MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI pot

10 1.8K 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm * Sự hình thành tỷ giá hối đoái Là do sự trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia *Khái niệm Tỷ giá hối đoáigiá cả 1 đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia tính bằng tiền tệ của quốc gia khác hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau.  Tỷ giá còn hiểu là “giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác” VD: VND/USD = 20.855 – 65 - Đồng tiền yết giá: là đồng tiền có số đơn vị cố định là 1 - Đồng tiền định giá: là đồng tiền có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu  Sự quản lý không chặt chẽ của nhà nước đã dẫn đến tình trạng găm giữ ngoại tệ. Biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên? * Phương pháp yết giá - Phương pháp yết giá trực tiếp: là sử dụng ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng nội tệ - Phương pháp yết giá gián tiếp: là sử dụng nội tệ làm đơn vị so sánh với ngoại tệ ( chỉ có 5 nước Mỹ, Anh, Úc, NZ, Figi là sử dụng phương pháp yết giá gián tiếp, nhưng các tiền tệ này vẫn được sử dụng là đồng tiền yết giá đối với các quốc gia khác E(X/Y) = 1 E ( Y/X ) * Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Là tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền, thường được công bố hàng ngày bởi Ngân hàng nhà nước * Tỷ giá hối đoái thực tế: Là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá. Tỷ giá HĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa * Chỉ số giá cả quốc tế Chỉ số giá cả trong nước 2. Phân loại tỷ giá * Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối: - Tỷ giá điện hối : tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện - tỷ giá thư hối : tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư * Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế: - Tỷ giá Séc : Tỷ giá mua hay bán Séc ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay : Tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu có kì hạn : Tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kì hạn - Tỷ giá chuyển khoản : Tỷ giá mua bán ngoại tệ bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng - Tỷ giá tiền mặt : Tỷ giá mua bán các loại tiền mặt  Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá nào là tỷ giá được sử dụng chủ yếu Tỷ giá chuyển khoản là chủ yếu (để đảm bảo tính an toàn). Tỷ giá chuyển khoản nhỏ hơn tỷ giá tiền mặt. * Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối - Tỷ giá mở cửa: là tỷ gía mua bán ngoại hối của chuyến mua bán ngoại hối đầu tiên trong ngày. - Tỷ giá đóng cửa : là tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến mua bán ngoại hối cuối cùng trong ngày. - Tỷ giá giao ngay : Là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp được các bên thỏa thuận ngày hôm này và việc thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo - Tỷ giá có kì hạn : Là tỷ giá được áp dụng trong các hợp đồng kỳ hạn, thông thường được hình thành dựa vào các thông số có sẵn trên thị trường như Tỉ giá giao ngay, lãi suất của đồng tiền yết giá, lãi suất đồng tiền định giá  ( không dựa vào quan hệ cung cầu ) * Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng - Tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng * Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối - Tỷ giá chính thức: tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố  là căn cứ để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh - Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: Tỷ giá được hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường qui định không có sự tham gia của chính phủ - Tỷ giá thả nổi có quản lý: tỷ giá được hình thành dựa trên qh cung cầu trên tt nhưng có sự can thiệp của chính phủ - Tỷ giá cố định: là tỷ giá được phép biến động trong phạm vi nhất định.  Tỷ giá đóng cửa hôm nay có bằng tỷ giá mở cửa ngày hôm sau không? Tại sao? Hầu hết các thị trường chỉ mở cửa nhiều nhất là 7 giờ mỗi ngày. Trong suốt thời gian thị trường đóng cửa thì các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến giá trị tương lai của các loại hàng hóa, của các công ty thương mại và công nghiệp Những sự kiện này sẽ được phản ánh vào giá chứng khoán ngay khi thị trường mở cửa. Kết quả là, vào ngày hôm sau, giá mở cửa của hầu hết các loại tài sản tài chính đều khác với giá đóng cửa ngày hôm trước, do đó mới xuất hiện "mức chênh giá mở cửa thị trường". Giá mở cửa được coi là kết quả thực tế của "bản báo cáo toàn cầu" về những sự kiện xảy ra sau khi đóng cửa phiên trước. 3. Tỷ giá chéo và cách xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo 3.1 Khái niệm tỷ giá chéo: giá giữa hai đồng tiền bất kì được xác định thông qua đồng tiền thứ 3 ( hay gọi là đồng tiền trung gian) Thông thường tỷ giá giữa hai đồng tiền mà trong đó không có mặt của USD gọi là tỷ giá chéo. Vì trên thị trường ngoại hối tất cả các đồng tiền đều yết tỷ giá với USD  Tại sao phải tính tỷ giá chéo? Sự trao đổi H – H trước đây kém hiệu quả và hạn chế trong việc trao đổi. Vì vậy hình thức sử dụng vật ngang giá chung xuất hiện. Đến nay tiền được sử dụng là vật ngang giá chung. Giá trị của tất cả các hàng hóa được qui đổi ra tiền dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì vậy muốn trao đổi hàng hóa của hai quốc gia khác nhau, ta cần qui đổi tiền theo tỷ giá giữa 2 tiền tệ đó Thứ hai, nếu thị trường gồm 180 đồng tiền khác nhau, đều được đối một cách trực tiếp thì có 180 x 179 tỷ giá được niêm yết. Thị trường sẽ kém hiệu quả, cồng kếnh. Vì vậy, thị trường lựa chọn USD là tiền ngang giá chung 3.2 Phương pháp xác định tỷ giá chéo Bài tập 1: Xác định tỷ giá chéo của hai tiền tệ yết giá trực tiếp VND/USD = 20.855 - 65 EUR/USD = 1.3941 - 44  VND/EUR = ? Cách tính như sau: Khách hàng Ngân hàng Tỷ giá áp dụng của Ngân hàng EUR USD (bán) (mua) 1 USD = 1.3944 EUR (Tỷ giá bán USD) USD VND (bán) (mua) 1 USD = 20.855 VND (Tỷ giá mua USD) VND (mua) 1 EUR = 20.855 VND 1.3944 Đây là tỷ giá khách hàng bán EUR tức Tỷ giá mua EUR của Ngân hàng Khách hàng Ngân hàng Tỷ giá áp dụng của Ngân hàng VND USD (bán) (mua) 1USD = 20.865 VND (Tỷ giá bán USD) USD EUR (bán) (mua) 1USD = 1.3941 EUR (Tỷ giá mua USD) EUR (mua) 1 USD = 20.865 EUR 1.3941 Đây là tỷ giá khách hàng mua EUR tức Tỷ giá bán EUR của Ngân hàng Công thức Tổng quát X/USD = ( a, b) Y/USD = ( c, d)  X/Y = ( a/d ; b/c) Bài tập 2: Xác định tỷ giá chéo của hai đồng tiền yết giá gián tiếp USD/AUD = 0.8520 – 25 USD/GBP = 2.9185 – 88 AUD/GBP = ? Cách tính như sau: Khách hàng Ngân hàng Tỷ giá áp dụng của Ngân hàng GBP USD (bán) (bán) 1GBP = 2.9185 USD USD AUD (bán) (bán) 1 AUD = 0.8525 USD AUD (mua) 1 GBP = 2.9185 GBP 0.8525 Đây là tỷ giá khách hàng bán GBP tức Tỷ giá mua GBP của Ngân hàng Khách hàng Ngân hàng Tỷ giá áp dụng của Ngân hàng AUD USD (bán) (bán) 1AUD = 0.8520 USD USD GBP (bán) (bán) 1 GBP = 2.9188 USD GBP (mua) 1 GBP = 2.9188 GBP 0.8520 Đây là tỷ giá khách hàng mua GBP tức Tỷ giá bán GBP của Ngân hàng Công thức Tổng quát USD/X = ( a, b) USD/Y = ( c, d)  X/Y = ( c/b; d/a) Bài tập 3: Xác định tỷ giá chéo của hai đồng tiền vừa yết giá trực tiếp vừa yết giá gián tiếp VND/USD = 20.855 -65 USD/GBP = 2.9185 – 88 VND/GBP = ? Cách tính như sau: Khách hàng Ngân hàng Tỷ giá áp dụng của Ngân hàng GBP USD (bán) (mua) 1GBP = 2.9185 USD (Tỷ giá mua GBP) USD VND (bán) (mua) 1 USD = 20.855 VND (Tỷ giá mua USD) VND (mua) 1 GBP = 2.9185 x 20.855 VND Đây là tỷ giá khách hàng bán GBP tức Tỷ giá mua GBP của Ngân hàng Khách hàng Ngân hàng Tỷ giá áp dụng của Ngân hàng VND USD (bán) (mua) 1USD = 20.865 VND (tỷ giá bán USD) USD GBP (bán) (mua) 1 GBP = 2.9188 USD ( tỷ giá bán GBP) GBP (mua) 1 GBP = 2.9188 x 20.865 VND Đây là tỷ giá khách hàng mua GBP tức Tỷ giá bán GBP của Ngân hàng Công thức Tổng quát X/USD = ( a, b ) USD/Y = ( c, d )  X/Y = ( a.c ; b.d) 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái Các nhân tố nào tác động đến cung và cầu đều là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. 4.1 Mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia - Khi mức lạm phát của một nước tăng lên, đồng Việt Nam có xu hướng mất giá, đồng ngoại tệ tăng giá. Tỷ giá hối đoái tăng lên ( USD/VND). Các sự biến động của lạm phát đều ảnh hưởng đến sức mua của các hàng hóa. - Nếu tỉ lệ lạm phát của một nước giảm một cách tương đối so với tỷ lệ lạm phát của nước ngoài. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ hoặc nội tệ giảm xuống và ngược lại . VD: Xem xét 2 quốc gia VN – Mỹ, nếu tỉ lệ lạm phát của VN tăng lên so với tỷ lệ lạm phát của Mỹ, thì USD/VND thay đổi thế nào? Lạm phát ở VN tăng lên so với LP Mỹ Ở Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa VN của người Mỹ giảm  Cầu đồng VN để sử dụng thanh toán cho hàng VN giảm  cung USD giảm  đường cung USD dịch trái Ở VN: giá hàng hóa sản xuất ở Mỹ giảm  nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Mỹ của người VN tăng  cung VND tăng  Cầu USD để thanh toán cho hàng hóa Mỹ tăng  đường cầu dịch chuyển sang phải Kết hợp giữa sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu thì tỷ giá hối đoái USD/VND tăng lên Sự thay đổi lạm phát của 2 quốc gia là sự chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia chứ không xem xét về trị tuyệt đối VD1: lạm phát ở VND 10% , Mỹ 5% (trước) Lạm phát ở VND 20%, Mỹ 4 % (sau) Tỷ lệ lạm phát của VND tăng 2 lần, tỷ lệ lạm phát của Mỹ giảm 0.2 lần  tỷ lệ lạm phát của VN tăng nhanh hơn Mỹ  đồng VND giảm giá  USD tăng giá VD2: Nếu tỉ lệ lạm phát của VND tăng 2 lần, tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng 3 lần  tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng nhanh hơn VN  mặc dù trị tuyệt đối lạm phát của VN cao hơn Mỹ 4.2 Mức tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước Thu nhập QD của 1 nước tăng lên 1 cách tương đối so với nước ngoài trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi sẽ làm tăng lên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của nước đó. Do đó sẽ làm nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến tỉ giá hối đoái tăng lên VD: trong điều kiện các nhân tố khác không tđổi, giả sử TNQD của Mỹ tăng lên 1 cách tương đối, trong khi TNQD của VN không thay đổi.  tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của VN  nhu cầu VND tăng lên  cung USD tăng lên  đường cung dịch phải  USD giảm giátỷ giá hối đoái giảm xuống ( VND tăng giá) 4.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước Khi mức lãi suất của 1 nước tăng lên 1 cách tương đối với mức lãi suất của nước khác. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì vốn ngắn hạn của nước ngoài sẽ chảy vào nước đó nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra. Cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm xuống và ngược lại. 4.4 Những kỳ vọng của tỷ giá hối đoái Nếu nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối đặc biệt là các nhà đầu cơ lớn cho rằng đồng USD giảm xuống trong thời gian tới trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.  Cung USD trên thế giới tăng lên ( do nhiều người bán USD trên thị trường để mua các đồng ngoại tệ khác trước khi USD mất giá ). Đồng thời cầu USD giảm xuống cho đến khi có sự giảm giá của USD xảy ra. 4.5 Sự tác động của chính phủ Mức độ can thiệp phụ thuộc vào nguồn dự trữ ngoại hối Sử dụng các biện pháp: tăng giảm xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, du lịch, lao động Các yếu tố khác: tâm lý, khí hậu, chiến tranh, dịch bệnh .\ 3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế 3.1 Thương mại quốc tế Khi tỉ giá hối đoái tăng lên có nghĩa đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ  sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng có lợi cho xuất khẩu. VD: Giả sử một công ty xuất khẩu gạo của VN sang thị trường Mỹ bán với giá là 200 $/tấn và với tỉ giá ban đầu 1USD = 16000 VND. Nếu tỉ giá giảm 1USD = 15600 VND  Tổng thu = 3.200.000 tấn ( lần 1) Tổng thu = 3.120.000 tấn ( lần 2)  Lỗ 80.000đ/tấn ( do sự biến động của tỷ giá) Như vậy, khi tỷ giá tăng lên thì khuyến khích xuất khẩu. Khi tỷ giá giảm xuống thì hạn chế xuất khẩu 3.2 Tác động đầu tư Khi tỷ giá tăng lên, đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ trong các điều kiện kinh tế khác không thay đổi  khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước, hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Ngược lại 3.3 Tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế khác - Nợ nước ngoài - Du lịch - Vận tải - Bảo hiểm  Làm thế nào để phòng ngừa rủi ro? • Các chức năng của thị trường ngoại hối - Phục vụ Thương mại quốc tế - Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế - Nơi hình thành tỷ giá - Là nơi Ngân hàng Trung Ương can thiệp lên tỷ giá - Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá • Tại sao nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu không trực tiếp trao đổi tiền tệ mà phải thông qua ngân hàng - Không khớp nhau về mặt thời gian - Không khớp nhau về mặt không gian - Không khớp nhau về mặt tiền tệ - Không khớp nhau về mặt số lượng - Rủi ro trong thanh toán, tín dụng  Ngân hàng là trung gian trong giao dịch nên giảm được rủi ro, ngân hàng còn có hệ thống công cụ thanh toán quốc tế nên các giao dịch diễn ra nhanh chóng chính xác Tháng 6/2008 NHNN thực hiện công bố chính thức cán cân thanh toán. Nhưng đến năm 2009, 2010 thì cán cân thanh toán ko được công bố. Hiện nay, thâm hụt cán cân thanh toán chưa được chính thức công khai, các con số đưa ra thực té chỉ được nhìn nhận từ phía IMF, WB, HSBC, Citibank mà chưa có một thông bố cụ thể từ NHNN. Do VN có hiện tượng đô la hóa mạnh, nên lượng ngoại tệ đổ ồ ạt vào VN có vẻ như đủ để cân đối cán cân nhưng thực sự lại ko vào túi NHNN mà tồn tại trong dân cư VN có lượng dự trữ ngoại tệ mỏng dẫn đến tác động - Dự trữ ngoại hối như một lực lượng tạo niềm tin cho thị trường cho thấy NHNN có đủ khả năng can thiệp vào thị trường đb là khi có sự biến động trong thị trường và ảnh hưởng từ bên ngoài. - Liên quan đến cán cân thanh toán. Dự trữ ngoại tệ có thể giúp cân đối cán cân thanh toán. - Niềm tin và sự tăng giảm của đô la hóa - Tăng chi phí cơ hội khi nắm giữ dự trữ ngoại hối. Thực tế khi NHNN nắm giữ dự trữ ngoại hối là nắm giữ những rủi ro lớn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ cũng rất lớn Năm 2008 lượng ngoại tệ ồ ạt tăng nhưng do biến động thị trường lương thực dẫn đến sự mất giá của nội tệ Các tập đoàn nhà nước phải bán ngoại tệ cho NHTM ko nhằm mục đích tăng lượng dữ trữ ngoại tệ mà nhằm giảm áp lực của đồng nội tệ bị mất giá theo Nghị Quyết 11 Với dự trữ ngoại hối mỏng như vậy liên quan đến tài trợ được bao nhiêu cho nhập khẩu Năm 2008, thâm hụt thương mại là 20% GDP Tài trợ cho thâm hụt, nhà nước tự do quá tài khoản vốn, vay nợ ODA với lãi suất thấp chuyển sang vay thương mại ( do hội nhập ) vì vậy sẽ tác động đến các khoản vay thương mại > Cần gia tăng thực lực, dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối chưa đạt được như mong muốn? Biện pháp nào? - Sức mạnh nền kinh tế ( cấu trúc lại nền kinh tế, đi vào tăng trưởng có hiệu quả) - Nghị quyết 11: ổn định kinh tế vĩ mô  tăng niềm tin với nội tệ, mức độ đô la hóa giảm xuống - Ngắn hạn: Giảm tổng cầu, thắt chắt tiền tệ đầu tư công, giảm lạm phát - Kiểm soát nhập khẩu. - Không thể sử dụng các biện pháp hành chính trong việc cấm lưu hành vàng hay đola trong dân cư.  Ngoại tệ trong dân cư lớn nhưng VN lại phải vay ngoại tệ nước ngoài với lãi suất cao. Bên cạnh đó, huy động dân cư với lãi suất cao nhưng lại ko có mục tiêu sử dụng cụ thể mà lại gửi ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp hơn. Đây là sự đối nghịch trong chính sách và quản lý của VN - Người thực hiện trò chơi với nguyên tắc thị trường là ai???? Nhưng phải đảm bảo quyền sở hữu đầy đủ của người dân với tài sản vàng và làm gì thì cũng cần thực hiện theo nguyên tắc thị trường Năm 2009, 2010 cho dù thặng dư trong cán cân thanh toán nhưng với điều kiện KTXH không ổn định thì sự sai số do đô la hóa. . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm * Sự hình thành tỷ giá hối đoái Là do sự trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia *Khái niệm Tỷ giá hối đoái là giá cả 1. trong nước 2. Phân loại tỷ giá * Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối: - Tỷ giá điện hối : tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện - tỷ giá thư hối : tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư * Căn cứ vào. tế: - Tỷ giá Séc : Tỷ giá mua hay bán Séc ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay : Tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu có kì hạn : Tỷ giá mua

Ngày đăng: 03/04/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan