KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU ÂU NĂM 1997

25 804 1
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU ÂU NĂM 1997

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế khu vực cũng như Việt Nam

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 2.1. Thái Lan 6 3.1.2. Các nguyên nhân chủ quan 15 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng % GDP (1965 - 1995) của một số nước Đông Nam Á. 15 Hình 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trước khủng hoảng ở Đông Nam Á 15 Chương 4: Tác động của khủng hoảng kinh tế 1997 đến Việt Nam 20 4.1.Tình hình Việt Nam trước khủng hoảng 20 4.2 Tác động đối với Việt Nam 21 4.3.Các giải pháp đã thực hiện 23 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.1: Tăng trưởng GDP hàng năm của Indonesia 8 Hình 2.2 : Chỉ số chứng khoán Hong Kong sụt giảm 10 Hình 2.3: Chỉ số chứng khoán Hang seng của Hong Kong 10 Hình 3.1: Nhập khẩu của các nước phát triển từ các nước đang phát triển 13 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng % GDP (1965-1995) của một số nước Đông Nam Á 15 Hình 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trước khủng hoảng ở Đông Nam Á 16 Hình 3.4: Hệ thống tiền tệ sụp đổ 18 Hình 3.5: Tình hình phá giá của các đồng tiền Đông Nam Á 19 1 Chương 1: Lý thuyết về khủng hoảng tài chính 1.1. Tổng quan về thị trường tài chính Khủng hoảng tài chính tiền tệ là một khái niệm có lịch sử hình thành khá dài gắn với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN). Để tìm hiểu về khủng hoảng tài chính (KHTC) ta cần bắt đầu từ các luồng vốn (tiền và vật có chức năng giống như tiền). Dòng luân chuyển luồng vốn giữa tập hợp của vô số các mối quan hệ chằng chịt giữa các quỹ tiền (gồm các quỹ tiền tệ do doanh nghiệp nhà nước lập ra, các trung gian tài chính, các tổ chức, gia đình và cá nhân) tạo nên một hệ thống tài chính. Vậy ta có thể định nghĩa tài chính là tập hợp các quỹ tiền và giống như tiền cùng với các mối quan hệ giữa chúng bao gồm cả nội tệ, ngoại tệ với ba chức năng chủ yếu là thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Giống như tiền tức là những thứ có đủ ba chức năng chủ yếu của tiền đồng thời phải có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng (có tính thanh khoản). Vậy khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ hệ thống quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ và cấu thành hệ thống tài chính là các dòng tiền hay giống như tiền đi vào trừ đi tiền ra, nhận vào trừ đi thanh toán… hình thành tài sản nợ trừ có khi xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số 2 lượng thời hạn, chủng loại tiền (giống như tiền) thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Như vậy khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán hay khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó của các tổ chức tài chính. Chính vì vậy khủng hoảng tài chính thường có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng thừa diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay. 1.2. Các khái niệm về khủng hoảng tài chính Khái niệm khủng hoảng tài chính được nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo các cách khác nhau và trên nhiều phương diện nhưng chúng đều mang đặc điểm chung là các tổ chức tài chính (quỹ) trong tình trạng không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đang bị “đòi” của mình. Khủng hoảng tài chính là tình trạng mà trong đó một bộ phận của nền tài chính có những khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản thực có trên thị trường gây ảnh hưởng tới các cán cân đầu tư khác, dẫn tới sự sụp đổ của không ít công ty tài chính, dẫn tới việc chính phủ bắt buộc phải có những can thiệp. (Định nghĩa tham khảo trong cuốn banking cries case: cases and issues của V. Sundarajan, 1991, paperback). Khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ của thị trường tài chính mà trong đó do những lựa chọn bất lợi và tâm lý hoang mang đã trở nên xấu đi, dẫn đến hậu quả thị trường tài chính không thể có những quỹ hiệu quả cũng như cơ hội đầu tư tốt nhất. (Định nghĩa của Frederic Mishkin 1 ). 1.3. Một số dạng khủng hoảng đặc thù • Khủng hoảng ngân hàng: rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số lượng, thừoi hạn cũng như chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao làm ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo khủng hoảng cả hệ 1 Frederic Mishkin sinh ngày 11/01/1951, là một nhà kinh tế Mỹ và là giáo sư tại Trường Columbia Business school. Ông là thành viên của Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ từ năm 2006 đến 2008. 3 thống ngân hàng. Trong trường hợp khủng hoảng các Ngân hàng thương mại thường có xu hướng siết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh nghiệp – bạn hàng chủ yếu của ngân hàng vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt động. • Khủng hoảng nợ quốc gia: trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính thức, vay thương mại) qua nhiều, sử dụng không hiểu quả vốn nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xoá nợ thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ (như trường hợp của CHDCND Triều Tiên). Khủng hoảng nợ xảy ra khá nhiều ( Argentina mới đây hay nhiều nước Châu Phi vừa qua) cùng với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. • Khủng hoảng tiền tệ: là hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu cả thực tế và giả tạo do đầu cơ buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng. • Khủng hoảng thị trường chứng khoán: với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và phức tạp nên cũng dễ đổ vỡ. Khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (“tuột dốc” hay “không thang” quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị “bán đổ, bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì không có giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng khoán) vào so với tiền ra thị trường chứng khoán (quỹ chứng khoán) • Khủng hoảng cán cân thanh toán (cán cân vãng lai), cán cân vốn (còn được gọi là tài khoản) là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia: khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập trừ đi xuất) bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng cácluồng ngoại tệ ra lớn hơn ngoại tệ vào (cán cân vãng lai, tài khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề. • Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản: nếu các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả ba mặt số lượng, thời hạn và chủng loại tiền (và giống như tiền) thì khủng hoảng tình thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của “giống như tiền” và một số loại tài sản đặc thù. 4 • Khủng hoảng ngân sách: NSNN thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát. Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể xuất hiện nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của tài chính trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Diễn biến của khủng hoảng tài chính châu Á 1997 Khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, các trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở những nước châu Á, trong đó có một số quốc gia được coi như là "những con h ổ Đông Á ". Cuộc khủng hoảng này cũng thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam ít bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải trải qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ 5 2.1. Thái Lan Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi, thâm hụt tài khoản vãng lai đến 14,7 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng lên, từ mức 35,99 tỷ USD năm 1991 lên 89 tỷ USD năm 1996, gấp 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54% GDP. Từ đầu năm 1997 đến tháng 3/1997, người dân và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính, buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán ngày 3/3/1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt và công bố 10 công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường (Unico Housing Co.Ltd; Thai-Fuji; Royal International; Sri Dhana; Eastern Finace; County…). Ngày 4 và 5/3/1997: hơn 21,4 tỉ Baht (820 triệu USD) được rút ra khỏi ngân hàng và công ty tài chính. Sau đó một tháng, ngày 9/4/1997, tỷ giá hối đoái tăng lên 26,08 Baht/USD, cao nhất từ 1991. Ngày 14/5 và ngày 15/5/1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. 6 Ngày 25/6/1997, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa trên toàn quốc lên 56/91(chiếm 64%). Ngày 30/6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht. Để giữ tỷ giá hối đoái trong điều kiện số lượng ngoại tệ đặt mua tăng vọt, chính phủ đã phải bán ngoại tệ, làm dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 37,7 tỷ USD vào tháng 12/1996 còn 31,4 tỷ USD vào 30/6/1997. Nếu mức độ sụt giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia của quý 2/1997 kéo dài thêm khoảng 2-3 quý nữa thì lúc đó dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn 10 tỷ USD, bằng 1/3 mức dự trữ ngoại tệ năm 1996, và chính phủ sẽ buộc thả nổi tỷ giá hối vì hoàn toàn không còn khả năng bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái. Do đó, ngày 2/7/1997 chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht, kết quả là đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%, tỉ giá hối đoái tăng từ 25 Baht/USD vào tháng 6/1997 lên 53Baht/USD vào tháng 1/1998 tức là tăng 112% trong vòng 6 tháng. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11/08, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20/08, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar. 2.2. Indonesia Tháng 7/1997, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8/1997, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14/08/1997 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng đồng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu USD ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9/1997, cả giá đồng Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử. Đồng Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua USD vào, bán Rupiah ra khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt. 7 Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Tổng thống Suharto buộc phải từ chức tổng thống. Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa đồng Rupiah và USD vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1. Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo USD của Indonesia đã giảm đi. Hình 2.1: Tăng trưởng GDP hàng năm của Indonesia. 2.3. Philippines Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTW) Philippines tăng lãi suất lên 1,75 điểm phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra tại Thailand vào ngày 2/7/1997 thì một ngày say đó, ngày 3/7/1997, NHTW Philippines buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng peso, tăng mức lãi suất vay qua đêm từ 15% lên 24%. Giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso ăn một USD lên 38 peso vào năm 2000, và lên 40 peso khi kết thúc cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá. Giá trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm tổng thống. 2.4. Hong Kong 8 Cuộc khủng hoảng nổ tài chính nổ ra chỉ 24 giờ sau khi Vương Quốc Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc. Tháng 10/1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ và tình trạng này kéo dài nhiều năm, đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công. Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Tuy giữ được tỷ giá đồng tiền nhưng Thị trường chứng khoán Hong Kong trở nên cực kỳ bất ổn, chỉ số Hang Seng tụt 23% chỉ trong vòng ba ngày từ 20-23/10/1997. Ngày 15/08/1998, lãi suất cho vay qua đêm được Hong Kong nâng lên một cách chống mặt từ 8% lên thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Đứng trước sức ép từ hoạt động đầu cơ, Chính phủ Hong Kong đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ. Chính phủ đã kết thúc cuộc chiến này bằng việc bỏ ra khoảng 120 tỷ đô-la Hong Kong (tương đương 15 tỷ USD) để mua lại cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trở thành cổ đông lớn trong một số công ty, chẳng hạn tại HSBC, Chính phủ nắm 10% cổ phần. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ USD). Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng khoán của nước này đã ngừng lại vào tháng 9/1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga. Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 : 1. 9 Hình 2.2 : Chỉ số chứng khoán Hong Kong sụt giảm. Hình 2.3: Chỉ số chứng khoán Hang seng của Hong Kong. 2.5. Hàn Quốc Vảo tháng 10/1997 cuộc khủng hoảng bắt đầu tại Hàn Quốc – quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc và đứng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn của thế giới. Lĩnh vực tài chính ngân hàng của Hàn Quốc bị ảnh hưởng trầm trọng nhất. 10 [...]... @http://www.imf.org/external/np/speeches /1997/ 120897.htm) International Monetary Fund, Toward a a Framework for Financial Stability, January International Monetary Fund, Toward Framework for Financial Stability, January 1997 “East Asia && Pacific”, World Bank Annual Report 1997, 19 September 1997 1997 “East Asia Pacific”, World Bank Annual Report 1997, 19 September 1997 Bank for International Settlements, 68 thth Bank for... December 1997 Peter Montagnon, “Needed: Another Miracle”, Financial Times, 23 December 1997 Sebastian Edwards, Capital Controls, Exchange Rates and Monetary Policy ininthe Sebastian Edwards, Capital Controls, Exchange Rates and Monetary Policy the World Economy, 1995 “The Pacific’s Grim Rim”, Financial Times, 25 October 1997 World Economy, 1995 “The Pacific’s Grim Rim”, Financial Times, 25 October 1997 David... International Monetary Fund, World Economic Outlook, October 1998 International Monetary Fund, The IMF’s Response toto the Asian Crisis, October 1998 International Monetary Fund, The IMF’s Response the Asian Crisis, October 1998 http://www.imf.org/External/np/exr/facts/asia.HTM http://www.imf.org/External/np/exr/facts/asia.HTM International Monetary Fund, Annual Report 1998, Chapter VII, 1998 International... VII, 1998 International Monetary Fund, Annual Report 1998, Chapter VII, 1998 S.S.Sugisaki, presentation atatthe IMF Symposium on Capital Flows and Financial Sugisaki, presentation the IMF Symposium on Capital Flows and Financial System System Stability, 8 8 December 1997 (from the IMF website Stability, December 1997 (from the IMF website @http://www.imf.org/external/np/speeches /1997/ 120897.htm) @http://www.imf.org/external/np/speeches /1997/ 120897.htm)... thứ ba” – – Giáo trình kinh tế Fulbright thứ ba” Giáo trình kinh tế Fulbright International Monetary Fund, World Economic Outlook: Interim Assessment, International Monetary Fund, World Economic Outlook: Interim Assessment, December 1997 December 1997 International Monetary Fund, World Economic Outlook, May 1998 International Monetary Fund, World Economic Outlook, May 1998 International Monetary Fund,... Financial Times, 25 October 1997 David Wighton, “Blair Urges Big IMF Overhaul”, Financial Times, 22 September David Wighton, “Blair Urges Big IMF Overhaul”, Financial Times, 22 September 1998 1998 George Soros, “Avoiding AA Breakdown”, Financial Times, 31 December 1997 George Soros, “Avoiding Breakdown”, Financial Times, 31 December 1997TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 25 ... tác động quá mạnh c a cuộc khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors Đồng won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won đổi một USD Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu người, sau khủng hoảng, nợ quốc gia c a Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó 2.6 Malaysia Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai c a Malaysia thâm hụt 5% Malaysia là quốc gia nhận được nhiều vốn... Việt Nam 4.1.Tình hình Việt Nam trước khủng hoảng Sau giai đoạn mở c a nền kinh tế với nhiều chuyển biến trong kinh tế và hoạt dộng đầu tư những năm 1994 – 1996 Việt Nam đang trên đà phát triển và mở c a hội nhập, kinh tế có những bước chuyển quan trọng trong nhiều lĩnh vực thì xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Thái Lan lan sang Hàn Quốc, Indonesia Giai... các doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng từ Đông A' do giá rẻ hơn bằng cả hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch (buôn lậu qua biên giới) Hiện nay, các doanh nghiệp trong cả nước ta còn tồn kho nhiều hàng c a Đông A' sẽ bị lỗ nặng vì giá các hàng hoá này giảm nghiêm trọng Đồng thời, do các đồng tiền Đông A' bị phá giá ở mức cao, đã tạo sức ép đối với hàng xuất khẩu c a Việt Nam sang thị trường Đông A' phải... đồng tiền Việt Nam mới chỉ mất giá chút ít, khoảng trên 10% so với đồng USD Điều đó sẽ làm cho hàng nhập khẩu từ các nước Đông A' vào Việt Nam với mức rẻ gần như tương ứng với mức phá giá c a đồng tiền các nước Do đó hàng nhập từ Đông A' sẽ lấn át hàng nội c a chúng ta ngay tại thị trường Việt Nam Chính điều này đã khuyến khích các nhà xuất khẩu c a Đông A' tăng lượng hàng bán sang Việt Nam, đồng thời . đầu người, sau khủng hoảng, nợ quốc gia c a Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó. 2.6. Malaysia Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai c a Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là quốc gia nhận được. c a không ít công ty tài chính, dẫn tới việc chính phủ bắt buộc phải có những can thiệp. (Định ngh a tham khảo trong cuốn banking cries case: cases and issues c a V. Sundarajan, 1991, paperback). Khủng. Indonesia Tháng 7 /1997, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ c a Indonesia đã nới rộng biên độ dao động c a tỷ giá hối đoái gi a Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8 /1997,

Ngày đăng: 04/04/2014, 16:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • 2.1. Thái Lan

      • 3.1.2. Các nguyên nhân chủ quan

      • Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng % GDP (1965 - 1995) của một số nước Đông Nam Á.

      • Hình 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trước khủng hoảng ở Đông Nam Á

      • Chương 4: Tác động của khủng hoảng kinh tế 1997 đến Việt Nam

        • 4.1.Tình hình Việt Nam trước khủng hoảng

        • 4.2 Tác động đối với Việt Nam

        • 4.3.Các giải pháp đã thực hiện

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan