ chức định hớng truyền đạt kiến thức cho học sinhbồi dỡng năng lực phân tích thơ tự do qua đặc trng thể loại. Học sinh không những hiểu từng tác phẩm thơ tự do riêng biệt mà còn phải hiểu, nắm vững thi pháp thể loại để có cơ sở phân tích các tác phẩm thơ tự do khác. 2.2.3. Năng lực học tập của học sinh 2.2.3.1. Tính độc lập và sáng tạo trong học tập: Khả năng hoạt động độc lập và sáng tạo trong học tập của học sinh có thể đợc đánh giá ở hai phơng diện: khả năng nhập cuộc và lựa chọn kiến thức ; khả năng huy động vốn kiến thức văn học. Khả năng huy động vốn hiểu biết và lựa chọn kiến thức là những kĩ năng lực tiếp cận tác phẩm theo đặc trng thể loại nh: đọc theo giọng điệu tác phẩm, theo cảm hứng sáng tạo của tác giả và phân tích cắt nghĩa, bình giá tác phẩm. 2.2.3.2. Năng lực đọc - hiểu văn bản: Đọc - hiểu văn bản là một thao tác tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm, nên khi đọc phải làm rõ đợc "âm hởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, tạo nên sự thống nhất về t tởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của tác giả". Đọc để tìm ra tiết tấu âm thanh, nhịp điệu, giọng điệu của nhà văn nhà thơ. Có thể căn cứ vào phong cách nhà văn nhà thơ, căn cứ vào thể loại của tác phẩm. Đọc thơ tự do chủ yếu phải theo nhịp điệu cảm xúc, bám theo tâm trạng của nhà thơ để có điểm nhấn, chỗ ngừng giọng. 2.2.3.3. Năng lực hiểu biết đặc trng thơ tự do: Trong thực tế giảng dạy, ý thức bồi dỡng và tự bồi dỡng của học sinh về các thao tác chiếm lĩnh tác phẩm theo đặc trng thể loại rất hạn chế. Giáo viên dạy văn không có thời gian để giảng sâu về đặc trng thi pháp thể loại nên những hiểu biết về thi pháp thể loại của học sinh còn rất mơ hồ. Đặc biệt là thi pháp thơ tự do. Học sinh mới chỉ hiểu phần nào đặc trng của thể loại thơ nói chung mà cha nắm đợc đặc trng của từng thể thơ. 2.2.3.4. Hứng thú thẩm mĩ đối với thơ tự do: Có thể nói, hứng thú thẩm mĩ với thơ tự do của học sinh còn rất hời hợt, mơ hồ. Vì ngay tên gọi Thơ tự do, các em còn cha đợc hiểu, cha đợc cắt nghĩa rõ ràng, cho nên học sinh cha thể tìm đợc mạch dẫn cho hứng thú học 16 tập, tìm hiểu, so sánh, phân tích thể thơ này. Vì vậy trong luận án này chúng tôi tìm hiểu thể thơ tự do trong sự phân biệt với thơ cách luật, từ đó giúp cho giáo viên, học sinh hiểu rõ về đặc trng thể thơ tự do để có một hứng thú thẩm mĩ bền vững sâu sắc. 2.3. Thực tiễn dạy học thơ tự do ở trờng phổ thông 2.3.1. Điều tra đánh giá Những bài thơ tự do trong chơng trình đã có sức rung động, gây đợc ấn tợng mới lạ trong lòng ngời đọc bởi giọng điệu riêng cùng những rung động thẩm mĩ mới. Dĩ nhiên trong qua trình dạy học, giáo viên và học sinh cũng gặp không ít trở ngại. Qua khảo sát thực tế giảng dạy những bài thơ tự do, đối với bài thơ dài, giáo viên dạy văn không khỏi có những lúng túng trong việc lựa chọn cách tiếp cận, và lựa chọn các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật để hớng dẫn cho học sinh. 2.3.2. Những vấn đề đặt ra khi dạy học thơ tự do Khi dạy thơ tự do, ngời thầy cần xuất phát từ đặc trng thể loại, từ đặc điểm tiếp nhận của học sinh để có đợc những phơng hớng cụ thể nhằm định hớng, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong giờ giảng thơ tự do cần cung cấp những cách hiểu khác nhau về bài thơ đó để tạo ra sự hấp dẫn của tác phẩm cũng nh tạo ra sự khác biệt trong t duy thẩm mĩ của học sinh. Ngời thầy cần định hớng một cách cụ thể hợp lí trong thiết kế các bài giảng. Có thể có nhiều cách thiết kế những bài dạy thơ tự do dựa trên những bài cụ thể, song cách thiết kế theo hớng mở bằng những câu hỏi sáng tạo sẽ có tác dụng khơi rộng dòng suy nghĩ, kích thích đợc khả năng linh hoạt của giáo viên cũng nh khả năng chủ động trong nhận thức của học sinh. 2.4. Phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do 2.4.1. Bồi dỡng năng lực nhận biết cấu trúc văn bản ngôn từ thơ tự do Đặc điểm nổi bật nhất của thơ tự do là không quá xem trọng những quy định của khuôn mẫu nghệ thuật sẵn có mà chỉ tôn trọng cảm xúc, mạch suy tởng của nhà thơ. Nhân tố chính cho cấu trúc bài thơ tự do là t tởng, là thái độ, tình cảm, cảm xúc, đồng thời cấu trúc bài thơ tự do là những phơng thức làm nên sự thống nhất của hình tợng, chúng tồn tại trên hai phơng diện: khái quát và chi tiết. Vì thế giảng dạy, tiếp nhận, phân tích thơ tự do là phải tìm hiểu, phân tích cấu trúc bài thơ. 17 2.4.2. Bồi dỡng năng lực đọc - hiểu thơ tự do Bản thân việc đọc đã có nhiều mức độ từ đọc thông, đọc thuộc, đọc đúng, đọc sáng tạo. Dới góc độ phơng pháp, đọc - hiểu văn là một hoạt động phân tích, cảm thụ. Đọc thơ tự do chủ yếu theo nhịp điệu cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ để có điểm nhấn. 2.4.3. Bồi dỡng năng lực cảm hiểu nhịp điệu tâm hồn Tiếp cận nhịp điệu trong thơ tự do sẽ không giống với tiếp cận nhịp điệu trong thơ cách luật. Nhịp điệu trong thơ tự do thờng không bằng phẳng bởi sự phối hợp âm điệu của các thanh và ngữ điệu mà nó luôn biến đổi vận động theo cảm quan của tác giả. Trong thơ tự do, điểm nhấn của nhịp điệu là những âm tiết đợc nhấn mạnh khi phát âm. Đồng thời điểm nhấn ấy cũng trùng với điểm nhấn của thông tin phát ngôn. Nhịp điệu của câu thơ tự do, ngắt nhịp thơ tự do không theo trình tự nh thơ cách luật. Cách ngắt nhịp trong thơ tự do theo mạch cảm xúc. Chính theo mạch cảm xúc nên cách ngắt nhịp uyển chuyển lay động theo tâm trạng tác giả, đồng thời lay động theo tâm trạng ngời đọc. Từ những rung động bớc đầu, qua việc đọc đúng học sinh sẽ có hứng thú tiến sâu vào phân tích chiếm lĩnh tác phẩm. 2.4.4. Bồi dỡng năng lực tìm hiểu sự sáng tạo ngôn từ Với sự sáng tạo ngôn ngữ, thơ tự do có khả năng khai thác sâu rộng những đề tài, hiện thực, hiện tợng thay đổi trong xã hội. Học sinh tìm hiểu ngôn ngữ thơ tự do là phải tìm ra sắc thái biểu hiện độc đáo của nó, phải thờng xuyên rung cảm theo cảm hứng và cảm xúc của nhà thơ. Nếu xem xét ngôn ngữ thơ tự do nh ngôn ngữ thơ cổ điển hoặc lấy chuẩn mực cấu trúc ngữ pháp khảo cứu cứng nhắc thì sẽ vấp phải những sai lầm đáng tiếc. Mỗi bài thơ lại có một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, mỗi nhà thơ sử dụng ngôn ngữ theo những cách sáng tạo riêng, cảm quan nghệ thuật riêng của mình nên khi tìm hiểu ngôn ngữ thơ, học sinh không chỉ thấy nó sáng đẹp, hợp lí trong chỉnh thể bài thơ, thể thơ mà còn thấy nó sáng đẹp nh chính cuộc sống xã hội và tự nhiên đang diễn ra. 2.4.5. Bồi dỡng năng lực tìm hiểu cái tôi trữ tình Cái tôi trữ tình đợc hiển thị, bộc lộ chính là do sự tìm tòi của bạn đọc, chứ cha chắc đã nằm trong ý thức tiền định của nhà thơ. Có ý kiến cho rằng cá tính sáng tạo của nhà thơ trong thơ tự do chính là cái "tôi" đợc lặp lại nhiều lần. Nhng điều đó cha có tính thuyết 18 phục vì còn phải tính đến phong cách sử dụng ngôn ngữ, t tởng, nghệ thuật của nhà thơ, bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. 2.4.6. Bồi dỡng năng lực tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà thơ Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng mang dấu ấn cá nhân, ấy là nơi kí thác tâm t, tình cảm, t tởng của tác giả. Từ tác phẩm, bạn đọc có thể nhận ra phong cách, cá tính sáng tạo của ngời viết. Khả năng sáng tạo của tác giả càng lớn thì phong cách, cá tính sáng tạo càng nổi bật. Thơ tự do là thể loại trong đó mỗi nhà thơ đều tự tạo cho mình một cá tính riêng, những hình thức nghệ thuật riêng, không chịu lệ thuộc vào mô hình nghệ thuật nào, cho nên phong cách, cá tính nhà thơ đợc in đậm dấu ấn. Vì vậy có thể tiếp cận, phân tích thơ tự do qua phong cách, cá tính sáng tạo của nhà thơ. Chơng 3 Thực nghiệm dạy học theo Phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do của học sinh 3. 1. Mục đích, nguyên tắc và yêu cầu thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thc nghiệm Thực tiễn là thớc đo khách quan, là câu trả lời thoả đáng về giá trị của những đề xuất lí luận. Bởi vậy, việc thực nghiệm kiểm chứng những vấn đề lí thuyết nêu trong luận án là việc làm cần thiết. Chỉ qua thực nghiệm mới có thể có đợc những kết luận chính xác về khả năng thực thi của các đề xuất của đề tài. 3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm Thực nghiệm đợc xây dựng trên nguyên tắc chặt chẽ với những quy trình nh sau: Thiết kế thực nghiệm đợc tiến hành trên cơ sở giả thuyết khoa học rõ ràng. 19 Thực nghiệm phải đợc tiến hành đầy đủ, chu đáo khi xây dựng nội dung và hình thức thực nghiệm. Xây dựng đợc bản tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm. Đối tợng thực nghiệm rộng nên phải đảm bảo khách quan. Không lựa chọn học sinh quá giỏi hoặc quá kém. 3.1.3. Yêu cầu thực nghiệm Quá trình thực nghiệm đề tài phải đợc tiến hành một cách khách quan. Ngời tiến hành thực nghiệm phải hoàn toàn tuân thủ theo chỉ đạo hệ thống phơng hớng bồi dỡng trong đề tài. Thực nghiệm phải đợc tiến hành ở các địa điểm, đối tợng học sinh khác nhau. 3.2. Đối tợng và địa bàn thực nghiệm 3.2.1. Chọn học sinh Trong chơng trình văn học ở bậcTHPT, thơ tự do chủ yếu ở lớp 11, và 12, nên lẽ ra chúng tôi phải chọn đối tợng thực nghiệm là học sinh lớp 11 và 12 để thấy rõ quá trình hình thành năng lực tiếp nhận thơ tự do. Nhng do điều kiện thời gian không cho phép, chúng tôi chỉ mới tiến hành thực nghiệm ở đối tợng học sinh lớp 12. Khi chọn học sinh thực nghiệm, chúng tôi có chú ý tới phân loại đối tợng: học sinh thị xã - thị trấn - nông thôn ; có học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém, có lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 3.2.2. Chọn giáo viên Để đảm bảo tính khách quan cho cả quá trình thực nghiệm cũng nh việc đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm, chúng tôi chọn những giáo viên có tuổi nghề khác nhau. Các thầy cô giáo tốt nghiệp Đại học S phạm Khoa văn hệ chính quy, tuổi nghề từ 5 năm trở lên, hiện đang dạy tại các trờng THPT đợc chọn để đối chứng và thực nghiệm. 3.2.3. Địa bàn thực nghiệm Do điều kiện thời gian kinh phí hạn hẹp và để tiện theo dõi, đánh giá và rút kinh nghiệm trong tiến trình thực nghiệm đối chứng, chúng tôi chỉ chọn một số trờng THPT thuộc thị xã, thị trấn và nông thôn tại địa bàn tỉnh Hà Tây 3.2.4. Thời gian thực nghiệm: năm học 2004 - 2005 20 3.3. Nội dung và quy trình thực nghiệm 3.3.1. Nội dung thực nghiệm Khảo sát, đánh giá chất lợng cảm thụ và nhận thức của HS về thơ tự do thể hiện ở kết quả đọc - hiểu tác phẩm, ở khả năng bộc lộ cảm xúc qua phân tích, cắt nghĩa, đánh giá một tác phẩm cụ thể và thông qua sự tác động, định hớng, điều chỉnh của GV bằng vận dụng các biện pháp s phạm do luận án đề xuất để thể nghiệm trong giờ dạy học thơ tự do. 3.3.2. Quy trình thực nghiệm Bớc 1: Xây dựng kế hoach thực nghiệm Bớc 2: Tổ chức thực nghiệm Bớc 3: Thu thập và đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4. Phơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm Xác định tình huống, các vấn đề tiếp nhận đặt ra từ tác phẩm, phù hợp với trình độ và đặc điểm cảm nhận của học sinh. Xây dựng một hệ thống hành động và thao tác của HS tơng ứng với các tình huống học tập và những biện pháp định hớng của GV nhằm tổ chức, hớng HS tự chiếm lĩnh cảm thụ tác phẩm. Bảo đảm yêu cầu chung đối với việc cảm thụ của lớp học, đồng thời gợi mở các cách hiểu, các kết quả giải thích khác nhau phù hợp với nội dung khách quan của tác phẩm nhằm đa dạng hoá phơng án tiếp nhận của học sinh. Trong quá trình xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng các công thức toán học thống kê sau đây: + Công thức trung bình cộng + Công thức tính phơng sai và độ lệch chuẩn Trên mục đích và phơng pháp thực nghiệm nh vậy, chúng tôi xây dựng hai thiết kế để thực nghiệm trên lớp hoc. Bài Đất nớc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên. 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.5.1. Đánh giá giờ dạy thực nghiệm Luận án xác định chuẩn đánh giá giờ dạy thực nghiệm trên ba công đoạn: xây dựng mô hình thiết kế, tổ chức giờ dạy trên lớp và kết quả giờ dạy thực nghiệm. 3.5.2. Đánh giá mô hình thiết kế Thiết kế thể nghiệm là một kết cấu lôgíc chặt chẽ mà uyển chuyển của những tình huống học tập đợc đặt ra từ nội dung khách quan của tác phẩm, phù hợp với đặc điểm và trình độ tiếp nhận của học sinh. [...]... tiễn dạy học thơ tự do Bồi dỡng học sinh tiếp nhận thơ tự do từ góc độ đặc trng thể loại là một bớc đi vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật 4 Mục tiêu phấn đấu của giờ dạy học thơ tự do theo hớng của luận án là bồi dỡng cho học sinh vừa có khả năng cảm hiểu đợc giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ tự do vừa có khả năng nắm bắt đợc những yếu tố đặc trng thơ tự do Qua đó học sinh có thể... triển, thơ tự do luôn bám sát vào đời sống hiện thực và đáp ứng thị hiếu của bạn đọc 2 Tìm hiểu đặc trng thể loại tác phẩm là một công việc cấp thiết trong hoạt động phân tích, chiếm lĩnh tác phẩm văn chơng Luận án tìm ra đặc trng cơ bản của thơ tự do Từ đó đề xuất phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do để giúp học sinh Trung học phổ thông tự khám phá, cảm thụ, chiếm lĩnh tác phẩm thơ tự do trong... 5 Bồi dỡng năng lực phân tích thơ tự do cho học sinh cũng nh công việc đổi mới phơng pháp dạy học văn trong nhà trờng đòi hỏi những đóng góp liên tục, lâu dài của nhiều thế hệ các nhà khoa học, các nhà giáo tâm huyết Đây là kết quả nghiên cứu bớc đầu về đặc trng thể loại thơ tự do và những vấn đề bồi dỡng năng lực phân tích cho học sinh trong giờ giảng văn với mong muốn góp phần phân tích thơ tự do. .. Trung học phổ thông 3 Nêu lên đặc trng thơ tự do và phơng hớng dạy học, luận án khảo sát xu hớng vận động, phát triển của thơ tự do trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945), trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chống Mỹ (1954 - 1975) và giai đoạn năm 1975 đến năm 2000 Tiếp theo, luận án điều tra, đánh giá vị trí tự do trong Chơng trình Trung học phổ thông và tình hình thực tiễn dạy học. .. bản các tình huống nghịch lí, các mâu thuẫn có khả năng nảy sinh trong tiếp nhận của học sinh 3.5.3 Đánh giá giờ lên lớp Tiến trình giờ dạy thực nghiệm thực sự là một tiến trình hoạt động của bản thân chủ thể học sinh, tác động gây hứng thú học sinh tham gia "đồng sáng tạo" Giờ lên lớp thực nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi để HS trao đổi, tự bộc lộ nhận thức và cảm xúc trớc tình huống, vấn đề đặt ra... dạy học hiện đại cũng nh t tởng mới về vai trò của ngời học trong quá trình giáo dục và đào tạo nói chung 1 Từ phong trào Thơ mới, thơ tự do nh một luồng gió mới, đột phá vào thành trì vững chắc muôn đời của những khuôn khổ, định lệ gò bó Đến thời kì kháng chiến, thơ tự do phát triển cả về số lợng và chất lợng và đã tạo đợc những bớc chuyển quan trọng về đặc trng thi pháp Trên chặng đờng phát triển, thơ. .. cách chủ quan của HS mà vẫn đảm bảo trật tự, lôgic của giờ học và yêu cầu định hớng s phạm của GV, tránh lối diễn giảng truyền thụ một chiều Trong tiến trình tổ chức giờ học thực nghiệm, dới sự dẫn dắt định hớng, điều chỉnh của GV, HS đã tự tiếp cận chiếm lĩnh những giá trị của tác phẩm 3.5.4 Đánh giá kết quả giờ dạy thực nghiệm Định chuẩn đánh giá kết quả giờ học văn là một việc cần thiết nhng không... Vì hiệu quả một giờ văn đem lại không chỉ là vấn đề hình thành và nắm vững các tri thức mà còn là vấn đề tự nhận thức, cảm xúc và thanh lọc Khi những kiến thức và kĩ năng văn chỉ đợc lĩnh hội một cách hình thức, cha chuyển hoá vào tâm hồn HS thì nó vẫn cha có gì đáng kể đối với hiệu quả giáo dục Do vậy tiêu chí đánh giá hiệu quả một giờ giảng văn phải đảm bảo hai yếu tố; Định lợng và định tính Sau khi... luận chung: Những TN cho thấy phơng án khoa học của luận án đề xuất có tính khả thi Tuy nhiên việc đánh giá kết quả một giờ giảng văn, cũng nh việc thẩm định hiệu quả thực tiễn đem lại bởi phơng pháp s phạm đang đợc vận dụng thử nghiệm hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản, một sớm một chiều và cũng không phải chỉ dự vào cá con số chỉ có tính chất định lợng ở đây, còn phải có nhìn nhận, đánh giá dựa... vào bảng có thể nhận định về chất lợng lớp TN hơn lớp ĐC Để có hình ảnh trực quan về các số liệu về kết quả % điểm, ta có đờng tần xuất Hình 1: Đờng phân phối tần xuất Nét màu đỏ (đậm) là của lớp TN, nét màu xanh (nhạt) là của lớp ĐC Đờng ngang là điểm bài làm của HS Đờng dọc chỉ số % HS có điểm tơng ứng 23 24 Cũng từ bảng (2) để so sánh kết quả học tập của HS lớp TN so với kết quả học tập của HS lớp . ngôn ngữ thơ tự do, cái tôi trữ tình và tứ thơ tự do. 2.2. Nghiên cứu năng lực tiếp nhận thơ tự do của học sinh và đề xuất phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh. 2.3 trung học phổ thông và việc bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho giáo viên và học sinh. Chơng 3: Thực nghiệm dạy học theo phơng hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh. . hớng bồi dỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh Trung học phổ thông. II. Lịch sử vấn đề Về thơ tự do, trong phong trào Thơ mới có nhiều ý kiến cho rằng thơ mới chính là thơ tự do,

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan