Đề thi môn bạo lực gia đình potx

9 704 3
Đề thi môn bạo lực gia đình potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 02 Môn thi : Bạo lực gia đìnhmôn học : MH22 Khóa/Lớp : CTXH _KI-05 Ngày thi : ……/ / Thời gian làm bài : 90 phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Anh (chị) hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình? Câu 2: (6 điểm) Trường hợp điển cứu Chị Lan sinh ra trong một gia đình gồm 3 anh em, 2 anh trai là anh Cầu và anh Hưng. Chị kết hôn với anh Được sinh được 2 cháu, cháu trai tên Nam 7 tuổi và cháu gái tên Mai 2 tuổi. Về bản thân anh Được, anh sinh ra trong một gia đình gồm có 3 anh em, anh cả tên Tuấn và em gái tên Minh, gia đình anh là một gia đình bạo lực, bố anh ta thường xuyên đánh đập mẹ và các con. Chị Lan sau khi kết hôn với anh Được cũng thường xuyên bị bạo lực. Chị và anh Được lấy nhau nhưng sau 3 năm chị mới có con. Vào khoảng thời gian đó, mẹ chồng và chồng luôn mắng nhiếc nói chị là “ đồ không biết đẻ”, chồng chị nói “mày mà không đẻ được tao bỏ”. Chồng chị thường xuyên uống rượu say và đánh đập chị, anh ta cũng bỏ mặc không quan tâm đến hai đứa con. Anh ta hay chửi chị là “đồ ngu”. Chị Lan đang làm công nhân tại xưởng đũa Đài - Việt tại địa phương với mức lương 1.000.000 đồng/tháng. Đôi khi tỉnh rượu anh ta lại có thái độ tốt với chị. Dù bị chồng đánh nhưng chị vẫn chịu đựng vì chị cho rằng bản thân chị không tốt, chị cũng không nói với hàng xóm vì sợ họ chê cười chị là một người vợ không hoàn thành vai trò nên mới bị chồng đánh. Nhiều lúc uất ức, bị đánh đập nhiều quá chị cũng nghĩ tới chuyện li hôn nhưng chỉ sợ hai đứa con chị bơ vơ không có đủ tình yêu thương của cha mẹ, sẽ bị bạn bè chế giễu, mặc cảm và không có cuộc sống hạnh phúc. Cách đây 10 ngày, trong một cơn say rượu chồng chị đã đánh chị tàn nhẫn tới mức chị phải vào trạm xá điều trị. Tuy nhiên chị không yên tâm chỉ sợ không có mình ở nhà các con chị sẽ đói, cháu Nam lại đòi bỏ học đi kiếm tiền… Anh (chị) hãy: → Xác định thân chủ trọng tâm trong trường hợp trên? → Xác định vấn đề, nhận định nguyên nhân và tính chất của vấn đề trong tình huống? → Vẽ sơ đồ lực tác động bên trong và bên ngoài tới thân chủ? →Vẽ sơ đồ chu kỳ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và giải thích? → Vẽ sơ đồ sinh thái trợ giúp thân chủ? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Người ra đề ( Ký và ghi rõ họ tên ) Vũ Thị Thảo Đề số: 02 PHÒNG ĐÀO TẠO - KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ KHOA CƠ BẢN (Ký và ghi rõ họ tên) SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số:02 Môn thi : Bạo lực gia đìnhmôn học : MH22 Khóa/Lớp : CTXH_KI-05 Ngày thi : ……/ / Thời gian làm bài : 90 phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình? 4.0 điểm Đáp án → Nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình * Nguyên nhân về kinh tế - Kinh tế là một vấn đề khá nhức nhối, trong một số gia đình kinh tế quá khó khăn dẫn đến việc người này đổ lỗi cho người kia và từ đó làm nảy sinh bạo lực. - Ở một số gia đình giàu có, do sự chênh lệch về mức thu nhập của các thành viên trong gia đình cũng dẫn tới tình trạng người nọ ép buộc người kia lệ thuộc mình về tài chính. 0.5 điểm * Do liên quan đến các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút - Nhiều người chồng say rượu luôn kiếm cớ đánh đập, chửi bới vợ con dù không có lý do gì chính đáng. - Những người sa vào cờ bạc, nghiện ngập khi rơi vào con đường túng quẫn, bị mọi người và vợ can ngăn đều quay ra có hành vi bạo lực với vợ và con cái. 0.25 điểm * Nhận thức - Nhận thức không đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới khiến việc tiếp cận với các đối tượng gây ra và bị bạo lực gia đình trở nên khó khăn. - Nhiều người cho rằng chỉ có sự hành hạ về thể xác mới cấu thành hành vi bạo lực do tính chất nghiêm trọng của nó còn những hình thức như bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục ít khi được nhìn nhận vì nó là “ bạo lực không nhìn thấy” và khó tìm được chững cứ rõ ràng. 0.75 điểm - Nhiều người đàn ông quan niệm dùng bạo lực để dạy vợ và thể hiện bản lĩnh đàn ông đồng thời những người phụ nữ thì cam chịu, nhẫn nhịn vô tình tiếp tay cho những hành động vũ phu của người chồng. * Thiếu trách nhiệm của cộng đồng - Mọi người thường có quan niệm “ đèn nhà ai nhà ấy rạng”, chuyện chồng đánh vợ chỉ là chuyện bình thường trong lúc nóng giận hay đơn giản là họ đang “ dạy vợ”, người ngoài không nên can thiệp. Họ sợ bị đụng chạm, bị liên lụy… - Các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội, đoàn thể chưa quan tâm thấu đáo. + Nhiều nơi khi xảy ra sự cố, người bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng, hội, đoàn thể mới vào cuộc. + Có trường hợp các cơ quan chức năng biết được một số vụ việc về bạo lực gia đình lại xem đó là chuyện đằng sau cánh cửa của mỗi nhà và không có sự can thiệp kịp thời. 0.5 điểm * Pháp luật chưa nghiêm minh - Chỉ có những trường hợp quá nặng như người vợ bị đánh chết hoặc gần chết mới bị xử lý, kết án và bắt đi tù còn những vụ bạo lực ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì ít khi nhận được sự quan tâm của pháp luật và cộng đồng. - Theo quy định nếu giám định kết quả thương tích trên 11% mới truy cứu trách nhiệm người gây bạo lực còn nếu nhẹ thì chỉ lập biên bản, cảnh cáo và bắt người gây bạo lực viết cam kết, phạt hành chính. - Vai trò của cộng đồng và các cấp chính quyền khá mờ nhạt trong việc giải quyết bạo lực gia đình. Việc giải quyết ở đây chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở chứ không xử lý nghiêm minh. 0.5 điểm → Hậu quả của bạo lực gia đình * Đối với nạn nhân và gia đình - Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất , sức khỏe tinh thần và cuộc sống bình thường của nạn nhân. - Bạo lực càng tiếp diễn lâu thì càng có nguy cơ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. - Bạo lực có thể dẫn tới tử vong. - Nạn nhân có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra chứng cứ hoặc tố 1.0 điểm giác người gây bạo lực vì tính phức tạp của bạo lực gia đình. - Gánh nặng tài chính cho gia đình. - Ảnh hưởng tới mối quan hệ gia đình + Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới tan vỡ gia đình. Ở Việt Nam cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 51% nguyên nhân do bạo lực gia đình (Hà Nội) và 56% (TPHCM). + Người phụ nữ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất sau khi ly hôn, không những bị thiệt thòi về mặt kinh tế mà còn bị thiệt thòi về mặt tinh thần, chịu nhiều áp lực của dư luận xã hội. - Ảnh hưởng tới trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực gia đình: + Trẻ em là đối tượng yếu đuối và dễ tổn thương nhất trong gia đình. + Những đứa trẻ sống trong gia đình thường xuyên có cảnh bạo lực sẽ có những biểu hiện rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng. + Trẻ có thể bỏ nhà đi dẫn tới hậu quả như bị bóc lột sức lao động, bị xua đuổi, bị lạm dụng tình dục, sử dụng ma túy và phạm pháp. - Làm giảm chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em. * Hậu quả đối với cộng đồng - Làm giảm đóng góp của nạn nhân cho xã hội. - Tăng áp lực lên hệ thống y tế. - Nếu cộng đồng không buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm thì có nghĩa hành vi bạo lực này được chấp nhận và dẫn tới bạo lực càng nghiêm trọng. 0.25 điểm * Hậu quả đối với người gây bạo lực - Phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. - Mất uy tín với cộng đồng. - Bạo lực có thể dẫn đến cái chết của người chồng (hội chứng người vợ bị đánh đập) 0.25 điểm 2 Câu 2: Trường hợp điển cứu 6.0 điểm Đáp án → Xác định thân chủ trọng tâm Dù vấn đề của thân chủ có liên quan đến các con, chồng và gia 0.5 điểm đình chồng tuy nhiên trong trường hợp này thân chủ trọng tâm mà nhân viên công tác xã hội xác định để tác nghiệp chính là chị Lan. Nhân viên công tác xã hội phân tích rằng, khi vấn đề của chị Lan được giải quyết thì sẽ tác động tích cực đến những người liên quan nói trên. → Xác định vấn đề, nhận định nguyên nhân và tính chất của vấn đề trong tình huống Vấn đề của thân chủ Nguyên nhân Tính chất của vấn đề Thể chất Thân chủ bị chồng đánh. → Khi chồng uống rượu say đã đánh đập chị. → Vấn đề tương đối nghiêm trọng cần sự can thiệp của bác sĩ, y tá. Tinh thần - Tâm lí tự ti, mặc cảm, đau khổ, dằn vặt, không có niềm tin vào cuộc sống. - Lo lắng cho các con, chị sợ khi nằm viện lâu con chị sẽ đói, sẽ phải nghỉ học. → Chị tự cho mình là người có lỗi vì không hoàn thành tốt vai trò của người vợ nên mới bị chồng đánh. → Anh Được không quan tâm tới các con và cuộc sống của chúng. → Nhân viên công tác xã hội nhận thấy rằng: Hiện tại vấn đề tinh thần là vấn đề mang tính nghiêm trọng cần được ưu tiên giải quyết trước. Mối quan hệ giữa chị và người chồng: Hai người đang có mâu thuẫn,khoảng cách về tình cảm giữa hai vợ chồng ngày càng xa hơn. → Do người chồng hay uống rượu và khi say anh thường lấy mọi lí do để hai vợ chồng cãi nhau và đó cũng là cớ để anh đánh chị. → Đây cũng là một vấn đề cần giải quyết tuy nhiên nó sẽ là vấn đề được hỗ trợ, can thiệp sau khi chị Lan ổn định tâm lí và bình phục sức khỏe. 1.5 điểm → Sơ đồ lực tác động bên trong và bên ngoài tới thân chủ 1.0 điểm Cụ thể trường hợp của chị Lan: - Lực tác động bên trong bao gồm: + Nghị lực, niềm tin của bản thân chị Lan. + Khả năng giải quyết khó khăn xảy ra của bản thân chị Lan. + Tâm lí tự tin, thoải mái. - Lực tác động bên ngoài bao gồm: → Trung mô + Gia đình mẹ đẻ chị Lan. + Họ hàng của chị Lan. + Hàng xóm. + Bạn bè của chị Lan. → Vĩ mô: - Các văn bản luật có liên quan đến bảo vệ quyền con người trong đó có quyền phụ nữ như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, luật Dân sự năm 2005; Luật hôn nhân gia đình năm 2000; Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật bình đẳng giới năm 2006… - Tư tưởng nam nữ bình quyền trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, truyền thống nhân ái, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam, văn hóa gia đình. → Sơ đồ chu kỳ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Việc nhận diện và hiểu rõ chu kỳ bạo lực gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta nhận thức là người bị bạo lực không có lỗi trong việc xảy ra bạo lực và người gây ra bạo lực mới chính là người phải chịu trách nhiệm cho hành vi bạo lực. 2.0 điểm Lực bên ngoài Vi mô ( Sinh học, tâm lí) Vĩ mô (Văn hóa, thể chế, tư tưởng) Trung mô (gia đình, hàng xóm) Lực bên trong Bạo lực Xung đột Hối hận Tìm cớ Bao biện Bình thường Qua chu kỳ trên có thể thấy diễn biến của quá trình bạo gây bạo lực thường có đặc điểm: Bạo lực thường xuất hiện một cách ngắt quãng theo từng sự kiện hoặc có thể được duy trì liên tục trong một khoảng thời gian. Sau khi bạo lực diễn ra thường sẽ có một khoảng thời gian êm đẹp, khi đó cả hai hoặc một người sẽ thực sự tin rằng rồi mọi chuyện sẽ thay đổi. Trong suốt khoảng thời gian êm đẹp người gây bạo lực có thể sẽ xin lỗi, tặng quà, tạo ra không khí đặc biệt để tăng không khí yêu thương và bình yên trong gia đình còn người phụ nữ hy vọng rằng người chồng của họ sẽ thay đổi. Sau khoảng thời gian êm đẹp, sự căng thẳng bắt đầu hình thành trở lại. Người phụ nữ và những thành viên trong gia đình cảm thấy băn khoăn lo lắng bạo lực sẽ trở lại. Trong suốt quãng thời gian này, người phụ nữ thường cố gắng làm người đàn ông nguôi ngoai và duy trì sự bình thường trong gia đình. Song trạng thái có thể bị phá vỡ bằng những hành động bạo lực tiếp theo. Dạng này thường được lặp đi lặp lại trừ khi nó bị phá vỡ. Trong quãng những mối quan hệ lâu dài, quãng thời gian trong chu kỳ ngắn hơn chính vì vậy có những cặp trải qua toàn bộ chu kỳ chỉ trong một ngày. → Sơ đồ sinh thái trợ giúp thân chủ 1.0 điểm Người ra đề ( Ký và ghi rõ họ tên ) Vũ Thị Thảo Đề số: 02 PHÒNG ĐÀO TẠO - KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ KHOA CƠ BẢN (Ký và ghi rõ họ tên) Bạn bè, hàng xóm Chị Lan Bố mẹ đẻ Bố mẹ chồng NVC TXH Hội phụ nữ Y tế Công an . gây bạo lực vì tính phức tạp của bạo lực gia đình. - Gánh nặng tài chính cho gia đình. - Ảnh hưởng tới mối quan hệ gia đình + Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới tan vỡ gia. hóa gia đình. → Sơ đồ chu kỳ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Việc nhận diện và hiểu rõ chu kỳ bạo lực gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta nhận thức là người bị bạo lực không. LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 02 Môn thi : Bạo lực gia đình Mã môn học : MH22 Khóa/Lớp

Ngày đăng: 03/04/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan