Chương 1 khu vực công và tài chính công

25 19K 20
Chương 1 khu vực công và tài chính công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khu vực công và tài chính công

Tài chính Công Chương 1: KHU VỰC CÔNG TÀI CHÍNH CÔNG Cho đến thời điểm hiện tại, khu vực công nói chung chính phủ nói riêng có vai trò như thế nào trong nền kinh tế vẫn là một trong những chủ đề gây ra nhiều tranh luận nhất trong các học thuyết kinh tế cổ điển hiện đại. Chương này cung cấp một đánh giá tổng quan về lĩnh vực công, tài chính công giải thích tại sao nó là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Cụ thể như sau:  Khu vực công là gì? Tại sao lại nghiên cứu Khu vực Công?  Tài chính công vai trò của chính phủ trong việc quản lý Tài chính Công.  Các thời kỳ phát triển của Tài chính Công .  Bản chất chức năng của Tài chính công. 1.1. Khu vực công 1.1.1. Khái niệm khu vực công Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều rất cần đến những loại hàng hoá do Khu vực công cung cấp như: y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng… Như vậy, Khu vực công là gì? Từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực: Khu vực tư nhân Khu vực công (Khu vực nhà nước, Khu vực chính phủ). Sự khác biệt giữa hai khu vực ở đây là gì? - Khu vực côngkhu vực phản ánh hoạt động kinh tế chính trị, xã hội do nhà nước quyết định. - Khu vực tư là khu vực phản ánh các hoạt động do tư nhân quyết định. Như vậy, sự phân biệt giữa khu vực khu vực công là hoàn toàn dựa vào tính chất sở hữu quyền lực chính trị. * Hiện nay, có 2 khái niệm về Khu vực công: Khái niệm 1: Khu vực công = khu vực nhà nước: mọi thứ, mọi sự đều được quyết định bởi nhà nước (gắn liền với Việt Nam). Ngô Đức Chiến Trang 1/24 Tài chính Công Ví dụ: Ở Việt Nam các đơn vị thuộc khu vực công như quỹ tín dụng nhân dân, kho bạc nhà nước, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, Khái niệm 2: Theo Joseph E. Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường Đại học Columbia), m ộ t cơ quan hay đ ơ n v ị được x ế p vào khu vực công khi có 2 đ ặ c đ i ể m s a u: - Phương diện lãnh đạo: trong 1 chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ: Quốc hội do nhân dân bầu ra sau đó Quốc hội lại chỉ định ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng Đặc điểm này hàm ý rằng, hoạt động của khu vực công phải phục vụ cho đại đa số lợi ích của cộng đồng tức là khu vực côngkhu vực phi lợi nhuận. - Quyền lực hoạt động: các đơn vị trong khu vực công được giao 1 số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Chẳng hạn, chính phủ có quyền buộc công chúng phải nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự… Theo đó, có thể nêu ra 1 số hoạt động thuộc khu vực công sau đây: - Hệ thống các cơ quan công quyền: + Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước gồm các cơ quan lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), tư pháp (tòa án viện kiểm sát). + Hệ thống quốc phòng các cơ quan an ninh (thực chất đây cũng là 1 bộ phận của chính phủ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc đảm bảo trật tự xã hội). + Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công (giáo dục, y tế, thể dục thể thao…trong đó: giáo dục y tế là 2 dịch vụ công phổ biến nhất) + Hệ thống các cơ quan cung cấp an sinh xã hội. - Hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước: + Các doanh nghiệp nhà nước. + Các định chế tài chính trung gian. Ngô Đức Chiến Trang 2/24 Tài chính Công + Ngân hàng Nhà nước. + Các đơn vị được nhà nước cấp vốn hoạt động. 1.1.2. Khu vực công những vấn đề kinh tế cơ bản (Tại sao lại nghiên cứu Khu vực Công? ) Chúng ta đã biết đến quy luật khan hiếm như sau: trên thế giới, một số quốc gia may mắn được sở hữu nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, kim loại quý hiếm hoặc với trình độ công nghệ quản lý tiên tiến mà những quốc gia này giàu có hơn nhiều so với quốc gia khác. Cũng tương tự như vậy đối với các cá nhân, nước nào cũng có người giàu, kẻ nghèo. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia, các cá nhân đều "nghèo" trước nhu cầu của chính họ, đó chính là quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm là mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn nguồn lực hữu hạn của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân. Mặc dù sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực lên nhiều lần nhưng quy luật khan hiếm vẫn tồn tại vì nhu cầu mới luôn nảy sinh, hay nói cách khác là nhu cầu không có giới hạn không có điểm dừng. Chính sự luôn tồn tại của quy luật khan hiếm ở mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị mà kinh tế học đã chỉ ra các vấn đề cơ bản mà nền kinh tế phải giải quyết để phân bổ tối ưu nguồn lực khan hiếm của mình, đó là:  Sản xuất cái gì? Với số lượng bao nhiêu ?  Sản xuất như thế nào ?  Sản xuất cho ai ? Như mọi lĩnh vực của kinh tế học, khu vực công cũng liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề cơ bản trên trong quá trình phân bổ nguồn lực công. Phân bổ nguồn lực của khu vực công liên quan đến sự lựa chọn công, vai trò của Chính phủ cách thức can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế. Trong khi đó, phân phối của khu vực tư hoàn toàn chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường với quy luật khan hiếm, quy luật cung cầu, quy luật giá trị…yêu cầu sự phân bổ Ngô Đức Chiến Trang 3/24 Tài chính Công nguồn lực tối ưu là phải: “tối đa hoá lợi nhuận”. Dù vậy, cơ chế thị trường cũng không thể chi phối hết mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Có những hoạt động không thể lấy sự tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu phân bổ, chẳng hạn như công bằng ổn định nền kinh tế. Trong trường hợp này cần phải áp dụng cơ chế phi thị trường để điều tiết cách thức phân bổ, khắc phục những thất bại của thị trường. Như vậy, đối với khu vực công khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học trong phân bổ nguồn lực cần chú ý đến các vấn đề cơ bản sau: - Xác định các hoạt động khu vực công có thể tham gia cách thức tổ chức các hoạt động đó. - Dự đoán tiên liệu các tác động hay hậu quả mà các hoạt động kinh tế của Chính phủ có thể gây ra cho nền kinh tế khu vực tư nhân. - Đánh giá các kịch bản của chính sách công. Có thể dựa vào phương pháp thực chứng hay phương pháp chuẩn tắc. 1.1.3. Khu vực Công vai trò của Chính phủ Quá trình phát triển hoàn thiện chức năng của nhà nước gắn liền với sự phát triển của xã hội từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn, tự do cạnh tranh đến thị trường hiện đại. Trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thì nhà nước chỉ có chức năng cai trị với những hoạt động cơ bản: quản lý hành chính, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Các hoạt động kinh tế nằm ngoài chức năng của nhà nước. Quy mô kinh tế lúc bấy giờ còn nhỏ bé chịu sự chi phối hoàn toàn bởi cơ chế tự điều tiết của thị trường. (đại diện của tư tưởng này là W Petty, F Quesnay, nổi bật là A. Smith với lý thuyết “bàn tay vô hình”). Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XX tư tưởng tự do hoá kinh tế mất dần chỗ đứng thay vào đó là một quan điểm mới: nền kinh tế cần có sự can thiệp của nhà nước, nhà nước phải trở thành 1 chủ thể kinh tế phải có vai trò tích cực hơn. Sở dĩ như vậy là do trong thực tiễn, hàng loạt sự kiện cho thấy nền kinh tế tự do cạnh tranh mất dần tính ổn định tự thân của nó: khủng hoảng Ngô Đức Chiến Trang 4/24 Tài chính Công kinh tế mang tính chu kỳ, thất nghiệp lạm phát đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực đối với nền kinh tế tư bản, đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là dấu hiệu rõ nét cho thấy kinh tế thị trường tự do với cơ chế tự điều chỉnh của nó không còn đủ để duy trì sự phát triển ổn định nền kinh tế. Theo Keynes, khủng hoảng kinh tế thất nghiệp là do thiếu sự can thiệp của nhà nước. Trong tác phẩm kinh tế học của mình, Samuelson cũng khẳng định nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì giống như chỉ vỗ tay bằng 1 bàn tay. Nhà nước trong giai đoạn hiện đại có nhiều chức năng với nhiều sứ mệnh khác nhau. Lúc này nhà nước không chỉ là một hệ thống cai trị với các cơ quan quản lý hành chính an ninh mà còn là một hệ thống phục vụ, một hệ thống điều chỉnh chủ động có quyền lực tồn tại bên cạnh cơ chế thị trường để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Đây là mô hình kinh tế hỗn hợp: chính phủ - khu vực công khu vực tư. Trong thực tiễn, tuy cùng là mô hình kinh tế hỗn hợp nhưng vai trò của chính phủ ở mỗi nền kinh tế trong mỗi giai đoạn có khác nhau. Nhìn chung, có thể khái quát sự thay đổi vai trò của chính phủ từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 cho đến nay như sau:  Giai đoạn 1950-1970 Từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nền kinh tế đều cho rằng chính phủ đóng 1 vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội để thiết lập chính sách phát triển kinh tế theo mô hình hướng nội. Chính phủ quyết định phân bổ mọi nguồn lực trong xã hội thông qua các chương trình kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh. Khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng bành trướng trong hệ thống kinh tế lấn át hoạt động kinh doanh của khu vực tư. Liên hệ Việt Nam: Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế được hoạch định từ một trung tâm chỉ huy thống nhất, đó là ủy ban kế hoạch nhà Ngô Đức Chiến Trang 5/24 Tài chính Công nước các cấp. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu là theo chỉ tiêu mệnh lệnh từ cấp trên, các yếu tố đầu vào cho sản xuất được cấp phát theo định mức sản phẩm làm ra phải giao nộp theo địa chỉ xác định. Nói cách khác, ba vấn đề cơ bản được giải quyết bởi "bàn tay hữu hình" của chính phủ. Tuy nhiên, xét về kết quả thì mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung không mang lại thành quả đáng khích lệ, nền kinh tế mất cân đối, thiếu hụt ngoại tệ, công nghiệp què quặt, mà nguyên nhân thất bại là do:  Hiệu quả về kinh tế kém do các áp đặt có tính chất chính trị gây ra.  Thiếu thông tin về thị trường các tác động của chính sách vĩ mô.  Năng lực giám sát đối với các phản ứng của khu vực tư…  Giai đoạn 1970-1990 Từ thực tiễn các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1972, 1979: giá dầu leo thang đã khiến thâm hụt thương mại ở các nước đang phát triển ngày càng lớn, họ cần một khoản tiền vay lớn từ bên ngoài để bù đắp, với việc các quốc gia đi vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi giá dầu ở mức cao đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước 1982; ngoài ra quan điểm về vai trò của chính phủ đã có những thay đổi nhất định ở các nền kinh tế thị trường theo hướng: giảm bớt sự can thiệp của chính phủ, thu hẹp khu vực công, đồng thời đẩy mạnh các chính sách tự do hoá kinh tế tài chính phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu. Mô hình này có những tác động nhất định trong việc khuyến khích khu vực tư phát triển, theo đó các nguồn lực trong nền kinh tế được khai thác, sử dụng phân bổ có hiệu quả hơn. Thế nhưng, chính sự thu hẹp khu vực công đã làm giảm sút việc cung cấp các hàng hoá công thiết yếu cho người nghèo, kéo theo là gia tăng bất bình đẳng trong xã hội về phân phối thu nhập.  Giai đoạn từ 1990 đến nay Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh, thêm vào đó là các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ liên tiếp xảy ra ở những nền kinh tế mới nổi Châu Á trong các năm giữa thập Ngô Đức Chiến Trang 6/24 Tài chính Công kỷ 90 đã dấy lên làn sóng chỉ trích sự yếu kém về vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự tác động giữa lực lượng thị trường chính phủ không chỉ đơn thuần là vấn đề can thiệp sự tự do của khu vực tư, mà cả 2 khu vực đều có vai trò quan trọng như nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Khu vực tư có tính năng động của nó trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho xã hội, thì chính phủ phải có vai trò khắc phục thất bại của thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của khu vực tư phát triển, đảm bảo tái phân phối cung cấp những dịch vụ công cần thiết cho người nghèo. 1.2. Khái niệm đặc điểm tài chính công 1.2.1. Khái niệm tài chính công (TCC) Khái niệm TCC có quan hệ chặt chẽ với khu vực công được sử dụng để đối lập với khái niệm tài chính tư. Thật vậy, nhìn lại lịch sử phát triển của phạm trù Tài chính có thể thấy, khi nhà nước xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện các khoản chi tiêu về quản lý hành chính, tư pháp, quốc phòng nhằm duy trì quyền lực chính trị của nhà nước những khoản chi tiêu này được tài trợ từ các nguồn tài chính đóng góp của xã hội như: thuế, công trái,…Từ đây, phạm trù TCC đã bắt đầu xuất hiện như là 1 khái niệm để phản ánh những hoạt động tài chính gắn liền với chủ thể nhà nước. Theo dòng thời gian, sự tiếp cận khái niệm TCC cũng có sự khác nhau giữa các nhà kinh tế, sở dĩ như vậy, là vì bối cảnh kinh tế xã hội đã làm thay đổi quan niệm về vai trò của nhà nước. Những dấu mốc lịch sử quan trọng trong vài trò của Tài chính Công Thời gian Đặc điểm nền kinh tế Vai trò của Nhà nước Vai trò của Tài chính Công Ngô Đức Chiến Trang 7/24 Tài chính Công Từ thế kỷ 19 về trước Nền kinh tế tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do cạnh tranh Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh tế, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng chính trị, quản lý bộ máy hoạt động của Nhà nước Tài chính Côngcông cụ thực hiện các hoạt động đơn thuần về chính trị, là yếu tố turng lập, đứng ngoài lĩnh vực kinh tế Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (Sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933) Nến kinh tế Tư bản Chủ nghĩa đi vào suy thoái Nhà nước thực hiện chức năng chính trị song song cùng với kinh tế Tài chính Côngcông cụ được sử dụng để can thiệp vào các lĩnh vực của nền kinh tế Quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển (Adam Smith: Cha đẻ của kinh tế thị trường) cho rằng: TCC là khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho các khoản chi tiêu công. Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, Giáo sư Harvey Rosen cho rằng TCC là “ lĩnh vực kinh tế học phân tích thuế chính sách chi tiêu của chính phủ” Với cách tiếp cận này, TCC không những là khoa học nghiên cứu việc sử dụng các công cụ tài chính để tài trợ chi tiêu công, mà còn phân tích các chính sách thu công, chi tiêu công nhằm mục đích thực hiện vai trò can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế (đây là quan điểm tổng quát hơn). Theo các nhà kinh tế Pháp (Francoi Adam- Oliver ferrand- Rémy Rioux), TCC là lĩnh vực nghiên cứu quản lý tài chính của các tổ chức công quyền. Như vậy, có thể thấy rằng, cho dù có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng điểm chung của các nhà kinh tế khi định nghĩa phạm trù này là: TCC là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu vai trò của chính phủ thông qua phân tích tác động thu, chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế xã hội. Hay nói cách khác, TCC cũng được hiểu như kinh tế học của khu vực công hay kinh tế công, chủ yếu đề cập đến các hoạt động thu thuế chi tiêu của chính phủ những ảnh hưởng của nó trong việc phân bổ các nguồn lực phân phối thu nhập. Tóm lại, Tài chính Công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức tiền tệ trong quá trình phân phối tổng nguồn lực tài chính quốc gia biểu hiện thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền để hình thành sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước các chủ thề công quyền nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Ngô Đức Chiến Trang 8/24 Tài chính Công Từ khái niệm trên cho thấy:  Tài chính Công gắn liền với các chủ thể thực hiện phân phối tổng nguồn lực tài chính quốc gia là Nhà nước các chủ thể công quyền khác.  Các quỹ tiền tệ thuộc lĩnh vực Tài chính Công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước (Quỹ Ngân sách Nhà nước các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước nhưng thuộc sở hữu Nhà nước).  Tài chính Công phản ánh các quan hệ kinh tế biểu hiện thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của Nhà nước các chủ thể công quyền.  Tài chính Công cung cấp hàng hóa công, dịch vụ công phục vụ cho lợi ích cộng đồng xã hội không vì mục đích lợi nhuận. 1.2.2. Đặc điểm Tài chính Công Tài chính Công thuộc sở hữu của Nhà nước gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước: Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền lập pháp ban hành các quy định hệ thống pháp luật bắt buộc mọi pháp nhân thể nhân tuân theo. Do đó, Nhà nước có quyền quyết định cơ cấu, ban hành các nội dung mức độ các khoản thu, chi cũng như các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội các chức năng của Nhà nước trong từng thời kỳ, thực hiện cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đặc điểm này cho thấy Nhà nước có một tầm quan trọng trong việc quản lý Tái chính Công, là người thực hiện chức năng quản lý, kiểm soát theo đõi. Cùng với đó, Tài chính Côngcông cụ tài chính giúp Nhà nước duy trì, phát triển nguồn lực tài chính cho Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu quản lý điều hành hoạt động của Nhà Nước. Do đó, cần phải củng cố tăng cường quyền lực của Nhà nước ở Khu vực Công xác lập quyền lãnh đạo, nguyên tắc tập trung thống nhất trong điều hành hoạt động Tài chính Công. Đặc điểm về nguồn thu chi của Tài chính Công: Ngô Đức Chiến Trang 9/24 Tài chính Công Nguồn thu của Tài chính Công gắn liền với các hoạt động kinh tế của xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự phát triển của các thành phần kinh tế các khu vực kinh tế đã tạo ra các nguồn lực tài chính cho xã hội. Thông qua cơ chế phân phối được luật pháp quy định với sự tham gia của các chủ thể trong đó có Nhà nước, một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia được tập trung về các quỹ tiền tệ của Nhà nước dưới nhiều hình thức: Thuế, thu sự nghiệp, phí, lệ phí, vay nợ… Các nguồn thu của Tài chính Công mang tính cưỡng chế tự nguyện, vừa không hoàn trả, vừa phải hoàn trả, vừa tạo ra tiềm lực tài chính cho Nhà nước, vừa thực hiện công bằng trong phân phối nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế điều chỉnh, điều tiết các nguồn thu nhập của các đối tượng trong xã hội. Tài chính Công còn cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cho các hoạt động kinh tế, cho cộng đồng dân cư trong điều kiện khu vực tư chưa thể thỏa mãn đầy đủ yêu cầu này đối với nền kinh tế xã hội. Thông qua các khoản chi tiêu công phải tạo ra sự phát triển cân đối giữa khu vực công khu vực tư, đồng thời tạo ra sự kết hợp trong việc phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia nhằm đạt hiệu quả cao nhất, khơi dậy các nguồn lực tiềm năng trong nền kinh tế quốc dân. Tài chính Công phục vụ lợi ích của cộng đồng: Trong mỗi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, Nhà nước đều hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu nhiệm vụ chính trị của mình. Tài chính Công là một công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để phân phối nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của Nhà nước, hướng vào phục vụ lợi ích của quốc gia lợi ích cộng đồng xã hội không vì mục đích lợi nhuận thông qua các khoản chi tiêu không mang tính chất hoàn trả hoặc hoàn trả không ngang giá. Các lợi ích thụ hưởng bao gồm các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, các hàng hóa dịch vụ công phục vụ cho phát triển kinh tế của tất cả các chủ thể là pháp nhân thể nhân, nâng cao phúc Ngô Đức Chiến Trang 10/24 [...]... cơ chế minh bạch, chống được sự lãng phí tham nhũng 1. 5 Vai trò của Tài chính Công trong hệ thống tài chính quốc gia: Có thể chia hệ thống tài chính quốc gia thành hai bộ phận là tài chính công tài chính tư Tính đặc thù của tài chính công là ở chỗ các hoạt động thu, chi bằng tiền trong quá trình phân phối các nguồn tài chính để tạo lập sử dụng các quỹ công luôn gắn liền trực tiếp với các hoạt... 1. 4.2 Chức năng của Tài chính Công Tài chính Công có các chức năng sau đây: - Chức năng huy động nguồn lực tài chính Sự tồn tại khu vực công đòi hỏi cần phải có 1 nguồn lực tài chính tương ứng nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu phát triển của khu vực này Do vậy, TCC phải có chức năng tổ chức huy động nguồn lực Thực hiện chức năng này, nhà nước thiết lập hệ thống các công cụ tài chính với nhiều hình... Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa khu vực côngkhu vực tư? Câu 2: Tại sao phải có sự tồn tại của khu vực công trong nền kinh tế? Câu 3: Đối với khu vực công khi giải quyết vấn đề cơ bản của kinh tế học trong phân bổ nguồn lực cần chú ý đến các vấn đề cơ bản nào? Câu 4: Khi nghiên cứu tài chính công, cần phải nghiên cứu những vấn đề gì? Ngô Đức Chiến Trang 22/24 Tài chính Công Câu 5: Trình bày và. .. hoạt động của khu vực tư, đồng thời có thể thực hiện sự trợ giúp về tài chính cho khu vực kinh tế này duy trì đẩy mạnh hoạt động Thứ hai, tài chính công có vai trò hướng dẫn các hoạt động của tài chính tư Hoạt động của tài chính công luôn gắn liền phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, do đó, các hoạt động thu, chi của tài chính công như là.. .Tài chính Công lợi xã hội mức sống của dân cư Việc thụ hưởng các lợi ích từ tài chính công không phụ thuộc vào khả năng, mức đóng góp của các chủ thể trong xã hội 1. 3 Sự phát triển tài chính công Bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế xã hội, hơn một thế kỷ qua, tài chính công đã có nhiều biến đổi đáng kể Sự biến đổi này diễn ra trên 2 phương diện: quan điểm nhận thức về tài chính công; cơ... lực tài chính, biểu hiện là : mâu thuẫn giữa khả năng đóng góp nguồn lực tài chính của xã hội với nhu cầu chi tiêu của nhà nước Trong 1 nền kinh tế, nguồn lực tài chính Ngô Đức Chiến Trang 15 /24 Tài chính Công luôn có sự giới hạn nhất định về quy mô khả năng tạo lập Điều này có nghĩa là, khu vực tư cũng không có nhiều khả năng để cung cấp nguồn lực tài chính dồi dào cho nhà nước Bản thân khu vực. .. Trang 21/ 24 Tài chính Công hoạt động thu, chi trong hoạt động kinh tế xã hội của khu vực tư Chẳng hạn, chính sách thuế có tác dụng hướng dẫn đầu tư, hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư của Nhà nước có tác dụng “châm ngòi” thu hút đầu tư hướng dẫn đầu tư của khu vực tư Thứ ba, tài chính công có vai trò điều chỉnh các hoạt động của tài chính tư Vai trò này được thể hiện, thông qua hoạt động kiểm tra của tài chính. .. Thứ nhất, tài chính công có vai trò chi phối các hoạt động của tài chính tư Sự chi phối đó được thể hiện trên hai mặt của quá trình phân phối các nguồn tài chính Một mặt, tài chính tư có nhiệm vụ thực hiện các khoản thu của tài chính công để tạo lập các quỹ công, đóng góp cho việc thực hiện các nhu cầu chung của xã hội Mặt khác, với quy mô lớn của các quỹ công, đặc biệt là NSNN, tài chính công có thể... thức về tài chính công; cơ chế vận hành của tài chính công Chúng ta có thể chia tiến trình phát triển của tài chính công thành 2 giai đoạn: 1. 3 .1 Tài chính công cổ điển Đây là thuật ngữ dùng để phản ánh hoạt động của tài chính công gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội cuối thế kỷ 19 trở về trước Trong các nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hoá giản đơn kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, chức... Trang 14 /24 Tài chính Công năm mà phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế trung dài hạn - TCC sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn thu cho nhà nước, do quy mô chi tiêu công ngày càng tăng nên nhà nước sử dụng nhiều công cụ để tạo lập nguồn lực tài chính Thuế không còn là công cụ duy nhất như trong thời kỳ tài chính cổ điển Bên cạnh thuế nhà nước thường xuyên sử dụng công cụ công . thời kỳ phát triển của Tài chính Công .  Bản chất và chức năng của Tài chính công. 1. 1. Khu vực công 1. 1 .1. Khái niệm khu vực công Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều rất cần đến những. như trước những năm 19 14, tỷ lệ chi tiêu công ở hầu hết các nước tư bản là vào khoảng 10 % so với GDP thì sau chiến tranh thế giới thứ 1 tỷ lệ này đã tăng nhanh. Ở Pháp, năm 19 58 chi tiêu công. giám sát đối với các phản ứng của khu vực tư…  Giai đoạn 19 70 -19 90 Từ thực tiễn các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 19 72, 19 79: giá dầu leo thang đã khiến thâm hụt thương mại ở các

Ngày đăng: 03/04/2014, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan