Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnh ở nước ta hiện nay pot

6 875 6
Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnh ở nước ta hiện nay pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÀO ĐỨC THÀ – Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnh nước ta hiện nay 63 THỰC TRẠNG THỤ TINH NHÂN TẠO LỢN TẠI MỘT SỐ TỈNHNƯỚC TA HIỆN NAY Đào Đức Thà, Phan Văn Kiểm, Nguyễn Thạc Hoà, Phan Lê Sơn và Đỗ Hữu Phong. Bộ môn Sinh lý, Sinh hoá và Tập tính vật nuôi – Viện Chăn nuôi Tác giả liên hệ: Đào Đức Thà. Tel: (04) 8.385.940; Mobi: 0903.222.229; E-mail: bacsitha@yahoo.com ABSTRACT Current situation of artificial insemination on swine in some provinces in the North, Centre and South of Vietnam Artificial insemination of swine has been applied in Viet nam for a long time and achieved a good success. However there was only 29,1% of swine using artificial insemination. In order to increase the number of swine being inseminated artificially, the survey in 5 provinces in the north, centre, and the south was conducted to find out the main constrains and difficulties in AI field. The data of the survey showed that the infrastructure and facility in most of AI center of swine was very old and out of date. The farmers were not aware of the role of A.I and management systems, human resources were limited. To improve the A.I in swine some things need to be consifdering such as: the size of farms, A.I service and price, training and practice A.I, promotion policy for technician ete… Key words: Artificial insemination, swine, cattle ĐẶT VẤN ĐỀ Thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho lợn, bò nước ta đã được ứng dụng từ lâu, góp phần cải tiến, phát triển số lượng - chất lượng đàn bò, đàn lợn trong nước. Hơn nữa công tác TTNT đã giúp tăng nhanh về tiến bộ di truyền, góp phần nâng cao năng suất chất lượng thịt, sữa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi mà phương pháp giao phối tự nhiên không thể có được. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc là một trong những biện pháp hiệu quả trong nhân giống, cải tạo đàn giống và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi thương phẩm. Theo Cục Chăn nuôi (2008), hiện nay nước ta tỷ lệ TTNT cho đàn lợn nái trong nhân giống gia súc còn thấp (29,1%). Một câu hỏi được đặt ra là: Hiện trạng TTNT lợn ra sao? Trong những năm qua có bị xuống cấp không? Các chính sách cho TTNT lợn có phù hợp và được áp dụng hay không? Để trả lời vấn đề này, trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và chính sách thúc đẩy nhanh công tác thụ tinh nhân tạo gia súc trong nhân giống lợn, bò” chúng tôi tiến hành đánh giá “Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnhnước ta hiện nay” VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm điều tra Các Trung tâm giống vật nuôi, Trạm TTNT và các công ty giống gia súc tại các tỉnh tiến hành điều tra. Các trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi lợn. Thời gian điều tra Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2009 Nội dung điều tra Điều tra tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn một số tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Bình Định, TP Hồ Chí Minh. Điều tra thực trạng dẫn tinh viên lợn. Điều tra thực trạngsở vật chất, trang thiết bị dùng cho TTNT lợn của các trạm sản xuất tinh lợn, Trung tâm giống vật nuôi. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33 – Tháng 10 – 2011 64 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin từ Sở Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm giống và kỹ thuật viên, dẫn tinh viên (DTV) để nắm bắt được tổng số đàn lợnsố lượng lợn phối giống bằng phương pháp TTNT qua đó xác định được tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn tỉnh đó. Phỏng vấn, thu thập thông tin từ các DTV hoạt động trên địa bàn các tỉnh thông qua các Trạm TTNT, Trung tâm giống và các cơ quan quản lý các cấp. Điều tra, ghi chép số lượng, hiện trạng và thời gian sử dụng các trang thiết bị dùng cho TTNT của phòng lấy tinh, phòng sản xuất, phân phối tinh dịch lợn của Trạm TTNT, Trung tâm Giống vật nuôi, các trại nuôi lợn đực giống. Số liệu được xử lý bằng Excel KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo của một số tỉnh nước ta. Tỷ lệ đàn cái được phối giống bằng phương pháp TTNT phản ánh mức độ ứng dụng kỹ thuật này trong nhân giống. Các số liệu điều tra trong năm 2009 đã cho kết quả tại Bảng 1. Bảng 1. Tình hình TTNT lợn của các tỉnh điều tra Thụ tinh nhân tạo Chỉ tiêu Tỉnh Tổng đàn nái (con) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số liều tinh sử dụng (liều/năm) Hà Nội 207.000 82.800 40,00 144.000 Hải Dương 135.000 11.571 85,71 322.000 Thái Nguyên 96.000 36.480 38,00 123.000 Bình Định 131.035 35.956 27,44 185.000 TP HCM 42.288 13.955 33,00 136.000 Kết quả Bảng 1 cho thấy, Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ TTNT lợn cao nhất (85,71%), tiếp theo là Hà Nội, Thái Nguyên, TP HCM tỷ lệ TTNT lợn lần lượt là 40%, 38%, 33%. Tỉnh thành có tỷ lệ TTNT thấp nhất là Bình Định (27,44%). Hầu hết các tỉnh trên đều có tỷ lệ TTNT lợn cao hơn so với tỷ lệ TTNT lợn trong cả nước (tỷ lệ TTNT lợn chiếm 29,1% theo công bố của Cục Chăn nuôi, 2008) và duy nhất tỉnh Bình Định tỷ lệ này thấp hơn. Công tác TTNT lợn của Hải Dương cao vì có mộtsở sản xuất tinh mạnh, màng lưới TTNT sâu rộng khắp địa bàn tỉnh theo các tuyến và các cụm Huyện và Xã. Dẫn tinh viên quản lý hoạt động rộng và các chính sách hỗ trợ thích hợp của Tỉnh với ngành chăn nuôi lợn (Đối với hộ nông dân chăn nuôi lợn nái sinh sản, Tỉnh hỗ trợ 100% tiền mua tinh dịch phối giống). Kết quả điều tra dẫn tinh viên lợn của một số tỉnh nước ta. Thông tin thu thập từ các phiếu điều tra về dẫn tinh viên cho kết quả được trình bày tại Bảng 2. Bảng 2 cho thấy, tổng số DTV lợn của Hải Dương đạt cao nhất (1000 người), sau đó là Hà Nội (600 người). Điều đó chứng tỏ 2 địa phương này có phong trào TTNT lợn phát triển. Hải Dương là tỉnh duy nhất có hầu hết các dẫn tinh viên được Trung tâm giống vật nuôi quản lý. ĐÀO ĐỨC THÀ – Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnhnước ta hiện nay 65 Phạm vi hoạt động của các dẫn tinh viên tại Hải Dương rộng nhất, mở rộng sang một số huyện của Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng giáp danh với Hải Dương. (Điều này phản ánh hoạt động hiệu quả của màng lưới dẫn tinh viên). Đa số các DTV đã qua lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật TTNT nhưng trình độ chưa chuyên sâu và phải kết hợp nhiều nghề khác nhau. Phần lớn DTV chưa được hưởng hỗ trợ kinh phí và dụng cụ TTNT. Các DTV đều không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ. Bảng 2. Tình hình dẫn tinh viên cho lợn tại các địa điểm điều tra Hà Nội Thái Nguyên Hải Dương Bình Định TP HCM Tổng số (người) 600 300 1.000 376 310 Tỷ lệ đã qua đào tạo (%) 95 90 100 80 93 Cơ quan quản lý 60% DTV do hợp tác xã quản lý, 40% còn lại hành nghề tự do, kiêm nhiệm Thuộc sự quản lý của Trung tâm giống vật nuôi, trạm TTNT và hợp tác xã, kiêm nhiệm Đa số DTV hoạt động trong màng lưới TTNT của Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh. 80% các DTV trực thuộc sự quản lý của các Trung tâm giống, trạm TTNT và của huyện, xã. 20% còn lại hoạt động tự do 40% DTV hoạt động thuộc Trung tâm, trạm TTNT. Số còn lại hoạt động theo các công ty, tự do. Phạm vi hoạt động Hẹp, tập trung các vùng chăn nuôi nhiều lợn Phạm vi hoạt động trong bán kính 40km Hoạt động trong phạm vi 60km và mở rộng sang các huyện của tỉnh giáp danh. Phạm vi hoạt động 20km - 25km Bán kính hoạt động 55km – 60km Số liều tinh/DTV/ năm 240 liều 410 liều 322 liều 340 liều 439 liều Hỗ trợ dụng cụ, thiết bị phục vụ TTNT Không hỗ trợ Hỗ trợ 1 phần Hỗ trợ chưa đầy đủ Hỗ trợ 1 phần Không hỗ trợ Ghi chép thông tin Các DTV ghi chép không đầy đủ hoặc không ghi chép Ghi chép sổ sách đầy đủ theo mẫu của hợp tác xã Ghi chép đầy đủ, tổng hợp hàng ngày Không ghi chép, ghi chép không đầy đủ. Ghi chép không đầy đủ, chỉ dừng lại ngày phối, ngày đẻ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33 – Tháng 10 – 2011 66 Hải Dương là tỉnh có mạng lưới TTNT hoạt động đồng đều trên khắp địa bàn tỉnh. Các DTV hoạt động theo 7 tuyến vận chuyển tinh, 92 điểm cụm bán tinh kết hợp với phạm vi hoạt động rộng nên việc cung cấp các liều tinh cho các trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi luôn kịp thời. Bên cạnh đó chất lượng tinh dịch kiểm soát tốt đảm bảo TTNT đạt kết quả cao. Vì vậy được sự ủng hộ và tin tưởng của hộ chăn nuôi lợn nái, qua đó thúc đẩy tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn tăng nhanh và một số vùng lân cận. Dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong các cơ sở sản xuất tinh lợn Để có chất lượng tinh dịch tốt tại các cơ sở, trung tâm sản xuất tinh lợn thì ngoài yếu tố con giống, kỹ thuật thì dụng cụ, trang thiết bị sử dụng cũng đóng một vai trò quan trọng. Sau đây là thực trạng dụng cụ, trang thiết bị tại các Trạm, Trung tâm khai thác và sản xuất tinh dịch lợn theo số liệu phỏng vấn điều tra của các tỉnh được thể hiện Bảng 3: Bảng 3. Dụng cụ, trang thiết bị tại các Trạm, Trung tâm khai thác và sản xuất tinh dịch Địa điểm Trang thiết bị Thời gian sử dụng Tình trạng thiết bị Hà Nội - Phòng lấy tinh lợn nhỏ, phòng pha chế tinh cách xa phòng lấy tinh. Môi trường vệ sinh không đảm bảo - Các loại trang thiết bị thiếu thốn, dùng chung lẫn nhau. * Thiếu máy đếm tinh trùng và bình nước ấm (35 - 36ºC) Các dụng cụ chuyên dụng và kính hiển vi đã sử dụng từ 5-15 năm - Đa số cũ, và kém chất lượng, hoạt động không ổn định. Một số đã hỏng Hải Dương - Phòng lấy tinh và pha chế tinh trang bị khá đầy đủ các dụng cụ, máy móc. * Thiếu máy đếm tinh trùng và bình nước ấm (35 - 36ºC) 7-12 năm - Sử dụng qua nhiều năm, hoạt động không ổn định. T T h h á á i i N N g g u u y y ê ê n n - Hệ thống trang thiết bị tương đối đầy đủ, đang sử dụng. * Thiếu máy đếm tinh trùng và bình nước ấm (35 - 36ºC) Dụng cụ, thiết bị sử dụng 7- 10 năm - Thiết bị cũ, một số hỏng B B ì ì n n h h Đ Đ ị ị n n h h - Đơn giản và chưa được trang bị đầy đủ * Thiếu máy đếm tinh trùng và bình nước ấm (35 - 36ºC) 5-14 năm - Sử dụng lâu năm, cũ và hỏng nhiều. Hoạt động không ổn định T T P P H H C C M M - Số trạm sản xuất tinh lợn điều tra có đầy đủ điều kiện trang thiết bị, nhà xưởng và phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn là 56%. * Thiếu máy đếm tinh trùng và bình nước ấm (35 - 36ºC) 5-7 năm - Dụng cụ cũ, kém hiệu quả. Bảng 3 cho thấy, hầu hết các dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng khai thác, sản xuất tinh lợn của đa số các Trạm, cơ sở sản xuất không đầy đủ, những thiết bị hiện có đều đã sử ĐÀO ĐỨC THÀ – Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnhnước ta hiện nay 67 dụng trong khoảng thời gian từ 5 – 15 năm. Một số thiết bị có tại các phòng sản xuất tinh nhưng không được sử dụng thường xuyên, để lâu ngày thiết bị trục trặc hoặc hoạt động kém hiệu quả. Do đó việc kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch sẽ có độ tinh cậy không cao, khó kiểm soát. tất cả các Trạm, cơ sở sản xuất tinh mà chúng tôi điều tra đều không có tủ đựng nước ấm 35 - 37ºC để bảo quản tinh ngay sau khai thác (trước khi đánh giá, pha chế tinh) và không có máy đếm tinh trùng. Một sốsở dùng buồng đếm bạch cầu để đếm nồng độ tinh trùng (đếm định kỳ nồng độ 1 lợn đực giống nào đó rồi căn cứ vào đó để ước tính tỷ lệ pha loãng). Như vậy, khi pha loãng và phân liều tinh sẽ không đảm bảo tổng số tinh trùng tiến thẳng đã quy định có trong một liều tinh. Có nơi lại dùng dụng cụ đựng tinh không chuyên dụng như: bô, cốc nhựa vv Sản xuất và tiêu thụ số liều tinh dịch lợn của các tỉnh Nhận thức rất rõ đóng góp tích cực của công tác TTNT trong chăn nuôi lợn, nhiều tỉnh có biện pháp hỗ trợ, ưu tiên mở rộng mạng lưới TTNT, trong đó có xây dựng thêm sốsở sản xuất tinh, Trạm TTNT và các trại lợn đực giống. Tuy sốsở TTNT tăng nhưng hiện số lượng lợn đực giống tại các cơ sở này còn ít (chỉ chiếm 5,2% tổng đàn lợn đực cả nước). Hiện nay việc tiêu thụ liều tinh của các cơ sở TTNT lợn chưa cao, khoảng 80% (tổng số liều tinh tiêu thụ được là 4,96/6,19 triệu liều, năm 2008), (Cục Chăn nuôi-Hội nghị TTNT gia súc các tỉnh phía Nam, tháng 5 năm 2009) Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ số liều tinh lợn của Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Bình Định và TP HCM nhằm đánh giá hiệu quả của các trạm sản xuất, tiêu thụ tinh lợn trên địa bàn. Kết quả được thể hiện Bảng 4. Bảng 4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ số liều tinh lợn trên địa bàn các tỉnh Chỉ tiêu Hà Nội Thái Nguyên Hải Dương Bình Định TP HCM Số trạm sản xuất tinh (trạm) 2 trạm 3 trạm 1 trạm 23 trạm 3 trạm Quy mô của trạm sản xuất tinh - Xí nghiệp Lợn Cầu Diễn: 22 đực giống. - Trạm TTNT Thạch Thất Hà Nội: 37 đực giống. - 1 trạm truyền giống quy mô 80 lợn đực giống. - 2 trạm tư nhân với 30 lợn đực giống - Trạm sản xuất tinh có tổng số 120 đực giống - 23 trạm sản xuất tinh dịch lợn với 125 đực giống - 3 trạm chăn nuôi 160 lợn đực giống Số liều tinh sản xuất/năm 180000 200000 379000 264286 146000 Tỷ lệ tiêu thụ (%) 80 82 85 70 75 Số liều tinh tiêu thụ/ngày 395 449 883 507 300 Số liều tinh tiêu thụ/trạm/ngày 198 150 883 22 100 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33 – Tháng 10 – 2011 68 Bảng 4 cho thấy: Tại Hải Dương trong một ngày có 883 liều tinh được tiêu thụ và phối giống cho lợn cái, chỉ tiêu này cao hơn nhiều so với các tỉnh còn lại. Thấp nhất là Bình Định (22 liều/trạm/ngày). Bảng trên cũng cho thấy các địa phương có trạm sản xuất tinh lớn, tập trung sẽ hoạt động có hiệu quả hơn các địa phương có nhiều trạm rải rác. Chúng tôi cho rằng nhiều trạm sản xuất tinh nhỏ lẻ sẽ không có đầu tư lớn cho con giống, trang thiết bị, nhà xưởng cũng như màng lưới dẫn tinh viên nên chất lượng dịch vụ sẽ thấp và do đó sẽ kém hiệu quả hơn. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Các tỉnh điều tra có tỷ lệ TTNT lợn cao hơn so với tỷ lệ TTNT lợn trong cả nước. Trong đó Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ TTNT lợn cao nhất (85,71%), tiếp theo là Hà Nội, Thái Nguyên, TP HCM tỷ lệ TTNT lợn lần lượt là 40%, 38%, 33%. Tỉnh thành có tỷ lệ TTNT thấp nhất là Bình Định (27,44%). Công tác TTNT lợn của Hải Dương phát triển tốt vì có mộtsở sản xuất tinh mạnh, màng lưới TTNT sâu rộng khắp địa bàn tỉnh, dẫn tinh viên được thống nhất quản lý và các chính sách hỗ trợ thích hợp. Dẫn tinh viên có trình độ chưa chuyên sâu và phải kết hợp nhiều nghề khác nhau. Phần lớn DTV chưa được hưởng hỗ trợ kinh phí và dụng cụ TTNT. Các DTV đều không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ. Dụng cụ, trang thiết bị của các cơ sở sản xuất tinh lợn đã sử dụng quá nhiều năm nên lạc hậu, một số dụng cụ còn thiếu. Số liều tinh lợn tiêu thụ/trạm/ngày còn rất thấp: Hà Nội 198 liều; Thái Nguyên 150 liều, Bình Định 22 liều, TP HCM 100 liều. Đề nghị Các cơ sở TTNT lợn cần được nâng cấp về cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị cần được mua mới, thay thế (do đã xuống cấp do nhiều năm không được đầu tư) Các DTV cần được thống nhất quản lý tập trung , các ghi chép là bắt buộc đối với DTV. Tăng cường thông tin tuyên truyền về TTNT đối với hộ chăn nuôi. Để tăng tỷ lệ TTNT cần quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung, khuyến khích chăn nuôi mô hình trang trại và quy mô lớn. Các cơ sở sản xuất tinh lợn cần được kiểm soát về chất lượng tinh thường xuyên (hiện nay mạnh ai lấy làm chưa theo khuôn mẫu nào). TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Chăn nuôi (2008). Tình hình thụ tinh nhân tạo bò và định hướng phát triển. Hội nghị “Triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và thụ tinh nhân tạo gia súc các tỉnh phía Bắc”. Họp tại Vĩnh Phúc, 26 – 27/6/2008. Cục Chăn nuôi (2009a). Tình hình thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn kết 3 năm thực hiện Quyết định 07/2005/QĐ-BNN quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống. Hội nghị thụ tinh nhân tạo gia súc các tỉnh phía Nam. Ngày 15/5/2009 tại TP Hồ Chí Minh. Cục Chăn nuôi (2009b). Báo cáo tình hình thụ tinh nhân tạo bò và định hướng phát triển. Hội nghị thụ tinh nhân tạo gia súc các tỉnh phía Nam. Ngày 15/5/2009 tại TP Hồ Chí Minh. Người phản biện: ThS. Vũ Ngọc Hiệu và ThS. Nguyễn Thị Thoa . ĐÀO ĐỨC THÀ – Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnh ở nước ta hiện nay 63 THỰC TRẠNG THỤ TINH NHÂN TẠO LỢN TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Đào Đức Thà, Phan Văn. sản xuất tinh lợn của đa số các Trạm, cơ sở sản xuất không đầy đủ, những thiết bị hiện có đều đã sử ĐÀO ĐỨC THÀ – Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnh ở nước ta hiện nay 67 . lợn phát triển. Hải Dương là tỉnh duy nhất có hầu hết các dẫn tinh viên được Trung tâm giống vật nuôi quản lý. ĐÀO ĐỨC THÀ – Thực trạng thụ tinh nhân tạo lợn tại một số tỉnh ở nước ta hiện

Ngày đăng: 03/04/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan