Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài Calophyllum (Clusiaceae) có ở Việt Nam

35 848 1
Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài Calophyllum (Clusiaceae) có ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài Calophyllum (Clusiaceae) có ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN HÓA HỌC o0o NGUYỄN THỊ MINH HẰNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CALOPHYLLUM (CLUSIACEAE) VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu Mã số: 62.44.27.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI - 2009 Công trình được hoàn thành tại: Phòng nghiên cứu thuốc chống cúm H5N1, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quyết Chiến 2. PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Anh Đào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: GS.TSKH. Đái Duy Ban Viện Công nghệ sinh học, Viện KH&CN Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Quang Đạt Trường Đại học Dược Hà Nội Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: Hội trường Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18-Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi 14 giờ 00 ngày 03 tháng 03 năm 2009. thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Quyết Chiến, Nguyễn Văn Hùng, Các cumarin từ cây rù ri (Calophyllum balansae Pitard), Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hoá hữu toàn quốc lần thứ III, Hà Nội 11,2005, 328-333 (2005). 2. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Quyết Chiến, Nguyễn Văn Hùng, Các Cumarin từ lá cây mù u (Calophyllum inophyllum L.), Tạp chí Hóa học, 43(6), 683-687 (2005). 3. Nguyen Thi Minh Hang, Nguyen Quyet Chien, Nguyen Van Hung, Two Coumarins and Two Xanthones from the Leaves and Twigs of Calophyllum balansae Pit., Advances in Natural Sciences, 6(3), 239-244 (2005). 4. Nguyen Thi Minh Hang, Nguyen Quyet Chien, Nguyen Van Hung, Chemical Constituents of Vietnamese Calophyllum inophylum Seed Oil, Advances in Natural Sciences, 6(3), 245-249 (2005). 5. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Quyết Chiến, Nguyễn Văn Hùng, Triterpenes from the Leaves of the Vietnamese Plant Calophyllum inophyllum L., Tạp chí Hoá học, 44(1), 115-118 (2006). 6. Nguyen Thi Minh Hang, Nguyen Quyet Chien, Nguyen Van Hung, Results in the Phytochemical Study of Selected Vietnamese Calophyllum Species. Proceedings of the First VAST,KOCI Workshop on Science and Technology R&D Cooperation, Hanoi , September 14, 2007, 135-142 (2007). 7. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Quyết Chiến, Thành phần hoá học của cây Calophyllum sp., Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hoá hữu toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội 9-2007, 355-359. 8. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Quyết Chiến, Các tritecpen ancol từ vỏ cây Còng Ninh Thuận (Calophyllum sp.), Tạp chí Hóa học, 45(6A), 210-213 (2007). I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Chi Còng (Calophyllum) là một trong năm chi lớn và quan trọng nhất của họ Bứa (Clusisaceae). Chi này khoảng 180 - 200 loài. Trong những năm gần đây, một trong những kết quả được đánh giá là thành công nhất đã thu được khi các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu thành phần hóa học của các cây thuộc chi Calophyllum. Từ quả và cành của cây Calophyllum lanigerum Miq. var. austrocoriaceum mọc Malaysia, 8 hợp chất coumarin thuộc nhóm calanolide đã được họ phân lập theo định hướng hoạt tính. Trong số các chất này, (+)- calanolide A, (-)-calanolide B (còn được gọi là costanolide) và (-)-7,8- dihydrocalanolide ức chế rõ rệt hiệu ứng gây bệnh của HIV-1 lên các tế bào T của hệ miễn dịch. Các calanolide này đại diện cho một kiểu loại hoàn toàn mới của nhóm các chất ức chế enzym RT phi nucleosit (các NNRTI). Chúng làm cho virut trở nên mẫn cảm hơn với thuốc, vì thế tác động hiệp đồng và tỏ ra rất hiệu quả khi sử dụng trong tam liệu pháp kết hợp với các thuốc chống HIV khác như AZT, nevirapin, ritonavir và saquinavir để chống lại các dòng HIV kháng thuốc. (+)- Calanolide A đã qua các giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng, qua thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu khả năng dung nạp cũng như độ an toàn và hiện nay đang được nghiên cứu lâm sàng pha II liên trung tâm trên các bệnh nhân tại Malaysia và Mỹ. Đến nay hơn 20 loài Calophyllum của thế giới đã được nghiên cứu về mặt hóa học và hoạt tính sinh học. Các kết quả đã công bố cho biết nhiều chất được phân lập từ các loài này các hoạt tính sinh học thú vị. Theo tư liệu về thực vật học, Việt Nam tới 15 loài Calophyllum nhưng đến nay mới được nghiên cứu rất ít về cả mặt hóa học lẫn hoạt tính sinh học. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn một số loài Calophyllum Việt Nam sau đây làm đối tượng nghiên cứu của luận án: 1. Cây Mù u (Calophyllum inophyllum L.); 2. Cây Rù ri (Calophyllum balansae Pit.); 3. Cây Còng sáp (Calophyllum ceriferum Gagnep. ex Stevens). 2. Nhiệm vụ của luận án 1. Thu hái các mẫu thực vật. 2. Điều chế các cặn chiết từ các mẫu thực vật. 1 3. Phân lập và tinh chế các hợp chất thiên nhiên từ các cặn chiết. 4. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được. 5. Thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được (trong điều kiện cho phép). 3. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án đã đóng góp những hiểu biết mới về thành phần hóa học của các loài Calophyllum inophyllum L. (cây mù u), Calophyllum balansae Pit. (cây Rù ri) và Calophyllum ceriferum Gagnep. ex Stevens (cây Còng sáp) của Việt Nam. - Ứng dụng phương pháp mới trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của hợp chất hữu cơ. 3.2. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên hoàn thành được các nghiên cứu sau: 1. Thành phần hóa học của lá, cành nhỏ của cây Rù ri (C. balansae), lá, cành nhỏ và vỏ của cây Còng sáp (C. ceriferum) cũng như của lá cây Mù u (C. inophyllum) mọc Việt Nam. 2. Bốn chất gồm axit (3E)-isocalophyllic, mammea A/AA hydroxycyclo F, calobalansin, 1,7-dihydroxy-2,3,8-trimethoxyxanthone được phân lập là các hợp chất tự nhiên cấu trúc mới. 3. Chất tritecpen epoxit 5 β ,6 β -epoxyalnusane-3 β -ol lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên. 4. Các kết quả nghiên cứu cấu trúc tinh thể của axit isocalophyllic, axit (3E)- isocalophyllic và mammeisin bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. 5. Các hợp chất cyclomammeisin, disparinol A, 5-O-methyldeprenylrheediaxanthone B và axit (3E)-isocalophyllic được xác định là hoạt tính mạnh kháng cả 2 chủng vi khuẩn Gram dương là B. subtilis và S. aureus, và các chất inophyllum A, tovopyrifolin C được xác định là hoạt tính mạnh kháng chủng vi khuẩn Gram dương S. aureus. 4. Bố cục của luận án Luận án dày 121 trang với 20 bảng số liệu, 5 hình và 103 tài liệu tham khảo 2 được kết cấu như sau: Danh mục các kí hiệu và các chữ viết tắt, danh mục các bảng , danh mục các hình và danh mục các mục lục (4 trang). Đặt vấn đề (3 trang). Chương I: Tổng quan (30 trang). Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (4 trang). Chương III: Thực nghiệm (31 trang). Chương IV: Kết quả và thảo luận (42 trang). Chương V: Kết luận (2 trang). Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án (1 trang) và Phần tài liệu tham khảo (9 trang). Ngoài ra, luận án còn phần phụ lục gồm các phổ của các hợp chất phân lập được. II. NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Phần đặt vấn đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu lược về thực vật học của họ Bứa (Clusiaceae)năm chi quan trọng trong đó chi Calophyllum. 1.2. Tổng hợp các tài liệu quốc tế nghiên cứu về hóa học của các loài Calophyllum. 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập từ các loài Calophyllum trên thế giới. 1.4. Tổng hợp các nghiên cứu về các loài thuộc chi Calophyllum Việt Nam. CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mẫu thực vật Mẫu lá cây Mù u (Calophyllum inophyllum L.) được thu hái từ các cây trồng tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Dầu hạt Mù u là mẫu dầu của Xí nghiệp tinh dầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lá và cành nhỏ cây Rù ri (Calophyllum balansae Pit.) được thu hái tại vườn Quốc gia Cúc Phương. 3 Lá, cành nhỏ và vỏ cây Còng sáp (Calophyllum ceriferum Gangep. ex Stevens) được thu hái tại núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. 2.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu Các mẫu thực vật sau khi thu hái đều được xử lý theo một quy trình như sau: Mẫu thực vật sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi trong bóng râm và sấy khô nhiệt độ 45-50 0 C, sau đó được nghiền nhỏ. Bột mẫu khô được ngâm chiết bằng MeOH 3 lần (2 ngày/lần) nhiệt độ phòng. Dịch chiết MeOH sau khi cất loại một phần dung môi nếu thấy xuất hiện tủa thì lọc riêng phần tủa. Dịch MeOH tiếp tục được cất loại dung môi xuống còn khoảng 1/10 thể tích ban đầu rồi phân bố chọn lọc trong các dung môi n-hexan và diclometan. 2.3. Các phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây cũng như phân lập các hợp chất đã sử dụng các phương pháp sắc kí như: sắc ký lớp mỏng (TLC, dùng để khảo sát), sắc ký cột thường (CC) và sắc ký cột nhanh với pha tĩnh là silica gel (Merck) và Sephadex LH-20 và dung môi rửa giải là hỗn hợp các dung môi thường dùng như n-hexan, diclometan, etyl axetat, axeton và metanol. 2.4. Các phương pháp xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp của các dữ kiện thu được từ các phương pháp phổ như: quang phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối va chạm electron (EIMS), phổ khối phân giải cao (HRMS) và các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân gồm phổ một chiều ( 1 H NMR, 13 C NMR và DEPT) và phổ 2 chiều (COSY, HSQC, HMBC và NOESY). Trong một số trường hợp sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể để khẳng định lại cấu trúc của hợp chất. 2.5. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành tại Phòng thử hoạt tính sinh học thuộc Viện Hóa học theo phương pháp pha loãng vi lượng thể lỏng, hoạt chất được pha trong dung môi DMSO. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM Chương này đã mô tả chi tiết các quá trình: 4 - Xử lý các mẫu thực vật của 3 loài Calophyllum và điều chế các phần chiết cũng như là phân lập các hợp chất. - Hằng số vật lí và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được từ các loài Calophyllum được nghiên cứu. - Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các chất phân lập được. 3.1. Lá cây Mù u (Calophyllum inophyllum L.) Từ lá cây Mù u đã phân lập được 12 hợp chất. Cấu trúc của chúng đã được xác định là calophyllolide (CI-K05), inophyllum A (CI-K11), axit isocalophyllic (CI-K03), axit (3E)-isocalophyllic (CI-K04), friedelin (CI- K01), epifriedelanol (CI-K02), canophyllol (CI-K06), axit canophyllic (CI- K07), axit 3-oxo-28-friedelanoic (CI-K09), β -sitosterol glycoside (CI-K10), amentoflavone (CI-K08) và một chất xanton là tovopyrifolin C (CI-K12). Hình 3.1: đồ quá trình chiết, tách các chất từ lá cây mù u (C. inophyllum) Lá cây mù u (C. inophyllum) (CI, 300 g) Ngâm chi ế t b ằ ng MeOH 3 lần (2 ngày/lần) Dịch chiết MeOH Loại một phần MeOH Phần keo màu xanh đen Dịch MeOH (F1, 0,91g) Loại tiếp một phần MeOH CC, SiO 2 , n-hexan-CH 2 Cl 2 Phần kết tinh màu vàng (CI-K03, 435 mg) Dịch MeOH 1. Thêm nước c ấ t 2. Chiết bằng n-hexan và CH 2 Cl 2 3. Làm khô và cất loại dung môi F5 F6 F7 Kết tinh trong CH 2 Cl 2 -MeOH Phần không tan trong n-hexan (F2, 3,54g) Cặn chiết n-hexan (F3, 1,03 g) Cặn chiết CH 2 Cl 2 (F4, 0,91 g) CI-K02 (2 mg) CI-K01 (20 mg) CC, SiO 2 , n-hexan-axeton F22 F9 F10 F11 F12 F13 F14 F15 CI-K06 (15 mg) Kt. CH 2 Cl 2 - MeOH F16 F17 F18 F19 CC, SiO 2 , n-hexan-CH 2 Cl 2 CI-K03 (87 mg) CI-K04 (7 mg) Kt. n-hexan-axeton CI-K05 (31 mg) Kt. trong CH 2 Cl 2 -MeOH CI-K09 (3,5 mg) F20 F21 CC, SiO 2 , n-hexan-CH 2 Cl 2 CI-K11 (2,0 mg) Kt. trong CH 2 Cl 2 -MeOH F22 F24 F23 CC, SiO 2 , n-hexan- CH 2 Cl 2 CI-K12 (2,5 mg) Kt. trong axeton F23 F24 CC, SiO 2 , n-hexan-CH 2 Cl 2 F8 F25 Kt. trong n-Hexan-axeton Kt. axeton CI-K10 (15 mg) Kt. CH 2 Cl 2 - MeOH CI-K05 (10 mg) Kt. trong axeton CI-K08 (94 CI-K03 (30 mg) ) 5 Dữ kiện phổ của các chất như sau: Friedelin (CI-K01): Tinh thể hình kim màu trắng (CH 2 Cl 2 /MeOH), điểm nóng chảy 260-261 0 C. IR (KBr) ν max cm -1 : 3404 (H 2 O), 2927, 2865, 1714 (>C=O), 1457, 1387. 1 H NMR (500 MHz, CDCl 3 ): δ H 0,72 (s, H-24), 0,88 (d, J=6,5 Hz, H-23), 0,87 (s, H-25), 0,95 (s, H-30), 1,00 (s, H-29), 1,01 (s, H-26), 1,05 (s, H-27), 1,18 (s, H-28), 1,41 (m, H-8), 1,55 (m, H-10), 1,44 (m, H-8), 2,24 (m, H-4), 2,38 (1H, dd, J= 2,0; 5,1 Hz, H-18). 13 C NMR (125 MHz, CDCl 3 ): δ C 6,82 (q, C-23), 14,67 (q, C-24), 17,95 (q, C- 25), 18,25 (t, C-7), 18,66 (q, C-27), 20,26 (q, C-26), 22,29 (t, C-1), 28,18 (s, C- 20), 30,02 (s, C-17), 30,52 (t, C-12), 31,79 (q, C-29), 32,10 (q, C-28), 32,44 (t, C-15), 32,80 (t, C-21), 35,03 (q, C-30), 35,36 (t, C-19), 35,65 (t, C-11), 36,03 (t, C-16), 37,47 (s, C-9), 38,32 (s, C-14), 39,27 (t, C-22), 39,72 (s, C-13), 41,32 (t, C-6), 41,54 (t, C-2), 42,16 (s, C-18), 42,82 (s, C-5), 53,12 (d, C-8), 58,25 (d,C-4), 59,51 (d, C-10), 213,22 (s,C-3). EI-MS m/z (%): 426 ([M] +. , 26), 411 (13), 302 (16), 273 (32), 231 (26), 179 (34), 123 (72), 109 (64), 95 (71), 69 (100). Epifriedelanol (CI-K02): Tinh thể hình kim màu trắng (CH 2 Cl 2 /MeOH), điểm nóng chảy 281-282 0 C. IR (KBr) ν max cm -1 : 3474, 2931, 2865, 1451, 1384. 1 H NMR (500 MHz, CDCl 3 ): δ H 0,72 (s, H-25), 0,93 (d, J=6,5 Hz, H-23), 0,94 (s, H-29), 0,96 (s, H-26), 0,99 (s, H-30 và H-24), 1,00 (s, H-27), 1,17 (s, H-28), 1,31 (m, H-8), 1,28 ( m, H-4), 3,73 (1H, brs, H-3). 13 C NMR (125 MHz, CDCl 3 ): δ C 11,62 (q, C-23), 15,81 (t, C-1), 16,40 (q, C- 24), 17,56 (t, C-7), 18,25 (q, C-25), 18,65 (q, C-27), 20,12 (q, C-26), 28,19 (s, C-20), 30,04 (s, C-17), 30,65 (t, C-12), 31,83 (q, C-30), 32,35 (t, C-15), 32,83 (t, C-21), 32,10 (q, C-28), 35,03 (q, C-29), 35,21 (t, C-2), 35,36 (t, C-19), 35,58 (t, C-11), 36,10 (t, C-16), 37,13 (s, C-9), 37,86 (s, C-5), 38,39 (s, C-14), 39,29 (t, C-22), 41,75 (t, C-6), 39,70 (s, C-13), 42,85 (s, C-18), 49,20 (d, C-4), 53,22 (s, C-8), 61,38 (d, C-10), 72,78 (d, C-3). 6 EIMS m/z (%): 428 ([M] +. , 52), 413 ([M-CH 3 ] + , 38), 275 (46), 234 (47), 206 (43), 179 (29), 165 (100), 125 (47), 109 (47), 96 (71), 69 (38). Axit isocalophyllic (CI-K03): Tinh thể màu vàng (hexan/axeton), điểm nóng chảy 207-214 0 C. [α] 20 D + 23,33 0 (c 1,50; CH 2 Cl 2 ). IR (KBr) ν max cm -1 : 3500-2300 (OH axit), 1691, 1635 (>C=O), 1616, 1445 (=CH nhân thơm), 720, 696 (vòng benzen thế một lần). 1 H NMR (500 MHz, DMSO-d 6 , 80 0 C): δ H 0,97 (s, H-19), 1,10 (d, J=7,5 Hz, H- 22), 1,24 (s, H-20), 1,48 (d, J=7,0 Hz, H-21), 2,74 (m, H-11), 4,73 (m, H-10), 5,54 (d, J=10,0 Hz, H-7), 6,37 (s, H-3), 6,49 (d, J=10,0 Hz, H-8), 7,30-7,35 (5H, m, H-14, H-15, H-16, H-17, H-18). 13 C NMR (125 MHz, DMSO-d 6 , 80 0 C): δ C 8,76 (q, C-22), 15,28 (q, C-21), 27,09 (q, C-20), 27,56 (q, C-19), 43,04 (d, C-11), 75,9 (d, C-10), 77,53 (s, C-6), 100,17 (s, C-12a), 100,42 (s, C-8a), 107,64 (s, C-4a), 114,59 (d, C-8), 121,01 (d, C-3), 126,06 (d, C-7), 126,20 (d, C-18 và C-14), 127,84 (d, C-15 và C-17), 128,19 (d, C-16), 139,82 (s, C-13), 145,24 (s, C-4), 155,15 (s, C-4b), 157,61 (s, C-8b), 159,71 (s, C-12b), 165,4 (s, C-2), 200,26 (s, C-12). EI-MS m/z (%): 420 ([M] +. , C 25 H 24 O 6 , 35,6), 405 ([M-CH 3 ] + , 100), 387 (25,4), 375 (22), 361 (21), 331 (53,4), 305 (11), 263 (8), 115 (5,9). Axit (3E)-isocalophyllic (CI-K04): Tinh thể màu vàng (axeton), điểm nóng chảy 185-186 0 C. IR (KBr) ν max cm -1 : 3441 (-OH), 3057 (=CH), 2976 (C-H bão hoà), 3500- 2300 (-OH cacboxyl), 1697 (C=O), 1630, 1589, 1449 (=CH vòng thơm), 1132 (C-O- C). 1 H NMR (500 MHz, CDCl 3 ): δ H 1,04 (s, H-19), 1,08 (s, H-20), 1,20 (d, J=7,5 Hz, H-22), 1,40 (d, J=6,5 Hz, H-21), 2,57 (dq, J=3,3; 7,3 Hz, H-11), 4,58 (dq, J=3,3; 6,5 Hz, H-10), 5,39 (d, J=10,0 Hz, H-7), 6,07 (s, H-3), 6,48 (d, J=10,0 Hz, H-8), 7,27-7,32 (5H, m, H-14, H-15, H-16, H-17, H-18). 13 C NMR (125 MHz, CDCl 3 ): δ C 9,50 (q, C-22), 16,42 (q, C-21), 27,46 (q, C- 7 [...]... với IC50 bằng 0,9 µg/ml KIẾN NGHỊ Các kết quả nghiên cứu trong luận án cho thấy các loài Calophyllum Việt Nammột nguồn giàu các hợp chất thiên nhiên hoạt tính sinh học thú vị Do đó, nghiên cứu thành phần hóa học của các loài Calophyllum còn lại cùng với hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập theo định hướng ứng dụng là một hướng nhiều triển vọng cần được tiếp tục 32 ... Amphotericin B 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện luận án này, chúng tôi đã thu được các kết quả nghiên cứu mới về một số loài Calophyllum Việt Nam như sau: 1 Bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp sắc kí đã phân lập được từ lá cây mù u 12 hợp chất Cấu trúc của chúng đã được xác định là calophyllolide (CI-K05), inophyllum A (CI-K11), axit isocalophyllic (CI-K03), axit (3E)isocalophyllic... Trong đó calophyllolide là thành phần chủ yếu Chất này được biết đến là một chất hoạt tính kháng viêm rất tốt, nó được coi là một chất kháng viêm không phải là steroit lẽ sự mặt của chất này với hàm lượng lớn trong dầu mù u đã lý giải cho hoạt tính kháng viêm tốt của nó 3 Từ lá và cành nhỏ cây Rù ri (Calophyllum balansae Pit.) đã phân lập và xác định được cấu trúc của 12 hợp chất là: cyclomammeisin... -ol (BCH-K04) (BCH-K05) Trong số các chất phân lập được trên thì 5β,6β-epoxyanusane-3β-ol (BCHK04) là chất lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên Dữ kiện phổ của các chất được trình bày trong mục 3.4 (trang 19-20) 28 4.5 Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của một số hợp chất được phân lập từ các loài Calophyllum trên Một số chất được phân lập từ 3 loài Calophyllum trên đã được thử... men C albicans Một số mẫu tác dụng kháng các chủng vi khuẩn Gram dương Trong đó 4 mẫu tác dụng mạnh đối với cả 2 chủng S aureus và B subtilis là SV577K05 (cyclomammeisin), SV577-K06 (disparinol A) và SV577-K09 (5-Omethyldeprenylrheediaxanthone B) với IC50 lần lượt là 1,2; 1,0 và 20,7 µg/ml đối với B subtilis và IC50 bằng 0,8; 0,9 và 1,3 µg/ml đối với S aureus Ngoài ra một mẫu tác dụng khá... chất xanthon cấu trúc mới Đây là lần đầu tiên hợp chất tritecpen epoxit 5β,6β-epoxyalnusane-3β-ol (BCH-K04) được phân lập từ thiên nhiên 5 Cấu trúc tinh thể của axit isocalophyllic (CI-K03), axit (3E)isocalophyllic và mammeisin (SV577-K05) được nghiên cứu bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen đơn tinh thể 6 Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của 29 chất phân lập được từ 3 loài Calophyllum. .. (TCH-K04) Amentof lavone (TCH-K08) Epif riedelanol (TCH-K05) Trong số các chất phân lập được trên thì 1,7-dihydroxy-2,3,8trimethoxyxanthone (TCH-K03) là một hợp chất thiên nhiên mới Dữ kiện phổ của các chất được trình bày trong mục 3.4 (trang 17-18) Từ vỏ cây: Thành phần chủ yếu của vỏ cây C ceriferum là các tritecpen Năm hợp chất tritecpen và một hợp chất coumarin đã được phân lập Cấu trúc như sau: 30 29... friedelin (SV577-K12) và một chất tritecpen khác (CI-K11) Chi tiết của quá trình phân lập các hợp chất được trình bày hình 3.3 Hình 3.3: đồ quá trình phân lập các chất từ lá và cành nhỏ cây Rù ri (C balansae) Bột khô lá và cành nhỏ cây Rù ri (C balansae) (SV577, 327 g) 1 Loại một phần MeOH 2 Thêm nước cất 3 Chiết bằng n-hexan 4 Chiết bằng CH2Cl2 Cặn chiết n-hexane (F2, 5,29 g) Phần không tan trong... với một chất biflavon là amentoflavone (TCH-K06) Từ vỏ cây Còng sáp đã phân lập và xác định được cấu trúc của 4 chất tritecpen là 3β-glutinol (BCH-K01), friedelin (BCH-K03), 5β,6βepoxyalnusane-3β-ol (BCH-K04) và Ψ-taraxastane-3β,20-diol (BCH-K05) Chỉ duy nhất một hợp chất coumarin được tìm thấy là calanolide E (BCH-K02) Trong số các chất trên thì 1,7-dihydroxy-2,3,8-trimethoxyxanthone (TCHK03) là một. .. sinh học của Viện Hóa học theo phương pháp pha loãng vi lượng thể lỏng (broth microdilution method) trên 2 chủng vi khuẩn Gram âm là Escherichia coli ATCC 25922, Pseudomonas aeruginosa ATCC 15442 và hai chủng vi khuẩn Gram dương Staphylococcus aureus ATCC 13709 và Bacillus subtilis ATCC 6633 cùng với một chủng nấm men là Candida albicans ATCC 10231 Các kết quả cho thấy cả 29 mẫu chất thử đều không . KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN HÓA HỌC o0o NGUYỄN THỊ MINH HẰNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CALOPHYLLUM (CLUSIACEAE) CÓ Ở VIỆT NAM. học, Việt Nam có tới 15 loài Calophyllum nhưng đến nay mới được nghiên cứu rất ít về cả mặt hóa học lẫn hoạt tính sinh học. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn một số loài Calophyllum có ở Việt Nam. chi Calophyllum. 1.2. Tổng hợp các tài liệu quốc tế nghiên cứu về hóa học của các loài Calophyllum. 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập từ các loài

Ngày đăng: 03/04/2014, 16:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • bia tom tat1

  • Tom tat luan an

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan